Trịnh Hữu Long
Chuyện xưng hô trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc
hội cũng như ngôn ngữ tại nghị trường chứa đựng nhiều sự nhầm lẫn về tư
cách và địa vị của những người tham gia.
Đơn cử, ngày 12-11-2012, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng phát biểu trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII: “Về sửa Nghị định 84 như chúng tôi đã báo cáo, Thủ tướng Chính phủ mà trực tiếp là hai đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Vũ Văn Ninh vào cuộc họp tháng 7 vừa qua đã nghe Bộ Tài chính và Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo việc thực hiện Nghị định 84. Qua nghe tình hình báo cáo hai đồng chí Phó Thủ tướng đã có kết luận”.
Hoặc phát biểu ngày 15-11 của đại biểu Bế Xuân Trường (tỉnh Bắc Kạn): “... Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt, đồng chí Tổng bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương, điều này đã được ghi trong Điều lệ Đảng. Còn đồng chí Chủ tịch nước trên cơ sở lãnh đạo tập thể, phát huy vai trò của cá nhân, chịu trách nhiệm trước tập thể về nhiệm vụ này, như vậy nội hàm của Chủ tịch nước với lực lượng vũ trang là gì?”.
Theo bản gỡ băng thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 12-11 được Văn phòng Quốc hội công bố, có 41 lần từ “đồng chí” được các đại biểu cũng như quan chức Chính phủ sử dụng. Thậm chí tại phiên làm việc của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sáng 24-4, từ này cũng được sử dụng đến 154 lần.
Vậy từ “đồng chí” có từ bao giờ và ý nghĩa của nó ra sao? Trong tiếng Anh, “đồng chí” là comrade, về ngữ nghĩa có thể hiểu là người bạn, đồng nghiệp hoặc đồng minh. Theo từ điển Wikipedia, những từ có ý nghĩa tương tự được những người theo phong trào xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sử dụng từ giữa thế kỷ XIX nhằm thay thế cho các từ truyền thống thời đó như Mister (quý ông), Miss (quý cô), Missus (quý bà) trong cách xưng hô. Lần đầu tiên từ comrade xuất hiện trong tiếng Anh với nghĩa tương tự là trên tạp chí Justice (Công lý), xuất bản năm 1884.
Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2006 của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “đồng chí” là “người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau”, “từ dùng trong Đảng Cộng sản để gọi đảng viên”, “từ dùng trong xưng hô để gọi một người với tư cách là đảng viên cộng sản, đoàn viên một đoàn thể cách mạng hoặc công dân một nước xã hội chủ nghĩa”. Đây cũng là cách hiểu và cách sử dụng phổ biến của từ này trên thế giới.
Với ý nghĩa như vậy, việc sử dụng từ “đồng chí” ở diễn đàn Quốc hội là không hợp lý. Chỉ cần nhìn vào tỉ lệ biểu quyết các dự án luật ở Quốc hội là biết họ không “cùng chí hướng” với nhau, khi luôn có một tỉ lệ từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm số đại biểu có ý kiến khác với phần còn lại. Có những vấn đề gây tranh cãi tại Quốc hội như dự án bauxite Tây Nguyên, dự án điện hạt nhân, dự án đường sắt cao tốc. Có dự án được thông qua hoặc bị bác bỏ. Bên cạnh đó, Quốc hội có một tỉ lệ đáng kể đại biểu là người ngoài Đảng, chiếm khoảng 10% vào thời điểm công bố kết quả bầu cử. Vì vậy, dùng ngôn ngữ chính trị của Đảng với họ là không hợp lý. Mặc dù tìm kiếm sự đồng thuận là bản chất của hoạt động chính trị, nhưng diễn đàn Quốc hội là nơi thảo luận, tranh luận giữa những người được dân bầu để tìm ra các quyết sách đúng cho đất nước. Đã là thảo luận, tranh luận thì bao giờ cũng có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, các tấm pa-nô, áp-phích đều “nhiệt liệt chào mừng đồng chí bí thư”, “nhiệt liệt chào mừng đồng chí chủ tịch”. Trong các phát biểu, các chức danh này cũng được sử dụng, thay vì gọi đúng tư cách của họ là đại biểu Quốc hội.
Ngày 1-12-2012, cử tri Nguyễn Khắc Thịnh (phường Giảng Võ - Hà Nội) đã chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại cuộc tiếp xúc cử tri: “Nghị quyết Trung ương 4 nói một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái. Xin đề nghị Tổng bí thư làm rõ một bộ phận không nhỏ ấy nằm ở đâu?”.
Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri khác, những cụm từ như “kính thưa đồng chí Chủ tịch nước”, “đề nghị Thủ tướng Chính phủ”, “xin đồng chí Bí thư”,... được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Điều này phản ánh một sự nhầm lẫn cơ bản về tư cách của người tiến hành tiếp xúc cử tri. Đứng trước các cử tri khi đó, không có ai là Tổng Bí thư, không có ai là Chủ tịch nước, không có ai là Thủ tướng, và không có ai là Bí thư. Họ chỉ có một tư cách duy nhất là đại biểu Quốc hội, đi gặp cử tri để báo cáo kết quả làm việc, trả lời các chất vấn và lắng nghe ý kiến của cử tri. Ít khi thấy có ai đó gọi họ cho đúng danh phận là đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Quốc hội Trương Tấn Sang, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hải,...
Sự nhầm lẫn về tư cách đại biểu Quốc hội và tư cách quan chức của Đảng có căn nguyên chính trị và căn nguyên lịch sử. Hệ thống chính trị ở miền Bắc Việt Nam kể từ năm 1954 và trên cả nước từ 1975 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Điều này diễn ra trên thực tế và được thể chế hóa tại các bản Hiến pháp 1980 và 1992. Điều này dẫn đến hai hiện tượng: Đảng làm thay Nhà nước và các quan chức bên phía Nhà nước cũng đồng thời là quan chức bên Đảng.
Trong thời kỳ 1954-1975, các quyết sách lớn đều trực tiếp từ Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, chứ không phải đến từ Chủ tịch nước hay Hội đồng Quốc phòng hay Bộ Quốc phòng. Lịch sử ghi nhận Nghị quyết 15 tháng 1-1959 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã vạch ra phương pháp đấu tranh thống nhất đất nước, chứ không phải một đạo luật hay sắc lệnh nào do Quốc hội hay Chủ tịch nước ban hành. Cho đến 1975, các quyết định liên quan đến chiến trường cũng được quyết định bằng các nghị quyết của Bộ Chính trị. Các nghị quyết này được trực tiếp phổ biến đến các chiến trường.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, tình trạng Đảng làm thay Nhà nước tiếp tục diễn ra. Hai quyết định quan trọng về kinh tế thời kỳ đó là Khoán 100 và Khoán 10, thực chất là Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13-1-1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị tháng 4-1988 về khoán trong nông nghiệp.
Cho đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hoạt động lập pháp của Quốc hội mới bắt đầu thể hiện rõ hơn vai trò của mình trong đời sống chính trị, với việc thông qua nhiều đạo luật quan trọng như Bộ Luật Hình sự (1985), Luật Hôn nhân và Gia đình (1986), Luật Đất đai (1987), Luật Đầu tư Nước ngoài (1987),... và dần dần thể chế hóa các quyết định chính trị của Đảng.
Cho đến nay, nhiều quan chức Chính phủ khi bị chất vấn tại Quốc hội đã trả lời rằng “vấn đề này đã báo cáo với tổ chức Đảng” để né tránh vấn đề và né tránh trách nhiệm. Bên cạnh đó, có đến 90% số đại biểu Quốc hội đồng thời là đảng viên. Tất cả những đặc điểm này của hệ thống chính trị khiến cho ranh giới giữa diễn đàn của Đảng và diễn đàn Quốc hội trở nên mờ nhạt, dễ phát sinh sự nhầm lẫn, tâm lý “phiên phiến”.
Mặt khác, việc cử tri gọi các đại biểu của mình là Chủ tịch nước, Thủ tướng, là Bộ trưởng, là Chủ tịch cũng thể hiện một hiện tượng khác, đó là một người vừa là đại biểu Quốc hội, vừa là quan chức hành pháp. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: Các vị ngồi ở diễn đàn Quốc hội với tư cách gì?
Nguyên tắc pháp quyền chỉ cho phép ý chí chính trị của các cá nhân, đảng phái được thực thi trên thực tế thông qua các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và không được can thiệp vào các quyết định của chính quyền. Điều này được các lãnh đạo Đảng nhắc đến nhiều lần, tuy nhiên hiệu quả thực thi còn là điều phải đánh giá thận trọng.
Mặt khác, sự phân công, phân nhiệm giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong thiết kế bộ máy nhà nước chúng ta hiện nay còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Khi là một đại biểu của dân, có nghĩa là người đó phải dùng quyền lực được dân trao cho để tác động và giám sát việc thực thi pháp luật của các quan chức hành pháp và tư pháp. Vậy thì hóa ra vị Bộ trưởng kiêm đại biểu Quốc hội sẽ phải tự giám sát chính mình, đồng thời, khi ngồi ở diễn đàn Quốc hội, có lúc ông ta là đại biểu Quốc hội, có lúc lại là Bộ trưởng. Ông ta sẽ đứng về phía ai, Chính phủ hay Quốc hội trong phiên chất vấn của mình?
Rõ ràng sự nhầm lẫn về cách xưng hô không chỉ là vấn đề giao tiếp, mà còn phản ánh sự thiếu rạch ròi trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, và giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam sẽ khó có thể thực hiện được, nếu không giải quyết triệt để vấn đề này.
TRỊNH HỮU LONG
Admin gửi hôm Thứ Hai, 28/01/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130127/trinh-huu-long-ngon-ngu-nghi-truong-chuyen-nho-ma-khong-nho
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Từ cách gọi “đồng chí”
“Đồng chí” là một danh từ phổ biến trong sinh hoạt nghị trường ở Việt Nam và gần như trở thành từ xưng hộ cửa miệng trong các giao tiếp công việc.Đơn cử, ngày 12-11-2012, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng phát biểu trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII: “Về sửa Nghị định 84 như chúng tôi đã báo cáo, Thủ tướng Chính phủ mà trực tiếp là hai đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Vũ Văn Ninh vào cuộc họp tháng 7 vừa qua đã nghe Bộ Tài chính và Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo việc thực hiện Nghị định 84. Qua nghe tình hình báo cáo hai đồng chí Phó Thủ tướng đã có kết luận”.
Hoặc phát biểu ngày 15-11 của đại biểu Bế Xuân Trường (tỉnh Bắc Kạn): “... Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt, đồng chí Tổng bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương, điều này đã được ghi trong Điều lệ Đảng. Còn đồng chí Chủ tịch nước trên cơ sở lãnh đạo tập thể, phát huy vai trò của cá nhân, chịu trách nhiệm trước tập thể về nhiệm vụ này, như vậy nội hàm của Chủ tịch nước với lực lượng vũ trang là gì?”.
Theo bản gỡ băng thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 12-11 được Văn phòng Quốc hội công bố, có 41 lần từ “đồng chí” được các đại biểu cũng như quan chức Chính phủ sử dụng. Thậm chí tại phiên làm việc của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sáng 24-4, từ này cũng được sử dụng đến 154 lần.
Vậy từ “đồng chí” có từ bao giờ và ý nghĩa của nó ra sao? Trong tiếng Anh, “đồng chí” là comrade, về ngữ nghĩa có thể hiểu là người bạn, đồng nghiệp hoặc đồng minh. Theo từ điển Wikipedia, những từ có ý nghĩa tương tự được những người theo phong trào xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sử dụng từ giữa thế kỷ XIX nhằm thay thế cho các từ truyền thống thời đó như Mister (quý ông), Miss (quý cô), Missus (quý bà) trong cách xưng hô. Lần đầu tiên từ comrade xuất hiện trong tiếng Anh với nghĩa tương tự là trên tạp chí Justice (Công lý), xuất bản năm 1884.
Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2006 của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “đồng chí” là “người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau”, “từ dùng trong Đảng Cộng sản để gọi đảng viên”, “từ dùng trong xưng hô để gọi một người với tư cách là đảng viên cộng sản, đoàn viên một đoàn thể cách mạng hoặc công dân một nước xã hội chủ nghĩa”. Đây cũng là cách hiểu và cách sử dụng phổ biến của từ này trên thế giới.
Với ý nghĩa như vậy, việc sử dụng từ “đồng chí” ở diễn đàn Quốc hội là không hợp lý. Chỉ cần nhìn vào tỉ lệ biểu quyết các dự án luật ở Quốc hội là biết họ không “cùng chí hướng” với nhau, khi luôn có một tỉ lệ từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm số đại biểu có ý kiến khác với phần còn lại. Có những vấn đề gây tranh cãi tại Quốc hội như dự án bauxite Tây Nguyên, dự án điện hạt nhân, dự án đường sắt cao tốc. Có dự án được thông qua hoặc bị bác bỏ. Bên cạnh đó, Quốc hội có một tỉ lệ đáng kể đại biểu là người ngoài Đảng, chiếm khoảng 10% vào thời điểm công bố kết quả bầu cử. Vì vậy, dùng ngôn ngữ chính trị của Đảng với họ là không hợp lý. Mặc dù tìm kiếm sự đồng thuận là bản chất của hoạt động chính trị, nhưng diễn đàn Quốc hội là nơi thảo luận, tranh luận giữa những người được dân bầu để tìm ra các quyết sách đúng cho đất nước. Đã là thảo luận, tranh luận thì bao giờ cũng có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Đại biểu Quốc hội hay đảng viên?
Sự nhầm lẫn giữa diễn đàn Quốc hội với các diễn đàn khác cũng xảy ra trong nhiều trường hợp khác, đặc biệt là các cuộc tiếp xúc cử tri. Nó cũng không chỉ xảy ra với các đại biểu Quốc hội, mà còn xảy ra với các cử tri.Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, các tấm pa-nô, áp-phích đều “nhiệt liệt chào mừng đồng chí bí thư”, “nhiệt liệt chào mừng đồng chí chủ tịch”. Trong các phát biểu, các chức danh này cũng được sử dụng, thay vì gọi đúng tư cách của họ là đại biểu Quốc hội.
Ngày 1-12-2012, cử tri Nguyễn Khắc Thịnh (phường Giảng Võ - Hà Nội) đã chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại cuộc tiếp xúc cử tri: “Nghị quyết Trung ương 4 nói một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái. Xin đề nghị Tổng bí thư làm rõ một bộ phận không nhỏ ấy nằm ở đâu?”.
Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri khác, những cụm từ như “kính thưa đồng chí Chủ tịch nước”, “đề nghị Thủ tướng Chính phủ”, “xin đồng chí Bí thư”,... được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Điều này phản ánh một sự nhầm lẫn cơ bản về tư cách của người tiến hành tiếp xúc cử tri. Đứng trước các cử tri khi đó, không có ai là Tổng Bí thư, không có ai là Chủ tịch nước, không có ai là Thủ tướng, và không có ai là Bí thư. Họ chỉ có một tư cách duy nhất là đại biểu Quốc hội, đi gặp cử tri để báo cáo kết quả làm việc, trả lời các chất vấn và lắng nghe ý kiến của cử tri. Ít khi thấy có ai đó gọi họ cho đúng danh phận là đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Quốc hội Trương Tấn Sang, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hải,...
Thể hiện bản chất của hệ thống chính trị
Thói quen xưng hô nói trên không đơn thuần là vấn đề giao tiếp. Nhìn vào lịch sử và bản chất hệ thống chính trị Việt Nam, chúng ta thấy rằng cách xưng hô này phản ánh những vấn đề đáng lưu ý hơn nhiều.Sự nhầm lẫn về tư cách đại biểu Quốc hội và tư cách quan chức của Đảng có căn nguyên chính trị và căn nguyên lịch sử. Hệ thống chính trị ở miền Bắc Việt Nam kể từ năm 1954 và trên cả nước từ 1975 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Điều này diễn ra trên thực tế và được thể chế hóa tại các bản Hiến pháp 1980 và 1992. Điều này dẫn đến hai hiện tượng: Đảng làm thay Nhà nước và các quan chức bên phía Nhà nước cũng đồng thời là quan chức bên Đảng.
Trong thời kỳ 1954-1975, các quyết sách lớn đều trực tiếp từ Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, chứ không phải đến từ Chủ tịch nước hay Hội đồng Quốc phòng hay Bộ Quốc phòng. Lịch sử ghi nhận Nghị quyết 15 tháng 1-1959 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã vạch ra phương pháp đấu tranh thống nhất đất nước, chứ không phải một đạo luật hay sắc lệnh nào do Quốc hội hay Chủ tịch nước ban hành. Cho đến 1975, các quyết định liên quan đến chiến trường cũng được quyết định bằng các nghị quyết của Bộ Chính trị. Các nghị quyết này được trực tiếp phổ biến đến các chiến trường.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, tình trạng Đảng làm thay Nhà nước tiếp tục diễn ra. Hai quyết định quan trọng về kinh tế thời kỳ đó là Khoán 100 và Khoán 10, thực chất là Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13-1-1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị tháng 4-1988 về khoán trong nông nghiệp.
Cho đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hoạt động lập pháp của Quốc hội mới bắt đầu thể hiện rõ hơn vai trò của mình trong đời sống chính trị, với việc thông qua nhiều đạo luật quan trọng như Bộ Luật Hình sự (1985), Luật Hôn nhân và Gia đình (1986), Luật Đất đai (1987), Luật Đầu tư Nước ngoài (1987),... và dần dần thể chế hóa các quyết định chính trị của Đảng.
Cho đến nay, nhiều quan chức Chính phủ khi bị chất vấn tại Quốc hội đã trả lời rằng “vấn đề này đã báo cáo với tổ chức Đảng” để né tránh vấn đề và né tránh trách nhiệm. Bên cạnh đó, có đến 90% số đại biểu Quốc hội đồng thời là đảng viên. Tất cả những đặc điểm này của hệ thống chính trị khiến cho ranh giới giữa diễn đàn của Đảng và diễn đàn Quốc hội trở nên mờ nhạt, dễ phát sinh sự nhầm lẫn, tâm lý “phiên phiến”.
Mặt khác, việc cử tri gọi các đại biểu của mình là Chủ tịch nước, Thủ tướng, là Bộ trưởng, là Chủ tịch cũng thể hiện một hiện tượng khác, đó là một người vừa là đại biểu Quốc hội, vừa là quan chức hành pháp. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: Các vị ngồi ở diễn đàn Quốc hội với tư cách gì?
Cần rạch ròi tư duy
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự rạch ròi cần thiết phải có trong quan hệ giữa Đảng và chính quyền, cũng như sự rạch ròi cần thiết giữa các nhánh quyền lực trong nội bộ chính quyền. Đó là Đảng không bao biện, làm thay Nhà nước vì vi phạm nguyên tắc pháp quyền, đó là đại biểu Quốc hội không được kiêm nhiệm chức danh hành pháp vì lý do xung đột lợi ích.Nguyên tắc pháp quyền chỉ cho phép ý chí chính trị của các cá nhân, đảng phái được thực thi trên thực tế thông qua các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và không được can thiệp vào các quyết định của chính quyền. Điều này được các lãnh đạo Đảng nhắc đến nhiều lần, tuy nhiên hiệu quả thực thi còn là điều phải đánh giá thận trọng.
Mặt khác, sự phân công, phân nhiệm giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong thiết kế bộ máy nhà nước chúng ta hiện nay còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Khi là một đại biểu của dân, có nghĩa là người đó phải dùng quyền lực được dân trao cho để tác động và giám sát việc thực thi pháp luật của các quan chức hành pháp và tư pháp. Vậy thì hóa ra vị Bộ trưởng kiêm đại biểu Quốc hội sẽ phải tự giám sát chính mình, đồng thời, khi ngồi ở diễn đàn Quốc hội, có lúc ông ta là đại biểu Quốc hội, có lúc lại là Bộ trưởng. Ông ta sẽ đứng về phía ai, Chính phủ hay Quốc hội trong phiên chất vấn của mình?
Rõ ràng sự nhầm lẫn về cách xưng hô không chỉ là vấn đề giao tiếp, mà còn phản ánh sự thiếu rạch ròi trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, và giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam sẽ khó có thể thực hiện được, nếu không giải quyết triệt để vấn đề này.
TRỊNH HỮU LONG
Admin gửi hôm Thứ Hai, 28/01/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130127/trinh-huu-long-ngon-ngu-nghi-truong-chuyen-nho-ma-khong-nho
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001