Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Innova - Về văn hóa MỜI của công an Việt Nam 


Innova, biên tập viên Dân Luận

Hôm nay, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, một blogger đã có lời từ chối lời mời làm việc của Phòng Bảo Vệ Chính Trị Công An TP Đà Nẵng vào ngày mai, 31/05/2013. Sự việc xoay quanh đằng sau lời mời này là một ẩn số, tuy nhiên lời mời này, đặc trưng cho kiểu mời của ngành công an nói chung, khiến chúng ta phải suy nghĩ. Một bạn trên Facebook Nguyễn Văn Thạnh có bình luận:
Có bác nào đi nhiều, biết nhiều cho e hỏi trên thế giới có nước nào mà chính quyền gửi "giấy mời" công dân đến làm việc mà cuối giấy mời là "yêu cầu" phải có mặt ko?
Nguồn: Facebook
Trong văn hóa Việt Nam, lời mời, lời chào rất quan trọng. Trong văn hóa mời, thường có hai loại lời mời sau, với các chiến thuật lịch sự khác nhau:
- Mời song phương: Khi người hay tổ chức A muốn gặp người hay tổ chức B. Trong trường hợp này, bên A cần chủ động liên lạc bên B, thông báo ngắn gọn nội dung, đồng thời trao đổi về địa điểm, thời gian thích hợp đối với bên B để sắp đặt tiện lợi nhất. Phần lời các lời mời trong cuộc sống thuộc thể loại này. Ví dụ: mời đối tác làm ăn, mời ăn nhậu.
- Mời đơn phương: Trong một số trường hợp đặc biệt, bên A phải chủ động thời gian, địa điểm do nhiều ràng buộc. Ví dụ đám cưới, đám tang. Trong trường hợp đó, sự có mặt của bên B là tùy thuộc vào điều kiện riêng.



Giấy mời của CATPDN gửi kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh

Việc CATPDN mời kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, là nằm trong trường hợp mời song phương. Với phản ứng bất ngờ của kỹ sư NVT, có thể thấy bên Công An hoàn toàn thiếu một sự chuyên nghiệp trong văn hóa mời. Một cách tối thiểu, họ có thể nhấc điện thoại hoặc gửi thư trao đổi với kỹ sư NVT sơ qua về nội dung, sau đó hỏi khi nào thích hợp để mời ông đến làm việc. Làm được hai điều này, sẽ có những lợi ích sau:
- Thứ nhất, tránh được tâm lý bị ép phải lên đồn Công An. Việc đề nghị một người khác phải trình diện, tốn thời gian, tức tiền bạc cộng thêm lý do không rõ ràng dễ gây ức chế. Đây là một vấn đề rất quan trọng vì từ tâm lý ép buộc này, có thể dồn phía được mời vào tư thế thù địch, dẫn đến bất hợp tác.
- Thứ hai, tránh sự từ chối từ phía bị mời. Một khi lời mời xuất hiện một cách đơn phương, không tham khảo phía bên kia, khó tránh khỏi sự từ chối. Việc từ chối là rất tự nhiên nếu người được mời bận công việc, có cuộc hẹn khác, vì lý do sức khỏe, vì lý do phương tiện không sẵn sàng. Sự từ chối cũng có thể dẫn đến tâm lý thù địch vì bên mời có thể nghĩ đối tượng mời muốn chống lại thế lực công quyền.
Do đó, đã đến lúc CATPDN nói riêng, và ngành công nói chung, cần xây dựng một thái độ chuyên nghiệp trong việc mời làm việc. Công an, là cánh tay của hành pháp với đầy đủ sức mạnh của mình. Việc sử dụng sức mạnh hành pháp này cho hợp lý rất cần một thái độ chừng mực, có văn hóa để tránh tâm lý lạm dụng, đối đầu với người dân.
Innova gửi hôm Thứ Năm, 30/05/2013          
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130530/innova-ve-van-hoa-moi-cua-cong-an-viet-nam
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001