Tháng 12 17, 2012
Đinh Từ Thức
Cuốn sách đồ sộ cả về hình thức lẫn nội dung và giá trị của nhà báo Huy Đức, Bên thắng cuộc, vừa
mới ra mắt đã gây được tiếng vang sôi nổi. Đã có nhiều người từ trong
đến ngoài nước lên tiếng khen ngợi. Ở đây, tôi không muốn góp thêm tiếng
nói của người điểm sách, vì nhiều người đã làm, và chắc chắn nhiều
người khác sẽ làm. Tôi chỉ muốn nói về vấn đề tác quyền.
Tìm trên Amazon, tôi đã được đọc miễn phí phần đầu dài trọn hai chương, hơn một trăm trang, đủ để thẩm định Bên thắng cuộc là
một tác phẩm giá trị, và quyết định sẽ mua cho mình hai cuốn, một cuốn
dạng điện tử để tiện đọc khi ra khỏi nhà, và một cuốn theo dạng sách in
để giữ làm tài liệu. Nhưng chưa kịp mua, đã nhận được qua internet dạng
pdf cả cuốn sách gồm 659 trang.
Bỗng nhiên vớ được cái mình đang mong
ước, miễn phí, như một món quà từ trời rơi xuống, thay vì vui mừng, tôi
sững sờ lo sợ. Nếu công sức đáng trân trọng của một tác giả hiếm có bị
thiên hạ tốt bụng vung vãi như của chùa khắp thế giới, bản quyền trí tuệ
của tác giả sẽ ra sao? Nhất là chuyện này xảy ra vào dịp Ngày Quốc tế
Nhân quyền, kỷ niệm năm thứ 64 ngày LHQ công bố bản Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền. Trong các nhân quyền cần được tôn trong và bảo vệ, phải kể
tới bản quyền trí tuệ.
Đầu sách có ghi rõ về tác quyền, bằng cả hai thứ tiếng Anh và Việt, nguyên văn như sau:
All rights reserved. Without limiting the rights under copyright reserved above, no part of this publication may be reproduced, stored in or introduced into a retrieval system, or transmitted, in any form, or by any means (electronic, mechanical, photocopying, recording, or otherwise) without the prior written permission of both the copyright owner and the above publisher of this book.
Bảo lưu toàn bản quyền. Không in lại, sao chép, tái bản, phân phát, một phần hay toàn bộ cuốn sách, dưới dạng điện tử hay giấy, khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả và nhà xuất bản.
Smashwords Edition License Notes
This ebook is licensed for your personal use only. This ebook may not be re-sold or given away to other people. If you would like to share this book with another person, please purchase an additional copy for each person you share it with. If you are reading this book and did not purchase it, or it was not purchased for your use only, then you should return to Smashwords.com and purchase your own copy. Thank you for respecting the author’s work.
Chỉ được phép sử dụng sách điện tử này cho mục đích cá nhân. Không được bán lại hay chuyển cho người khác. Nếu bạn đọc muốn chia sẻ cuốn sách này cho người khác, xin mua thêm một ấn bản cho từng người bạn muốn chia sẻ với. Nếu bạn đọc cuốn sách này và không mua nó, hoặc không mua cho riêng bạn, thì bạn nên trở lại Smashwords để mua ấn bản của mình. Chân thành cám ơn bạn đọc đã tôn trọng quyền sở hữu bản quyền của tác giả.
Tác giả Huy Đức đã kể về bên thắng cuộc.
Nhân tiện, tôi xin kể một chuyện, chỉ một chuyện nhỏ thôi, về bên thua
cuộc. Vào đầu thập niên 70, trước biến cố 30 tháng 4, 1975, tại Sài Gòn
có nạn thuê báo. Những nhà cho thuê sách đã có từ trước, nhưng nạn thuê
báo là “sáng kiến mới” xuất hiện vào thời gian này, và phổ biến rất mau.
Hồi ấy, giá mua một tờ nhật báo là 2 đồng. Nhưng thay vì mua một tờ,
người đọc có thể bỏ ra, cũng chỉ 2 đồng, đề đọc tất cả hơn 20 tờ báo, và
cuối ngày trả lại báo đọc rồi cho người bán báo, để nhà phát hành sau
đó trả lại cho nhà báo, coi như báo ế, không bán được. Hậu quả của nạn
thuê báo như thế nào, ai cũng có thể biết.
Đất nước thịnh hay suy, thường phát tiết
qua lối suy nghĩ và cách hành xử của người dân. Hồi ấy, trước nạn thuê
báo, nhà phát hành vẫn yêu cầu in thêm báo, nhưng càng in nhiều, báo trả
lại càng nhiều. Ngán ngẩm quá, có lần tôi đã ca cẩm với bằng hữu: “Cứ
kiểu này, chắc mình thua quá!”. Và chẳng bao lâu, ông Huy Đức đã có chất
liệu để viết về “bên thắng cuộc”.
Vậy, xin tất cả quý vị, những ai đang
muốn mình sẽ là kể thắng cuộc, hay ở bên thắng cuộc, đừng đi vào vết xe
cũ của bên thua cuộc. Muốn tranh đấu và bảo vệ nhân quyền, đừng quên bảo
vệ tác quyền của người viết, và quan trọng hơn cả, hãy cư xử sòng
phẳng, như người văn minh.
© 2012 Đinh Từ Thức & pro&contra
nguồn:http://www.procontra.asia/
======================================================================
Đọc trên amazon:
http://www.amazon.com/B%C3%AAn-Th-Cu-ph%C3%B3ng-ebook/dp/B00AKAQUJA
======================================================================
Hãy giúp chúng tôi tiếp tục làm người đọc văn minh
Tháng 12 18, 2012
Phùng Nguyễn
Trước hết, xin cám ơn tác giả Huy Đức đã cho phát hành tác phẩm Bên thắng cuộc trong dạng ebook trên các kênh phát hành ebook quốc tế Amazon Kindle và Smashwords. Đây là một lựa chọn sáng suốt và can đảm, và riêng với cá nhân tôi, chính là điều tôi luôn mong mỏi các tác giả trong nước thực hiện. Trong tiểu luận “Cách mạng ebook” đăng trên tạp chí Da Màu tháng 4/2011, tôi đã thảo luận khá chi tiết về những khả năng và hiệu ứng tích cực của ebook cho tác giả và bạn đọc Việt Nam ở hải ngoại và trong nước. Xin trích dẫn một đoạn ngắn dưới đây:
Kế đến, xin chúc mừng. Vào lúc những dòng chữ này được viết/gõ xuống, Bên thắng cuộc được xếp hàng đầu trong thể loại Lịch sử Đông Nam Á trên Amazon và đứng hàng thứ 607 trong mục sách bán chạy nhất của tủ sách đồ sộ Kindle ebook. Đây là một thành quả không nhỏ cho một tác phẩm Việt ngữ. Có một số lý do cho sự thành công của Bên thắng cuộc, nhưng để phân tích cặn kẽ sẽ cần đến một bài viết khác. Bài viết ngắn này dành cho một số vấn đề liên quan đến việc bảo vệ tác quyền của cuốn ebook Bên thắng cuộc.
*
Xin nói ngay là tôi hoàn toàn ủng hộ bài viết của nhà báo Đinh Từ Thức cổ xúy cho việc bảo vệ tác quyền cuốn Bên thắng cuộc của Osin Huy Đức (hoặc bất cứ tác phẩm nào khác của bất cứ ai khác). Việc [một ai đó] bỏ công chuyển ebook Bên thắng cuộc từ dạng MOBI (Amazon Kindle) hoặc EPUB qua dạng PDF và phát tán lung tung như vậy là một hành động thiếu suy xét, xâm phạm trầm trọng bản quyền của tác giả. Thật ra, vấn đề xâm phạm bản quyền cuốn sách này, bắt đầu với Thông tấn xã Vàng Anh, đã được nêu ra trên mạng xã hội Facebook chỉ vài ngày sau khi Bên thắng cuộc trong dạng ebook được tung ra trên các kênh phát hành Amazon và Smashwords. Những tranh luận sôi nổi nhất xảy ra trên trang Facebook của Mẹ Nấm Gấu.
Trong khi việc bỏ ra khoảng 10 đô la Mỹ để mua cuốn sách này trên các kênh phát hành ebook Amazon hoặc Smashwords là điều không mấy khó khăn cho bạn đọc ở hải ngoại, vấn đề không dễ dàng hoặc đơn giản cho đa số bạn đọc trong nước. Trước hết, bạn đọc/khách hàng cần thiết phải lập tài khoản (miễn phí) và cần có thẻ tín dụng hoặc trương mục PayPal để mua sách trên các kênh phát hành này. Vấn đề là không phải ai trong nước cũng có thẻ tín dụng. Tôi cho rằng những người thuộc nhóm này rất ít. Như vậy, cơ hội để thưởng thức Bên thắng cuộc đối với nhóm còn lại, gồm tuyệt đại đa số bạn đọc trong nước, sẽ vô cùng giới hạn. Thử điểm qua một số tùy chọn (options) mà nhóm bạn đọc này có trong tầm tay để tiếp tục là một độc giả hợp pháp và văn minh.
*
Tôi không biết thành phần độc giả chính yếu mà tác giả Bên thắng cuộc nhắm vào là ai. Nếu là độc giả hải ngoại thì Huy Đức hoàn toàn thành công, đặc biệt về mặt số lượng sách bán được. Tôi hy vọng không phải [chỉ] là độc giả hải ngoại mà chính là cái khối lượng lớn lao những người đọc trong nước mới là mục tiêu chính của Bên thắng cuộc. Theo tôi, đây là thành phần nên đọc cuốn sách này nhiều hơn ai hết. Trong phần dẫn nhập của sách, Huy Đức đã viết:
Để đa số độc giả trong nước có thể đọc được ngay Bên thắng cuộc một cách… văn minh, cần đến sự hy sinh của tác giả Huy Đức. Hệ thống Smashwords cho phép các tác giả phát hành coupon để giảm giá hoặc tặng sách miễn phí cho những người hội đủ điều kiện. Đây là hình thức mà mạng Kệ Sách Ebook đã áp dụng từ lâu để nâng số lượng ebook phát tán cho độc giả trong nước (và sau này cho cả hải ngoại). Tác giả Huy Đức và bạn đọc có thể xem danh sách tác giả & tác phẩm nằm trong chương trình ebook miễn phí để biết hệ thống coupon của Smashword vận hành như thế nào. Áp dụng vào cuốn Bên thắng cuộc, tôi đề nghị việc phân phối coupon cho bạn đọc trong nước do tác giả quyết định, và quý độc giả may mắn nhận được coupon này cần phải nghiêm chỉnh tuân thủ các yêu cầu do tác giả đưa ra kèm với việc nhận ebook miễn phí. Một vài điều kiện đơn giản dưới đây tôi cho là cần thiết để bảo vệ tác quyền và giữ gìn sự hợp pháp của các bạn đọc may mắn này:
Trong mọi trường hợp, mong tất cả chúng ta, trong cũng như ngoài nước, luôn cố gắng để xứng đáng là một người đọc văn minh.
© 2012 Phùng Nguyễn & pro&contra
nguồn:http://www.procontra.asia/?p=1323
=====================================================================
Liệu phiên bản Kindle có bắn quá tầm chăng?
Tháng 12 19, 2012
Trần Ngọc Cư
Nhờ đọc bài “Hãy giúp chúng tôi tiếp tục làm người đọc văn minh” của tác giả Phùng Nguyễn, tôi mới nảy ra cái ý mua tặng cho hai đứa cháu (không đọc được tiếng Việt) mỗi đứa một cái Kindle làm quà Giáng Sinh, gọi là để khuyến khích tụi nó đọc sách nhiều hơn và giảm bớt thì giờ ngồi trước TV.
Tôi cũng được biết hiện nay trong xã hội tôi đang sống, tại Mỹ, số lượng sách được bán trong phiên bản ebook đang bắt đầu khuynh loát số lượng sách giấy. Nhưng đấy là sách tiếng Anh, còn sách tiếng Việt trong dạng ebook thì vẫn còn rất hiếm, hình như cuốn Bên thắng cuộc là trường hợp đầu tiên Vì thế, sự kiện tác phẩm này của Huy Đức xuất hiện trong phiên bản Kindle của Amazon là một bước đột phát trong nỗ lực phổ biến tư duy, chống lại một chế độ kiểm duyệt bưng bít, là điều rất đáng hoan nghênh. Và lời kêu gọi “làm người đọc văn minh” của Phùng Nguyễn hoàn hoàn đáng được hưởng ứng.
Cách hưởng ứng đầu tiên của tôi là sẽ xóa bản PDF mà một người bạn đã gửi đến qua email, nhưng tôi chưa hề đọc. Tôi chưa đọc, phải thú nhận, là vì tôi còn nhiều ưu tiên cao hơn chứ không phải vì ý thức rằng mình phải làm một độc giả văn minh, biết tôn trọng bản quyền. Nhưng từ nay thì khác, tôi sẽ cố gắng hết sức mình để làm một người văn minh.
Thú nhận tiếp theo của tôi là đến giờ này, tôi vẫn chưa sắm cho mình một cái Kindle, sự thể cũng chỉ vì các đầu sách tiếng Việt xuất hiện trên Amazon là cực hiếm. Đấy là tôi nói theo quan điểm của một người không chuyên đọc sách tiếng Anh như các trí thức hàn lâm và giới trẻ Việt Nam tại Mỹ. Vì vậy, sắm một cái Kindle để đọc vài ba cuốn sách tiếng Việt tèo nghèo trên Amazon vào lúc này quả là xa xỉ, sắm cái cày trước con trâu. Nhất là đối với những người lớn tuổi, mù điện toán, mua một cái Kindle về để trăn trở cách sử dụng có thể làm cho mình giảm thọ.
Nhưng mặt khác, tôi thấy mình không cô đơn, vì xách điện thoại hỏi quanh, tôi được biết đám bạn bè xấp xỉ 70 như tôi, thuộc thế hệ người Việt ở nước ngoài còn nhiệt tình nhất đối với cố quốc, không một ông nào có lấy một cái Kindle. Vì thế, song song với ebook nếu tác giả Huy Đức cho phát hành thêm sách giấy, có lẽ là kinh tế hơn và tạo điều kiện tiếp cận cho độc giả nhiều hơn. Trong thương trường, việc sản xuất một món hàng quá hiện đại vào thời điểm chưa tạo được thị trường thường được ví như là quả đạn pháo bắn quá tầm (overshoot). Đó là điều thoạt đầu tôi hơi lo ngại cho phiên bản Kindle của Bên thắng cuộc, nhưng sau khi đọc bài viết của Phùng Nguyễn, tôi trở nên lạc quan hơn – chắc cũng nhờ độc giả trí thức Việt Nam ở nước ngoài khá đông đảo.
Riêng đối với độc giả Việt Nam muốn tìm hiểu tình hình đất nước ở đằng sau bức tường lửa hay đối với các blog có thiện chí chia sẻ những thông tin cấm kỵ, việc phổ biến rộng rãi những tư liệu lề dân, lề trái có đáng bị rủa xả nặng lời hay không? Việc tác giả Huy Đức cho phát hành sách trên Amazon mà không phổ biến trên Internet chứng tỏ rằng ông nhắm vào mục đích thương mại là chính và ông có quyền khởi kiện (nếu điều kiện cho phép) những trang mạng đăng tác phẩm của ông mà không xin phép. Và việc mở đọc những bản PDF như tôi vừa nhận được là thiếu văn minh. Vả lại, trong cuộc đấu tranh vì tự do thông tin, chống độc tài toàn trị, chúng ta không có gì bức bách đến nỗi phải “có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng gậy gộc” (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xưa). Riêng tôi thì tôi có thể nhịn đọc cuốn Bên thắng cuộc.
© 2012 Trần Ngọc Cư & pro&contra
nguồn:http://www.procontra.asia/?p=1332
=====================================================================
Đọc trên amazon:
http://www.amazon.com/B%C3%AAn-Th-Cu-ph%C3%B3ng-ebook/dp/B00AKAQUJA
======================================================================
Hãy giúp chúng tôi tiếp tục làm người đọc văn minh
Tháng 12 18, 2012
Phùng Nguyễn
Trước hết, xin cám ơn tác giả Huy Đức đã cho phát hành tác phẩm Bên thắng cuộc trong dạng ebook trên các kênh phát hành ebook quốc tế Amazon Kindle và Smashwords. Đây là một lựa chọn sáng suốt và can đảm, và riêng với cá nhân tôi, chính là điều tôi luôn mong mỏi các tác giả trong nước thực hiện. Trong tiểu luận “Cách mạng ebook” đăng trên tạp chí Da Màu tháng 4/2011, tôi đã thảo luận khá chi tiết về những khả năng và hiệu ứng tích cực của ebook cho tác giả và bạn đọc Việt Nam ở hải ngoại và trong nước. Xin trích dẫn một đoạn ngắn dưới đây:
Với ebook, tác
giả có thể mang sách của mình đến tận tay bạn đọc trong nước mà không
phải thỏa hiệp với hệ thống kiểm duyệt của nhà cầm quyền. Ebook đưa nhận
định “Internet là con đường giao lưu hữu hiệu nhất giữa trong và ngoài
nước” của Nguyễn Hưng Quốc từ lý thuyết vào thực tế, và giúp chấm dứt
những tranh luận vô bổ nhắm vào phẩm cách tác giả như đã xảy ra trong vụ
Thơ đến từ đâu. Không những thế, ebook còn có khả năng sửa sai
các tác phẩm đã bị làm thành dị dạng bởi lưỡi kéo kiểm duyệt trước đây
bằng cách cho ấn hành nguyên bản trong dạng ebook, cho phép bạn đọc có
cơ hội so sánh và tự rút ra những kết luận về tác hại của kiểm duyệt lên
đời sống văn hóa của chính họ và của đất nước. Và khả năng này không
chỉ áp dụng riêng cho tác giả ở hải ngoại mà cả tác giả trong nước nữa.
Một điều quan trọng mà tác giả trong nước cần lưu ý là vấn đề tác quyền.
Trong mọi trường hợp, chỉ nên hợp đồng bản quyền sách in khi xuất bản
và giữ lại cho mình tác quyền trọn vẹn ở các định dạng khác, kể cả và
nhất là ebook. Như vậy, tác giả có thể chọn xuất bản cùng một cuốn sách
trong dạng ebook không cắt xén, không “biên tập” chừng nào tác giả chấp
nhận chịu trách nhiệm về những điều mình viết xuống (kể cả việc bị công
an văn hóa sách nhiễu).
Tác giả Huy Đức đã làm hơn thế. Anh chọn
phát hành sách của mình trước tiên trong dạng ebook và trên các kênh
phát hành sách điện tử quốc tế, dứt khoát quay lưng lại với hệ thống
kiểm duyệt rối rắm của chính quyền trong nước. Trên thực tế, anh mở đầu
một điều mà tôi hy vọng sẽ nhanh chóng trở thành phổ quát trong giới
viết lách trong nước. Xin một lần nữa cám ơn anh.Kế đến, xin chúc mừng. Vào lúc những dòng chữ này được viết/gõ xuống, Bên thắng cuộc được xếp hàng đầu trong thể loại Lịch sử Đông Nam Á trên Amazon và đứng hàng thứ 607 trong mục sách bán chạy nhất của tủ sách đồ sộ Kindle ebook. Đây là một thành quả không nhỏ cho một tác phẩm Việt ngữ. Có một số lý do cho sự thành công của Bên thắng cuộc, nhưng để phân tích cặn kẽ sẽ cần đến một bài viết khác. Bài viết ngắn này dành cho một số vấn đề liên quan đến việc bảo vệ tác quyền của cuốn ebook Bên thắng cuộc.
*
Xin nói ngay là tôi hoàn toàn ủng hộ bài viết của nhà báo Đinh Từ Thức cổ xúy cho việc bảo vệ tác quyền cuốn Bên thắng cuộc của Osin Huy Đức (hoặc bất cứ tác phẩm nào khác của bất cứ ai khác). Việc [một ai đó] bỏ công chuyển ebook Bên thắng cuộc từ dạng MOBI (Amazon Kindle) hoặc EPUB qua dạng PDF và phát tán lung tung như vậy là một hành động thiếu suy xét, xâm phạm trầm trọng bản quyền của tác giả. Thật ra, vấn đề xâm phạm bản quyền cuốn sách này, bắt đầu với Thông tấn xã Vàng Anh, đã được nêu ra trên mạng xã hội Facebook chỉ vài ngày sau khi Bên thắng cuộc trong dạng ebook được tung ra trên các kênh phát hành Amazon và Smashwords. Những tranh luận sôi nổi nhất xảy ra trên trang Facebook của Mẹ Nấm Gấu.
Trong khi việc bỏ ra khoảng 10 đô la Mỹ để mua cuốn sách này trên các kênh phát hành ebook Amazon hoặc Smashwords là điều không mấy khó khăn cho bạn đọc ở hải ngoại, vấn đề không dễ dàng hoặc đơn giản cho đa số bạn đọc trong nước. Trước hết, bạn đọc/khách hàng cần thiết phải lập tài khoản (miễn phí) và cần có thẻ tín dụng hoặc trương mục PayPal để mua sách trên các kênh phát hành này. Vấn đề là không phải ai trong nước cũng có thẻ tín dụng. Tôi cho rằng những người thuộc nhóm này rất ít. Như vậy, cơ hội để thưởng thức Bên thắng cuộc đối với nhóm còn lại, gồm tuyệt đại đa số bạn đọc trong nước, sẽ vô cùng giới hạn. Thử điểm qua một số tùy chọn (options) mà nhóm bạn đọc này có trong tầm tay để tiếp tục là một độc giả hợp pháp và văn minh.
- Chờ cho đến khi Bên thắng cuộc được nhà nước cho phép ấn hành trong nước. Giải pháp tuyệt vời! Hãy cùng nhau… cầu nguyện cho cái ngày ấy chóng đến với bạn đọc trong nước.
- Nhờ người thân, bạn bè trong ngoài nước có thẻ tín dụng mua giúp hoặc mua tặng. Một giải pháp rất tốt và đáng khuyến khích nhưng chỉ có thể giúp được một phần rất nhỏ người đọc trong nước.
- Phát hành trực tiếp và không thông qua hệ thống kiểm duyệt trên một trong những nhà phát hành ebook trong nước như Aleezaa.com, reader.vn, Phương Nam… Nếu thực hiện được, đây sẽ là một giải pháp tuyệt hảo bởi vì các cơ sở dịch vụ này nhất định đã có cách giúp bạn đọc trong nước thanh toán chi phí mua ebook bằng tiền Việt nam. Tuy nhiên tôi e rằng việc này rất khó thực hiện bởi vì một số điều mà tôi đã đề cập trong “Cách mạng ebook” và trích dẫn một phần ở đây:
… Bất kể vùng
vẫy ở môi trường nào, dưới “đất” hay trên” siêu không gian,” các cơ sở
xuất bản nội địa không thể nào thoát khỏi mạng lưới kiểm duyệt tinh vi
và hiệu quả của nhà cầm quyền. Để kiểm soát những gì được phát hành, bất
kể là sách in hoặc ebook, nhà cầm quyền chỉ cần khống chế những người
chịu trách nhiệm các cơ sở in ấn và phát hành, một việc vô cùng đơn giản
và vô cùng dễ dàng đối với các thể chế toàn trị. Cho nên, Nhã Nam hay
bất cứ cơ sở xuất bản nào khác sẽ không bao giờ có được toàn quyền quyết
định trong việc giới thiệu đến công chúng thưởng ngoạn các tác phẩm
toàn vẹn, phản ánh trung thực tư tưởng và chữ nghĩa của tác giả. Điều an
toàn nhất cho Nhã Nam và các cơ sở xuất bản tương tự là in lại trong
dạng ebook các sách đã được cấp phép (nghĩa là đã được “biên tập” bởi
công an văn hóa) và phát hành trong dạng sách in trước đó. Chính là điều
này chứng minh sự cần thiết không thể thay thế được của một cơ sở
ấn/phát hành hải ngoại, nơi mưu đồ áp đặt các hàng rào phi văn chương,
đặc biệt là chính kiến, của bất cứ thế lực nào sẽ không có cơ hội được
thực hiện!
Xem ra các “tùy chọn” nêu trên không đưa
đến kết quả đáng khích lệ nào. Cuối cùng, vào mạng của Thông tấn xã
Vàng Anh để tải xuống một copy của Bên thắng cuộc trong dạng
PDF một cách bất hợp pháp, và do đó, biến mình thành một người đọc kém
văn minh (theo nhà báo Đinh Từ Thức và Mẹ Nấm Gấu) có lẽ là phương án
khả thi và tiện lợi nhất. Văn minh với chả văn minh!*
Tôi không biết thành phần độc giả chính yếu mà tác giả Bên thắng cuộc nhắm vào là ai. Nếu là độc giả hải ngoại thì Huy Đức hoàn toàn thành công, đặc biệt về mặt số lượng sách bán được. Tôi hy vọng không phải [chỉ] là độc giả hải ngoại mà chính là cái khối lượng lớn lao những người đọc trong nước mới là mục tiêu chính của Bên thắng cuộc. Theo tôi, đây là thành phần nên đọc cuốn sách này nhiều hơn ai hết. Trong phần dẫn nhập của sách, Huy Đức đã viết:
Không ai có thể
đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá
khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách
nhiệm
Người đọc hải ngoại và trong nước, đặc
biệt trong nước, cần có được cơ hội và khả năng đánh giá một cách trung
thực các giai đoạn lịch sử của đất nước, đặc biệt giai đoạn sau 1975 mà
dựa vào đó Bên thắng cuộc được xây dựng. Liệu có chút hy vọng
nào cho bạn đọc trong nước, đông đảo và bối rối, chông chênh giữa hai
điều lẽ ra chỉ nên là một: quyền được đọc một tác phẩm ưa thích một cách lương thiện. Câu trả lời là “Có, nhưng còn tùy.” Tùy vào tác giả Huy Đức.Để đa số độc giả trong nước có thể đọc được ngay Bên thắng cuộc một cách… văn minh, cần đến sự hy sinh của tác giả Huy Đức. Hệ thống Smashwords cho phép các tác giả phát hành coupon để giảm giá hoặc tặng sách miễn phí cho những người hội đủ điều kiện. Đây là hình thức mà mạng Kệ Sách Ebook đã áp dụng từ lâu để nâng số lượng ebook phát tán cho độc giả trong nước (và sau này cho cả hải ngoại). Tác giả Huy Đức và bạn đọc có thể xem danh sách tác giả & tác phẩm nằm trong chương trình ebook miễn phí để biết hệ thống coupon của Smashword vận hành như thế nào. Áp dụng vào cuốn Bên thắng cuộc, tôi đề nghị việc phân phối coupon cho bạn đọc trong nước do tác giả quyết định, và quý độc giả may mắn nhận được coupon này cần phải nghiêm chỉnh tuân thủ các yêu cầu do tác giả đưa ra kèm với việc nhận ebook miễn phí. Một vài điều kiện đơn giản dưới đây tôi cho là cần thiết để bảo vệ tác quyền và giữ gìn sự hợp pháp của các bạn đọc may mắn này:
- Tự mình đăng ký tài khoản (miễn phí) trên Smashwords.com và tải ebook xuống máy
- Không chuyển đổi, in ra giấy, và phát tán ebook dưới bất cứ hình thức nào trừ phi được tác giả trực tiếp cho phép
Trong mọi trường hợp, mong tất cả chúng ta, trong cũng như ngoài nước, luôn cố gắng để xứng đáng là một người đọc văn minh.
© 2012 Phùng Nguyễn & pro&contra
nguồn:http://www.procontra.asia/?p=1323
=====================================================================
Liệu phiên bản Kindle có bắn quá tầm chăng?
Tháng 12 19, 2012
Trần Ngọc Cư
Nhờ đọc bài “Hãy giúp chúng tôi tiếp tục làm người đọc văn minh” của tác giả Phùng Nguyễn, tôi mới nảy ra cái ý mua tặng cho hai đứa cháu (không đọc được tiếng Việt) mỗi đứa một cái Kindle làm quà Giáng Sinh, gọi là để khuyến khích tụi nó đọc sách nhiều hơn và giảm bớt thì giờ ngồi trước TV.
Tôi cũng được biết hiện nay trong xã hội tôi đang sống, tại Mỹ, số lượng sách được bán trong phiên bản ebook đang bắt đầu khuynh loát số lượng sách giấy. Nhưng đấy là sách tiếng Anh, còn sách tiếng Việt trong dạng ebook thì vẫn còn rất hiếm, hình như cuốn Bên thắng cuộc là trường hợp đầu tiên Vì thế, sự kiện tác phẩm này của Huy Đức xuất hiện trong phiên bản Kindle của Amazon là một bước đột phát trong nỗ lực phổ biến tư duy, chống lại một chế độ kiểm duyệt bưng bít, là điều rất đáng hoan nghênh. Và lời kêu gọi “làm người đọc văn minh” của Phùng Nguyễn hoàn hoàn đáng được hưởng ứng.
Cách hưởng ứng đầu tiên của tôi là sẽ xóa bản PDF mà một người bạn đã gửi đến qua email, nhưng tôi chưa hề đọc. Tôi chưa đọc, phải thú nhận, là vì tôi còn nhiều ưu tiên cao hơn chứ không phải vì ý thức rằng mình phải làm một độc giả văn minh, biết tôn trọng bản quyền. Nhưng từ nay thì khác, tôi sẽ cố gắng hết sức mình để làm một người văn minh.
Thú nhận tiếp theo của tôi là đến giờ này, tôi vẫn chưa sắm cho mình một cái Kindle, sự thể cũng chỉ vì các đầu sách tiếng Việt xuất hiện trên Amazon là cực hiếm. Đấy là tôi nói theo quan điểm của một người không chuyên đọc sách tiếng Anh như các trí thức hàn lâm và giới trẻ Việt Nam tại Mỹ. Vì vậy, sắm một cái Kindle để đọc vài ba cuốn sách tiếng Việt tèo nghèo trên Amazon vào lúc này quả là xa xỉ, sắm cái cày trước con trâu. Nhất là đối với những người lớn tuổi, mù điện toán, mua một cái Kindle về để trăn trở cách sử dụng có thể làm cho mình giảm thọ.
Nhưng mặt khác, tôi thấy mình không cô đơn, vì xách điện thoại hỏi quanh, tôi được biết đám bạn bè xấp xỉ 70 như tôi, thuộc thế hệ người Việt ở nước ngoài còn nhiệt tình nhất đối với cố quốc, không một ông nào có lấy một cái Kindle. Vì thế, song song với ebook nếu tác giả Huy Đức cho phát hành thêm sách giấy, có lẽ là kinh tế hơn và tạo điều kiện tiếp cận cho độc giả nhiều hơn. Trong thương trường, việc sản xuất một món hàng quá hiện đại vào thời điểm chưa tạo được thị trường thường được ví như là quả đạn pháo bắn quá tầm (overshoot). Đó là điều thoạt đầu tôi hơi lo ngại cho phiên bản Kindle của Bên thắng cuộc, nhưng sau khi đọc bài viết của Phùng Nguyễn, tôi trở nên lạc quan hơn – chắc cũng nhờ độc giả trí thức Việt Nam ở nước ngoài khá đông đảo.
Riêng đối với độc giả Việt Nam muốn tìm hiểu tình hình đất nước ở đằng sau bức tường lửa hay đối với các blog có thiện chí chia sẻ những thông tin cấm kỵ, việc phổ biến rộng rãi những tư liệu lề dân, lề trái có đáng bị rủa xả nặng lời hay không? Việc tác giả Huy Đức cho phát hành sách trên Amazon mà không phổ biến trên Internet chứng tỏ rằng ông nhắm vào mục đích thương mại là chính và ông có quyền khởi kiện (nếu điều kiện cho phép) những trang mạng đăng tác phẩm của ông mà không xin phép. Và việc mở đọc những bản PDF như tôi vừa nhận được là thiếu văn minh. Vả lại, trong cuộc đấu tranh vì tự do thông tin, chống độc tài toàn trị, chúng ta không có gì bức bách đến nỗi phải “có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng gậy gộc” (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xưa). Riêng tôi thì tôi có thể nhịn đọc cuốn Bên thắng cuộc.
© 2012 Trần Ngọc Cư & pro&contra
nguồn:http://www.procontra.asia/?p=1332
=====================================================================
Chú ý: Nhấn
vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001