Hà Hiển - Nhân đọc bài viết của Đàm Mai Đạo về vụ bắt ông Trương Duy Nhất
Hà Hiển
Trong bài viết “Nhìn nhận về vụ bắt Trương Duy Nhất” của Đàm Mai Đạo (*) thì khái niệm “bất đồng chính kiến” theo cách hiểu của tác giả chỉ bó hẹp ở những người bất đồng chính kiến với nhà nước, với đảng cầm quyền. Vì thế ông Đạo không xem ông Nhất là bất đồng chính kiến vì ông Nhất chưa bao giờ viết bài hay có những hành vi nào chỉ trích nhà nước, chỉ trích hệ thống chính trị Việt Nam mà chỉ đả phá những cá nhân cụ thể nằm trong bộ máy cầm quyền. Quan niệm này khác với quan niệm của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) khi coi ông Nhất là nhà bất đồng chính kiến và lên án việc bắt giữ ông vì lý do này.
Từ đó có thể hiểu quan niệm của RSF – có lẽ cũng là quan điểm có tính tổng quát - rằng “bất đồng chính kiến” đơn giản là sự khác biệt về quan điểm giữa (nhóm) người này với (nhóm) người khác nói chung. Sự khác biệt ấy có thể giữa những người trong cùng một đảng, một phe phái hoặc thuộc những phe phái hay đảng phái khác nhau (ở các nước đa đảng). (**) Vì thế họ coi ông Nhất là nhà bất đồng chính kiến mà không quan tâm liệu ông và thế lực bắt ông có cùng quan điểm chính trị hay đều ủng hộ hệ thống chính trị hiện tại hay không, thậm chí đều cùng là thành viên của hệ thống ấy hay không. Luật pháp ở những nước dân chủ bảo vệ những người thể hiện những quan điểm khác biệt miễn là không kèm theo việc sử dụng bạo lực hay đe dọa sử dụng bạo lực để bảo vệ quan điểm của mình và không ai có thể bị bắt vì thể hiện sự bất đồng chính kiến như vậy với bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào và trong bất cứ trường hợp nào, dù là trong nội bộ các tổ chức, nhóm người cụ thể hay ở phạm vi toàn xã hội.
Có lẽ không phải lúc để mổ xẻ về cách hiểu thế nào cho đúng một thuật ngữ cụ thể như trong trường hợp này. Vấn đề là việc bắt giữ ông Nhất có chính đáng không? Có phải quan điểm của ông Đàm Mai Đạo là cứ người nào không phải là nhà “bất đồng chính kiến” (cho dù là căn cứ theo quan niệm riêng về “bất đồng chính kiến” của ông) thì xứng đáng bị bắt mà không cần ai phải lên tiếng bênh vực dù cho việc bắt giữ ấy có chính đáng không, có danh chính ngôn thuận không, có làm tổn hại đến quyền tự do ngôn luận không, có phù hợp với đạo lý không? (Đấy là người viết bài này không muốn đặt thêm một câu hỏi nữa là việc bắt giữ ấy có phù hợp với ngay cả pháp luật hiện tại của Nhà nước Việt Nam hay không khi mà tác giả Đàm Mai Đạo đã xin phép được “miễn hồi đáp với những luận điểm về pháp lý”).
Từ toàn bộ bài viết của tác giả Đàm Mai Đạo, hình như tôi đọc được câu trả lời của ông là YES cho những câu hỏi trên cho trường hợp của Trương Duy Nhất.
Nếu đúng như thế thì tôi thấy tiếc cho Đàm Mai Đạo vì tại sao một người thông minh, hiểu nhiều, biết rộng và từng trải mà tôi cảm nhận được từ ông lại không thể có được một cách nhìn khoáng đạt và nhân văn khi bàn đến sự kiện cụ thể này.
________________________
(*) Bấm vào ĐÂY để đọc bài này
(**) Chẳng hạn như người viết bài này cũng đã từng thể hiên sự “bất đồng chính kiến” với ông Trương Duy Nhất qua bài viết NÀY
Admin gửi hôm Thứ Tư, 29/05/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130529/ha-hien-nhan-doc-bai-viet-cua-dam-mai-dao-ve-vu-bat-ong-truong-duy-nhat
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Hà Hiển
Trong bài viết “Nhìn nhận về vụ bắt Trương Duy Nhất” của Đàm Mai Đạo (*) thì khái niệm “bất đồng chính kiến” theo cách hiểu của tác giả chỉ bó hẹp ở những người bất đồng chính kiến với nhà nước, với đảng cầm quyền. Vì thế ông Đạo không xem ông Nhất là bất đồng chính kiến vì ông Nhất chưa bao giờ viết bài hay có những hành vi nào chỉ trích nhà nước, chỉ trích hệ thống chính trị Việt Nam mà chỉ đả phá những cá nhân cụ thể nằm trong bộ máy cầm quyền. Quan niệm này khác với quan niệm của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) khi coi ông Nhất là nhà bất đồng chính kiến và lên án việc bắt giữ ông vì lý do này.
Từ đó có thể hiểu quan niệm của RSF – có lẽ cũng là quan điểm có tính tổng quát - rằng “bất đồng chính kiến” đơn giản là sự khác biệt về quan điểm giữa (nhóm) người này với (nhóm) người khác nói chung. Sự khác biệt ấy có thể giữa những người trong cùng một đảng, một phe phái hoặc thuộc những phe phái hay đảng phái khác nhau (ở các nước đa đảng). (**) Vì thế họ coi ông Nhất là nhà bất đồng chính kiến mà không quan tâm liệu ông và thế lực bắt ông có cùng quan điểm chính trị hay đều ủng hộ hệ thống chính trị hiện tại hay không, thậm chí đều cùng là thành viên của hệ thống ấy hay không. Luật pháp ở những nước dân chủ bảo vệ những người thể hiện những quan điểm khác biệt miễn là không kèm theo việc sử dụng bạo lực hay đe dọa sử dụng bạo lực để bảo vệ quan điểm của mình và không ai có thể bị bắt vì thể hiện sự bất đồng chính kiến như vậy với bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào và trong bất cứ trường hợp nào, dù là trong nội bộ các tổ chức, nhóm người cụ thể hay ở phạm vi toàn xã hội.
Có lẽ không phải lúc để mổ xẻ về cách hiểu thế nào cho đúng một thuật ngữ cụ thể như trong trường hợp này. Vấn đề là việc bắt giữ ông Nhất có chính đáng không? Có phải quan điểm của ông Đàm Mai Đạo là cứ người nào không phải là nhà “bất đồng chính kiến” (cho dù là căn cứ theo quan niệm riêng về “bất đồng chính kiến” của ông) thì xứng đáng bị bắt mà không cần ai phải lên tiếng bênh vực dù cho việc bắt giữ ấy có chính đáng không, có danh chính ngôn thuận không, có làm tổn hại đến quyền tự do ngôn luận không, có phù hợp với đạo lý không? (Đấy là người viết bài này không muốn đặt thêm một câu hỏi nữa là việc bắt giữ ấy có phù hợp với ngay cả pháp luật hiện tại của Nhà nước Việt Nam hay không khi mà tác giả Đàm Mai Đạo đã xin phép được “miễn hồi đáp với những luận điểm về pháp lý”).
Từ toàn bộ bài viết của tác giả Đàm Mai Đạo, hình như tôi đọc được câu trả lời của ông là YES cho những câu hỏi trên cho trường hợp của Trương Duy Nhất.
Nếu đúng như thế thì tôi thấy tiếc cho Đàm Mai Đạo vì tại sao một người thông minh, hiểu nhiều, biết rộng và từng trải mà tôi cảm nhận được từ ông lại không thể có được một cách nhìn khoáng đạt và nhân văn khi bàn đến sự kiện cụ thể này.
________________________
(*) Bấm vào ĐÂY để đọc bài này
(**) Chẳng hạn như người viết bài này cũng đã từng thể hiên sự “bất đồng chính kiến” với ông Trương Duy Nhất qua bài viết NÀY
Admin gửi hôm Thứ Tư, 29/05/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130529/ha-hien-nhan-doc-bai-viet-cua-dam-mai-dao-ve-vu-bat-ong-truong-duy-nhat
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001