Tú Anh
24-01-201
Ngày 27/01/2013 tới đây ghi dấu 40
năm Hiệp định Hòa bình Paris 1973. Hiệp định này được Hà Nội xem là "móc
son chiến lược" dẫn đến cuộc tổng tấn công và chiến thắng quân sự vào
tháng 04/1975. Mỹ ngưng can thiệp tại Đông nam Á, Việt Nam Cộng Hòa sụp
đổ nhưng giờ đây nhiều ý kiến trong và ngoài nước lo ngại hệ quả Hiệp
định Paris tác động đến sinh mệnh của Việt Nam trước gọng kềm quân sự và
chính trị của Bắc Kinh.
Về những mục tiêu của Hiệp định Paris 1973 :
Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Đối với tôi, hiệp định chỉ có hai (loại) mục tiêu : một là những mục tiêu được công bố trước dư luận và hai là những mục tiêu thầm kín, dư luận không biết.. Đối với Hoa Thịnh Đốn, Hà Nội và Sài Gòn thì mục tiêu của Hiệp định Paris là tái lập hòa bình ở Việt Nam. Từ mục tiêu chúng có tính cách lý tưởng , mỗi phía đều theo đuổi mục tiêu riêng và cụ thể như Mỹ thì muốn an toàn rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Tôi có nghe thấy và đọc một số thông tin về sáng kiến làm sống lại Hiệp định Paris. Tôi không nắm rõ được tình hình nên không muốn khẳng định rằng hiện đã có kế hoạch nào để thực hiện hay không ? Nhưng, với tư cách là một người đã từng tham dự hòa đàm Paris, với kinh nghiệm chuyên môn về luật quốc tế , với kinh nghiệm bản thân từng chứng kiến mọi biến cố lịch sử trọng đại từ 1945 đến nay, tôi có thể nói ý nghĩ thầm kín của của tôi là Hiệp định Paris tuy nói là chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình tại Việt Nam nhưng dường như chỉ là một « cái xác không hồn », văn tự thì đề cao nhân nghĩa nhưng cách ứng xử của một trong những thành phần tham gia thì chỉ là một loạt tội ác…
24-01-201
Lê Đức Thọ và Henry Kissinger |
"Hiêp Định chấm dứt chiến tranh, lập
lại hòa bình ở Việt Nam" được ký kết vào ngày 27/01/1973. Sau bốn năm
đàm phán lúc đầu công khai giữa bốn bên Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt
nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, về sau là mật đàm
giữa hai ông Henry Kissinger và Lê Đức Thọ.
Hiệp định này giúp cho Hoa Kỳ ngưng
tham chiến tại Việt Nam, thu hồi tù binh. Hà Nội được duy trì các sư
đoàn xâm nhập vào miền nam. Sài gòn và Chính phủ Lâm thời miền Nam Việt
Nam được kêu gọi hòa giải dân tộc, tổ chức bầu cử, chấm dứt xung đột võ
trang.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon hứa sẽ
viện trợ cho hai miền nam bắc 7 tỷ đô la để tái thiết nếu hòa ước được
tôn trọng. Hai nhà mật đàm Henry Kisinger và Lê Đức Thọ được Ủy ban
Nobel Hòa bình Na Uy trao giải thưởng 1973, nhưng ông Lê Đức Thọ từ
chối.
Ngày 6 tháng 01 năm 1975, tỉnh Phước
Long bị đánh chiếm nhưng Hoa Kỳ không phản ứng mà còn cắt viện trợ cho
Sài Gòn. Vài hôm sau, Hà Nội tung chiến dịch « Hồ Chí Minh » đưa đến
chiến thắng 30/04/1975.
40 năm sau, báo chí tại Việt Nam có
dịp đưa lại những lập luận khẳng định Hòa ước Paris chỉ là « móc chiến
lược » để tìm chiến thắng quân sự thay vì củng cố hòa bình tái thiết đất
nước. Trả lời phỏng vấn của tờ Courrier du Vietnam, Đại sứ Việt nam bên
cạnh Unesco, ông Dương Văn Quảng nhận định « Hiệp định Paris tạo điều
kiện cần thiết về quân sự, chính trị và ngoại giao để tổng tấn công năm
1975 ».
Báo mạng ViêtNamNet mượn lời phân
tích trên bán nguyệt san Mỹ Counter Punch chỉ trích tổng thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu « sai lầm không nỗ lực làm cho Hiệp định có hiệu lực,
chia quyền …với người Cộng sản dân tộc chủ nghĩa » nên phải lưu vong vào
mùa xuân 1975.
Tuy nhiên ,các tài liệu của Mỹ được
giải mật cho thấy Sài gòn bị đồng minh Hoa Kỳ « bức tử ». Bốn mươi năm
nhìn lại, nhiều blogger người Việt như Hoàng Thanh Trúc trên blog « Dân
làm báo » và Nguyễn Quốc Khải trên « Đàn chim Việt » đưa ra hai nhận xét
: một là Hiệp định Paris đã đưa Việt Nam vào chế độ độc tài, sau khi
chiến thắng đảng Cộng sản Việt Nam đã không thực thi dân chủ theo nguyện
vọng của dân. Thứ hai, kẻ chủ động và chiến thắng không phải là Hà Nội
mà có lẽ là Bắc Kinh.
Được RFI đặt câu hỏi, Luật sư Trần Thanh Hiệp, một trong những thành viên phái đoàn VNCH tham gia hoà đàm tại Paris, hiện đang sống tại Pháp, chia sẻ một số ý kiến của ông, trong phần phỏng vấn sau đây.
Được RFI đặt câu hỏi, Luật sư Trần Thanh Hiệp, một trong những thành viên phái đoàn VNCH tham gia hoà đàm tại Paris, hiện đang sống tại Pháp, chia sẻ một số ý kiến của ông, trong phần phỏng vấn sau đây.
Luật sư Trần Thanh Hiệp : «
Tôi chỉ là luật sư hành nghề tự do tại Sài Gòn không thuộc thành phần
của chính phủ cũng như ngoại giao đoàn… tôi tham gia hòa đàm cũng như
một số đồng nghiệp như nữ luật sư Nguyễn Thị Vui, giáo sư Nguyễn Ngọc
Huy hoặc tại Paris như luật sư Nguyễn Đắc Khê…. Đều không phải là người
của chính quyền. Chúng tôi được mời tham gia phái đoàn đàm phán vì được
tín nhiệm là luật gia.
Về những mục tiêu của Hiệp định Paris 1973 :
Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Đối với tôi, hiệp định chỉ có hai (loại) mục tiêu : một là những mục tiêu được công bố trước dư luận và hai là những mục tiêu thầm kín, dư luận không biết.. Đối với Hoa Thịnh Đốn, Hà Nội và Sài Gòn thì mục tiêu của Hiệp định Paris là tái lập hòa bình ở Việt Nam. Từ mục tiêu chúng có tính cách lý tưởng , mỗi phía đều theo đuổi mục tiêu riêng và cụ thể như Mỹ thì muốn an toàn rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Hà Nội trái lại, chỉ tìm cách giữ
lại tại miền Nam những lực lượng quân sự đã xâm nhập. Riêng Việt Nam
Cộng Hòa đã phải co cụm lại vì cần phải tự vệ trước ý đồ đánh chiếm của
Hà Nội nên trọng tâm của Việt Nam Cộng Hòa không phải là lập lại hòa
bình mà vẫn phải là củng cố khả năng tự vệ bằng quân lực và chính trị ….
Tôi hy vọng lịch sử sẽ soi sáng những vùng tối trong tương lai…
Tổng thống VNCH sai lầm, không tôn
trọng hiệp định, không chia quyền với thành phần ba và thành phần Cộng
sản dân tộc chủ nghĩa để giử miền Nam mà chỉ dựa vào sức mạnh quân sự
nên cuối cùng phải thua trận ?
Hiệp định Paris là liều « thuốc hiện
hình » đã cho thấy ai là kẻ hiếu chiến… người Cộng sản hãnh diện họ là
người lính tiền phong của xã hội chủ nghĩa đứng trên tuyến đầu chống tư
bản chủ nghĩa….
Sáng kiến vận động phục hồi Hiệp định Paris 1973 của « Ủy ban lãnh đạo lâm thời VNCH » :
Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Tôi có nghe thấy và đọc một số thông tin về sáng kiến làm sống lại Hiệp định Paris. Tôi không nắm rõ được tình hình nên không muốn khẳng định rằng hiện đã có kế hoạch nào để thực hiện hay không ? Nhưng, với tư cách là một người đã từng tham dự hòa đàm Paris, với kinh nghiệm chuyên môn về luật quốc tế , với kinh nghiệm bản thân từng chứng kiến mọi biến cố lịch sử trọng đại từ 1945 đến nay, tôi có thể nói ý nghĩ thầm kín của của tôi là Hiệp định Paris tuy nói là chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình tại Việt Nam nhưng dường như chỉ là một « cái xác không hồn », văn tự thì đề cao nhân nghĩa nhưng cách ứng xử của một trong những thành phần tham gia thì chỉ là một loạt tội ác…
Do vậy, đặt lại vấn đề làm sống lại
Hiệp định Paris thì cũng không thể giải quyết gì được chuyện tương lai
đất nước. Chi bằng cả nước dồn nỗ lực làm sống lại lý tưởng đoàn kết dân
tộc, xây dựng dân chủ tự do, mang lại nhân phẩm cho mỗi con người Việt
Nam mà Hiệp định Paris đã xưng tụng, thiết kế thực hiện nhưng hiệp định
này đã bị dìm chết. Quốc tế và Cộng sản Hà Nội đã làm lỡ dịp may này ».
RFI
RFI
Posted by
TRÍ NHÂN MEDIA ngày
28.1.13
nguồn:http://www.trinhanmedia.com/2013/01/40-nam-hiep-inh-hoa-binh-paris-1973-dip.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào
“nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001