Jonathan London - Hướng tới một tương lai ánh sáng hơn
Jonathan London
Trong tuần vừa qua tôi có đề cập đến ba lý tưởng gần gũi lẫn xa lạ đối với người dân Việt Nam: Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc.
Trong ba bài viết kể trên, tôi đã tìm hiểu ý nghĩa của từng lý tưởng một và chia sẻ một số ý kiến cá nhân đối với ý nghĩa của chúng ở Việt Nam đương đại. Cùng với những bình luận của các bạn đọc (kể cả đại đa số trong những người không đồng tình với tôi), tôi hy vọng những thảo luận này có giá trị cho việc nâng cao chất lượng của những thảo luận lớn hơn đang xoay quanh những vấn đề chính trị xã hôi ở Việt Nam hiện nay.
Như đã hứa trước đây, trong bài viết này tôi sẽ cố gắng làm rõ sự liên quan của ba lý tưởng “độc lập – tự do – hạnh phúc” đối với những lý do căn bản của việc cần có một quá trình cải cách sâu rộng.
Luận điểm chính của tôi là chỉ có thể nâng cao hơn nữa mức hạnh phúc của dân Việt Nam và giải quyết được những vấn đề bức xúc nhất ở Việt Nam hiện nay nếu có quá trình biến đổi sang một trật tự xã hội thực sự đa nguyên, theo pháp trị để đảm bảo mọi công dân được hưởng những quyền tự do cơ bản như đã được hứa cách đây 68 năm.
Độc Lập
Ai là người Việt Nam yêu nước đều muốn có một Việt Nam độc lập. Việc Việt Nam đã giành được độc lập của mình và hiện nay có quan hệ quốc tế song phương tốt với nhiều quốc gia là điều đáng mừng. Vâng, vì những lý do về vị trí, Việt Nam phải luôn luôn tìm cách đối phó với những nước “đế quốc” như Trung Quốc và Mỹ. Nhưng những người Việt Nam thực sự yêu nước không bao giờ muốn chủ quyền của nước mình bị tước đoạt hay bị ngoại bang đô hộ. Chẳng cần một ông Tây nói lên những điều này phải không? Tôi cũng có lý.
Những người chống cải cách thường xuyên khẳng định rằng Việt Nam là nước độc lập. Nhưng, tôi hỏi, tại sao chúng ít khi ta thấy người Nhật, người Hàn, người Indonesia thường xuyên khẳng định như vậy? Về cơ bản, việc này phản ánh một sự khác biệt quan trọng mà liên quan đến ý nghĩa sâu của độc lập quốc gia. Như đã viết trước đây, sự độc lập của một nước nào đó, nêu phân tích ra, thực chất nói đến chủ quyền và uy quyền của một nhà nước nào đó trong một lãnh thổ nhất định.
Nhưng chủ quyền và uy quyền không đơn giản đâu. Ở Nhật, Hàn Quốc, Indo, Đài Loan sự chính đáng không tranh cãi được của nhà nước đựa vào sự uy quyền chính đáng của những nhà nước đó. Và sự uy quyền chính đáng của nhà nước là rõ vì đã có sự ưng thuận của người dân. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam sự uy quyền chính đáng không thể nào xác định rõ được vì đã chưa có một cơ chế đủ minh bạch cho phép nhà nước giành được sự ưng thuận của nhân dân.
Vấn đề cho Việt Nam là dù có độc lập, sự uy quyền của nhà nước đến bây giờ chỉ là chính thức (formal) và thực tế (de facto). Tức là đến bây giờ chưa có cơ chế nào để minh chứng cho sự uy quyền của CHXHCNVN là uy quyền chính đáng. Có một người bạn phản đối tôi, tuyên bố là ngay trong Hiến Pháp của CHXHCNVN có ghi “NNCHXHCNVN là nhà nước chính đáng”. Xin lỗi bạn, những từ được ghi trên giấy chưa chắc nói lên bản chất của một chế độ. Trong thế kỳ 19 Hiến Pháp mỹ có những từ về tự do nhưng lúc đó còn có giải cấp nộ lệ và nữ chưa được những quyền cơ bản.
Dù ủng hộ tư tưởng nào, toàn dân Việt Nam xứng đáng có một nhà nước có uy quyền chính đáng không tranh cãi được. Nhà nước có thể là dưới lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Đảng Xã Hội Dân Chủ hay bất cứ đảng phái nào.
Hãy để ý vì rất nhiều lần chính quyền ở Việt Nam và TQ nói “đừng can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi” v.v... Họ nói như thế vì họ băn khoăn; họ biết trên thực tế sự uy quyền của nhà nước chưa chắc là sự uy quyền chính đáng. Vì thế, nếu có đủ dũng cảm và tự tin thì xin đề nghị trong thời gian tới chính quyền Việt Nam tạo điều kiện cho toàn dân dấu ra hiệu “thumbs up” hay “thumbs chưa up.”
Tự do
Là người đã sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm, ước mơ của tôi là trong những năm tới ĐCS sẽ có đủ dũng cảm để làm những gì phải làm để Việt Nam trở thành một nước văn minh về chính trị. Để làm được điều đó, phải tôn trọng, bảo vệ và thực sự đẩy mạnh tự do, trao lại cho nhân dân những quyền cơ bản mà chính Hồ Chí Minh đã nói đến cách đây 68 năm.
Về hệ thống chính trị, tôi mong Đảng CSVN sẽ cạnh tranh một cách đầy hãnh diện và bình đẳng bên cạnh những đảng phái khác dưới một chế độ chính trị pháp quyền, có sự tham gia của toàn dân Việt Nam. Tôi cũng có một số đề nghị cụ thể, xin mạn phép bàn sau để giúp chuyển đổi từ mô hình hôm nay tới một mô hình tiến bộ hơn trong tương lai. Ở đây, tôi chỉ muốn làm rõ mối quan hệ giữa những tự do cơ bản và cải cách.
Môt lý luận sai lệch của những người bảo thủ là sự tồn tại của một hệ thống đa đảng sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn và có thể tác động xấu đến sự phát triển của đất nước. Xin làm rõ, một trật tự xã hội dân chủ không đảm bảo cái gì cả và một trật tự xã hội độc đảng cũng vậy mà thôi. Đừng quên là một chế độ độc đảng cũng chẳng đảm bảo gì cả hết cả. Và hơn nữa, so với một chế độ dân chủ, một chế độ độc đảng rất khó có một cơ chế hữu hiệu nào để đầy mạnh và đảm bảo tự do và nhân quyền của dân chúng.
Tôi tin rằng nêu Việt Nam có môt cuộc cải cách sâu rộng và năng cao những tự do và quyềnh cơ bản Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn, nhânh hơn, vì sẽ có những thể chế chính trị xã hội minh bạch hơn, có trách nhiệm giải trình nhiều hơn. Khi nói về dân chủ và hạnh phúc hãy xem Hàn Quốc, Đài Loan, chứ đừng so sánh Việt Nam với Ai Cập, Syria, v.v...
Hạnh phúc
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước đi rất ấn tượng trong những lĩnh vực kinh tế, xã hội khác nhau. Chẳng hạn, mức sống của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể tuy không đồng đều cho lắm. Sự phát triển của Việt Nam có đi kèm nhiều thành công chứ. Tôi cũng từng nói lên điều này trong những bài nghiên cứu tôi có viết từ trước đến nay… về giáo dục, về y tế, về trẻ em v.v...
Thế nhưng, muốn Việt Nam khai thác được hết những tiềm năng to lớn của đất nước và con người thì phải thoát khỏi những hạn chế của nền chính trị hiện này.
Kết luận
Về cơ bản, Việt Nam cần có những thể chế chính trị xã hôi hữu hiệu hơn. Trước đây tôi có viết rằng trong những năm tới kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khá. Liệu khá hay chậm, ý tôi muốn nói đến là chất lượng của sự phát triển. Việt Nam nếu muốn có một nền kinh tế lành mạnh hơn thì phải có một nhà nước pháp quyền, minh bạch.
Việt Nam muốn có một quỹ đạo phát triển đầy hứa hẹn thì phải xóa bỏ mô hình “chính trị nhóm lợi ích” hay tạo điều kiện cho những nhóm này (kể cả những nhóm đòi hỏi cải cách) công khai cạnh tranh với nhau để giành sự ủng hộ của dân.
Tôi không tin người Việt Nam thua kém gì so với người dân ở Hàn Quốc hay Đài Loan. Tôi chỉ thấy rằng, thực tế về mức độ độc lập – tự do – hạnh phúc mà dân Việt Nam đang có vẫn còn chưa xứng đáng với cái mà họ nên nhận. Thực vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý với Hồ Chí Minh khi ông nói “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì”.
JL
Admin gửi hôm Thứ Hai, 09/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130909/jonathan-london-huong-toi-mot-tuong-lai-anh-sang-hon
=======================================================================
Trong ba bài viết kể trên, tôi đã tìm hiểu ý nghĩa của từng lý tưởng một và chia sẻ một số ý kiến cá nhân đối với ý nghĩa của chúng ở Việt Nam đương đại. Cùng với những bình luận của các bạn đọc (kể cả đại đa số trong những người không đồng tình với tôi), tôi hy vọng những thảo luận này có giá trị cho việc nâng cao chất lượng của những thảo luận lớn hơn đang xoay quanh những vấn đề chính trị xã hôi ở Việt Nam hiện nay.
Như đã hứa trước đây, trong bài viết này tôi sẽ cố gắng làm rõ sự liên quan của ba lý tưởng “độc lập – tự do – hạnh phúc” đối với những lý do căn bản của việc cần có một quá trình cải cách sâu rộng.
Luận điểm chính của tôi là chỉ có thể nâng cao hơn nữa mức hạnh phúc của dân Việt Nam và giải quyết được những vấn đề bức xúc nhất ở Việt Nam hiện nay nếu có quá trình biến đổi sang một trật tự xã hội thực sự đa nguyên, theo pháp trị để đảm bảo mọi công dân được hưởng những quyền tự do cơ bản như đã được hứa cách đây 68 năm.
Độc Lập
Ai là người Việt Nam yêu nước đều muốn có một Việt Nam độc lập. Việc Việt Nam đã giành được độc lập của mình và hiện nay có quan hệ quốc tế song phương tốt với nhiều quốc gia là điều đáng mừng. Vâng, vì những lý do về vị trí, Việt Nam phải luôn luôn tìm cách đối phó với những nước “đế quốc” như Trung Quốc và Mỹ. Nhưng những người Việt Nam thực sự yêu nước không bao giờ muốn chủ quyền của nước mình bị tước đoạt hay bị ngoại bang đô hộ. Chẳng cần một ông Tây nói lên những điều này phải không? Tôi cũng có lý.
Những người chống cải cách thường xuyên khẳng định rằng Việt Nam là nước độc lập. Nhưng, tôi hỏi, tại sao chúng ít khi ta thấy người Nhật, người Hàn, người Indonesia thường xuyên khẳng định như vậy? Về cơ bản, việc này phản ánh một sự khác biệt quan trọng mà liên quan đến ý nghĩa sâu của độc lập quốc gia. Như đã viết trước đây, sự độc lập của một nước nào đó, nêu phân tích ra, thực chất nói đến chủ quyền và uy quyền của một nhà nước nào đó trong một lãnh thổ nhất định.
Nhưng chủ quyền và uy quyền không đơn giản đâu. Ở Nhật, Hàn Quốc, Indo, Đài Loan sự chính đáng không tranh cãi được của nhà nước đựa vào sự uy quyền chính đáng của những nhà nước đó. Và sự uy quyền chính đáng của nhà nước là rõ vì đã có sự ưng thuận của người dân. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam sự uy quyền chính đáng không thể nào xác định rõ được vì đã chưa có một cơ chế đủ minh bạch cho phép nhà nước giành được sự ưng thuận của nhân dân.
Vấn đề cho Việt Nam là dù có độc lập, sự uy quyền của nhà nước đến bây giờ chỉ là chính thức (formal) và thực tế (de facto). Tức là đến bây giờ chưa có cơ chế nào để minh chứng cho sự uy quyền của CHXHCNVN là uy quyền chính đáng. Có một người bạn phản đối tôi, tuyên bố là ngay trong Hiến Pháp của CHXHCNVN có ghi “NNCHXHCNVN là nhà nước chính đáng”. Xin lỗi bạn, những từ được ghi trên giấy chưa chắc nói lên bản chất của một chế độ. Trong thế kỳ 19 Hiến Pháp mỹ có những từ về tự do nhưng lúc đó còn có giải cấp nộ lệ và nữ chưa được những quyền cơ bản.
Dù ủng hộ tư tưởng nào, toàn dân Việt Nam xứng đáng có một nhà nước có uy quyền chính đáng không tranh cãi được. Nhà nước có thể là dưới lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Đảng Xã Hội Dân Chủ hay bất cứ đảng phái nào.
Hãy để ý vì rất nhiều lần chính quyền ở Việt Nam và TQ nói “đừng can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi” v.v... Họ nói như thế vì họ băn khoăn; họ biết trên thực tế sự uy quyền của nhà nước chưa chắc là sự uy quyền chính đáng. Vì thế, nếu có đủ dũng cảm và tự tin thì xin đề nghị trong thời gian tới chính quyền Việt Nam tạo điều kiện cho toàn dân dấu ra hiệu “thumbs up” hay “thumbs chưa up.”
Tự do
Là người đã sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm, ước mơ của tôi là trong những năm tới ĐCS sẽ có đủ dũng cảm để làm những gì phải làm để Việt Nam trở thành một nước văn minh về chính trị. Để làm được điều đó, phải tôn trọng, bảo vệ và thực sự đẩy mạnh tự do, trao lại cho nhân dân những quyền cơ bản mà chính Hồ Chí Minh đã nói đến cách đây 68 năm.
Về hệ thống chính trị, tôi mong Đảng CSVN sẽ cạnh tranh một cách đầy hãnh diện và bình đẳng bên cạnh những đảng phái khác dưới một chế độ chính trị pháp quyền, có sự tham gia của toàn dân Việt Nam. Tôi cũng có một số đề nghị cụ thể, xin mạn phép bàn sau để giúp chuyển đổi từ mô hình hôm nay tới một mô hình tiến bộ hơn trong tương lai. Ở đây, tôi chỉ muốn làm rõ mối quan hệ giữa những tự do cơ bản và cải cách.
Môt lý luận sai lệch của những người bảo thủ là sự tồn tại của một hệ thống đa đảng sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn và có thể tác động xấu đến sự phát triển của đất nước. Xin làm rõ, một trật tự xã hội dân chủ không đảm bảo cái gì cả và một trật tự xã hội độc đảng cũng vậy mà thôi. Đừng quên là một chế độ độc đảng cũng chẳng đảm bảo gì cả hết cả. Và hơn nữa, so với một chế độ dân chủ, một chế độ độc đảng rất khó có một cơ chế hữu hiệu nào để đầy mạnh và đảm bảo tự do và nhân quyền của dân chúng.
Tôi tin rằng nêu Việt Nam có môt cuộc cải cách sâu rộng và năng cao những tự do và quyềnh cơ bản Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn, nhânh hơn, vì sẽ có những thể chế chính trị xã hội minh bạch hơn, có trách nhiệm giải trình nhiều hơn. Khi nói về dân chủ và hạnh phúc hãy xem Hàn Quốc, Đài Loan, chứ đừng so sánh Việt Nam với Ai Cập, Syria, v.v...
Hạnh phúc
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước đi rất ấn tượng trong những lĩnh vực kinh tế, xã hội khác nhau. Chẳng hạn, mức sống của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể tuy không đồng đều cho lắm. Sự phát triển của Việt Nam có đi kèm nhiều thành công chứ. Tôi cũng từng nói lên điều này trong những bài nghiên cứu tôi có viết từ trước đến nay… về giáo dục, về y tế, về trẻ em v.v...
Thế nhưng, muốn Việt Nam khai thác được hết những tiềm năng to lớn của đất nước và con người thì phải thoát khỏi những hạn chế của nền chính trị hiện này.
Kết luận
Về cơ bản, Việt Nam cần có những thể chế chính trị xã hôi hữu hiệu hơn. Trước đây tôi có viết rằng trong những năm tới kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khá. Liệu khá hay chậm, ý tôi muốn nói đến là chất lượng của sự phát triển. Việt Nam nếu muốn có một nền kinh tế lành mạnh hơn thì phải có một nhà nước pháp quyền, minh bạch.
Việt Nam muốn có một quỹ đạo phát triển đầy hứa hẹn thì phải xóa bỏ mô hình “chính trị nhóm lợi ích” hay tạo điều kiện cho những nhóm này (kể cả những nhóm đòi hỏi cải cách) công khai cạnh tranh với nhau để giành sự ủng hộ của dân.
Tôi không tin người Việt Nam thua kém gì so với người dân ở Hàn Quốc hay Đài Loan. Tôi chỉ thấy rằng, thực tế về mức độ độc lập – tự do – hạnh phúc mà dân Việt Nam đang có vẫn còn chưa xứng đáng với cái mà họ nên nhận. Thực vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý với Hồ Chí Minh khi ông nói “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì”.
JL
Admin gửi hôm Thứ Hai, 09/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130909/jonathan-london-huong-toi-mot-tuong-lai-anh-sang-hon
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001