04.12.2012
NEW DEHLI — Trong khi Ấn Ðộ quyết tâm bảo
vệ quyền lợi của họ trong vùng Biển Ðông, Trung Quốc đã nhắc lại rằng
họ có chủ quyền không thể tranh cãi tại các hòn đảo và vùng biển xung
quanh. Ấn Ðộ không can dự trực tiếp vào các vụ tranh chấp ở Biển Ðông,
nhưng đã bắt đầu thăm dò dầu khí trong lãnh hải mà Trung Quốc nhận chủ
quyền. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha gửi về bài tường
thuật sau đây.
Việc Ấn Ðộ khẳng định rằng họ sẽ không thoái lui trong việc bảo vệ các quyền lợi kinh tế và hàng hải ở vùng Biển Ðông do Ðô đốc Hải quân D.K. Joshi đưa ra.
Ông Joshi hôm qua tuyên bố, mặc dù không phải là một trong những nước đòi chủ quyền ở vùng Biển Nam Trung Hoa, Ấn Ðộ sẽ bố trí tàu hải quân ở đó nếu xét là cần thiết. Cơ quân dầu khí quốc doanh của Ấn Ðộ, Tổng Công ty Dầu khí Thiên Nhiên ONGC có quyền lợi trong một phần biển mà Việt Nam nói là đặc khu kinh tế của mình.
Ông Joshi nói: “Không phải vì chúng tôi dự kiến sẽ đến vùng nước này một cách rất thường xuyên, nhưng khi cần có ở đó, tỷ như, trong các tình huống có liên quan đến quyền lợi đất nước của chúng tôi, chẳng hạn như ONGC, ONGC Videsh...chúng tôi sẽ phải đến đó và chuẩn bị sẵn sàng. Chúng tôi có những cuộc tập dượt mang tính cách đó hay không. Câu trả lời ngắn gọn là có.”
Ðược hỏi liệu Bắc Kinh sẽ làm gì nếu Hải quân Ấn Ðộ đến bảo vệ các quyền lợi dầu khí của họ ở vùng biển Nam Trung Hoa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi được đối với các hòn đảo trong vùng biển và vùng nước lân cận.
Ông Hồng nói Trung Quốc phản đối việc đơn phương khai thác dầu khí trong vùng Biển Ðông.
Ông hy vọng các nước có liên quan sẽ tôn trọng lập trường và quyền của Trung Quốc.
Khẳng định chủ quyền phần lớn lãnh hải ở Biển Ðông, Trung Quốc đã lâm vào một loạt các vụ tranh chấp với các nưóc Ðông Á như Việt Nam và Philippines. Căng thẳng đã leo thang và tập trung trong vùng biển giàu tài nguyên, và một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về xung đột.
Trước đây, Ấn Ðộ chủ yếu chỉ là một nước bị động quan sát các căng thẳng gia tăng ở Biển Ðông.
Nhưng các nhà phân tích về Ấn Ðộ nói New Delhi đã dính vào vụ tranh chấp qua việc bắt đầu thăm dò một giếng dầu ở Việt Nam. Một chuyên gia phân tích vấn đề sách lược, ông Bhaskar Roy, nói rằng ấn Ðộ muốn nắm lấy sự hiện diện ở Biển Ðông giàu trữ lượng dầu khí.
Bà Roy cho biết: “Ðã có những dấu hiệu, không trực tiếp nhưng gián tiếp, cho thấy phía Trung Quốc muốn đẩy chúng ta ra khỏi đó, Nay chúng ta không thể để cho mọi người nắm lấy mình mà vứt ra ngoài. Công chúng tại Ấn Ðộ có quan tâm đến vấn đề này: chúng ta sẽ đi về đâu, chúng ta có từ bỏ chủ quyền vì áp lực của Trung Quốc hay không. Nó cũng chứng tỏ rằng chúng ta cũng có các khả năng và quyết tâm bảo vệ quyền lợi của chính chúng ta.”
Các giới chức Ấn Ðộ nói vùng Biển Ðông là chủ chốt cho sự an toàn năng lượng của mình. Phân nửa lượng nhập khẩu và xuất khẩu cũng đi qua vùng nước đó và New Delhi nói họ muốn sự an toàn và an ninh cho các tàu bè quốc tế.
Một số chuyên gia phân tích về Ấn Ðộ cho rằng nếu Trung Quốc có quyền hợp tác hàng hải với các lân quốc như Pakistan và Sri Lanka trong vùng Ấn Ðộ Dương, thì Ấn Ðộ cũng có một quyền tương tự trong vùng Biển Ðông.
Việc Ấn Ðộ khẳng định rằng họ sẽ không thoái lui trong việc bảo vệ các quyền lợi kinh tế và hàng hải ở vùng Biển Ðông do Ðô đốc Hải quân D.K. Joshi đưa ra.
Ông Joshi hôm qua tuyên bố, mặc dù không phải là một trong những nước đòi chủ quyền ở vùng Biển Nam Trung Hoa, Ấn Ðộ sẽ bố trí tàu hải quân ở đó nếu xét là cần thiết. Cơ quân dầu khí quốc doanh của Ấn Ðộ, Tổng Công ty Dầu khí Thiên Nhiên ONGC có quyền lợi trong một phần biển mà Việt Nam nói là đặc khu kinh tế của mình.
Ông Joshi nói: “Không phải vì chúng tôi dự kiến sẽ đến vùng nước này một cách rất thường xuyên, nhưng khi cần có ở đó, tỷ như, trong các tình huống có liên quan đến quyền lợi đất nước của chúng tôi, chẳng hạn như ONGC, ONGC Videsh...chúng tôi sẽ phải đến đó và chuẩn bị sẵn sàng. Chúng tôi có những cuộc tập dượt mang tính cách đó hay không. Câu trả lời ngắn gọn là có.”
Ðược hỏi liệu Bắc Kinh sẽ làm gì nếu Hải quân Ấn Ðộ đến bảo vệ các quyền lợi dầu khí của họ ở vùng biển Nam Trung Hoa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi được đối với các hòn đảo trong vùng biển và vùng nước lân cận.
Ông Hồng nói Trung Quốc phản đối việc đơn phương khai thác dầu khí trong vùng Biển Ðông.
Ông hy vọng các nước có liên quan sẽ tôn trọng lập trường và quyền của Trung Quốc.
Khẳng định chủ quyền phần lớn lãnh hải ở Biển Ðông, Trung Quốc đã lâm vào một loạt các vụ tranh chấp với các nưóc Ðông Á như Việt Nam và Philippines. Căng thẳng đã leo thang và tập trung trong vùng biển giàu tài nguyên, và một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về xung đột.
Trước đây, Ấn Ðộ chủ yếu chỉ là một nước bị động quan sát các căng thẳng gia tăng ở Biển Ðông.
Nhưng các nhà phân tích về Ấn Ðộ nói New Delhi đã dính vào vụ tranh chấp qua việc bắt đầu thăm dò một giếng dầu ở Việt Nam. Một chuyên gia phân tích vấn đề sách lược, ông Bhaskar Roy, nói rằng ấn Ðộ muốn nắm lấy sự hiện diện ở Biển Ðông giàu trữ lượng dầu khí.
Bà Roy cho biết: “Ðã có những dấu hiệu, không trực tiếp nhưng gián tiếp, cho thấy phía Trung Quốc muốn đẩy chúng ta ra khỏi đó, Nay chúng ta không thể để cho mọi người nắm lấy mình mà vứt ra ngoài. Công chúng tại Ấn Ðộ có quan tâm đến vấn đề này: chúng ta sẽ đi về đâu, chúng ta có từ bỏ chủ quyền vì áp lực của Trung Quốc hay không. Nó cũng chứng tỏ rằng chúng ta cũng có các khả năng và quyết tâm bảo vệ quyền lợi của chính chúng ta.”
Các giới chức Ấn Ðộ nói vùng Biển Ðông là chủ chốt cho sự an toàn năng lượng của mình. Phân nửa lượng nhập khẩu và xuất khẩu cũng đi qua vùng nước đó và New Delhi nói họ muốn sự an toàn và an ninh cho các tàu bè quốc tế.
Một số chuyên gia phân tích về Ấn Ðộ cho rằng nếu Trung Quốc có quyền hợp tác hàng hải với các lân quốc như Pakistan và Sri Lanka trong vùng Ấn Ðộ Dương, thì Ấn Ðộ cũng có một quyền tương tự trong vùng Biển Ðông.
nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/an-do-quyet-tam-bao-ve-quyen-loi-o-bien-dong/1558096.html
======================================================================
Hải quân Ấn Độ sẵn sàng bảo vệ tập đoàn ONGC tham gia thăm dò dầu khí ở Biển Đông
Anh Vũ (RFI) - Ngày 03/12/2012, chỉ huy hải quân Ấn Độ nhận định, việc gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc chính là một mối « lo ngại chủ yếu », đồng thời, ông cam kết bảo đảm cho tập đoàn năng lượng Nhà nước Ấn Độ ONGC có thể tham gia thăm dò đầu khí tại Biển Đông.
Hải quân Ấn Độ sẵn sàng bảo vệ tập đoàn ONGC tham gia thăm dò dầu khí ở Biển Đông
Anh Vũ (RFI) - Ngày 03/12/2012, chỉ huy hải quân Ấn Độ nhận định, việc gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc chính là một mối « lo ngại chủ yếu », đồng thời, ông cam kết bảo đảm cho tập đoàn năng lượng Nhà nước Ấn Độ ONGC có thể tham gia thăm dò đầu khí tại Biển Đông.
Phát biểu trước các nhà báo tại thủ đô New Delhi, Đô đốc hải quân Ấn Độ
D.K Joshi đánh giá, hải quân Trung Quốc đang có quá trình « hiện đại hóa
thực sự kinh ngạc ». Thông tấn xã Ấn Độ TPI dẫn lại nhận định của ông
Joshi rằng việc phát triển sức mạnh hải quân của Trung Quốc « là một căn
nguyên lo ngại lớn cho chúng ta và chúng ta phải thường xuyên đánh giá
để soạn ra những đối sách và chiến lược ».
Những đòi hỏi chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh hầu như khắp vùng Biển
Đông đã khiến Trung Quốc thường xuyên rơi vào những tranh chấp về lãnh
thổ với các nước trong vùng, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Tháng
10 năm ngoái, Ấn Độ đã ký thỏa thuận với Việt Nam vào thăm dò khai thác
dầu khí trong vùng biển của Việt Nam.
Tàu đổ bộ INS Airavat của hải quân Ấn Độ. DR
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tìm cách ngăn cản, yêu cầu New Delhi « tôn trọng
sự ổn định hòa bình của khu vực » và không tham gia các dự án khai dầu
với Việt Nam trên vùng Biển Đông. Đô đốc Joshi tuyên bố, hải quân Ấn Độ
sẵn sàng hỗ trợ tập đoàn ONGC để có thể tham gia vào dự án thăm dò dầu
khí với Việt Nam như đã thỏa thuận.
Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước lớn kình địch nhau ở châu Á, vẫn tồn tại
những bất đồng về lãnh thổ biên giới kéo dài và đã từng xảy ra xung đột
trong quá khứ. Giờ đây, New Delhi lo ngại Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng
trong vùng Ấn Độ Dương. Trung Quốc đang săn đón, tìm cách nhảy vào nhiều
dự án đầu tư lớn về hạ tầng cơ sở trong khu vực này như xây dựng cảng ở
Sri lanka, Bangladesh và Miến Điện.
Trong một báo cáo hàng năm tại Quốc hội về vấn đề quốc phòng của Trung
Quốc, bộ Quốc phòng Hoa Kỳ khẳng định, Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì
phát triển tiềm lực quân sự đều đặn, chủ yếu trong các lĩnh vực tìm kiếm
công nghệ mới của phương Tây, gián điệp mạng và phát triển các loại tên
lửa có khả năng ngăn chặn xâm nhập vùng bờ biển. Theo con số chính
thức, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2012 là 106 tỷ đô la
Mỹ.
Anh Vũ
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121203-hai-quan-an-do-san-sang-bao-ve-tap-doan-ongc-tham-gia-tham-do-dau-khi-o-bien-dong
Anh Vũ
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121203-hai-quan-an-do-san-sang-bao-ve-tap-doan-ongc-tham-gia-tham-do-dau-khi-o-bien-dong
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/hai-quan-o-san-sang-bao-ve-tap-oan-ongc.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận
xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001