Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

THĂM NHÀ THỜ KẺ SẶT - LÀNG KIM HOÀN CHÂU KHÊ VÀ LÀNG HOA ĐƯỜNG

THĂM NHÀ THỜ KẺ SẶT - LÀNG KIM HOÀN CHÂU KHÊ VÀ LÀNG HOA ĐƯỜNG

Nhà thờ Kẻ Sặt:

Cuối tuần, theo lời mời của một người bạn, tôi cùng bạn bè về thăm Kẻ Sặt - một vùng quê nổi tiếng thuộc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Nơi đây có Nhà thờ Kẻ Sặt nổi tiếng, rồi có các đặc sản bánh đa và bánh chả Kẻ Sặt nức tiếng xa gần.


Kẻ Sặt là địa danh cổ chỉ một địa phương. Tên địa danh Kẻ Sặt là tên Nôm của làng Trang Liệt. Những địa danh có chữ LIỆT thường có tên Nôm là Sét (Thịnh Liệt - HN), Sặt (Trang Liệt - Từ Sơn, Bắc Ninh; Trang Liệt - Bình Giang, Hải Dương).

Tóm lại, ngày xưa, những vùng đất cổ thường có hai tên:
- Tên cổ thì gọi là Kẻ + tên gọi (ví dụ: Kẻ Noi, Kẻ Chủ, Kẻ Mía, Kẻ Ngác, Kẻ Thày, Kẻ Vẽ....), những tên gọi này thường chỉ là truyền miệng, và có từ rất xa xưa.
- Tên chữ, thường xuất hiện sau, muộn hơn so với tên nôm na, do nhu cầu phải văn bản hóa để quản lý về mặt hành chính.

Bác Ha Le cho biết: Ở miền Nam cũng có địa danh Kẻ Sặt, thuộc vùng Hố Nai, nơi có một ngôi chợ rất sầm uất và nổi tiếng nằm ven quốc lộ 1, gọi là "Chợ Sặt". Đó ban đầu là tên của một làng (đồng thời là giáo xứ) do các giáo dân di cư lập ra, lấy lại tên cũ từ quê hương miền Bắc của họ. Giáo xứ Kẻ Sặt là một trong những giáo xứ đông dân bậc nhất của địa phận Xuân Lộc, hay có thể nói của toàn miền Nam, theo địa giới hành chính hiện này thì thuộc phường Tân Biên, tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Điều này đúng như những lời bà con giáo dân và chức sắc giáo xứ Kẻ Sặt cho tôi biết trong chuyến thăm này.  Bà con cho biết, vào những dịp lễ trọng hàng năm, bà con Kẻ Sặt ở Hố Nai và các tỉnh phía Nam về quê cha đất tổ dự thánh lễ rất đông, xe lớn chở khách nối nhau dài đến cả cây số. 









 Nhà thờ Kẻ Sặt có một dàn trống khủng. Đây là một trong những chiếc trống đó, do thợ Đọi Tam làm
.






Làng kim hoàn Châu Khê:

Làng có từ thời Lý. Theo danh sĩ Phạm Đình Hổ thì tên làng có từ thời ấy. Lúc đó có cụ Châu Tam Xương ở, đông con nhiều cháu nên tên làng lúc đầu là Châu Xá (làng của những người họ Châu/Chu). Về sau, tên làng lại bị viết sai thành Trâu Xá. Về sau, cụ Trần Nguyên Đán (ông ngoại của Nguyễn Trãi) có viết một bài văn bia ca ngợi Châu Tam Xương. Vì cụ có công lập làng nên dân làng thờ Châu Tam Xương trong đình làng:
Làng còn thờ cụ Lưu Xuân Tín, là tổ nghkim hoàn. Làng nghề kim Châu Khê ra Thăng Long làm ăn trất sớm, lập hẳn một phđể làm nghề, nay là phố Hàng Bạc và rước chân nhang vị tổ nghra Thăng Long đtỏ lòng ghi nh, đó là đình Kim Ngân. 


Đình làng Châu Khê thờ Danh tướng Phạm Sĩ đời Trần. Cụ Phạm Sĩ là thầy của danh tướng Phạm Ngũ Lão ở làng Phủ Ủng, cách Châu Khê một con sông.  






 













 




 



 Mộ của cụ Phạm Sĩ - thành hoàng làng Châu Khê






Bốn chữ: Chân Nho vô địch


Làng Châu Khê có nhiều tấm bia đã rất cổ và rất quý nằm rải rác mỗi chỗ một tấm hoặc vài tấm. Đây là hai tấm bia trong khuôn viên một nhà trẻ ở Giáp Nhất của thôn Châu Khê:









Đầu làng có một cái trụ trong đặt đồng hồ quả lắc để dân làng xem giờ. 
Nay vẫn còn, nhưng chưa biết còn tồn tại được bao lâu nữa


Những phiến đá cổ xưa bên những điếm canh trong các xóm


Làng Hoa Đường (Lương Đường, Lương Ngọc) 

Làng Hoa Đường, còn có các tên là Lương Ngọc, Lương Đường, nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Đây là một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Đình làng Hoa Đường thờ cụ Vũ Thiệu, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24  (1493). Vũ Thiệu từng làm tới chức Giám sát Ngự sử. 

Làng này, hình như có truyền thống về đức ngay thẳng, chính trực nên có nhiều người làm quan ngự sử trong triều chuyên việc can gián nhà vua khỏi mắc sai lầm (trong đó có thân phụ của Thượng Chi Phạm Quỳnh)

 Cổng làng Hoa Đường (Lương Ngọc)




 Hai cột ngoài, giữa là đôi câu đối:
Tam giáp khoa danh khai ấp lý / Thiên thu tiết nghĩa đối giang sơn
(Đỗ Tam giáp tiến sĩ, mở khoa danh cho làng / Gương tiết nghĩa nghìn thu còn đó với non sông)


 Ao đình của làng Hoa Đường


Theo các cụ kể lại, trước kia trước cửa đình có 100 cây muỗm cổ thụ.
Nay chỉ còn lại 05 cây



 Tấm bia này dựng năm 1718, ghi lại việc xây một cây cầu đá ở con ngòi trước cửa đình




 Tấm bia đá quý quá! To, chữ khắc đẹp, hoa văn rất tinh tế 

 Đây là nơi cách đây mấy trăm nay, đã từng có một cây cầu đá


 Ao đình rộng mênh mông, nếu vớt hết bèo đi, sẽ là một vùng nước mênh mông


 Giếng làng Hoa Đường

Nhưng về Hoa Đường lần này, mục đích chính là về thăm mộ cụ thân sinh ra Học giả Phạm Quỳnh, chủ bút báo Nam Phong. 

Phạm Quỳnh có bút danh là Thượng Chi và một bút danh khác là Hoa Đường - tên làng ông. Khi ông vào Huế làm quan, biệt thư của Thượng thư Phạm Quỳnh được gọi là biệt thự Hoa Đường. Tác phẩm của ông thì ông đặt là Hoa Đường tùy bút.  Xem thế đủ biết ông thương nhớ quê nhà đến thế nào!



 Trên đường đi ra thăm mộ cụ


 Mộ của thân sinh cụ Phạm Quỳnh nằm giữa khu nghĩa trang của làng xóm


 Ngôi mộ mới được tôn tạo lại. Thiết kế đẹp, chắc chắn, hài hòa với xung quanh nhưng vẫn đường bệ và có nhiều nét phảng phất kiến trúc Huế


 Bia mộ do chính Phạm Quỳnh viết về cha, văn bia khắc năm Bảo Đại 14 (1938).
Văn bia khắc chữ lệ mặt trước có niên đại, tên và chức vụ của người quá cố
Mặt sau là bài văn Phạm QUỳnh viết về cha.

Mặt trước: 
Bảo Đại Thập tứ niên Kỷ Mão Xuân cát nhật
Hiển khảo cáo tặng Trung Phụng đại phu Đô sát viện Hữu phó Đô ngự sử 
thụy Trang Khải Tâm Trai Phạm hầu chi mộ
Nam - Quỳnh bái lập




   


Được đăng bởi Tễu vào lúc 21:00

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001