Lê Trí (info.net)
- Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý đồ sử dụng chiến thuật “hải giám đi
trước, chiến hạm theo sau” của mình để tăng cường sự khẳng định chủ
quyền đối với các vùng biển mà nước này tuyên bố “là của họ”, nghiên cứu
mới công bố của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết.
Trong báo cáo mang tên “An ninh Trung Quốc 2012” do Viện nghiên cứu quốc
gia vê quốc phòng (thuộc Bộ Quốc phòng) Nhật Bản vừa công bố, Trung
Quốc đang bắt đầu chuyển sang giai đoạn kết hợp sử dụng các tàu dân sự
như Hải giám, Ngư chính và các tàu chiến quân sự nhằm khẳng định mạnh mẽ
hơn nữa đối với các tuyên bố chủ quyền tại những vùng biển, đảo được
chính quyền nước này coi là “thuộc chủ quyền” của họ. Đây là một bước
tiến mới khá nguy hiểm và có thể đẩy các vùng biển thuộc Thái Bình Dương
vào nấc thang căng thẳng mới.
Tàu phá băng Hải Băng 723 thành tàu Hải giám 111,
tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh lớp 918 hoán cải thành Hải giám 112.
"Sự hợp tác giữa các lực lượng PLA (Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc)
và các cơ quan hàng hải dân sự như Cục Hải dương Trung Quốc (nơi quản
lý đội tàu Hải giám), Bộ Thủy sản Trung Quốc (quản lý các tàu Ngư chính)
nhằm bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ không chỉ
ở Biển Đông mà còn cả ở biển Hoa Đông”, báo cáo của Viện quốc phòng
Nhật Bản công bố hôm 19/12 cho biết đồng thời nhấn mạnh Nhật Bản phải
đặc biệt chú ý tới xu hướng này nhằm có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chủ
quyền đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Viện dẫn những ví dụ để chứng minh cho nhận định này của mình, bản báo
cáo đưa lại sự kiện tranh chấp bãi cạn Scarborough ở Biển Đông giữa
Philippines và Trung Quốc. Theo đó, sau vụ đụng độ giữa tàu chiến của
Philippines và tàu Hải giám của Trung Quốc trên khu vực mà cả 2 nước đều
tuyên bố chủ quyền hồi tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã liên tục cử thêm
những tàu Hải giám và Ngư chính khác đến thả neo tại bãi cạn với thái độ
rất rõ ràng là “sẵn sàng đương đầu với những cuộc đụng độ mới”. Vào
cuối tháng đó, PLA tuyên bố họ sẵn sàng tham gia vào sự việc này bằng
việc cử tàu chiến đến vùng tranh chấp. Theo những tuyên bố từ phía Trung
Quốc, PLA và 2 cơ quan dân sự kia sẽ “cùng nhau phối hợp và liên kết để
chiến đấu trên mặt trận” và đến cuối tháng 6/2012, sự hợp tác 3 bên này
đã tạo thành một sức ép đủ mạnh buộc Philippines phải rút các tàu tuần
tra của họ khỏi vùng biển này.
Câu chuyện tương tự cũng đã và đang xảy ra ở vùng biển Hoa Đông, nơi
Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh giành nhau quyền sở hữu đối với quần
đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ban đầu, khi những căng thẳng bắt đầu (hồi tháng
9), Trung Quốc liên tục cho các tàu Hải giám “lượn” quanh khu vực này
bất kể ngày đêm. Dần dà, số lượng Hải giám được tăng lên cả về số lượng
(từ 2-3 lên thành 4) và tải trọng chạy vào rồi lại chạy ra vùng biển vẫn
đang thuộc chủ quyền của Nhật. Thời gian gần đây, lực lượng canh gác bờ
biển Nhật Bản đã phát hiện chiến hạm của hải quân Trung Quốc xuất hiện
quanh khu vực Senkaku. Không chỉ có tàu chiến, cách đây mấy ngày tiêm
kích F-15 của Nhật đã phải cất cánh khi phát hiện máy bay của Cục hải
dương Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời Senkaku.
Hải giám 50 trang bị kỹ thuật tiên tiến
nhất, trọng tải lớn nhất trong dự án chế tạo tàu tuần tra trên biển của
hải quân Trung Quốc. Chiếc tàu có chiều dài là 98m, chiều rộng là
15,2m, độ sâu so với mực nước là 7,8m, độ giãn nước là 3.336 tấn.
Thực ra, không chỉ riêng Bộ Quốc phòng Nhật Bản phát hiện ra chiến thuật
này của Trung Quốc. Từ nhiều tháng nay, các nước đang có tranh chấp với
Trung Quốc trên Biển Đông đã lên tiếng về cái gọi là chiến thuật “hải
quân hóa các tàu chấp pháp biển” trong đó chỉ ra rằng Trung Quốc cố tình
giả danh, núp bóng dân sự để từng bước hợp thức hóa tuyên bố về chủ
quyền của mình đối với các vùng biển, đảo của các nước Đông Nam Á. Không
chỉ áp dụng chiêu bài “Hải giám đi trước, chiến hạm theo sau”, Trung
Quốc còn ra sức hoán cải các tàu chiến thành tàu Hải giám để tăng cường
sức mạnh cho đội tàu dân sự giả danh này.
Đến nay, truyền thông Trung Quốc cho biết, nước này đã hoán cải thành
công 11 tàu chiến thành tàu Hải giám và quá trình này chưa kết thúc nên
trong tương lai, đội chiến hạm mang danh Hải giám còn nhiều hơn nữa.
Qua theo dõi, người ta đã phát hiện tổng đội hải giám Bắc Hải có 3 tàu
được hoán cải từ các tàu: Tàu kéo Bắc Đà 710; tàu phá băng Hải Băng 723
và tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh lớp 918. Tổng đội hải giám Đông Hải
cũng có 3 tàu được chuyển đổi từ tàu kéo Đông Đà 830, tàu đo đạc luồng
lạch Đông Trắc 226 và tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh. Tổng đội hải
giám Nam Hải được biên chế 5 tàu “hóa thân” từ các tàu tàu kéo Nam Đà
154; tàu điều tra hải dương Nam Điều 411 và tàu trinh sát Hải Vương Tinh
852, tàu vận tải đổ bộ Nam Vận 830 và tàu khu trục tên lửa 162 Nam
Ninh.
Lực lượng ngư chính Trung Quốc cũng có 2 tàu thuộc có tải trọng rất lớn
là Ngư chính 311 và Ngư chính 206. Tàu Ngư chính 311 nguyên là tàu cứu
hộ Nam Cứu 503 của Hạm đội Nam Hải có lượng giãn nước 4500 tấn. Những
tàu đội lốt dân sự này đều có tốc độ cao, khả năng chống chịu sóng gió
tốt và có lượng giãn nước rất lớn nên chiếm được ưu thế trong tranh chấp
trên biển.
Nhưng âm mưu thâm độc hơn của Trung Quốc khi sử dụng các tàu Hải giám và
Ngư chính này chính là nhằm mục đích tiếp cận những khu vực tàu hải
quân Trung Quốc không được phép xuất hiện. Thông qua các tàu dân sự trá
hình, Trung Quốc sẽ tiến hành đo đạc, tìm kiếm, vẽ bản đồ luồng lạch các
đảo, trinh sát tìm luồng đường thuận lợi để phục vụ hoạt động đổ bộ
đánh chiếm đảo trong tương la và khi cần thiết (giả sử có đụng độ quân
sự nổ ra) các tàu này cũng có thể tác chiến ngay lập tức.
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/trung-quoc-choi-bai-hai-giam-i-truoc.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001