Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Trung Quốc: Nóng với dịch vụ…“tắm tiên” trong rừng 

11:23 24/02/2012
Tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) vừa khai trương dịch vụ "tắm tiên trong rừng" cho du khách. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
Khi đến đây, du khách tha hồ trần mình dưới những tia nắng xuyên qua kẽ lá, thưởng thức tiếng chim hót líu lo giữa rừng hoa ngát hương. Tắm tiên giữa rừng trong trường hợp này không phải bằng nước mà là cho cơ thể hòa quyện vào không khí trong lành và "chạm" vào thiên nhiên.
Khu "tắm tiên" trên được tổ chức tại vùng nổi tiếng với hàng trăm cây bách 40 tuổi, trên diện tích 33 ha.

Trung Quốc: Nóng với dịch vụ…“tắm tiên” trong rừng

Hình ảnh cô gái "nuy" toàn thân trong rừng đang gây "sốt" cộng đồng mạng Trung Quốc
Người phụ nữ trong bức ảnh trên là nữ du khách đầu tiên trải nghiệm cảm giác "tắm tiên" đầu tiên ở khu vực trên.
Bước đi chầm chậm giữa rừng với đôi chân trần, cô gái dường như lắng nghe từng hơi thở của mình trong không gian hoàn toàn tĩnh lặng và mát lành.
Sau 20 phút "tắm tiên", người phụ nữ này cho các phóng viên biết: "Đây là kiểu thư giãn hết sức hữu ích cho cơ thể. Cỏ cây và hoa phát tiết ra chất khử trùng phytoncide, giúp cơ thể tự chữa khỏi các bệnh thông thường, rất tốt cho sức khỏe".
Tuy nhiên, câu chuyện về "tắm tiên trong rừng" cũng làm dấy lên những cuộc bút chiến trong cộng đồng mạng ở Trung Quốc.
Trong khi nhiều người ủng hộ thì cũng không ít người cho rằng hình thức hút khách du lịch kiểu này làm băng hoại đạo đức truyền thống.
Không chỉ có Trung Quốc, theo Korea Times (Hàn Quốc), ở tỉnh Nam Jeolla của Hàn Quốc cũng từng mở dịch vụ "tắm tiên trong rừng" tương tự vào ngày 30/7/2011.
Theo Nghệ An 24h
nguồn:http://www.chaobuoisang.net/baotinh/nghean/trung-quoc-nong-voi-dich-vutam-tien-trong-rung-147012.htm
======================================================================
Những hồ tắm tiên 'hot' nhất Nhật Bản

20.04.2012 11:17

Sau những giờ làm việc căng thẳng, người Nhật thường thả mình trong làn nước ấm ở các ‘Onsen’ – suối tắm nước nóng đặc trưng đất nước hoa anh đào.
1. Jinata Onsen – Đảo Shikine


Đảo Shikine nằm trên biển Thái Bình Dương, cách trung tâm Tokyo 160km về phía Nam. "Jinata" trong tiếng Nhật là chiết tự của chữ "đất" và "rắn", tái hiện lại miền đất cong cong uốn lượn như hình con rắn.

Làn nước ở đây có một màu cam sáng rất đặc trưng với sóng nhỏ và ấm. Ở nơi này không có vòi phun nước nhưng bạn được miễn phí vé vào cửa.






2. Matsugashita Miyabi-yu – Đảo Shikine

Lại một hồ tắm được ưa thích khác ở đảo Shikine, nằm ngay gần bến cảng. Đây là nơi phụ nữ và đàn ông có thể tắm chung nếu họ có mặc đồ tắm. Những ai không muốn ‘thoát y’ cũng có thể thư giãn trong hồ ngâm chân Matsugashita Miyabi-yu.




3. Uramigataki Rotenburo – Đảo Hachijo

Nằm cách trung tâm thành phố 290 km về phía Nam, Hachijo-jima là một trong bảy đảo nổi tiếng trong hệ thống đảo Izu. Thời tiết ở đây ấm quanh năm, rất thuận lợi cho môi trường của một Onsen.

Uramigataki khá đơn giản với một suối nước nóng ngoài trời được bao bọc bởi một ban công nhỏ. Được điều hành bởi chính quyền địa phương, suối nước nóng này là hoàn toàn miễn phí vé vào cửa.




4. Yunohama Rotenburo – Đảo Niijima

Niijima được biết đến với biển xanh cát trắng và những con sóng lớn lý tưởng cho người lướt ván. Hồ tắm Yunohama, theo phong cách Hy Lạp cổ đại, nằm ngay cạnh bãi biển, và chỉ cách bến cảng có 5 phút đi bộ.

Kiến trúc độc đáo của Yunohama thực sự làm du khách phải ngỡ ngàng. Nó là sự kết hợp của cổ điển và hiện đại, làm nên tên tuổi của hòn đảo xinh đẹp.






5. Setagaya Onsen Sanga-no-yu – Tokyo

Onsen này nằm trong một câu lạc bộ thể thao với một hồ tắm chung cho cả 2 giới (có mặc đồ bơi) và một hồ tắm riêng (hoàn toàn khỏa thân).

Hồ tắm chung nằm ngoài trời và vào những ngày trong xanh, bạn thậm chí có thể nhìn thấy bóng của núi Phú Sĩ in lên mặt nước.







Nguyễn Hiền Trang (Theo CG)
nguồn:http://xzone.vn/Web/77/482/76398/Nhung-ho-tam-tien-hot-nhat-Nhat-Ban.html?&zpage=71
======================================================================
"Săn tìm" sơn nữ tắm tiên giữa đại ngàn

Giờ đây, tìm được một con suối, nơi mà các thiếu nữ khỏa tấm thân ngọc ngà trong làn nước trong mát là một điều hiếm có.
Làn da trắng ngần nhấp nhô, huyền ảo trong làn nước mát lạnh, trong xanh của núi rừng khiến các cô gái như những tiên nữ trong bức tranh thủy mặc.

Núi rừng Tây Bắc từ lâu vẫn luôn là một vẻ đẹp bí ẩn có sức lôi cuốn biết bao người, không chỉ bởi vẻ hoang sơ của núi rừng, mà còn cả sự “hoang sơ” của con người nơi đây.
Những cô gái dân tộc ngực trần, khỏa mình dưới suối, hồn nhiên như thể chỉ có trời và đất, là hình ảnh đẹp và quyến rũ nhất của rừng núi. Mấy năm trở lại đây, con sóng của nền văn minh tràn vào tận những bản làng xa tít, khiến nhiều phong tục, tập quán của đồng bào mất đi, trong đó, tục tắm suối cũng dần mai một.
Giờ đây, tìm được một con suối, nơi mà các thiếu nữ khỏa tấm thân ngọc ngà trong làn nước trong mát là một điều hiếm có.
Huyền thoại đang dần mai một
Với người bình thường hẳn đã là kỳ thú, với những người ham thích phiêu lưu, khám phá thì được một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của các sơn nữ “tắm tiên” quả là một niềm hạnh phúc.
Mỗi buổi chiều tà, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, những cô gái dân tộc lại túm năm tụm ba rủ nhau ra con suối trong mát để xua đi những bụi bẩn, mệt nhọc sau một ngày lên nương làm việc vất vả.

Những bộ quần áo được trút bỏ một cách nhẹ nhàng, mái tóc dài đen huyền được búi lên cao, thân hình tuyệt mỹ của các sơn nữ dân tộc dần được dòng suối tinh khiết ôm ấp vào lòng.
Làn da trắng ngần nhấp nhô, huyền ảo trong làn nước mát lạnh, trong xanh của núi rừng khiến các cô gái như những tiên nữ trong bức tranh thủy mặc.
Thế nhưng bây giờ tục lệ từ ngàn xưa ấy đang dần mai một và sắp biến mất vĩnh viễn bởi sự phồn vinh của xã hội công nghiệp đã gõ tới từng cánh cửa nhà sàn.
Những con đường được nối dài đến các xóm, bản miền núi, tiếng xe máy gào rú chạy ầm ầm qua các con suối, các tour du lịch đưa những đoàn khách thăm quan từ đồng bằng ồ ạt đổ bộ lên miền sơn cước, những con người xa lạ, hiếu kì khiến những “tiên nữ” không còn cảm giác an toàn.
Thay vì ra những bến tắm như trước đây, họ múc nước về nhà, tìm những nơi thật kín đáo để tắm nhằm lẩn trốn những ánh mắt tò mò.
Những phong tục tập quán độc đáo đang dần phôi phai, chìm vào quên lãng. Bây giờ, để tìm được nơi có những sơn nữ tắm tiên quả là một điều cực kỳ hiếm hoi.
Lần mò theo những dấu vết của những bức ảnh chụp thiếu nữ tắm tiên, tôi đến những dòng suối của người dân tộc ở bản Bến Thân, Đồng Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ, để mong được tận mắt thấy lại vẻ đẹp huyền thoại của các sơn nữ.
Bản Bến Thân nằm cách trung tâm huyện Tân Sơn, Phú Thọ hơn 40km, bản nằm trên núi cao nên đường đi đều là những con dốc ngoằn ngoèo xuyên qua các cánh rừng rậm um tùm.
Rất nhiều những nhiếp ảnh gia đã từng lặn lội đến đây và chụp được những bức ảnh để đời về vẻ đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn cước.
Những dòng suối ở đây vẫn trong vắt, mát lành và chảy miệt mài không ngừng nghỉ, nhưng không biết các sơn nữ liệu có còn tắm tiên ở đây?
Đợi chờ cả một ngày trên những phiến đá, lần giở không biết bao trang sách đọc để giết thời gian, nhưng tôi vẫn không thể thấy được sự xuất hiện của các sơn nữ tắm tiên bên dòng suối.
Hỏi người dân ở đây, họ đều nói rằng, giờ không ai dám ra đây tắm nữa mà chỉ ra giặt quần áo thôi.
Xe máy, ô tô của người đi du lịch phóng vù vù qua suốt ngày, làm gì còn ai dám tắm nữa. Có chăng phải đi tới bản Cỏi, nơi heo hút và xa xôi nhất của huyện Tân Sơn, Phú Thọ.
Vẻ đẹp sơn nữ tắm tiên giữa núi rừng
Đường vào bản Cỏi (Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ) liên tục những con dốc cao, dài nối tiếp nhau, mất rất nhiều thời gian tôi mới đặt chân được đến nơi. Thật đúng như những gì người dân nói, bản Cỏi thật hoang sơ và yên bình, những nếp nhà sàn đơn sơ lọt thỏm giữa rừng rậm và đồi núi trùng  điệp.
 
Những cô gái người Dao mặc xiêm sau khi tắm xong.
Bản Cỏi là nơi cư trú của một bộ phận người Dao Tiền, bản nằm giáp với tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, cả bản hiện có 84 hộ, sinh sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa và một số nghề phụ như đánh bắt cá, hái măng, nuôi gà… kinh tế vẫn còn rất nghèo nàn và lạc hậu.
Nơi này chưa hề có dấu chân của nền văn minh bước tới, thật khó mà kiếm được sự ồn ào, đua chen ở bản Cỏi. Vì ở bản không có nhà nghỉ nào để thuê nên tôi vào xin nghỉ nhờ ở nhà một người dân ngay phía đầu bản.
Biết tôi là nhà báo lặn lội từ dưới xuôi lên, họ rất niềm nở và bảo thích nghỉ bao lâu thì nghỉ, ăn uống cùng gia đình, có gì ăn nấy không phải lo. Thật vui sướng biết bao khi vừa mệt lử sau một cuộc hành trình lại có một nơi chốn để nghỉ ngơi.
Tìm gặp trưởng bản Cỏi, ông Đặng Vĩnh Phúc, tôi được ông cho biết: “Tắm suối là nét văn hóa có từ hàng ngàn năm trước. Trước đây, cứ sau mỗi buổi lao động vất vả trên nương, phụ nữ bản Cỏi lại rủ nhau ra suối trầm mình xuống dòng nước mát lạnh.
Tắm suối không chỉ để gột rửa bụi bẩn, ngâm mình trong dòng nước mát cho thư thái mà còn là thời gian để họ chuyện trò tâm sự, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống".
"Hiện nay, hầu hết phụ nữ ở bản Cỏi này vẫn giữ tục tắm suối, chỉ có một vài nhà có điều kiện xây được nhà tầng thì có phòng tắm riêng, không ra suối tắm nữa. Tuy nhiên, mọi người thường đi tắm khi trời đã nhá nhem tối, không rõ mặt người chứ cũng ít ai tắm giữa “thanh thiên bạch nhật”.
Và họ thường tắm ở các con suối sâu trong núi đá, ở bản Cỏi thì vô vàn chỗ, nhiều khi muốn tìm cũng khó. “Nhen nhóm niềm hy vọng sẽ được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp hoang sơ, hiếm hoi nơi núi rừng, tôi quay trở lại căn nhà sàn để chuẩn bị đồ nghề đi "săn vẻ đẹp tiên nữ".
 
Các sơn nữ chải tóc.
May mắn ở gia đình tôi xin ngủ nhờ có cậu con trai tên Lương, năm nay vừa đúng 18 tuổi. Lúc nói chuyện cậu ta khoe với tôi: “Ở bản Cỏi này chẳng chỗ nào em không biết”.
Tôi thử hỏi có biết chỗ nào có con gái đẹp tắm suối không, Lương cười khì nói: “Có đấy, nhưng hơi xa, tít tận ở hang Đất, đường xấu xe máy không đi được, phải đi bộ lâu lắm. Với lại đi nhìn người ta tắm ngại lắm, người ta biết mình rình mò thì ê mặt”.
Sau khi thuyết phục, nói rõ ràng để cậu trai trẻ hiểu được mục đích của mình, Lương đồng ý chiều sẽ dẫn tôi đi để được tận mắt chứng kiến sơn nữ tắm tiên giữa núi rừng.
Đúng 5h chiều, tôi và Lương cuốc bộ từ nhà đi, đoạn đường tới hang suối có “tiên nữ” là đường đồi, tuy không dốc nhưng rất lầy lội, đường lót toàn những phiến đá to ụ, lởm chởm đi bộ còn nhọc, xe máy đi lên đây thì chịu chết.
Vừa đi Lương vừa cho tôi biết, ở bản Cỏi có nhiều chỗ có sơn nữ tắm suối, nhưng chỉ có chỗ hang Đất này mới có thể chụp ảnh được vì những người ra đây tắm khi trời vẫn còn chút ánh sáng sắp cạn của một ngày tàn.
Mất gần 1giờ đi bộ, chúng tôi mới đến nơi. Sau khi chọn địa điểm thích hợp, tôi ngồi ôm khư khư chiếc máy ảnh chầu chực đợi đến khi “nhân vật chính” xuất đầu lộ diện.
Và rồi, khi trời đã xám xịt sắp chuyển sang gam màu tối đen, những cô gái người Dao bắt đầu đi tới con suối ở hang Đất, từ từ trút bỏ xiêm y, cơ thể đầy đặn, trắng ngần nổi bật lên giữa màu u tối của đất trời, một vẻ đẹp huyền ảo đã lộ ra trước mắt.
Chiếc váy hoa được các cô gái quấn cẩn thận lên đầu ôm gọn lấy mái tóc, ngâm mình dưới làn nước mát lạnh, bờ vai trần trắng muốt, tròn trịa thấp thoáng theo những làn sóng nước của con suối. Không để lỡ cơ hội, tôi bấm máy theo từng cử động của “tiên nữ”.
Những tưởng sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy nét đẹp ấy, thế nhưng giờ đây vẻ đẹp huyền thoại của núi rừng đang hiện diện thật sống động.
Trên đường về, tôi hỏi Lương còn các “sơn nam” trong bản thì tắm ở đâu, Lương cho biết: “Đàn ông trong bản thì cứ tiện đâu tắm đấy, nhưng không bao giờ tắm gần bãi tắm của phụ nữ và tuyệt đối không ai đi nhìn trộm sơn nữ tắm cả, đó như một quy luật bất thành văn ở đây”.
Chẳng thế mà các cô gái đều thoải mái trút bỏ xiêm ý, tha hồ nô đùa dưới làn nước mát để tận hưởng cảm giác sảng khoái từ làn nước tinh khiết chảy ra từ núi.
Lần mở xem lại những tấm hình quý giá vừa ghi lại được, tôi tự hỏi không biết tục tắm tiên ở bản Cỏi sẽ còn lưu giữ được đến bao giờ.
 Có khi nào nó sẽ lại bị tan biến bởi những điều trần tục đang dần xâm chiếm cuộc sống nơi nguyên sơ này, để rồi những dòng suối trở nên chơ vơ vì không còn bóng dáng “tiên nữ”...
Theo Tùy Phong
Phunutoday
nguồn:http://giadinh.net.vn/20120809095849516p0c1023/san-tim-son-nu-tam-tien-giua-dai-ngan.htm
======================================================================
Về vùng đất mỹ nhân thích "tắm tiên" ở Nghệ An

07/10/2012 | 13:00

Cứ vào các buổi chiều tối, trên những con đường ở bản Côi, thuộc xã vùng cao Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An), không kể người già hay trẻ con, họ thoát y và tắm tiên một cách thoải mái.

Tự nhiên đến lạ kỳ
Bản Côi có nhiều dòng suối lớn, nhưng tại những nơi như thế này, chỉ có người già và trẻ con tìm tới tắm thôi. Riêng phụ nữ và những người con gái đã qua tuổi dậy thì, tùy vào vị trí của ngôi nhà mình, họ sẽ tìm cách dẫn một nguồn nước nào đó từ trong rừng vào gần khu vực gần nhà họ sinh sống.
Nguồn nước này cũng sẽ được dùng chung cho tất cả mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình.
Thiếu nữ tắm tiên ở bản Côi
Vì những ngôi nhà tách biệt, ít người qua lại và quan niệm rằng, nước trong rừng có thể làm đẹp và duy trì thể trạng nên cứ vào lúc chập tối, hầu hết đàn bà, con gái trong bản đều thoát y và tắm một cách rất tự nhiên.
Chúng tôi tìm đến bản Côi khi mặt trời vừa khuất núi. Đi đến nhà nào cũng thấy đàn bà, con gái quây quần bên các dòng suối nhỏ. Thấy người lạ, họ thoáng giật mình, rồi lấy khăn che người lại. Chúng tôi phát ngượng và bỏ đi vội nhưng khi đi chưa đầy 10m, họ lại trở về trạng thái cũ và thỏa thích với tắm tiên.
Chị Cút Y Mấu, một người dân cho chúng tôi biết, ở đây không gia đình nào dựng nhà tắm nên không kể đàn ông mà đàn bà cũng chỉ biết ra suối gần nhà đứng tắm thôi. Thêm vào đó, vì các hộ dân cách xa nhau, lại ở lưng chừng núi ít người qua lại nên đàn bà, con gái đều thích tắm tiên. Việc này đã tồn tại từ bao đời nay nên chẳng ai thấy ngại ngùng gì cả.
Bản Côi chủ yếu là nơi sinh hoạt của đồng bào người Khơ Mú nên những quan niệm và quy ước của họ cũng rất riêng. Với thói quen tắm tiên này, cứ chập tối là đàn ông, con trai thường chỉ ngồi trên gác nhà và hạn chế tối đa ra đường để nhường không gian cho chị em tắm tiên.
Có một quy luật bất thành văn rằng, khi tất cả các ngôi nhà đã đỏ đèn, thì phụ nữ không nên tắm tiên nữa, vì khi ấy, đã hết giờ giới nghiêm và đàn ông, con trai đã có thể ra đường. Ngoài ra, theo quan niệm của họ, đêm tối cũng có thể xảy ra những chuyện không hay nên tốt nhất, chỉ tắm tiên khi trời chập tối mà thôi.
Vùng đất của những công chúa
Về huyện Tương Dương (Nghệ An), hỏi đâu là nơi tập trung con gái đẹp nhiều nhất, thì chắc chắn, tất cả phải trả lời rằng, phải tìm đến bản Côi, xã Lượng Minh. Được biết, dù quanh năm vất vả với việc phải băng rừng, lội suối tìm kế sinh nhai nhưng con gái nơi đây đẹp lạ kỳ.
Bí thư Chi bộ bản Côi, ông Cút Xuân Thiệt cho biết, đúng là con gái nơi đây ai cũng sáng sủa, đẹp hơn hẳn những con gái vùng khác. Điều này được chứng minh bằng việc, dù nghèo đói, ít học nhưng thanh niên khắp nơi, có người ở cả ngoài thị trấn huyện đều lặn lội vào đây tìm người lấy làm vợ. Bản Côi từ bao đời nay, không có gì khác ngoài tự hào việc sinh ra rất nhiều những công chúa, đẹp đến lạ kỳ.
Đã có những lý giải khác nhau về sắc đẹp của đàn bà, con gái ở bản này. Ông Cút Văn Đề, một cao niên trong bản cho biết, việc hình thành bản Côi cũng có rất nhiều sự tích. Từ khi ông sinh ra, đã có câu chuyện cổ tích để lại rằng, ngày xưa có một chàng công tử con nhà giàu yêu một cô gái xinh đẹp nhưng bị gia đình từ chối.
Thuyết phục mãi không được, chàng trai mang theo cô gái mình yêu đến vùng đất hoang vu, toàn núi đồi và dựng lều sinh sống. Cặp vợ chồng công tử đó cũng được xem là những người khai sinh ra bản Côi bây giờ.
Là cặp vợ chồng xinh đẹp nên họ sinh ra con cháu cũng đều nghiêng nước nghiêng thành và nó giải thích vì sao, đàn bà con gái nơi đây đều có làn da trắng mịn và rất dễ nhìn. Tuy nhiên, nhiều người cho biết, đó chỉ là cách giải thích dân gian, mang màu sắc cổ tích. Thực tế và mang tính khoa học hơn là việc, từ bao đời nay, nhờ tắm dòng suối mát của núi rừng, cộng với khí hậu tuyệt vời ở vùng đất này nên con gái nơi đây dù vất vả quanh năm, nhưng ai ai cũng rất xinh đẹp.
Bí thư Cút Xuân Thiệt cho biết thêm, rừng núi ở đây hoang vu nhưng khí hậu quanh năm mát mẻ. Thêm vào đó, thức ăn, thức uống đều chủ yếu xuất phát từ rừng nên hầu như lớn lên, con gái ai cũng phổng phao xinh đẹp.
Tất nhiên, chẳng ai hiểu hết vì sao, con gái nơi đây lại khác biệt về sắc đẹp như vậy nhưng trong nhận thức, người dân cho rằng, đó là kết quả của dòng suối mát mà họ vẫn thường tắm tiên vào các buổi chiều tối. Từ đời này qua đời khác đã quan niệm như vậy nên đàn bà con gái không bao giờ bỏ thói quen thoát y thỏa thích bên dòng suối, dù thời đại phát triển như bây giờ, nó lạ kỳ và rình rập nhiều nguy hiểm.
Được biết, vì xinh đẹp nổi tiếng nên tại các cuộc thi sắc đẹp ở địa phương, con gái bản Côi luôn được lựa chọn để tham gia. Tất nhiên, không ai khác, họ luôn là những người dành ngôi cao nhất. Đẹp có tiếng, nên coi gái nơi đây vừa đủ tuổi lầy chồng là đã có người đến xin hỏi cưới.
Rủi ro nhiều vẫn thích tắm tiên
Bản Côi ở sâu hun hút nhưng nhờ chương trình 135, đường sá cũng đang dần được cải thiện. Đặc biệt, từ ngày có cầu treo bản Côi bắc qua sông, mọi thứ càng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, từ khi giao thông đi lại dễ dàng, người miền xuôi vào bản nhiều hơn, mọi thứ bỗng dưng bị đảo lộn theo chiều hướng tiêu cực.
Bí thư Cút Xuân Thiệt kể rất nhiều câu chuyện đau lòng, trong đó chủ yếu là việc các tú bà nghe tiếng con gái nơi đây đẹp đã thuê người lên tìm xuống phục vụ các quán xá nhưng thực chất là bán dâm ở những bãi biển như Diễn Thành, Diễn Hải (Nghệ An), Xuân Thành (Hà Tĩnh). Nhiều cô gái bị lừa trở về thân tàn ma dại, chán nản và mất hết niềm tin vào cuộc sống. Thậm chí, có người còn đến dụ dỗ, rồi lừa bán nhiều cô gái đẹp ở đây sang Trung Quốc.
Trong vòng vài năm trở lại đây, từ một nơi hoang sơ, rất ít bóng người lạ, nay trở thành tâm điểm của các hoạt động tìm kiếm, đưa người đi khắp nơi phục vụ cho dịch vụ mại dâm, buôn người.Thêm vào đó, giờ đây, khi người lạ xuất hiện nhiều hơn với những ý đồ xấu, đàn bà con gái cùng dè dặt với thói quen tắm tiên của mình.
Những gia đình ở lưng chừng núi thì không sao, riêng các gia đình ở bên cạnh các đường lớn, thường bị nhiều người chọc ghẹo và thực tế đã xuất hiện không ít những câu chuyện đau lòng.Theo quan sát của chúng tôi, với những ngôi nhà có nhiều người qua lại, họ dựng một cái lều tạm bợ bên dòng suối và cứ thế con gái tập trung số đông thoát y và tắm.
Nhiều người dân lý giải, họ muốn tập trung như vậy để khi có người lạ xuất hiện với ý đồ xấu, họ sẽ hợp sức chống trả.Theo người dân bản Côi, tắm tiên là bí quyết làm đẹp hữu hiệu nhất và dù có gặp nhiều rủi ro, họ cũng không từ bỏ thói quen đó của mình.
Theo ĐS&PL
nguồn:http://danviet.vn/106637p1c24/ve-vung-dat-my-nhan-nhan-thich-tam-tien-o-nghe-an.htm
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001