Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

‘Chạy biên chế Hà Nội không dưới 100 triệu đồng’ 


|
Sáng 7/12, bàn về Nghị quyết phân bổ biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2013, Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực cho rằng thời gian qua, việc tuyển chọn cán bộ có chất lượng hơn, song mục tiêu giảm biên chế chưa thực hiện được. Bộ máy không được tinh giản mà năm sau cao hơn năm trước.
“Cơ quan tôi có khoảng 30% cán bộ làm việc tốt, 35% làm việc khá và trung bình, còn lại là giao việc không yên tâm. Điều này cho thấy khoảng 40% cán bộ đang hưởng lương Nhà nước không đáp ứng được công việc, nhưng không thể cho nghỉ vì động chạm đến quyền lợi của một bộ phận cán bộ. Cần bàn đến quyết đáp biên chế thế nào khi công chức thực thi công vụ thấp“, ông Dực bày tỏ.
Lãnh đạo Ban kiểm tra Thành ủy cũng chỉ ra nhiều bất hợp lý trong biên chế công chức, như UBND quận Long Biên có 230 biên chế thì thanh tra chiếm 70. Tương tự, huyện Sóc Sơn có 274 biên chế thì có tới 121 thanh tra xây dựng.
Theo ông Dực, thí điểm thành lập thanh tra xây dựng để quản lý trật tự xây dựng trong bối cảnh đang đô thị hóa nhanh, nhưng thành phố vẫn có nhiều công trình xây dựng sai phép. “Thanh tra xây dựng chiếm một nửa hay 1/3 biên chế. Thực sự tôi băn khoăn, cần suy nghĩ vấn đề này để thấy chúng ta bố trí đã hợp lý chưa?, ông Dực nói thêm.
Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội còn nhận xét, chất lượng thi công chức có nhiều vấn đề, bài thi của một số công chức không sai so với đáp án một dấu phẩy.
Tôi từng chấm thi và phát hiện 2 giáo viên tự ý lấy bài của thí sinh để chấm. Tôi yêu cầu Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong phải kiểm điểm giáo viên này. Ví dụ này cho thấy chất lượng tuyển công chức của chúng ta không ổn tý nào. Thời gian qua một số quận huyện tổ chức thi biên chế tốt, song một số nơi chạy chọt để vào, có nơi người xin vào biên chế chi không dưới 100 triệu đồng”, ông Dực bày tỏ.
Cũng theo ông Trưởng ban Kiểm tra, nhiều người nói chi dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ. “Tôi xin mách với lãnh đạo quận huyện là Trưởng phòng Nội vụ quận huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền ‘chạy’ của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại”, ông này nói thêm.
Trong khi đó, theo Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng, chất lượng cán bộ yếu kém là tồn tại lịch sử, việc nhận cán bộ vào làm việc đã được phân cấp cho quận, huyện, sở, ngành khác. Để có lực lượng cán bộ kế cận, Giám đốc Sở Nội vụ cho rằng thành phố cần tuyển sinh viên tốt nghiệp chính quy loại khá, đưa xuống làm việc tại cơ sở trong 24 tháng và làm việc thực tiễn 5 năm rồi sẽ cho thay thế số cán bộ chủ chốt nghỉ hưu. Còn việc thi tuyển công chức vẫn phải theo quy định chung nên không thể thay đổi được.

Các cơ quan hành chính sẽ được lắp đặt camera, tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân.
Các cơ quan hành chính sẽ được lắp đặt camera nhằm nâng cao chất lượng làm việc, đánh giá công chức, cùng với xây dựng chế tài đi kèm thủ tục hành chính, ai không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xử lý. Bên cạnh đó, người dân sẽ đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm bộ phận đó có hoàn thành nhiệm vụ hay không.
Bàn về nội dung này, Phó chủ tịch HĐND Hà Nội Lê Văn Hoạt cho rằng, do lịch sử để lại mà Hà Nội đang tồn tại lực lượng cán bộ không đảm nhiệm nhiệm vụ. Thành phố phải chỉnh sửa, nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có.
Các đại biểu HĐND Hà Nội đồng thuận thông qua Nghị quyết biên chế hành chính với 73% số phiếu tán thành.
Theo đánh giá của UBND thành phố, công tác thi tuyển công chức được thông tin rộng rãi, công khai. Toàn bộ quá trình tổ chức thi đều được Ban Giám sát thực hiện độc lập, đúng quy định. Năm 2012, đã tuyển dụng được 743 công chức hành chính cho các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã (đạt 86%). Trong đó, khối sự nghiệp đã tuyển được 13.110 viên chức (565 người làm việc tại các sở, ban, ngành; 817 giáo viên khối THPT thuộc Sở GD&ĐT; 6.528 viên chức giáo dục làm tại 29 quận, huyện, thị xã, gồm cả 5.200 giáo viên mầm non).
Dự kiến năm 2013 Hà Nội sẽ tuyển dụng 10.938 biên chế hành chính, 143.000 biên chế sự nghiệp (trong đó có 500 biên chế dự phòng).
Theo VnExpress
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/70005
======================================================================
MUA CHỨC BẰNG 'LƯỠI BÒ' - KỶ LỤC MỚI CỦA ĐỒNG CHÍ X!

Quanlambao


Vualambao - Việc chạy chức, chạy quyền ở Việt Nam chẳng còn gì là điều lạ lẫm, nó đã trở thành  lẽ đương nhiên trong khoảng 10 năm trở lại đây và mỗi năm nó cũng 'tăng giá' theo lạm phát!
Vào thập niên đầu những năm 2000, dân 'thính chuyện' Hà Nội đồn rằng Vũ Huy Hoàng - Nay là Bộ Trưởng Bộ Công Thương để chạy được cái ghế Thứ Trưởng ông ta đã chi 500.000 đô la Mỹ! Thời đó nghe chính từ miệng vợ ông nói ra đã thấy kinh khủng, nhưng đến thời Đinh La Thăng thì thật sự là 'phá giá'! Công khai giao chỉ tiêu cho tất cả các Tổng giám đốc các công ty con trong Tập đoàn Dầu Khí mỗi nơi góp 1.000.000 đô la để ông ta chạy ghế Bộ Trưởng với lời hứa: "Nếu lên được sẽ trả nợ"!

Rồi cũng từ chỗ thân tín của Đinh La Thăng - Nguyễn Như Phong và cánh báo Tiền Phong đã bật mí ra: "Đinh La Thăng đã phải chi 21 triệu đô la để cho ông anh bà con Đinh Thế Huynh vào được BCT". Đó là tổng số chi được tổng kết sau chiến thắng! Nhiều người tò mò muốn biết ai được hưởng số tiền này và có thật là phải chi hết bằng này hay mỗi nơi lại bị xà xẻo 'ông thầy ăn một, bà cốt ăn hai'?

Còn Bình ruồi, có được cái ghế Thống đốc thì bố già Kiên, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang cùng đám bố già Nga cánh hẩu người góp công, người góp của. Con số bao nhiêu không rõ, chỉ biết cô vợ trẻ của Bình ruồi tiếc của đã suýt xoa "Tốn cả mấy triệu" mà chỉ có hai chỗ: Đồng chí X và Nguyễn Văn Hưởng! Cô này tiếc đứt ruột vì nghĩ lại cái ngày phải 'lăn qua, lăn lại' giữa Bắc Hà và cuối cùng được 'gả' cho Bình Ruồi nằm mơ cũng không thấy số tiền đó!
Con số chính xác của việc chạy chức chạy quyền bao nhiêu thì không ai dám đoan chắc, nhưng một điều toàn dân thiên hạ khẳng định: Không mua thì không bao giờ được chức! "Đống đô la Mỹ cao, thấp' tỷ lệ thuận với cái chức được mua bán. Đến anh công an 'đứng đường' canh giao thông còn phải mua cả tỷ đồng tùy vào được đứng ở chỗ 'ngon' hay kém hơn... 

Chính vì vậy, khi các quan chức đã yên vị thì bắt đầu thu tô để bù đắp lợi 'số vốn' đã đổ ra cùng đầy đủ lời lãi như kiểu cho vay nặng lãi chợ đen để còn chuẩn bị mua chức to hơn chứ!

Cái vòng xoáy đó đã trở thành 'Văn hóa' trong Quan Trường ở Việt Nam và ngày càng 'tăng tiến' đồng hành với sự tụt hạng của Việt Nam về dân chủ và tham nhũng và đó cũng là lý do tại sao Hội Nghị Trung Ương 6 "Quyết định không kỷ luật" cái đồng chí X vì lẽ đơn giản 120 tên "có thẻ đi tàu suốt" đã được thầy trò Nguyễn Văn Hưởng - Nguyễn Văn Bình với nguồn lực tiền tấn từ Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Lê Hùng Dũng, Phạm Hữu Phú -  trả công hậu hĩnh để mua cái "Quyết định không kỷ luật" và 'cho đồng chí X tiếp tục tại vị chức Thủ Tướng để khắc phục hậu quả!

Song nếu ai đó tưởng rằng nhờ hàng trăm triệu đô la mà đám Hồ Hùng Anh - Nguyễn Đăng Quang đổ ra với hứa hẹn sẽ được mua Gtel và cho sáp nhập vào Mobifone kiếm bạc tỷ đô la mà đồng chí X thoát tội thì quả vẫn còn chưa đầy đủ bức tranh chạy cái chức Thủ Tướng Việt Nam! Có lẽ rất nhiều người hỏi: Không hiểu làm sao mà đồng chí X thoát nạn một cách ngoạn mục khiến cả Tổng Bí Thư và Chủ tịch nước mếu máo bày tỏ sự bất lực trước bá quan đồng bào cả nước?

Dùng tiền mua chức là điều chẳng còn ai xa lạ, nhưng dùng Chủ quyền đất nước và bán nền dân chủ của nhân dân để giữ được ghế thì lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, thầy trò Đồng chí X và Nguyễn Văn Hưởng đã làm vào ngày 20/9/2012- Tiền lệ này đã được thiết lập và Lịch sử Việt Nam kể từ đây sẽ bổ sung câu thành ngữ "Cõng rắn cắn gà nhà" chỉ Nguyễn Ánh thì thêm câu "Cống nạp Lưỡi bò và cắt lưỡi dân Việt " để chỉ Thái Thú X!

Trần Hoàng Quân
“Chạy” làm công chức thủ đô không dưới 100 triệu đồng
TTO - Ông Trần Trọng Dực - chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, đại biểu HĐND TP Hà Nội - khẳng định chắc nịch như vậy tại phiên thảo luận sáng nay 7-12 của HĐND TP về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp TP 2013.

Đại biểu Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội: Đầu mối chạy vào công chức các quận, huyện chính là trưởng phòng nội vụ của các quận huyện. Số tiền chạy vào không dưới 100 triệu đồng một suất - Ảnh: Xuân Long

Ông Trần Trọng Dực thẳng thắn: “Việc thi tuyển công chức của TP Hà Nội hiện nay không ổn một chút nào. Việc phân cấp cho quận, huyện tổ chức thi tuyển công chức khối quận, huyện là đúng rồi. Nhưng việc quản thi tuyển công chức ở quận, huyện ra sao cũng là một vấn đề. Thời gian vừa qua một số quận, huyện tổ chức thi công chức rất tốt, nhưng cũng có một số đơn vị thi công chức là việc "chạy" để được thi, "chạy" để được đỗ".

"Thưa các đồng chí, bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn "chạy" vào đâu? Đó là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận huyện. Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận huyện là trưởng phòng nội vụ các quận huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền "chạy" của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng cho TP chúng ta, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại”, ông chỉ rõ.

Đại biểu Trần Trọng Dực cũng cho rằng thực trạng này phải được bàn sâu, bàn kỹ. Chủ trương luôn khẳng định cần giảm biên chế, tinh giản bộ máy, nhưng thực tế thì các bộ máy không được tinh gọn, biên chế, cứ năm sau cao hơn năm trước.

“Vấn đề ở đây là do trình độ quản lý hay do năng lực làm việc của cán bộ? Tôi nghĩ cần thiết phải đánh giá chất lượng cán bộ”, ông Dực nhấn mạnh.

XUÂN LONG
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001