ĐÀ NẴNG VẮNG NHẤT
Posted on 30.05.2013 by nguyentrongtao
NTT: Hôm qua ghé Đà Nẵng, í ới bạn bè tới 26 Quang Trung bàn tròn Chivas xách tay trước khi ra sân bay về Hà Nội. Thấy thừa 1 ghế. Thì ra đó là ghế của Nhất. Vâng, lần nào ngồi đó chả có Đình Thậm (nhạc sĩ), Chung Anh, Ngô Qui Nhơn (báo)… và Nhất. Giờ thì Nhất đang ở 7 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, nơi đó xưa là nhà của Thượng tướng CA. Sáng nay thấy cái bài vui vui này của Phước béo bàn về chuyện Nhất, đưa về đây cho đỡ buồn:
NTT: Hôm qua ghé Đà Nẵng, í ới bạn bè tới 26 Quang Trung bàn tròn Chivas xách tay trước khi ra sân bay về Hà Nội. Thấy thừa 1 ghế. Thì ra đó là ghế của Nhất. Vâng, lần nào ngồi đó chả có Đình Thậm (nhạc sĩ), Chung Anh, Ngô Qui Nhơn (báo)… và Nhất. Giờ thì Nhất đang ở 7 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, nơi đó xưa là nhà của Thượng tướng CA. Sáng nay thấy cái bài vui vui này của Phước béo bàn về chuyện Nhất, đưa về đây cho đỡ buồn:
A dua, chửa đổng và ngứa mồm
MP
Hiện tượng Trương Duy Nhất khiến cộng đồng mạng lại rộn ràng, dồn dập những cụm từ mang tính hiệu ứng: mồi nhậu mới, con tốt thí, nhà dân chủ, nhà bất đồng chính kiến…Chín người mười ý là chuyện bình thường, một xã hội đa ngôn là một xã hội phát triển, thế nhưng tớ thì lại rất “ấn tượng” với 3 từ sau: a dua, chửi đổng và ngứa mồm.
Sau khi anh Nhất bị bắt, “một góc nhìn khác” đóng cửa, trên facebook, Bố Cu Hưng còm với nhà báo Osin: “Vấn đề cuả một nhà báo là phải có thông tin. Khi thiếu khả năng hoặc cơ hội tiếp cận thông tin thì góc nhìn nếu khác là chửi đổng mà nếu giống là a dua.“, và nàng Beo trả lời blogger Đông A bằng entry: “Nhất khác Dũng chỗ nào hay là nghiệp ngứa mồm“.
Thật tình, cái thói xấu “a dua, chửi đổng, ngứa mồm” cũng quá đổi mộc mạc, dân dã, dân gian đấy chứ…
Và khi thế giới chưa có báo chí, chưa có bờ lốc bờ leo thì cái dân dã, dân gian kia đã định hình và song hành cùng với xã hội loài người hàng nghìn năm rồi, tiêu biểu nhất, rõ nét nhất là cái chợ, văn hóa thôn, làng, xã, thị…
Để rồi từ đó, “a dua, chửi đổng, ngứa miệng” được trau chuốt, tinh luyện thành nghệ thuật đánh trận trong chiến tranh, trong làm ăn kinh tế .., và trong tất tần tật mọi ngóc ngách đời sống nhân loại. Nó là cơ sở, là điều kiện cần… để chúng sinh mê mẫn, ngẫn ngơ trong biển trời hàn lâm bao la của triết học, dịch thuật, báo chí, xuất bản, ngoại giao… Tưởng chừng xấu xí lắm, thế nhưng “a dua, chửi đổng, ngứa mồm” dường như là một thái độ phản ứng ngự trị sẵn trong con người, khi cần nó sẽ tự nhiên bộc phát ra bất kể đó là một chính khách điềm đạm đỉnh cao hay một con điếm hư hỏng thấp hèn…
Hãy nhìn nhận những phản ứng tự nhiên theo hướng tích cực, chính vì “a dua, chửi đổng, ngứa mồm” mà hai nhân vật văn học Chí Phèo, Thị Nở kiệt xuất kia thật khó phai trong lòng bạn đọc, nó là trạng thái phản kháng, khát khao, muốn khẳng định của mỗi con người, của mỗi cái tôi… Vợ chồng nhà ấy bây chừ còn được người đời lên phim, đúc tượng, vẽ tranh…
Trong một chừng mực nào đó, thằng nào, con nào khi viết blog mà không bị cái “a dua, chửi đổng, ngứa mồm” chi phối…
Bố Cu Hưng à! Hiểu cho đến tận cùng, nếu ông không có cái tính “a dua“, thì xưa kia làm gì có một blog Bố Cu Hưng nổi đình nổi đám được báo chí lăng xê xếp hạng, và nếu ông không có cái tính “chửi đổng“, thì tớ cần gì phải “ngứa tay” gõ phím “Con bò và Đức Hiển” làm chi cho mệt.
Nàng Beo à! Hiểu cho đến tận cùng, nếu nàng không “ngứa mồm“, bây chừ nàng vẫn đang là Tổng biên tập.
Luật rừng có thể làm cho thói “a dua, chửi đổng, ngứa mồm” khốn nạn khốn khổ, nhưng hy vọng có lẽ đó là điều Bố Cu Hưng và nàng Beo không mong muốn, không cổ súy?!
Tóm lại, hiểu cho tường tận để mà nhẹ nhàng, mà bao dung, mà tu sửa chính bản thân mình.
Biết vậy nhưng chu choa khó lắm, vì tạo hóa mỗi người một căn cơ!
MP
nguồn:http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/05/30/da-nang-vang-nhat/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Hiện tượng Trương Duy Nhất khiến cộng đồng mạng lại rộn ràng, dồn dập những cụm từ mang tính hiệu ứng: mồi nhậu mới, con tốt thí, nhà dân chủ, nhà bất đồng chính kiến…Chín người mười ý là chuyện bình thường, một xã hội đa ngôn là một xã hội phát triển, thế nhưng tớ thì lại rất “ấn tượng” với 3 từ sau: a dua, chửi đổng và ngứa mồm.
Sau khi anh Nhất bị bắt, “một góc nhìn khác” đóng cửa, trên facebook, Bố Cu Hưng còm với nhà báo Osin: “Vấn đề cuả một nhà báo là phải có thông tin. Khi thiếu khả năng hoặc cơ hội tiếp cận thông tin thì góc nhìn nếu khác là chửi đổng mà nếu giống là a dua.“, và nàng Beo trả lời blogger Đông A bằng entry: “Nhất khác Dũng chỗ nào hay là nghiệp ngứa mồm“.
Thật tình, cái thói xấu “a dua, chửi đổng, ngứa mồm” cũng quá đổi mộc mạc, dân dã, dân gian đấy chứ…
Và khi thế giới chưa có báo chí, chưa có bờ lốc bờ leo thì cái dân dã, dân gian kia đã định hình và song hành cùng với xã hội loài người hàng nghìn năm rồi, tiêu biểu nhất, rõ nét nhất là cái chợ, văn hóa thôn, làng, xã, thị…
Để rồi từ đó, “a dua, chửi đổng, ngứa miệng” được trau chuốt, tinh luyện thành nghệ thuật đánh trận trong chiến tranh, trong làm ăn kinh tế .., và trong tất tần tật mọi ngóc ngách đời sống nhân loại. Nó là cơ sở, là điều kiện cần… để chúng sinh mê mẫn, ngẫn ngơ trong biển trời hàn lâm bao la của triết học, dịch thuật, báo chí, xuất bản, ngoại giao… Tưởng chừng xấu xí lắm, thế nhưng “a dua, chửi đổng, ngứa mồm” dường như là một thái độ phản ứng ngự trị sẵn trong con người, khi cần nó sẽ tự nhiên bộc phát ra bất kể đó là một chính khách điềm đạm đỉnh cao hay một con điếm hư hỏng thấp hèn…
Hãy nhìn nhận những phản ứng tự nhiên theo hướng tích cực, chính vì “a dua, chửi đổng, ngứa mồm” mà hai nhân vật văn học Chí Phèo, Thị Nở kiệt xuất kia thật khó phai trong lòng bạn đọc, nó là trạng thái phản kháng, khát khao, muốn khẳng định của mỗi con người, của mỗi cái tôi… Vợ chồng nhà ấy bây chừ còn được người đời lên phim, đúc tượng, vẽ tranh…
Trong một chừng mực nào đó, thằng nào, con nào khi viết blog mà không bị cái “a dua, chửi đổng, ngứa mồm” chi phối…
Bố Cu Hưng à! Hiểu cho đến tận cùng, nếu ông không có cái tính “a dua“, thì xưa kia làm gì có một blog Bố Cu Hưng nổi đình nổi đám được báo chí lăng xê xếp hạng, và nếu ông không có cái tính “chửi đổng“, thì tớ cần gì phải “ngứa tay” gõ phím “Con bò và Đức Hiển” làm chi cho mệt.
Nàng Beo à! Hiểu cho đến tận cùng, nếu nàng không “ngứa mồm“, bây chừ nàng vẫn đang là Tổng biên tập.
Luật rừng có thể làm cho thói “a dua, chửi đổng, ngứa mồm” khốn nạn khốn khổ, nhưng hy vọng có lẽ đó là điều Bố Cu Hưng và nàng Beo không mong muốn, không cổ súy?!
Tóm lại, hiểu cho tường tận để mà nhẹ nhàng, mà bao dung, mà tu sửa chính bản thân mình.
Biết vậy nhưng chu choa khó lắm, vì tạo hóa mỗi người một căn cơ!
nguồn:http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/05/30/da-nang-vang-nhat/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001