Posted by basamnews on 04/12/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Hai, ngày 3/12/2012
TTXVN (Bắc Kinh 27/11)
Trang “Quan điểm Trung Quốc” ngày 17/11 đăng bài viết “Điểm đột phá trong chính sách ngoại giao nhiệm kỳ hai của Obama” của chuyên gia Kỷ Minh Quy, trong đó tác giả cho rằng việc sau khi Obama tái đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai chưa đầy 48 giờ đã tuyên bố sẽ thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến Thái Lan, Campuchia và Mianma, bắt đầu từ ngày 18/11 dường như là động thái lần đàu tiên xảy ra trong lịch sử nước Mỹ, làm cho chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ một lần nữa nóng lên, đã thể hiện đầy đủ ý chí và quyết tâm của Mỹ trong việc thúc đẩy chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông.
Mỹ “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” trên thực tế là muốn kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy và nâng cao sức ảnh hưởng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Để giải quyết những vấn đề trong nước như khó khăn tài chính, kinh tế suy thoái và tỉ lệ thất nghiệp cao, Obama đã tích cực hơn trong việc tiến quân vào châu Á, đẩy nhanh chiến lược phong toả Trung Quốc. Điều này báo hiệu giữa hai nước Trung-Mỹ không chỉ xảy ra xung đột trên lĩnh vực chính trị và ngoại giao mà trên cả các lĩnh vực kinh tế, khai thác tài nguyên, quân sự cũng sẽ xảy ra “xung đột toàn diện”. Việc định hình quan hệ Trung-Mỹ sẽ quyết định hướng đi của chính trị quốc tế 4 năm từ nay về sau.
Sau khi rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế, Mỹ đã chủ động giơ cành ôliu G2 đối với Trung Quốc, nhưng đã vấp phải sự cự tuyệt của Trung Quốc do đã đi ngược lại với lý luận đa cực hoá trỗi dậy hoà bình của nước này. Để bào vệ địa vị bá quyền của mình, năm 2009, Mỹ đã lên tiếng đưa ra chiến lược “quay trở lại châu Á”, một số nước như Nhật Bản, Ấn Độ lần lượt tiếp cận với Mỹ. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton đã trực tiếp đề cập đến vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cho mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước xung quanh Nam Hải bùng phát. Tuy nhiên, do Trung Quốc đã giành được sự tín nhiệm của các quốc gia ASEAN khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, áp dụng nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi trong việc xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế xung quanh, trong khi đó các nước cũng đều không muốn bị loại khỏi đường ray của đoàn tàu tốc hành kinh tế Trung Quốc, do vậy đã không đứng về bên nào trong bất đồng Trung-Mỹ xung quanh vấn đề Nam Hải. Năm 2011, Trung Quốc và Việt Nam đã ký Tuyên bố chung không sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp chủ quyền Nam Hải. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012, Philíppin và Việt Nam lại đưa vấn đề Nam Hải ra thảo luận, nhưng đã gặp phải sự phản đối của đa số các nước thành viên, càng làm cho Mỹ cảm thấy sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại ASEAN tăng lên. Chính vì vậy, Mỹ căn cứ vào tình hình nội bộ ASEAN đang bị chia rẽ, quyết tâm tạo bước đột phá ngoại giao đối với Mianma.
Ngày 1/12/2011, H.Clinton thăm Mianma, đồng thời nới lỏng cấm vận kinh tế đối với Mianma, nhằm lót đường cho việc khôi phục toàn diện quan hệ ngoại giao với Mianma. Mỹ cam kết viện trợ 1,2 tỷ USD giúp Mianma cải cách, năm 2012, hai bên đã chính thức cử đại sứ, quan hệ hai nước nhanh chóng trở nên hữu nghị, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Việc Obama nhân cơ hội này thiết lập quan hệ đối tác với quốc gia xưa nay vốn là đồng minh thân thiết nhất của Trung Quốc, chính là muốn thúc đẩy Mianma đi theo con đường cải cách và tiếp xúc với các quốc gia phương Tây. Vì châu Á sẽ quyết định tương lai của Mỹ, trong khi Mianma là “anh em bà con” láng giềng của Trung Quốc, làm tan rã quan hệ Trung Quốc-Mianma sẽ tạo ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự đoàn kết của ASEAN, vì vậy Mỹ coi Mianma là điểm đột phá ngoại giao, đã xác định rõ phương hướng ngoại giao nhiệm kỳ hai của Obama.
Từ khi Mỹ thực hiện quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương đến nay, bất kể là tại Hội nghị An ninh Munich, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hay là Hội nghị Shangri-La, Mỹ đều có các phát biểu mang tính bao vây chiến lược đối với Trung Quốc, về kinh tế, ngoài việc Mỹ ra sức thực hiện trừng phạt thương mại, chống bán phá giá, ngăn cản đầu tư, gia tăng gây sức ép đối với vấn đề tỉ giá đồng nhân dân tệ, cấm bán các sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao đối với Trung Quốc, Mỹ còn thực hiện phong toả Trung Quốc về mặt quân sự, xây dựng nhiều tuyến bao vây xung quanh Trung Quốc, triển khai nhiều căn cứ quân sự, từng bước khép chặt vòng vây đối với Trung Quốc. Mianma chính là một mắt xích then chốt trong chuỗi bao vây Trung Quốc của Mỹ, khống chế Mianma có thể trực tiếp uy hiếp chiến lược phía Tây Nam của Trung Quốc, cắt đứt con đường tắt của Trung Quốc thông qua Mianma để tiến vào Ấn Độ Dương cũng như con đường kinh tế, thương mại và năng lượng của Trung Quốc.
Để lựa chọn Mianma làm bước đột phá ngoại giao, một mặt Mỹ phong toả đối với Mianma, mặt khác Mỹ lại tích cực ủng hộ phe đối lập và các thế lực ly khai dân tộc thúc đẩy tiến trình “dân chủ hoá” Mianma. Trong thời gian chưa đầy 2 năm, Mỹ đã biến Mianma từ một quốc gia bị cô lập thành một nước chủ nhà đón tiếp Tổng thống Mỹ đến thăm. Tháng 11/2010, sau cuộc tổng tuyển cử, Tổng thống Mianma Thein Sein đã thả lãnh tụ phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi. Tháng 10/2010, Chính phủ quân đội Mianma lại nới lỏng kiểm soát các trang web nước ngoài và các kênh truvền hình trái chiều, đồng thời tiến hành hội đàm với bà Aung San Suu Kyi, sau đó kêu gọi dừng công trình thuỷ điện trên sông Mê Công do Trung Quốc trúng thầu xây dựng, với trị giá 3,6 tỷ USD, cho nên nước này được Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận được thực hiện từ cuối thế kỷ trước; mặt khác, thông qua quyết định dừng xây dựng đập thủy điện trên thượng nguồn sông Keqinbangyi Iowa, nên Mianma đã “lọt vào mắt xanh” của Mỹ, ngả về phía phương Tây, trở thành một quân cờ quan trọng của Mỹ bố trí xung quanh Trung Quốc. Một thái độ như vậy là nguvên nhân chủ yếu thúc đẩy Obama thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến Đông Nam Á sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai.
Obama có kế hoạch tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á, hội kiến với lãnh đạo các nước tham dự hội nghị, thuyết phục họ gia nhập đội quân kiềm chế, phong toả Trung Quốc của Mỹ.
Tại Hội nghị cấp cao Đông Á một năm trước, Mỹ ủng hộ các nước vừa và nhỏ của khu vực này khiêu khích chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Nam Hải, xây dựng Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải, khiến cho vấn đề Nam Hải trở nên đa phươmg hoá, chia cắt lãnh thổ và dầu khí Nam Hải của Trung Quốc. Trong nội bộ ASEAN hiện nay đang tồn tại hai thái độ khác nhau trong vấn đề Nam Hải, Mỹ đang thuyết phục, ủng hộ các nước không có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc như Xinhgapo, Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma nhằm chia rẽ Trung Quốc với các nước có đòi hỏi chủ quyền trong vấn đề Nam Hải, đồng thời gây áp lực với Trung Quốc trong vấn đề thương mại, năng lượng, hợp tác an ninh và nhân quyền. Obama thăm 3 nước Đông Nam Á trước khi khai mạc Hội nghị cấp cao Đông Á với chủ đề bảo đảm an ninh chính là nhằm lợi dụng ASEAN kiềm chế Trung Quốc, muốn chen một chân vào hợp tác Trung Quốc- ASEAN, cố tạo ra các phiền phức cho Trung Quốc. Tại Hội nghị cấp cao Đông Á, các vấn đề như Nam Hải, đảo Điếu Ngư trở thành tiêu điểm chú ý, Mỹ liên kết với Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, yêu cầu xác lập quy tắc hành vi nhằm bảo đảm cho tự do hàng hải tại Nam Hải.
Việc Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, tất yếu sẽ khiến hai nước Trung-Mỹ triển khai các hành động ứng phó lẫn nhau trong việc định hình quan hệ, đồng thời thiết lập trật tự mới châu Á trong mâu thuẫn và hợp tác. Các quốc gia Đông Nam Á sẽ buộc phải quen với việc mình trở thành vũ đài địa chính trị quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa hai nước lớn. Trong phương diện kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc, Đông Nam Á sẽ ở vào tuyến đầu trong cuộc chiến tranh giành ưu thế toàn cầu. Các quốc gia Đông Nam Á đều mong muốn Mỹ ở lại, đảm nhiệm vai trò là trọng tài cân bằng quyền lực, nhưng không phải giữ vai trò lãnh đạo, trong các công việc của châu Á-Thái Bình Dương chỉ có thể giữ thái độ trung lập hoặc duy trì khoảng cách với Mỹ mà thôi.
Mỹ cho rằng Trung Quốc là mối đe doạ chiến lược lâu dài chủ yếu của Mỹ, chương trình hạt nhân của Iran lại là mối lo ngại ngoại giao trực tiếp nhất của Mỹ. Bắt đầu từ đầu năm nay, Obama đã tăng cường quan hệ với Ấn Độ, tăng cường hợp tác quân sự với Philíppin, Việt Nam, củng cố đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, ngoài ra còn tái khởi động bán vũ khí cho Đài Loan, kích động Trung Quốc.
Quan hệ Mỹ-Trung đang định hình. Tranh chấp thương mại, khác biệt về nhân quyền, chính sách quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương tranh chấp biển… đều rất khó giải quyết, trong đó chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Obama là quan trọng nhất, nội hàm chính sách của Obama tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nếu chỉ bao vây kiềm chế đơn thuần sẽ rất khó giải quyết vấn đề. Trung Quốc chuyển đổi mô hình thành công, đã thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn về dân chủ, kết thúc thời đại nhất nguyên hoá của dân chủ phương Tây, chế độ của Trung Quốc đã sáng tạo ra năng lực tháo gỡ khó khăn, đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc đã duy trì kinh tế tăng trưởng ổn định, điểm tựa của Trung Quốc trỗi dậy là phát triển hoà bình và hoà nhập vào trật tự kinh tế thế giới, đề xướng cùng thắng chứ không phải dựa vào chiến tranh và cướp đoạt, định hình quan hệ nước lớn với Trung Quốc chỉ có tăng cường hợp tác mới có thể cùng tiến.
Obama liên nhiệm là một việc tốt đối với quan hệ Trung-Mỹ. Vì trước đây khi xử lý khủng hoảng, Chính quyền Obama làm rất tốt, mặc dù là tổng thống cứng rắn, nhưng là vị tổng thống mà Trung Quốc hiểu rất rõ. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến cho hai đều cần đến nhau. Đứng trước quan hệ Trung-Mỹ đang trong quá trình định hình, hai nước đều đang nỗ lực tìm kiểm công thức chung sống hoà bình, một cuộc cạnh tranh toàn cầu chỉ khiến cho mục tiêu ưu tiên cấp thiết của lãnh đạo hai nước càng khó thực hiện hơn. Người Mỹ đã quen với việc mua hàng giá rẻ do Trung Quốc chế tạo, đồng thời lại muốn có lương cao theo kiểu của Mỹ. Mặc dù, Mỹ vẫn xác định Trung Quốc là “đối tác mang tính xây dựng”, nhưng Mỹ lại đang tích cực kiềm chế toàn diện Trung Quốc trong các lĩnh vực. Vì vậy, trong tương lai, Obama có thể sẽ tìm kiếm cân bằng giữa hai thái cực trên.
Hai nước Trung Quốc-Mianma là láng giềng hữu nghị, từ xưa đến nay, nhân dân hai nước coi nhau như anh em đồng bào. Trung Quốc và Mianma đều có lợi ích to lớn trong vành đai kinh tế Đông Nam Á, Mianma đơn thuần chỉ dựa vào 1,2 tỷ USD viện trợ của Mỹ sẽ không thể giải quyết vấn đề phát triển tự thân của Mianma, Mianma chỉ có hoà nhập vào vành đai kinh tế Đông Nam Á mới có thế tìm kiếm sự phát triển độc lập của mình. Giá trị quan phổ biến của phương Tây cũng rất khó giải quyết mâu thuẫn nội bộ và vấn đề dân chủ, những phiền phức đem lại sẽ là xung đột lợi ích nhiều hơn. Phe đối lập cũng nhìn thấy được địa vị và vai trò của Trung Quốc đối với tương lai phát triển của Mianma, bà Aung San Suu Kyi từng nhấn mạnh quan hệ không thể thiếu của Trung Quốc với sự phát triển của Mianma. Chỉ cần Trung Quốc tiếp tục căn cứ nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi là có thể thúc đẩy hai nước phát triển hữu nghị. Do vậy Mỹ lợi dụng Mianma cũng chỉ là uổng công. Quốc hội Mỹ cũng có một số người lo ngại động thái của Mỹ tại Mianma phát triển quả nhanh, không những không thể lôi kéo được Mianma, mà phía quân đội có thể trở thành thành phần đựợc hưởng lợi từ việc Mỹ tăng cường đầu tư vào Mianma. Thế lực dân chủ của bà Aung San Suu Kyi chưa đủ mạnh, bị Quốc hội loại ra khỏi cuộc bàu cử tổng thống, rất khó hoàn thành nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp để làm tổng thống.
Trong ngoại giao, Obama phát đi tín hiệu cứng rắn là muốn xoa dịu áp lực trong nước như tình hình khó khăn tài chính, chia rẽ chính trị, tỉ lệ thất nghiệp cao. Obama cần mạnh dạn thúc đẩy tăng trưởng, an ninh và dân chủ, tìm kiếm một nền kinh tế mạnh hơn, công bằng hơn, Giải quyết vấn đề khó khăn tài chính mới là mục tiêu đầu tiên của Mỹ. Đa số người Mỹ cho rằng hai vấn đề lớn nghiêm trọng nhất hiện nay của Mỹ chính là kinh tế và đoàn kết, chứ không phải ngoại giao. Nhiệm vụ của Obama là dẫn dắt Mỹ lấy lại niềm tin, vì hậu quả của việc đánh mất lòng tin là suy yếu nghiêm trọng và thất bại hoàn toàn.
TTXVN (Prêtôria 30/11)
Chiến thắng gần đây của ông Obama trong cuộc đua vào vị trí Tổng thống Mỹ đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về đường hướng tương lai và định hướng chính sách của Oasinhtơn ở trong và ngoài nước, vấn đề hạt nhân của Iran là một trong những mối quan tâm quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ và thường xuyên được nêu ra trong các cuộc tranh luận bầu cử gần đây. Thực tế, cái tên Iran đã được nhắc đến hơn 45 lần trong cuộc tranh luận thứ ba được truyền hình trực tiếp giữa đương kim Tổng thống Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney. Vì vậy, câu hỏi chính là định hướng chính sách đối ngoại của Barack Obama đối với Iran sẽ thay đổi như thế nào trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Để trả lời câu hỏi này, điều đầu tiên cần phải phân định những điều chắc chắn và không chắc chắn trong chính sách đổi ngoại của Obama đoi với Iran. Đồng thời thông qua đỏ có thê dự báo về khả năng thực hiện của Obama trong tương tưong lai. “Mạng tin Trung Đông” phân tích vấn đề này như sau:
Những điều chắc chắn
Thứ nhất, điều gần như chắc chắn là trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Obama sẽ cơ bản không thay đổi chính sách chiến lược đối với Iran. Điều này có nghĩa Iran sẽ vẫn được coi là một mối đe dọa đến an ninh, nằm trong chính sách đối ngoại ưu tiên của Mỹ và những âm mưu của Mỹ đối với Iran sẽ tiếp tục tồn tại. Quan điểm của Mỹ đối với Iran vẫn theo như chiều hướng hiện nay, đó là coi Iran là một mối đe dọa đến lợi ích khu vực và quốc tế của Mỹ. Do đó, có thể đánh giá rằng khuôn khổ chung trong chính sách đồng thuận hiện hay, vốn chi phối mọi chính sách đối ngoại của Mỹ trong cả hai đảng Dân Chủ, Cộng hòa cũng như giữa các chính trị gia có khuynh hướng tả và hữu, sẽ tiếp tục tồn tại.
Điều chắc chắn thứ hai là mọi biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ được tiếp tục thực hiện. Chỉ cần đánh giá trong tuyên bố gần đây nhất của Bộ Tài chính Mỹ về việc tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran bao gồm những quan chức và các công ty mới, một quyết định chỉ được đưa ra hai ngày sau khi kết quả bầu cử được công bố, thì có thể thấy rõ rằng sẽ chẳng có mấy thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran. Và với diễn biến tình hình hiện tại thì có thể thấy một sự thay đổi cũng sẽ khó có thể xảy ra trong tương lai, Kết quả là Mỹ và các đồng minh phương Tây chắc chắn sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt đơn phương chống Iran. Tất nhiên, gần như loại trừ khả năng việc tăng cường các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Iran sẽ được thông qua Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Thứ ba, vấn đề Iran sẽ là một trong những thách thức phức tạp nhất mà Tổng thống Obama cần phải giải quyết trong nhiệm kỳ 4 năm tới. Một thách thức như vậy sẽ có bản chất rất phức tạp. Ngoài ra, cũng cần phải tính đến mối quan hệ căng thẳng giữa Iran và Mỹ sau cuộc Cách mạng Hồi giáo trong ba thập kỷ qua, cũng như những điều kiện hiện nay ở khu vực, thế giới và những phức tạp riêng biệt của vấn đề Iran. Ở bất kỳ cấp độ nào thì một điều chắc chắn là cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ tiếp tục gần như không thay đổi trong các lĩnh vực này. Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với vấn đề Iran trong khuôn khổ cân bằng chính trị của mình. Tuy nhiên, những điều chắc chắn này cũng nên được xem xét trong tương quan với nhũng điều không chắc chắn.
Những điều không chắc chắn
Ngoài những điều chắc chắn trên, có nhiều điều không chắc chắn về tương lai trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama đối với Iran.
Điều thứ nhất, là trọng tâm hoạt động và phân chia khả năng của Mỹ, thời gian đối với các vấn đề trong nước và quốc tế. Mặc dù vấn đề Iran là một thách thức khó khăn nhưng Obama sẽ phải giải quyết những vấn đề khác khó khăn hơn trong nội bộ nước Mỹ và điều này sẽ khiến các vấn đề trong chính sách đối ngoại trở thành thứ yếu trong danh sách các ưu tiên hàng đầu cần giải quyết của ông. Thông điệp trong các cuộc tranh cử tổng thống của Obama cho thấy các vấn đề nội bộ của nước Mỹ đã và tiếp tục rất quan trọng đối với Obama và các chính trị gia khác của đảng Dân chủ. Sự tập trung vào các vấn đề kinh tế, giải quyết tận gốc nhũng vấn đề xã hội, được Quốc hội Mỹ ủng hộ, đã khiến nhiều nhà phân tích phải nhận định về việc vấn đề nào sẽ được Obama đặt trọng tâm cao nhất để giải quyết.
Điều không chắc chắn thứ hai là về sự thay đổi trong những người đang nắm giữ những vị trí chủ chốt trong Chính phủ Mỹ. Theo những nguồn tin đáng tin cậy, Ngoại trưởng Hillary Clinton chắc chắn sẽ rời khỏi vị trí hiện nay để chuẩn bị cho cuộc chạy đua bầu cử tổng thống vào năm 2016. Cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) David Petraeus và một số thành viên quan trọng trong đội ngũ hoạch định chính sách đối ngoại của Obama sẽ không còn tại nhiệm sau vụ bê bối tình dục vừa qua. Vậy ai sẽ là người thay thế họ? Hiện có nhiều đồn đoán không chính thức về khả năng bà Susan Rice, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc hiện nay, sẽ được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng mới của Mỹ thay cho Hillary Clinton và Thượng nghị sỹ John Kerry sẽ thay thế vị trí hiện nay của Susan Rice. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tin đồn nào được xác nhận chắc chắn. Một số tin đồn về khả năng phục chức của Colin Powell, từng là cựu Ngoại trưởng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George w. Bush. Điều không thể quên là, mặc dù thuộc đảng Cộng hòa nhưng Powell đã ủng hộ Obama trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây. Ở mức độ nào đó, những vị trí quan trọng vẫn chưa được xác định, một trong số đó là Bộ trưởng Tài chính. Vị trí này là một trong những nhân tố chính đối với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Iran và có thể được coi là một vị trí quan trọng nhất. Nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết khả năng Bộ trưởng Tài chính hiện nay Timothy Franz Geithner sẽ rời khỏi cương vị này.
Dù sao, miễn là những vị trí chủ chốt, vẫn chưa được quyết định không ai có thể tạo ra được kế hoạch chính xác trong chính sách đối với Iran của Obama. Những điều không chắc chắn này sẽ được giải quyết bằng việc bổ nhiệm những người mới vào các vị trí đó. Tất nhiên, cần có thời gian nhất định để quyết định ai là người phù hợp cho các vị trí quan trọng này. Đồng thời, điều quan trọng là đội ngũ chuyên gia chủ chốt hiện nay đang tư vấn cho Obama tại Nhà Trắng, Hội đồng An ninh quốc gia và các cơ quan chính sách đối ngoại khác của Mỹ sẽ không phải trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ.
Điều không chắc chắn thứ ba là kết quả tình hình phức tạp tại khu vực Trung Đông và sự thay đổi xung quanh các điều kiện của khu vực, đặc biệt là những diễn biến tại Xyri. Iran không thể hoàn toàn cách biệt với những vấn đề khác ở khu vực Trung Đông có liên quan đến lợi ích của Mỹ. Những điều kiện thay đổi ở khu vực này đã khiến bộ phận hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ cần phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra nhũng quyết định. Điều cần chú ý là khi Obama tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ đầu tiên, không ai có thể hình dung rằng khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, Oasinhton sẽ phải thực hiện hành động mà không có nhiều đồng minh như trước đây, ví dụ như cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak. Nếu có, thì cũng ít người tưởng tượng được rằng Chính quyền Obatna sẽ phải nhân nhượng hợp tác với tổ chức Anh em Hồi giáo với tư cách là một chính phủ mới và lực lượng chính trị ở Trung Đông. Những điều không chắc chắn bắt nguồn từ điều kiện khu vực cũng sẽ loại bỏ những nghi ngờ sâu sắc về chính sách của Obama đối với Iran. Tuy nhiên, những khả năng nào đối với Obama hiện nay và phương án nào sẽ được lựa chọn để thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai?
Các khả năng
Khả năng đầu tiên, Mỹ sẽ tiếp tục chính sách hiện tại với Iran và duy trì các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Iran. Trong thực tế, khả năng này có nghĩa là việc tiếp tục thực hiện chính sách hiện nay với một số thay đổi nhỏ. Đây là khả năng tối ưu và là đường hướng thực hiện chính sách đối ngoại của Chính quyền Obama trong tương lai.
Khả năng thứ hai, Mỹ thực thi một chính cứng rắn hơn đối với Iran và điều này sẽ gây ra sự thù địch hơn nữa đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này. Chính sách này hoàn toàn có thể được tính đến vì có rất nhiều nhân tố trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến mối quan hệ giữa Iran và Mỹ. Sự thất bại của ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney trên con đường tiến vào Nhà Trắng không có nghĩa là chấm dứt ảnh hưởng của các nhóm lợi ích cánh hữu của Ixraen và các đảng phái khác, vốn kêu gọi thực hiện các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Iran, đã ảnh hưởng đến toàn bộ Chính phủ Mỹ.
Khả năng thứ ba là việc đạt được một thỏa thuận giữa Mỹ và Iran. Khả năng này thường xuyên được các nhà nghiên cún chính sách đối ngoại và quan chức Mỹ đề cập là giải pháp khả thi nhất. Điều này có nghĩa Mỹ và Iran sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng về vấn đề hạt nhân Iran trong khuôn khổ của nhóm P5+1 hoặc trên cơ sở song phương. Theo thỏa thuận đó, Iran có thể duy trì làm giàu urani lên đến 3-5% dưới sự giám sát của quốc tế nhằm đảm bảo Iran không lợi dụng chương trình hạt nhân vào mục đích quân sự. Với thỏa thuận trên, các biện pháp trừng phạt đối với Iran sẽ được dần dần giảm xuống. Một số chuyên gia về các chính sách đối ngoại của Mỹ cho rằng cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran đã đạt đến mức độ đỉnh điểm và đó là thời điểm chín muồi để Mỹ đạt được một thỏa thuận với Iran và đi đến kiểm soát chặt chẽ trên thực tế chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này.
David Ignatius, nhà bình luận nổi tiếng của tờ Bưu điện Oasinhtơn, trong một bài viết ngày 10/11/2012, đã phân tích rất sâu về khả năng chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai, đặc biệt liên quan đến Iran. Trong bài viết đó, ông đưa nội phỏng vấn với Giáo sư Graham Allison của trường Đại học Harvard về quan điểm Mỹ sẽ đạt được một thỏa thuận với Iran. Để chứng minh điều này, ông cũng đã đưa ra một loạt ví dụ về những bước đi đã được thực hiện trong chính sách đối ngoại Mỹ. David Ignatius cũng cho biết Oasinhtơn đã nhiều lần phải từ bỏ các yêu cầu cấp thiết của mình và tránh việc theo đuổi các mức độ tối đa trong yêu cầu của mình. Ví như, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và các cường quốc đối lập đã đạt được sự hiểu biết nhất định để thiết lập hiệp định nhằm kiểm soát các vấn đề phức tạp. Vì vậy, trong chính sách đối với Iran hiện nay, chính quyền của Tổng thống Obama cần phải tính đến một giải pháp để đạt được kết quả tối ưu.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất cần được phân tích ở đây trên các khía cạnh chắc chắn hay không chắc chắn và những khả năng có thể xảy ra trong quan hệ giữa Iran và Mỹ, đặc biệt khi vấn đề hạt nhân của Iran vẫn là “điểm nóng” thì nó không thể được giải quyết từ một phía. Mặc dù nhiều nước đã để lại dấu ấn và đóng nhiều vai trò khác nhau đối với chương trình hạt nhân của Iran nhưng Mỹ không phải là bên chính duy nhất trong cuộc chơi này. Mặt khác, quan trọnghơn là, một phía trong cuộc chơi đó chính là Iran. Là một cường quốc khu vực và còn nhiều thách thức nhưng Iran In là một trongnhững nước có ảnh hưởng tại Trung Đông và thế giới. Các nhà phân tích không thể bỏ qua vai trò quan trọng của Iran, đánh giá thấp hay coi nhẹ tầm quan trọng của nước này bởi vì Iran là một trong những đối tác chính trị quan trọng nhất tại thời điểm này của lịch sử.
***
TTXVN (Niu Yoóc 27/11)
Dưới nhan đề “Thế giới Arập và nhiệm kỳ hai của ông Obama ”, tạp chí “The Middle East” nhận định rằng nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Obama ít có khả năng can thiệp quân sự vào khu vực Trung Đông, song vẫnkiên quyết bảo vệ mọi lợi ích chiến lược của mình tại khu vực này. Dưới đây là nội dung của bài viết:
Việc ông Barack Obama tái đắc cử tổng thống Mỹ khiến thế giới Arập thở phào nhẹ nhõm. Không được hồ hởi như khi ông Obama đắc cử tổng thống lần đầu tiên vào tháng 11/2008, giờ đây phản ứng của các nhà lãnh đạo và người dân Arập đã có chừng mực hơn do những thành tích “rất khiêm tốn” của ông trong quan hệ với thế giới Hồi giáo và Arập trong 4 năm qua. Song họ vẫn mừng vì đã tránh được điều tồi tệ nhất, tức là đối thủ của Ông Obama là Mitt Romney, người được dự đoán sẽ đưa nước Mỹ bước vào một giai đoạn căng thẳng với thế giới Arập giống như nước Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George w. Bush, đã thất cử.
Những phản ứng thận trọng này đã thể hiện nỗi thất vọng sau 4 năm niềm hy vọng của người Arập bị dập tắt. Nhớ lại, khi lên cầm quyền vào năm 2008 ông Obama đã làm dấy lên niềm hy vọng lớn trong thế giới Arập, nhất là khi ông chủ của Nhà Trắng đọc một bài diễn văn đầy tham vọng tại Cairô hồi tháng 6 năm 2009, hứa hẹn một sự “khởi đầu mới” với thế giới Arập và Hồi giáo sau những năm tháng tồi tệ dưới thời ông Bush. Ý kiến chủ đạo trong bài diễn văn của ông Obama, dưới con mắt của người Arập, là cam kết thực hiện một giải pháp cho cuộc xung đột Ixraen- Palextin, dựa trên “giải pháp hai Nhà nước”. Lúc bấy giờ, quả thật là lời nói của ông đã đi đôi với việc làm, ông ta đã bổ nhiệm cựu Thượng nghị sĩ George Micheli làm đặc phái viên về Trung Đông và lưu ý đến yêu cầu của Palextin ngừng việc xây dựng các khu định cư của Ixraen tại khu vực Bờ Tây sông Gioócđan và Đông Giêruxalem, như một điều kiện để nối lại các cuộc thương lượng hòa bình với Ixraen. Dưới sức ép của Mỹ, từ ngày 31/3/2009, Ixraen, nằm dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng theo tư tưởng cực hữu Benjamin Netanyahu, đã phải quyết định hoãn 10 tháng việc xây dựng các khu định cư ở khu vực Bờ Tây sông Gioócđan bị chiếm đóng. Nhưng các cuộc thương lượng hòa bình, khó khăn lắm mới được bắt đầu lại vào ngày 2/9/2010 sau nhiều tháng nhờ sự trung gian hòa giải của Mỹ, đã nhanh chóng bị nhà cầm quyền Palextin ngừng lại do việc xây dựng các khu định cư vẫn tiêp tục diễn ra vào cuối tháng 9 năm đó. Những nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm thuyết phục Ixraen kéo dài thời hạn ngừng xây dựng khu định cư là vô ích. Từ đó đến nay, Chính phủ Mỹ đã tạm dừng mọi nỗ lực thuyết phục Ixraen ngừng xây dụng khu định cư và không đưa ra một sáng kiến mới nào nhằm nối lại các cuộc thương lượng hòa bình.
Từ thất bại trong việc thuyết phục Ixraen ngừng xây dựng các khu định cư, Chính quyền Obama cũng tránh mọi cuộc đối đầu với Netanyahu về cuộc xung đột Ixraen-Palextin, bởi vì họ cho rằng cơ may tái đắc cử của ông Obama chủ yếu dựa vào tài vận động hành lang của nhóm có thế lực hùng mạnh thân Ixraen. Và nhờ thái độ như vậy nên trong cuộc bầu cử vừa qua, hơn 70% cử tri người Mỹ gốc Do Thái đã bỏ phiếu cho ông Obama mặc dù ứng cử viên Romney cũng đã làm hết sức để tranh thủ nhóm cử tri này. Thực tế này cùng với việc Obama đã thoát khỏi nhũng tính toán bầu cử của nhiệm kỳ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng đang giúp ông có một phạm vi hoạt động lớn hơn và quyền tự do hơn để thực hiện một hành động thiết thực hơn cho giải pháp của cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông, nếu ông thực sự mong muốn làm như thế. Nhưng liệu ông có cam kết làm như vậy không? Không có gì chắc chắn cả. Các cố vấn về chính sách đối ngoại có liên quan chặt chẽ với Chính phủ Mỳ trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama, dự đoán ông sẽ tiếp tục một chính sách ngoại giao Trung Đông thận trọng, ít có xu hướng đối đầu và can thiệp trực tiếp vào khu vực Trung Đông. Cách đây hơn một năm, trước làn sóng nổi dậy của người dân đã lan ra nhiều nước Arập, tạo nên phong trào “Mùa Xuân Arập”, nhưng nước Mỹ của ông Obama vẫn cố tránh giữ vai trò đi đầu. Ở Libi, Mỹ muốn đẩy Pháp và Anh lên phía trước trong việc lập vùng cấm bay và thực hiện các trận ném bom vào các vị trí của các lực lượng trung thành với chế độ Gaddafi. Mỹ cũng khuyến khích các nước Arập tích cực tham gia hoạt động chống Gaddafi, được Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arập hậu thuẫn. Tại Xyri, Mỹ cũng muốn lùi lại phía sau, dành ưu tiên ủng hộ chính trị đối với phe đối lập, và khuyến khích các chủ thể khu vực, như các nước vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp vũ khí và đạn dược cho quân phiến loạn. Chỉ có trường hợp Iran là không nằm trong lôgíc này vì Tổng thống Mỹ từng nhiều lần cam kết sẽ ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân bằng mọi cách, và để làm được điều đó, sẽ không loại trừ việc sử dụng vũ lực, nhưng là phương cách cuối cùng. Vì thế nên ông Obama vẫn tiếp tục dành ưu tiên cho việc sử dụng giải pháp ngoại giao, gây thiệt hại rất lớn cho Iran, nhất là khi ông được báo cáo rằng chính sách trừng phạt của phương Tây (chống Iran) đang dần mang lại kết quả.
Trong nhiệm kỳ hai, ông Obama có lẽ sẽ phải vi phạm qui tắc mà ông đã đề ra trong 4 năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của mình: chỉ hành động trực tiếp và tích cực nếu bị bắt buộc vì ông muốn để cho các chủ thể địa phương và khu vực giải quyết các vấn đề của chính họ, trong khi vẫn tiến hành mọi hành động hậu trường để bảo vệ những lợi ích của nước Mỹ. Vì vậy, Chính quyền Obama muốn thực hiện phương pháp gián tiếp thể hiện mối quan tâm riêng của mình, thông qua các chủ thể địa phương và khu vực. Chẳng hạn như đối với trường hợp cuộc xung đột Xyri hiện nay, Chính quyền Obama đã ngùng ủng hộ phe đối lập chính lưu vong, tức là Hội đồng dân tộc Xyri, bởi vì theo Mỹ, phe đối lập này bị chi phối quá nhiều bởi Tổ chức Anh em Hồi giáo. Và tại hội nghị Đôha, Chính quyền Obama đã làm mọi cách để cuối cùng các phe phái đối lập ấy phải tập hợp lại để giảm bớt ảnh hưởng của người Hồi giáo. Bước đi này, do Chính quyền Obama thực hiện, là hậu quả trực tiếp của những ảnh hưởng tai hại và tiêu cực của chính sách hành động riêng rẽ dưới thời Chính quyền George w. Bush. Ông Obama đã cố khơi gợi lên một hành động khu vực và huy động các chủ thể khu vực ủng hộ một chính sách đi theo chiều hướng có lợi cho những lợi ích của Mỹ. Và tình hình đã diễn ra đúng như kế hoạch ấy, trước đó là trong cuộc khung hoang Libi và giờ đây là cuộc khủng hoảng Xyri.
Vậy còn cuộc xung đột Ixraen – Palextin thì sao? Chắc chắn là ông Obama sẽ đế cho nó dính líu đến nhóm có thế lực thân Ixraen ít hơn. Liệu có nên nghĩ tới sự cần thiết phải tiến hành một chính sách mạnh mẽ hơn đối với Ixraen và liệu ông Obama sẽ sẵn sàng trả giá cho điều đó. Vào lúc này, không có gì cho thấy Chính quyền Obama có ý định sẽ đi theo con đường như vậy, nhất là vì ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ông Obama là hướng tới cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Bối cảnh hiện nay ở khu vực Trung Đông, dường như là ít thích hợp cho một hành động gay gắt của Mỹ đối với vấn đề Palextin. Các vấn đề khác và các cuộc xung đột nóng bỏng khác đã thu hút sự chú ý của các chủ thể khu vực và quốc tế, trong đó có Mỹ nên ít có cơ may là Mỹ sẽ quan tâm nhiều đến cuộc xung đột Ixraen – Palextin trong ngắn hạn và trung hạn, trừ phi có một sự bùng nổ bất ngờ. Nhất là cuộc khủng hoảng Xyri hay những khó khăn trong việc chuyển giao dân chủ tại nhiều nước Arập, đặc biệt là Ai Cập, Libi hoặc Tuynidi, tình hình căng thẳng với Iran xung quanh chương trình hạt nhân đây tranh cãi, Mỹ sẽ cố giữ vị trí của người “đứng bên lề”, và chỉ can thiệp mạnh khi lợi ích của họ bị lung lay. Ngoài ra, cũng cần phải nói rằng các vấn đề khác trong quan hệ đối ngoại của Mỹ đang che lấp vấn đề Palextin, nhất là khi vấn đề này đang ở trong tình trạng rối rắm chưa từng có, khiến cho mọi nỗ lực tìm ra được giải pháp càng trở nên khó khăn hơn: Chính phủ Ixraen của phái cực hữu của Netanyahu sẽ được bầu lại trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn vào tháng 2/2013; hiện đang đóng chặt cánh cửa cho mọi khả năng đạt được những bước tiến cho giải pháp của cuộc xung đột với Palextin; người Palextin vẫn chia rẽ gay gắt giữa những người ủng hộ Chính quyền Palextin của Mahmoud Abbas ở khu vực Bờ Tây sông Gioócđan và những người ủng hộ phong trào Hồi giáo Hamas đang kiểm soát dải Gada,v.v.
Vấn đề hạt nhân của Iran vẫn chưa được giải quyết, vũng lầy Apganixtan, bạo lực tín ngưỡng ở Mianma, tiến trình hòa bình Trung Đông đang bị thất bại, mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, nguy cơ không còn sự ủng hộ của Pakixtan… Với tất cả những danh sách dài các thách thức ở bên ngoài này, tổng thống tái đắc cử Obama không thể tận hưởng lâu thắng lợi của mình, và vì thế, ông ta phải nhanh chóng bắt tay vào hành động. Ngoài những vấn đề trong nước đang đè nặng lên vai, đó là nền kinh tế và sự từ chức bất ngờ của Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA) David Petraeus, ông Obama sẽ phải tô điểm lại hình ảnh của mình trên diễn đàn quốc tế với một bản tổng kết nửa màu sáng tối của nhiệm kỳ đầu. Cựu Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé từng nói: “Ông Obama chưa đạt được những kết quả tốt đẹp về chính sách đối ngoại: cuộc xung đột Ixraen – Palextin vẫn hoàn toàn bế tắc. Vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân của cả Iran lẫn Bắc Triều Tiên vẫn dậm chân tại chỗ. Tình hình ở Ápganixtan vẫn khó khăn và mối quan hệ với Pakixtan ngày càng xấu đi”.
Theo các chuyên gia, Chính quyền Obama sẽ biến châu Á thành “trụ cột” trong nền ngoại giao của mình và Mỹ sẽ tăng cường khả năng ngoại giao và quân sự tại khu vực này, nơi mà Mỹ coi là “động lực của sự tăng trưởng thế giới”, để cân bằng với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trên thực tế, chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực phụ thuộc vào sự năng động riêng của khu vực Trung Đông, cũng như những thất bại về chính trị và kinh tế hoặc những tham vọng của Mỹ. Có ít yếu tố lịch sử chứng tỏ rằng chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế giới Arập bao giờ cũng được chỉ đạo bởi những nguyên tắc về đạo đức. Nhất là về vấn đề Trung Đông, hai đảng chính ở Mỹ đều tỏ ra là có tư tưởng can thiệp, nhưng đảng Dân chủ, ít nhất là trong hai thập niên qua, dường như nghiêng về chủ nghĩa đơn phương hơn trong chính sách đối ngoại cũng như trong chiến tranh. Chính phủ Mỹ dưới thời Bin Clinton (1993 – 2001) đã duy trì một quan hệ căng thẳng đối với Irắc, điều đó đã gây ra điều mà cựu Viện trưởng Viện kiểm soát Mỹ Ramsey Clark đã mô tả là “một nạn diệt chủng”(ở Irắc) do bị tác động mạnh từ chính sách cấm vận của Mỹ. Hai năm sau, George w. Bush đã chọn con đường tiến hành cuộc chiến tranh trực tiếp, hàng trăm nghìn người Irắc vô tội đã chết. Bất chấp những lời nói đầy hiếu chiến của cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney về những ý định làm xáo trộn khu vực Trung Đông để phục vụ những lợi ích của Mỹ nếu ông đắc cử, chỉ có ít người tin vào điều đó. Và cuối cùng, các cử tri Mỹ đã quyết định kéo dài nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama thêm 4 năm nữa để giao phó cho ông số phận của đất nước từ lâu nay đã vượt qua ngưỡng của sự suy thoái kinh tế, còn về đối ngoại, đó là vấn đề Trung Đông bị dang dở qua nhiều đời tổng thống.
Tầm quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không phụ thuộc nhiều vào sức mạnh chính trị hoặc những khả năng của các ứng cử viên chính mà phụ thuộc vào sự chuyển giao lịch sử mà nước Mỹ đang trải qua, không những trong lĩnh vực của một nền kinh tế gặp khó khăn mà cả trong lập trường của nước Mỹ trên thế giới, chủ yếu là về khu vực Trung Đông: thời điểm chuyển giao này trong khu vực – được thể hiện bằng các cuộc cách mạng đang diễn ra, những sự xáo trộn về chính trị và các cuộc nội chiến. Trong khi chính sách đối ngoại của Mỹ dường như quyết tâm xem xét lại các cuộc chiến tranh do những người tân bảo thủ tiến hành thì các sự kiện quan trọng diễn ra trên khấp khu vực Trung Đông đã ảnh hưởng tai hại đến sự rút lui của Mỹ.
Nhìn chung, các nước ở khu vực Trung Đông, dù đã được an ủi với việc ông Obama vẫn ở lại Nhà Trắng, vẫn không trông mong mấy ở những năm tháng sắp tới. Khu vực này dường như biến đổi bởi sự năng động riêng của mình bất chấp những mưu toan can thiệp thường xuyên của Mỹ. Chính sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ và nỗi lo ngại của các cử tri Mỹ về nguy cơ nước Mỹ lại vướng chân vào các cuộc phiêu lưu quân sự mới có thể sẽ tái xác định mối quan hệ của Mỹ tại khu vực Trung Đông./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/12/04/chinh-sach-doi-ngoai-nhiem-ky-hai-cua-tong-thong-obama/#more-84057
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Hai, ngày 3/12/2012
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NHIỆM KỲ HAI CỦA TỔNG THỐNG OBAMA
TTXVN (Bắc Kinh 27/11)Trang “Quan điểm Trung Quốc” ngày 17/11 đăng bài viết “Điểm đột phá trong chính sách ngoại giao nhiệm kỳ hai của Obama” của chuyên gia Kỷ Minh Quy, trong đó tác giả cho rằng việc sau khi Obama tái đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai chưa đầy 48 giờ đã tuyên bố sẽ thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến Thái Lan, Campuchia và Mianma, bắt đầu từ ngày 18/11 dường như là động thái lần đàu tiên xảy ra trong lịch sử nước Mỹ, làm cho chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ một lần nữa nóng lên, đã thể hiện đầy đủ ý chí và quyết tâm của Mỹ trong việc thúc đẩy chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông.
Mỹ “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” trên thực tế là muốn kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy và nâng cao sức ảnh hưởng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Để giải quyết những vấn đề trong nước như khó khăn tài chính, kinh tế suy thoái và tỉ lệ thất nghiệp cao, Obama đã tích cực hơn trong việc tiến quân vào châu Á, đẩy nhanh chiến lược phong toả Trung Quốc. Điều này báo hiệu giữa hai nước Trung-Mỹ không chỉ xảy ra xung đột trên lĩnh vực chính trị và ngoại giao mà trên cả các lĩnh vực kinh tế, khai thác tài nguyên, quân sự cũng sẽ xảy ra “xung đột toàn diện”. Việc định hình quan hệ Trung-Mỹ sẽ quyết định hướng đi của chính trị quốc tế 4 năm từ nay về sau.
Sau khi rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế, Mỹ đã chủ động giơ cành ôliu G2 đối với Trung Quốc, nhưng đã vấp phải sự cự tuyệt của Trung Quốc do đã đi ngược lại với lý luận đa cực hoá trỗi dậy hoà bình của nước này. Để bào vệ địa vị bá quyền của mình, năm 2009, Mỹ đã lên tiếng đưa ra chiến lược “quay trở lại châu Á”, một số nước như Nhật Bản, Ấn Độ lần lượt tiếp cận với Mỹ. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton đã trực tiếp đề cập đến vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cho mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước xung quanh Nam Hải bùng phát. Tuy nhiên, do Trung Quốc đã giành được sự tín nhiệm của các quốc gia ASEAN khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, áp dụng nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi trong việc xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế xung quanh, trong khi đó các nước cũng đều không muốn bị loại khỏi đường ray của đoàn tàu tốc hành kinh tế Trung Quốc, do vậy đã không đứng về bên nào trong bất đồng Trung-Mỹ xung quanh vấn đề Nam Hải. Năm 2011, Trung Quốc và Việt Nam đã ký Tuyên bố chung không sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp chủ quyền Nam Hải. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012, Philíppin và Việt Nam lại đưa vấn đề Nam Hải ra thảo luận, nhưng đã gặp phải sự phản đối của đa số các nước thành viên, càng làm cho Mỹ cảm thấy sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại ASEAN tăng lên. Chính vì vậy, Mỹ căn cứ vào tình hình nội bộ ASEAN đang bị chia rẽ, quyết tâm tạo bước đột phá ngoại giao đối với Mianma.
Ngày 1/12/2011, H.Clinton thăm Mianma, đồng thời nới lỏng cấm vận kinh tế đối với Mianma, nhằm lót đường cho việc khôi phục toàn diện quan hệ ngoại giao với Mianma. Mỹ cam kết viện trợ 1,2 tỷ USD giúp Mianma cải cách, năm 2012, hai bên đã chính thức cử đại sứ, quan hệ hai nước nhanh chóng trở nên hữu nghị, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Việc Obama nhân cơ hội này thiết lập quan hệ đối tác với quốc gia xưa nay vốn là đồng minh thân thiết nhất của Trung Quốc, chính là muốn thúc đẩy Mianma đi theo con đường cải cách và tiếp xúc với các quốc gia phương Tây. Vì châu Á sẽ quyết định tương lai của Mỹ, trong khi Mianma là “anh em bà con” láng giềng của Trung Quốc, làm tan rã quan hệ Trung Quốc-Mianma sẽ tạo ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự đoàn kết của ASEAN, vì vậy Mỹ coi Mianma là điểm đột phá ngoại giao, đã xác định rõ phương hướng ngoại giao nhiệm kỳ hai của Obama.
Từ khi Mỹ thực hiện quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương đến nay, bất kể là tại Hội nghị An ninh Munich, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hay là Hội nghị Shangri-La, Mỹ đều có các phát biểu mang tính bao vây chiến lược đối với Trung Quốc, về kinh tế, ngoài việc Mỹ ra sức thực hiện trừng phạt thương mại, chống bán phá giá, ngăn cản đầu tư, gia tăng gây sức ép đối với vấn đề tỉ giá đồng nhân dân tệ, cấm bán các sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao đối với Trung Quốc, Mỹ còn thực hiện phong toả Trung Quốc về mặt quân sự, xây dựng nhiều tuyến bao vây xung quanh Trung Quốc, triển khai nhiều căn cứ quân sự, từng bước khép chặt vòng vây đối với Trung Quốc. Mianma chính là một mắt xích then chốt trong chuỗi bao vây Trung Quốc của Mỹ, khống chế Mianma có thể trực tiếp uy hiếp chiến lược phía Tây Nam của Trung Quốc, cắt đứt con đường tắt của Trung Quốc thông qua Mianma để tiến vào Ấn Độ Dương cũng như con đường kinh tế, thương mại và năng lượng của Trung Quốc.
Để lựa chọn Mianma làm bước đột phá ngoại giao, một mặt Mỹ phong toả đối với Mianma, mặt khác Mỹ lại tích cực ủng hộ phe đối lập và các thế lực ly khai dân tộc thúc đẩy tiến trình “dân chủ hoá” Mianma. Trong thời gian chưa đầy 2 năm, Mỹ đã biến Mianma từ một quốc gia bị cô lập thành một nước chủ nhà đón tiếp Tổng thống Mỹ đến thăm. Tháng 11/2010, sau cuộc tổng tuyển cử, Tổng thống Mianma Thein Sein đã thả lãnh tụ phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi. Tháng 10/2010, Chính phủ quân đội Mianma lại nới lỏng kiểm soát các trang web nước ngoài và các kênh truvền hình trái chiều, đồng thời tiến hành hội đàm với bà Aung San Suu Kyi, sau đó kêu gọi dừng công trình thuỷ điện trên sông Mê Công do Trung Quốc trúng thầu xây dựng, với trị giá 3,6 tỷ USD, cho nên nước này được Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận được thực hiện từ cuối thế kỷ trước; mặt khác, thông qua quyết định dừng xây dựng đập thủy điện trên thượng nguồn sông Keqinbangyi Iowa, nên Mianma đã “lọt vào mắt xanh” của Mỹ, ngả về phía phương Tây, trở thành một quân cờ quan trọng của Mỹ bố trí xung quanh Trung Quốc. Một thái độ như vậy là nguvên nhân chủ yếu thúc đẩy Obama thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến Đông Nam Á sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai.
Obama có kế hoạch tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á, hội kiến với lãnh đạo các nước tham dự hội nghị, thuyết phục họ gia nhập đội quân kiềm chế, phong toả Trung Quốc của Mỹ.
Tại Hội nghị cấp cao Đông Á một năm trước, Mỹ ủng hộ các nước vừa và nhỏ của khu vực này khiêu khích chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Nam Hải, xây dựng Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải, khiến cho vấn đề Nam Hải trở nên đa phươmg hoá, chia cắt lãnh thổ và dầu khí Nam Hải của Trung Quốc. Trong nội bộ ASEAN hiện nay đang tồn tại hai thái độ khác nhau trong vấn đề Nam Hải, Mỹ đang thuyết phục, ủng hộ các nước không có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc như Xinhgapo, Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma nhằm chia rẽ Trung Quốc với các nước có đòi hỏi chủ quyền trong vấn đề Nam Hải, đồng thời gây áp lực với Trung Quốc trong vấn đề thương mại, năng lượng, hợp tác an ninh và nhân quyền. Obama thăm 3 nước Đông Nam Á trước khi khai mạc Hội nghị cấp cao Đông Á với chủ đề bảo đảm an ninh chính là nhằm lợi dụng ASEAN kiềm chế Trung Quốc, muốn chen một chân vào hợp tác Trung Quốc- ASEAN, cố tạo ra các phiền phức cho Trung Quốc. Tại Hội nghị cấp cao Đông Á, các vấn đề như Nam Hải, đảo Điếu Ngư trở thành tiêu điểm chú ý, Mỹ liên kết với Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, yêu cầu xác lập quy tắc hành vi nhằm bảo đảm cho tự do hàng hải tại Nam Hải.
Việc Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, tất yếu sẽ khiến hai nước Trung-Mỹ triển khai các hành động ứng phó lẫn nhau trong việc định hình quan hệ, đồng thời thiết lập trật tự mới châu Á trong mâu thuẫn và hợp tác. Các quốc gia Đông Nam Á sẽ buộc phải quen với việc mình trở thành vũ đài địa chính trị quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa hai nước lớn. Trong phương diện kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc, Đông Nam Á sẽ ở vào tuyến đầu trong cuộc chiến tranh giành ưu thế toàn cầu. Các quốc gia Đông Nam Á đều mong muốn Mỹ ở lại, đảm nhiệm vai trò là trọng tài cân bằng quyền lực, nhưng không phải giữ vai trò lãnh đạo, trong các công việc của châu Á-Thái Bình Dương chỉ có thể giữ thái độ trung lập hoặc duy trì khoảng cách với Mỹ mà thôi.
Mỹ cho rằng Trung Quốc là mối đe doạ chiến lược lâu dài chủ yếu của Mỹ, chương trình hạt nhân của Iran lại là mối lo ngại ngoại giao trực tiếp nhất của Mỹ. Bắt đầu từ đầu năm nay, Obama đã tăng cường quan hệ với Ấn Độ, tăng cường hợp tác quân sự với Philíppin, Việt Nam, củng cố đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, ngoài ra còn tái khởi động bán vũ khí cho Đài Loan, kích động Trung Quốc.
Quan hệ Mỹ-Trung đang định hình. Tranh chấp thương mại, khác biệt về nhân quyền, chính sách quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương tranh chấp biển… đều rất khó giải quyết, trong đó chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Obama là quan trọng nhất, nội hàm chính sách của Obama tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nếu chỉ bao vây kiềm chế đơn thuần sẽ rất khó giải quyết vấn đề. Trung Quốc chuyển đổi mô hình thành công, đã thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn về dân chủ, kết thúc thời đại nhất nguyên hoá của dân chủ phương Tây, chế độ của Trung Quốc đã sáng tạo ra năng lực tháo gỡ khó khăn, đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc đã duy trì kinh tế tăng trưởng ổn định, điểm tựa của Trung Quốc trỗi dậy là phát triển hoà bình và hoà nhập vào trật tự kinh tế thế giới, đề xướng cùng thắng chứ không phải dựa vào chiến tranh và cướp đoạt, định hình quan hệ nước lớn với Trung Quốc chỉ có tăng cường hợp tác mới có thể cùng tiến.
Obama liên nhiệm là một việc tốt đối với quan hệ Trung-Mỹ. Vì trước đây khi xử lý khủng hoảng, Chính quyền Obama làm rất tốt, mặc dù là tổng thống cứng rắn, nhưng là vị tổng thống mà Trung Quốc hiểu rất rõ. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến cho hai đều cần đến nhau. Đứng trước quan hệ Trung-Mỹ đang trong quá trình định hình, hai nước đều đang nỗ lực tìm kiểm công thức chung sống hoà bình, một cuộc cạnh tranh toàn cầu chỉ khiến cho mục tiêu ưu tiên cấp thiết của lãnh đạo hai nước càng khó thực hiện hơn. Người Mỹ đã quen với việc mua hàng giá rẻ do Trung Quốc chế tạo, đồng thời lại muốn có lương cao theo kiểu của Mỹ. Mặc dù, Mỹ vẫn xác định Trung Quốc là “đối tác mang tính xây dựng”, nhưng Mỹ lại đang tích cực kiềm chế toàn diện Trung Quốc trong các lĩnh vực. Vì vậy, trong tương lai, Obama có thể sẽ tìm kiếm cân bằng giữa hai thái cực trên.
Hai nước Trung Quốc-Mianma là láng giềng hữu nghị, từ xưa đến nay, nhân dân hai nước coi nhau như anh em đồng bào. Trung Quốc và Mianma đều có lợi ích to lớn trong vành đai kinh tế Đông Nam Á, Mianma đơn thuần chỉ dựa vào 1,2 tỷ USD viện trợ của Mỹ sẽ không thể giải quyết vấn đề phát triển tự thân của Mianma, Mianma chỉ có hoà nhập vào vành đai kinh tế Đông Nam Á mới có thế tìm kiếm sự phát triển độc lập của mình. Giá trị quan phổ biến của phương Tây cũng rất khó giải quyết mâu thuẫn nội bộ và vấn đề dân chủ, những phiền phức đem lại sẽ là xung đột lợi ích nhiều hơn. Phe đối lập cũng nhìn thấy được địa vị và vai trò của Trung Quốc đối với tương lai phát triển của Mianma, bà Aung San Suu Kyi từng nhấn mạnh quan hệ không thể thiếu của Trung Quốc với sự phát triển của Mianma. Chỉ cần Trung Quốc tiếp tục căn cứ nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi là có thể thúc đẩy hai nước phát triển hữu nghị. Do vậy Mỹ lợi dụng Mianma cũng chỉ là uổng công. Quốc hội Mỹ cũng có một số người lo ngại động thái của Mỹ tại Mianma phát triển quả nhanh, không những không thể lôi kéo được Mianma, mà phía quân đội có thể trở thành thành phần đựợc hưởng lợi từ việc Mỹ tăng cường đầu tư vào Mianma. Thế lực dân chủ của bà Aung San Suu Kyi chưa đủ mạnh, bị Quốc hội loại ra khỏi cuộc bàu cử tổng thống, rất khó hoàn thành nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp để làm tổng thống.
Trong ngoại giao, Obama phát đi tín hiệu cứng rắn là muốn xoa dịu áp lực trong nước như tình hình khó khăn tài chính, chia rẽ chính trị, tỉ lệ thất nghiệp cao. Obama cần mạnh dạn thúc đẩy tăng trưởng, an ninh và dân chủ, tìm kiếm một nền kinh tế mạnh hơn, công bằng hơn, Giải quyết vấn đề khó khăn tài chính mới là mục tiêu đầu tiên của Mỹ. Đa số người Mỹ cho rằng hai vấn đề lớn nghiêm trọng nhất hiện nay của Mỹ chính là kinh tế và đoàn kết, chứ không phải ngoại giao. Nhiệm vụ của Obama là dẫn dắt Mỹ lấy lại niềm tin, vì hậu quả của việc đánh mất lòng tin là suy yếu nghiêm trọng và thất bại hoàn toàn.
TTXVN (Prêtôria 30/11)
Chiến thắng gần đây của ông Obama trong cuộc đua vào vị trí Tổng thống Mỹ đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về đường hướng tương lai và định hướng chính sách của Oasinhtơn ở trong và ngoài nước, vấn đề hạt nhân của Iran là một trong những mối quan tâm quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ và thường xuyên được nêu ra trong các cuộc tranh luận bầu cử gần đây. Thực tế, cái tên Iran đã được nhắc đến hơn 45 lần trong cuộc tranh luận thứ ba được truyền hình trực tiếp giữa đương kim Tổng thống Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney. Vì vậy, câu hỏi chính là định hướng chính sách đối ngoại của Barack Obama đối với Iran sẽ thay đổi như thế nào trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Để trả lời câu hỏi này, điều đầu tiên cần phải phân định những điều chắc chắn và không chắc chắn trong chính sách đổi ngoại của Obama đoi với Iran. Đồng thời thông qua đỏ có thê dự báo về khả năng thực hiện của Obama trong tương tưong lai. “Mạng tin Trung Đông” phân tích vấn đề này như sau:
Những điều chắc chắn
Thứ nhất, điều gần như chắc chắn là trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Obama sẽ cơ bản không thay đổi chính sách chiến lược đối với Iran. Điều này có nghĩa Iran sẽ vẫn được coi là một mối đe dọa đến an ninh, nằm trong chính sách đối ngoại ưu tiên của Mỹ và những âm mưu của Mỹ đối với Iran sẽ tiếp tục tồn tại. Quan điểm của Mỹ đối với Iran vẫn theo như chiều hướng hiện nay, đó là coi Iran là một mối đe dọa đến lợi ích khu vực và quốc tế của Mỹ. Do đó, có thể đánh giá rằng khuôn khổ chung trong chính sách đồng thuận hiện hay, vốn chi phối mọi chính sách đối ngoại của Mỹ trong cả hai đảng Dân Chủ, Cộng hòa cũng như giữa các chính trị gia có khuynh hướng tả và hữu, sẽ tiếp tục tồn tại.
Điều chắc chắn thứ hai là mọi biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ được tiếp tục thực hiện. Chỉ cần đánh giá trong tuyên bố gần đây nhất của Bộ Tài chính Mỹ về việc tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran bao gồm những quan chức và các công ty mới, một quyết định chỉ được đưa ra hai ngày sau khi kết quả bầu cử được công bố, thì có thể thấy rõ rằng sẽ chẳng có mấy thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran. Và với diễn biến tình hình hiện tại thì có thể thấy một sự thay đổi cũng sẽ khó có thể xảy ra trong tương lai, Kết quả là Mỹ và các đồng minh phương Tây chắc chắn sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt đơn phương chống Iran. Tất nhiên, gần như loại trừ khả năng việc tăng cường các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Iran sẽ được thông qua Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Thứ ba, vấn đề Iran sẽ là một trong những thách thức phức tạp nhất mà Tổng thống Obama cần phải giải quyết trong nhiệm kỳ 4 năm tới. Một thách thức như vậy sẽ có bản chất rất phức tạp. Ngoài ra, cũng cần phải tính đến mối quan hệ căng thẳng giữa Iran và Mỹ sau cuộc Cách mạng Hồi giáo trong ba thập kỷ qua, cũng như những điều kiện hiện nay ở khu vực, thế giới và những phức tạp riêng biệt của vấn đề Iran. Ở bất kỳ cấp độ nào thì một điều chắc chắn là cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ tiếp tục gần như không thay đổi trong các lĩnh vực này. Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với vấn đề Iran trong khuôn khổ cân bằng chính trị của mình. Tuy nhiên, những điều chắc chắn này cũng nên được xem xét trong tương quan với nhũng điều không chắc chắn.
Những điều không chắc chắn
Ngoài những điều chắc chắn trên, có nhiều điều không chắc chắn về tương lai trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama đối với Iran.
Điều thứ nhất, là trọng tâm hoạt động và phân chia khả năng của Mỹ, thời gian đối với các vấn đề trong nước và quốc tế. Mặc dù vấn đề Iran là một thách thức khó khăn nhưng Obama sẽ phải giải quyết những vấn đề khác khó khăn hơn trong nội bộ nước Mỹ và điều này sẽ khiến các vấn đề trong chính sách đối ngoại trở thành thứ yếu trong danh sách các ưu tiên hàng đầu cần giải quyết của ông. Thông điệp trong các cuộc tranh cử tổng thống của Obama cho thấy các vấn đề nội bộ của nước Mỹ đã và tiếp tục rất quan trọng đối với Obama và các chính trị gia khác của đảng Dân chủ. Sự tập trung vào các vấn đề kinh tế, giải quyết tận gốc nhũng vấn đề xã hội, được Quốc hội Mỹ ủng hộ, đã khiến nhiều nhà phân tích phải nhận định về việc vấn đề nào sẽ được Obama đặt trọng tâm cao nhất để giải quyết.
Điều không chắc chắn thứ hai là về sự thay đổi trong những người đang nắm giữ những vị trí chủ chốt trong Chính phủ Mỹ. Theo những nguồn tin đáng tin cậy, Ngoại trưởng Hillary Clinton chắc chắn sẽ rời khỏi vị trí hiện nay để chuẩn bị cho cuộc chạy đua bầu cử tổng thống vào năm 2016. Cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) David Petraeus và một số thành viên quan trọng trong đội ngũ hoạch định chính sách đối ngoại của Obama sẽ không còn tại nhiệm sau vụ bê bối tình dục vừa qua. Vậy ai sẽ là người thay thế họ? Hiện có nhiều đồn đoán không chính thức về khả năng bà Susan Rice, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc hiện nay, sẽ được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng mới của Mỹ thay cho Hillary Clinton và Thượng nghị sỹ John Kerry sẽ thay thế vị trí hiện nay của Susan Rice. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tin đồn nào được xác nhận chắc chắn. Một số tin đồn về khả năng phục chức của Colin Powell, từng là cựu Ngoại trưởng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George w. Bush. Điều không thể quên là, mặc dù thuộc đảng Cộng hòa nhưng Powell đã ủng hộ Obama trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây. Ở mức độ nào đó, những vị trí quan trọng vẫn chưa được xác định, một trong số đó là Bộ trưởng Tài chính. Vị trí này là một trong những nhân tố chính đối với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Iran và có thể được coi là một vị trí quan trọng nhất. Nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết khả năng Bộ trưởng Tài chính hiện nay Timothy Franz Geithner sẽ rời khỏi cương vị này.
Dù sao, miễn là những vị trí chủ chốt, vẫn chưa được quyết định không ai có thể tạo ra được kế hoạch chính xác trong chính sách đối với Iran của Obama. Những điều không chắc chắn này sẽ được giải quyết bằng việc bổ nhiệm những người mới vào các vị trí đó. Tất nhiên, cần có thời gian nhất định để quyết định ai là người phù hợp cho các vị trí quan trọng này. Đồng thời, điều quan trọng là đội ngũ chuyên gia chủ chốt hiện nay đang tư vấn cho Obama tại Nhà Trắng, Hội đồng An ninh quốc gia và các cơ quan chính sách đối ngoại khác của Mỹ sẽ không phải trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ.
Điều không chắc chắn thứ ba là kết quả tình hình phức tạp tại khu vực Trung Đông và sự thay đổi xung quanh các điều kiện của khu vực, đặc biệt là những diễn biến tại Xyri. Iran không thể hoàn toàn cách biệt với những vấn đề khác ở khu vực Trung Đông có liên quan đến lợi ích của Mỹ. Những điều kiện thay đổi ở khu vực này đã khiến bộ phận hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ cần phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra nhũng quyết định. Điều cần chú ý là khi Obama tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ đầu tiên, không ai có thể hình dung rằng khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, Oasinhton sẽ phải thực hiện hành động mà không có nhiều đồng minh như trước đây, ví dụ như cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak. Nếu có, thì cũng ít người tưởng tượng được rằng Chính quyền Obatna sẽ phải nhân nhượng hợp tác với tổ chức Anh em Hồi giáo với tư cách là một chính phủ mới và lực lượng chính trị ở Trung Đông. Những điều không chắc chắn bắt nguồn từ điều kiện khu vực cũng sẽ loại bỏ những nghi ngờ sâu sắc về chính sách của Obama đối với Iran. Tuy nhiên, những khả năng nào đối với Obama hiện nay và phương án nào sẽ được lựa chọn để thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai?
Các khả năng
Khả năng đầu tiên, Mỹ sẽ tiếp tục chính sách hiện tại với Iran và duy trì các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Iran. Trong thực tế, khả năng này có nghĩa là việc tiếp tục thực hiện chính sách hiện nay với một số thay đổi nhỏ. Đây là khả năng tối ưu và là đường hướng thực hiện chính sách đối ngoại của Chính quyền Obama trong tương lai.
Khả năng thứ hai, Mỹ thực thi một chính cứng rắn hơn đối với Iran và điều này sẽ gây ra sự thù địch hơn nữa đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này. Chính sách này hoàn toàn có thể được tính đến vì có rất nhiều nhân tố trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến mối quan hệ giữa Iran và Mỹ. Sự thất bại của ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney trên con đường tiến vào Nhà Trắng không có nghĩa là chấm dứt ảnh hưởng của các nhóm lợi ích cánh hữu của Ixraen và các đảng phái khác, vốn kêu gọi thực hiện các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Iran, đã ảnh hưởng đến toàn bộ Chính phủ Mỹ.
Khả năng thứ ba là việc đạt được một thỏa thuận giữa Mỹ và Iran. Khả năng này thường xuyên được các nhà nghiên cún chính sách đối ngoại và quan chức Mỹ đề cập là giải pháp khả thi nhất. Điều này có nghĩa Mỹ và Iran sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng về vấn đề hạt nhân Iran trong khuôn khổ của nhóm P5+1 hoặc trên cơ sở song phương. Theo thỏa thuận đó, Iran có thể duy trì làm giàu urani lên đến 3-5% dưới sự giám sát của quốc tế nhằm đảm bảo Iran không lợi dụng chương trình hạt nhân vào mục đích quân sự. Với thỏa thuận trên, các biện pháp trừng phạt đối với Iran sẽ được dần dần giảm xuống. Một số chuyên gia về các chính sách đối ngoại của Mỹ cho rằng cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran đã đạt đến mức độ đỉnh điểm và đó là thời điểm chín muồi để Mỹ đạt được một thỏa thuận với Iran và đi đến kiểm soát chặt chẽ trên thực tế chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này.
David Ignatius, nhà bình luận nổi tiếng của tờ Bưu điện Oasinhtơn, trong một bài viết ngày 10/11/2012, đã phân tích rất sâu về khả năng chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai, đặc biệt liên quan đến Iran. Trong bài viết đó, ông đưa nội phỏng vấn với Giáo sư Graham Allison của trường Đại học Harvard về quan điểm Mỹ sẽ đạt được một thỏa thuận với Iran. Để chứng minh điều này, ông cũng đã đưa ra một loạt ví dụ về những bước đi đã được thực hiện trong chính sách đối ngoại Mỹ. David Ignatius cũng cho biết Oasinhtơn đã nhiều lần phải từ bỏ các yêu cầu cấp thiết của mình và tránh việc theo đuổi các mức độ tối đa trong yêu cầu của mình. Ví như, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và các cường quốc đối lập đã đạt được sự hiểu biết nhất định để thiết lập hiệp định nhằm kiểm soát các vấn đề phức tạp. Vì vậy, trong chính sách đối với Iran hiện nay, chính quyền của Tổng thống Obama cần phải tính đến một giải pháp để đạt được kết quả tối ưu.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất cần được phân tích ở đây trên các khía cạnh chắc chắn hay không chắc chắn và những khả năng có thể xảy ra trong quan hệ giữa Iran và Mỹ, đặc biệt khi vấn đề hạt nhân của Iran vẫn là “điểm nóng” thì nó không thể được giải quyết từ một phía. Mặc dù nhiều nước đã để lại dấu ấn và đóng nhiều vai trò khác nhau đối với chương trình hạt nhân của Iran nhưng Mỹ không phải là bên chính duy nhất trong cuộc chơi này. Mặt khác, quan trọnghơn là, một phía trong cuộc chơi đó chính là Iran. Là một cường quốc khu vực và còn nhiều thách thức nhưng Iran In là một trongnhững nước có ảnh hưởng tại Trung Đông và thế giới. Các nhà phân tích không thể bỏ qua vai trò quan trọng của Iran, đánh giá thấp hay coi nhẹ tầm quan trọng của nước này bởi vì Iran là một trong những đối tác chính trị quan trọng nhất tại thời điểm này của lịch sử.
***
TTXVN (Niu Yoóc 27/11)
Dưới nhan đề “Thế giới Arập và nhiệm kỳ hai của ông Obama ”, tạp chí “The Middle East” nhận định rằng nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Obama ít có khả năng can thiệp quân sự vào khu vực Trung Đông, song vẫnkiên quyết bảo vệ mọi lợi ích chiến lược của mình tại khu vực này. Dưới đây là nội dung của bài viết:
Việc ông Barack Obama tái đắc cử tổng thống Mỹ khiến thế giới Arập thở phào nhẹ nhõm. Không được hồ hởi như khi ông Obama đắc cử tổng thống lần đầu tiên vào tháng 11/2008, giờ đây phản ứng của các nhà lãnh đạo và người dân Arập đã có chừng mực hơn do những thành tích “rất khiêm tốn” của ông trong quan hệ với thế giới Hồi giáo và Arập trong 4 năm qua. Song họ vẫn mừng vì đã tránh được điều tồi tệ nhất, tức là đối thủ của Ông Obama là Mitt Romney, người được dự đoán sẽ đưa nước Mỹ bước vào một giai đoạn căng thẳng với thế giới Arập giống như nước Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George w. Bush, đã thất cử.
Những phản ứng thận trọng này đã thể hiện nỗi thất vọng sau 4 năm niềm hy vọng của người Arập bị dập tắt. Nhớ lại, khi lên cầm quyền vào năm 2008 ông Obama đã làm dấy lên niềm hy vọng lớn trong thế giới Arập, nhất là khi ông chủ của Nhà Trắng đọc một bài diễn văn đầy tham vọng tại Cairô hồi tháng 6 năm 2009, hứa hẹn một sự “khởi đầu mới” với thế giới Arập và Hồi giáo sau những năm tháng tồi tệ dưới thời ông Bush. Ý kiến chủ đạo trong bài diễn văn của ông Obama, dưới con mắt của người Arập, là cam kết thực hiện một giải pháp cho cuộc xung đột Ixraen- Palextin, dựa trên “giải pháp hai Nhà nước”. Lúc bấy giờ, quả thật là lời nói của ông đã đi đôi với việc làm, ông ta đã bổ nhiệm cựu Thượng nghị sĩ George Micheli làm đặc phái viên về Trung Đông và lưu ý đến yêu cầu của Palextin ngừng việc xây dựng các khu định cư của Ixraen tại khu vực Bờ Tây sông Gioócđan và Đông Giêruxalem, như một điều kiện để nối lại các cuộc thương lượng hòa bình với Ixraen. Dưới sức ép của Mỹ, từ ngày 31/3/2009, Ixraen, nằm dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng theo tư tưởng cực hữu Benjamin Netanyahu, đã phải quyết định hoãn 10 tháng việc xây dựng các khu định cư ở khu vực Bờ Tây sông Gioócđan bị chiếm đóng. Nhưng các cuộc thương lượng hòa bình, khó khăn lắm mới được bắt đầu lại vào ngày 2/9/2010 sau nhiều tháng nhờ sự trung gian hòa giải của Mỹ, đã nhanh chóng bị nhà cầm quyền Palextin ngừng lại do việc xây dựng các khu định cư vẫn tiêp tục diễn ra vào cuối tháng 9 năm đó. Những nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm thuyết phục Ixraen kéo dài thời hạn ngừng xây dựng khu định cư là vô ích. Từ đó đến nay, Chính phủ Mỹ đã tạm dừng mọi nỗ lực thuyết phục Ixraen ngừng xây dụng khu định cư và không đưa ra một sáng kiến mới nào nhằm nối lại các cuộc thương lượng hòa bình.
Từ thất bại trong việc thuyết phục Ixraen ngừng xây dựng các khu định cư, Chính quyền Obama cũng tránh mọi cuộc đối đầu với Netanyahu về cuộc xung đột Ixraen-Palextin, bởi vì họ cho rằng cơ may tái đắc cử của ông Obama chủ yếu dựa vào tài vận động hành lang của nhóm có thế lực hùng mạnh thân Ixraen. Và nhờ thái độ như vậy nên trong cuộc bầu cử vừa qua, hơn 70% cử tri người Mỹ gốc Do Thái đã bỏ phiếu cho ông Obama mặc dù ứng cử viên Romney cũng đã làm hết sức để tranh thủ nhóm cử tri này. Thực tế này cùng với việc Obama đã thoát khỏi nhũng tính toán bầu cử của nhiệm kỳ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng đang giúp ông có một phạm vi hoạt động lớn hơn và quyền tự do hơn để thực hiện một hành động thiết thực hơn cho giải pháp của cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông, nếu ông thực sự mong muốn làm như thế. Nhưng liệu ông có cam kết làm như vậy không? Không có gì chắc chắn cả. Các cố vấn về chính sách đối ngoại có liên quan chặt chẽ với Chính phủ Mỳ trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama, dự đoán ông sẽ tiếp tục một chính sách ngoại giao Trung Đông thận trọng, ít có xu hướng đối đầu và can thiệp trực tiếp vào khu vực Trung Đông. Cách đây hơn một năm, trước làn sóng nổi dậy của người dân đã lan ra nhiều nước Arập, tạo nên phong trào “Mùa Xuân Arập”, nhưng nước Mỹ của ông Obama vẫn cố tránh giữ vai trò đi đầu. Ở Libi, Mỹ muốn đẩy Pháp và Anh lên phía trước trong việc lập vùng cấm bay và thực hiện các trận ném bom vào các vị trí của các lực lượng trung thành với chế độ Gaddafi. Mỹ cũng khuyến khích các nước Arập tích cực tham gia hoạt động chống Gaddafi, được Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arập hậu thuẫn. Tại Xyri, Mỹ cũng muốn lùi lại phía sau, dành ưu tiên ủng hộ chính trị đối với phe đối lập, và khuyến khích các chủ thể khu vực, như các nước vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp vũ khí và đạn dược cho quân phiến loạn. Chỉ có trường hợp Iran là không nằm trong lôgíc này vì Tổng thống Mỹ từng nhiều lần cam kết sẽ ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân bằng mọi cách, và để làm được điều đó, sẽ không loại trừ việc sử dụng vũ lực, nhưng là phương cách cuối cùng. Vì thế nên ông Obama vẫn tiếp tục dành ưu tiên cho việc sử dụng giải pháp ngoại giao, gây thiệt hại rất lớn cho Iran, nhất là khi ông được báo cáo rằng chính sách trừng phạt của phương Tây (chống Iran) đang dần mang lại kết quả.
Trong nhiệm kỳ hai, ông Obama có lẽ sẽ phải vi phạm qui tắc mà ông đã đề ra trong 4 năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của mình: chỉ hành động trực tiếp và tích cực nếu bị bắt buộc vì ông muốn để cho các chủ thể địa phương và khu vực giải quyết các vấn đề của chính họ, trong khi vẫn tiến hành mọi hành động hậu trường để bảo vệ những lợi ích của nước Mỹ. Vì vậy, Chính quyền Obama muốn thực hiện phương pháp gián tiếp thể hiện mối quan tâm riêng của mình, thông qua các chủ thể địa phương và khu vực. Chẳng hạn như đối với trường hợp cuộc xung đột Xyri hiện nay, Chính quyền Obama đã ngùng ủng hộ phe đối lập chính lưu vong, tức là Hội đồng dân tộc Xyri, bởi vì theo Mỹ, phe đối lập này bị chi phối quá nhiều bởi Tổ chức Anh em Hồi giáo. Và tại hội nghị Đôha, Chính quyền Obama đã làm mọi cách để cuối cùng các phe phái đối lập ấy phải tập hợp lại để giảm bớt ảnh hưởng của người Hồi giáo. Bước đi này, do Chính quyền Obama thực hiện, là hậu quả trực tiếp của những ảnh hưởng tai hại và tiêu cực của chính sách hành động riêng rẽ dưới thời Chính quyền George w. Bush. Ông Obama đã cố khơi gợi lên một hành động khu vực và huy động các chủ thể khu vực ủng hộ một chính sách đi theo chiều hướng có lợi cho những lợi ích của Mỹ. Và tình hình đã diễn ra đúng như kế hoạch ấy, trước đó là trong cuộc khung hoang Libi và giờ đây là cuộc khủng hoảng Xyri.
Vậy còn cuộc xung đột Ixraen – Palextin thì sao? Chắc chắn là ông Obama sẽ đế cho nó dính líu đến nhóm có thế lực thân Ixraen ít hơn. Liệu có nên nghĩ tới sự cần thiết phải tiến hành một chính sách mạnh mẽ hơn đối với Ixraen và liệu ông Obama sẽ sẵn sàng trả giá cho điều đó. Vào lúc này, không có gì cho thấy Chính quyền Obama có ý định sẽ đi theo con đường như vậy, nhất là vì ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ông Obama là hướng tới cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Bối cảnh hiện nay ở khu vực Trung Đông, dường như là ít thích hợp cho một hành động gay gắt của Mỹ đối với vấn đề Palextin. Các vấn đề khác và các cuộc xung đột nóng bỏng khác đã thu hút sự chú ý của các chủ thể khu vực và quốc tế, trong đó có Mỹ nên ít có cơ may là Mỹ sẽ quan tâm nhiều đến cuộc xung đột Ixraen – Palextin trong ngắn hạn và trung hạn, trừ phi có một sự bùng nổ bất ngờ. Nhất là cuộc khủng hoảng Xyri hay những khó khăn trong việc chuyển giao dân chủ tại nhiều nước Arập, đặc biệt là Ai Cập, Libi hoặc Tuynidi, tình hình căng thẳng với Iran xung quanh chương trình hạt nhân đây tranh cãi, Mỹ sẽ cố giữ vị trí của người “đứng bên lề”, và chỉ can thiệp mạnh khi lợi ích của họ bị lung lay. Ngoài ra, cũng cần phải nói rằng các vấn đề khác trong quan hệ đối ngoại của Mỹ đang che lấp vấn đề Palextin, nhất là khi vấn đề này đang ở trong tình trạng rối rắm chưa từng có, khiến cho mọi nỗ lực tìm ra được giải pháp càng trở nên khó khăn hơn: Chính phủ Ixraen của phái cực hữu của Netanyahu sẽ được bầu lại trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn vào tháng 2/2013; hiện đang đóng chặt cánh cửa cho mọi khả năng đạt được những bước tiến cho giải pháp của cuộc xung đột với Palextin; người Palextin vẫn chia rẽ gay gắt giữa những người ủng hộ Chính quyền Palextin của Mahmoud Abbas ở khu vực Bờ Tây sông Gioócđan và những người ủng hộ phong trào Hồi giáo Hamas đang kiểm soát dải Gada,v.v.
Vấn đề hạt nhân của Iran vẫn chưa được giải quyết, vũng lầy Apganixtan, bạo lực tín ngưỡng ở Mianma, tiến trình hòa bình Trung Đông đang bị thất bại, mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, nguy cơ không còn sự ủng hộ của Pakixtan… Với tất cả những danh sách dài các thách thức ở bên ngoài này, tổng thống tái đắc cử Obama không thể tận hưởng lâu thắng lợi của mình, và vì thế, ông ta phải nhanh chóng bắt tay vào hành động. Ngoài những vấn đề trong nước đang đè nặng lên vai, đó là nền kinh tế và sự từ chức bất ngờ của Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA) David Petraeus, ông Obama sẽ phải tô điểm lại hình ảnh của mình trên diễn đàn quốc tế với một bản tổng kết nửa màu sáng tối của nhiệm kỳ đầu. Cựu Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé từng nói: “Ông Obama chưa đạt được những kết quả tốt đẹp về chính sách đối ngoại: cuộc xung đột Ixraen – Palextin vẫn hoàn toàn bế tắc. Vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân của cả Iran lẫn Bắc Triều Tiên vẫn dậm chân tại chỗ. Tình hình ở Ápganixtan vẫn khó khăn và mối quan hệ với Pakixtan ngày càng xấu đi”.
Theo các chuyên gia, Chính quyền Obama sẽ biến châu Á thành “trụ cột” trong nền ngoại giao của mình và Mỹ sẽ tăng cường khả năng ngoại giao và quân sự tại khu vực này, nơi mà Mỹ coi là “động lực của sự tăng trưởng thế giới”, để cân bằng với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trên thực tế, chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực phụ thuộc vào sự năng động riêng của khu vực Trung Đông, cũng như những thất bại về chính trị và kinh tế hoặc những tham vọng của Mỹ. Có ít yếu tố lịch sử chứng tỏ rằng chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế giới Arập bao giờ cũng được chỉ đạo bởi những nguyên tắc về đạo đức. Nhất là về vấn đề Trung Đông, hai đảng chính ở Mỹ đều tỏ ra là có tư tưởng can thiệp, nhưng đảng Dân chủ, ít nhất là trong hai thập niên qua, dường như nghiêng về chủ nghĩa đơn phương hơn trong chính sách đối ngoại cũng như trong chiến tranh. Chính phủ Mỹ dưới thời Bin Clinton (1993 – 2001) đã duy trì một quan hệ căng thẳng đối với Irắc, điều đó đã gây ra điều mà cựu Viện trưởng Viện kiểm soát Mỹ Ramsey Clark đã mô tả là “một nạn diệt chủng”(ở Irắc) do bị tác động mạnh từ chính sách cấm vận của Mỹ. Hai năm sau, George w. Bush đã chọn con đường tiến hành cuộc chiến tranh trực tiếp, hàng trăm nghìn người Irắc vô tội đã chết. Bất chấp những lời nói đầy hiếu chiến của cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney về những ý định làm xáo trộn khu vực Trung Đông để phục vụ những lợi ích của Mỹ nếu ông đắc cử, chỉ có ít người tin vào điều đó. Và cuối cùng, các cử tri Mỹ đã quyết định kéo dài nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama thêm 4 năm nữa để giao phó cho ông số phận của đất nước từ lâu nay đã vượt qua ngưỡng của sự suy thoái kinh tế, còn về đối ngoại, đó là vấn đề Trung Đông bị dang dở qua nhiều đời tổng thống.
Tầm quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không phụ thuộc nhiều vào sức mạnh chính trị hoặc những khả năng của các ứng cử viên chính mà phụ thuộc vào sự chuyển giao lịch sử mà nước Mỹ đang trải qua, không những trong lĩnh vực của một nền kinh tế gặp khó khăn mà cả trong lập trường của nước Mỹ trên thế giới, chủ yếu là về khu vực Trung Đông: thời điểm chuyển giao này trong khu vực – được thể hiện bằng các cuộc cách mạng đang diễn ra, những sự xáo trộn về chính trị và các cuộc nội chiến. Trong khi chính sách đối ngoại của Mỹ dường như quyết tâm xem xét lại các cuộc chiến tranh do những người tân bảo thủ tiến hành thì các sự kiện quan trọng diễn ra trên khấp khu vực Trung Đông đã ảnh hưởng tai hại đến sự rút lui của Mỹ.
Nhìn chung, các nước ở khu vực Trung Đông, dù đã được an ủi với việc ông Obama vẫn ở lại Nhà Trắng, vẫn không trông mong mấy ở những năm tháng sắp tới. Khu vực này dường như biến đổi bởi sự năng động riêng của mình bất chấp những mưu toan can thiệp thường xuyên của Mỹ. Chính sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ và nỗi lo ngại của các cử tri Mỹ về nguy cơ nước Mỹ lại vướng chân vào các cuộc phiêu lưu quân sự mới có thể sẽ tái xác định mối quan hệ của Mỹ tại khu vực Trung Đông./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/12/04/chinh-sach-doi-ngoai-nhiem-ky-hai-cua-tong-thong-obama/#more-84057
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001