Nguyễn T Bình - Nhiều dòng gởi anh Ngô Đa
Nguyễn T Bình
Mở đầu, xin tự giới thiệu với anh, tôi dân Sài Gòn trước 1975, từng
ngồi ghế giảng đường đại học Văn khoa. Do đó, tôi khá tường tận phong
trào SVHS Sài Gòn và một số đô thị miền Nam trước 1975, nếu không nói
tôi từng là thành viên trong số đông thành viên “không giấy chứng nhận”
của phong trào này. Trung thực mà viết, đối với phong trào SVHS, cũng
như đối với lực lượng đàn áp phong trào SVHS, tên anh không nổi như các
anh Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên, Lê Văn Nuôi và một số
anh/chị khác. Tôi viết như vậy vì trên bình diện công khai phong trào
SVHS nói chung chỉ có “thủ lĩnh”, không có “thủ trưởng”. Mọi hình thái
tập hợp và hành động đều gần như “thanh thiên bạch nhật” trong trường
học, trên đường phố dưới hình thức chủ yếu biểu tình và dĩ nhiên các
“thủ lĩnh” luôn luôn có mặt ở vị trí hàng đầu vô cùng nguy hiểm, nhưng
đó là yêu cầu không thể thiếu đối với người “thủ lĩnh”.
Gần 40 năm đã trôi qua với biết bao phận đời đổi thay cùng vận rủi của đất nước, dân tộc tới mức khiến đầu óc nhiều người không còn muốn nhắc quá khứ, cũng như không còn muốn nghĩ đến hiện tại và tương lai. Bởi, niềm thất vọng lớn quá, sự bế tắc khủng khiếp quá. Dù vậy, khi bất chợt đọc được bài viết “Xin hãy quay lại” ký tên anh đăng trên Tuổi Trẻ ngày 11/9, lòng tôi vẫn bồi hồi, hai mắt bổng đầy nước, cay cay. Vì, trong bài viết đó, anh đã nhắc đến phong trào SVHS mà tôi từng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Dù nội dung và mục đích chính bài viết này nhằm “thuyết phục” anh Lê Hiếu Đằng “quay về” sau khi anh Đằng đã trở thành Kinh Kha lần thứ hai, chỉ khác ở chổ khi trở thành Kinh Kha lần thứ nhất với bản án “tử hình vắng mặt” anh Đằng còn rất trẻ và khi trở thành Kinh Kha lần thứ hai anh ấy đã vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn gan dạ khó ai bằng. Tôi thương mến và quí trọng anh Lê Hiếu Đằng. Bởi, nói cách nào đó, ở cả hai thời đoạn tuổi trẻ và tuổi già, anh đều suy nghĩ và hành động đúng yêu cầu đối với một “thủ lĩnh” của ngày xưa cũng như của ngày nay.
Thưa anh Ngô Đa, tôi rất tiếc trong bài viết “Xin hãy quay lại” anh không nhấn mạnh mục tiêu của phong trào SVHS Sài Gòn và các đô thị miền Nam trước 1975 là “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Đây là mục tiêu công khai và là mục tiêu duy nhất đã tập hợp được đông đảo SVHS vào thời điểm đó. Có thể nói thêm, mục tiêu này cũng là niềm mong muốn, nỗi khát khao của số đông đồng bào Sài Gòn và miền Nam bấy giờ. Nhờ vậy, nhờ công khai mục tiêu “chống chiến tranh, đòi hỏi hòa bình”, phong trào SVHS đã lôi cuốn đông đảo tuổi trẻ trong và ngoài trường học cùng nhau tham gia, bất chấp thành phần lý lịch, gia đình. Và cũng nhờ vậy đã xuất hiện rất nhiều “Bà Mẹ Bàn Cờ”, bằng cách này, cách khác hết lòng hết dạ cưu mang, đùm bọc “đám trẻ phong trào SVHS”. Đúng vậy không anh Ngô Đa?
Tôi tin điều tôi muốn anh nhấn mạnh như nêu ở trên cũng là điều số đông anh chị em từng trực tiếp hay gián tiếp tham gia, ủng hộ, hưởng ứng phong trào SVHS Sài Gòn và các đô thị miền Nam mong muốn. Ai ngộ nhận hoặc nói sai, viết sai về mục tiêu, tính chất phong trào này là không đàng hoàng, trung thực. Hết chiến tranh, hòa bình lập lại, đương nhiên phong trào SVHS chỉ còn là kỷ niệm trong ký ức cuộc đời nhiều người và đó mãi mãi là kỷ niệm đẹp. Dù nghe nói trong “tổng kết thắng lợi” người ta không đánh giá đúng mức tầm ảnh hưởng quan trọng của “mũi tiến công chính trị ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam” – trong đó có phong trào SVHS. Tôi cũng như rất nhiều anh chị em từng tham gia phong trào không (thèm) suy nghĩ, đoái hoài gì về sự đánh giá này. Bởi lẽ, về chính thức, phong trào SVHS không phải là một hình thái hoạt động của bất cứ tổ chức chính trị đảng phái xã hội nào, dù trong bí mật có sự giật dây của một số VC nằm vùng, nhưng lúc bấy giờ các vị này bố bảo cũng không dám hé lộ ra, trước tiên là vì các vị thuộc thiểu số nhỏ nhoi so với hàng trăm ngàn SVHS thuần túy tự nguyện tự giác tham gia “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Nếu lúc đó số đông anh chị em tham gia phong trào biết có sự trà trộn, giật dây của VC chắc chắn phong trào xẹp ngay. Chống chiến tranh, đòi hòa bình là nguyện vọng chính đáng, đương nhiên của mọi người Việt Nam lương thiện, chứ không riêng gì tuổi trẻ Sài Gòn và các đô thị miền Nam trước 1975. Có thể xem phong trào SVHS là một hình thái biểu lộ công khai tấm lòng “yêu nước thương nòi” đơn thuần của tuổi trẻ miền Nam trước 1975. Chứ không thể úp bộ phong trào này là “phong trào hành động cách mạng gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Cái nào ra cái đó, phải không anh Ngô Đa?
Tôi xin kể anh nghe một chuyện. Tôi có thằng bạn cùng tham gia phong trào SVHS rất tích cực, vô tư. Tốt nghiệp đại học không hiểu sao nó bị bắt quân dịch, làm phi công máy bay trinh sát L19. Hòa bình lập lại, nó bị bắt đi học tập cải tạo mấy năm, rồi sau đó qua Mỹ định cư theo chương trình HO. Năm 1997 tôi gặp lại nó tại Mỹ. Nó kể: “Hồi đi lính, tao bị tụi an ninh quân đội lục vấn hoài, tụi nó hỏi tao trước đây có tham gia phong trào SVHS không. Tao biết tụi nó đã nắm tin rồi, nên tao trả lời có, tụi nó hỏi tiếp vậy tao là Vi Xi phải không, tao trả lời không phải. Tụi nó buộc tao chứng minh, tao nói trong lý lịch tao đã khai rõ ba tao là sĩ quan cảnh sát đặc biệt không đội trời chung với Vi Xi, tụi nó hỏi ngược lại vậy tại sao tao tham gia phong trào SVHS, tao trả lời vì tao không muốn chiến tranh chỉ muốn hòa bình. Tụi nó nói hòa bình đâu dễ vãn hồi khi Vi Xi quyết đánh tới cùng dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn và dù Hà Nội, Hải Phòng thành tro bụi cũng phải đánh để chiếm cho bằng được miền Nam, biến miền Nam giống như miền Bắc dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của cộng sản khổ sở tinh thần thể xác ghê gớm lắm. Mà thiệt là vậy phải không mậy? Sau 30/4/ 1975 tao hết còn muốn sống, nghĩ gì làm gì cũng bị khống chế nghĩ và làm theo ý của đảng. Mà đảng theo tao thấy chỉ luôn miệng nói yêu nước chứ thực tế đâu có thương nòi. Mầy còn nhớ không, hồi nhỏ tụi mình thường được cha mẹ, thầy cô dạy “yêu nước thương nòi” phải đi đôi với nhau, bây giờ đảng dạy “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, tao nghe chướng tai muốn chửi thề, yêu nước mà không thương nòi, cứ bắt chước thủ đoạn nham hiểm của ngoại bang kích động, xúi dục nòi giống hằn thù nhau, đấu tố nhau, đấu tranh giai cấp với nhau, tước đoạt tài sản mồ hôi nước mắt của đồng bào mình theo thói ganh ăn ghét ở rất đê tiện, rồi sau đó sắc phong chung cho tất cả đều có vai trò, trách nhiệm “làm chủ” dưới sự “lãnh đạo” của đảng và sự “quản lý” của nhà nước trực thuộc đảng, thế thì còn cái mẹ gì nữa quyền làm người, quyền tự do dân chủ vốn dĩ là những quyền cơ bản của nhân loại trên trái đất này…”. Thằng bạn phong trào SVHS của tôi đã nói thật nói thẳng vậy đó anh Ngô Đa. Mong anh chịu khó ngược dòng thời sự 38 năm qua để kiểm chứng sự thật đúng sai, cũng như để anh khỏi hoài nghi tôi đã mượn mồm bạn tôi phun ra nỗi niềm của mình – giống như thói quen của tầng lớp cán bộ cầm quyền đương thời đã lạm dụng dài dài, thường xuyên hai chữ “nhân dân”. Sự lạm dụng có chủ đích này nếu suy nghĩ cho kỹ sẽ thấy bất lợi cho cả hai phía, chứ không phải một phía – nhân dân - đâu anh Ngô Đa.
Thưa anh Ngô Đa, đọc những dòng anh viết gởi anh Lê Hiếu Đằng, tôi cảm nhận được hai điều nơi anh. Thứ nhất, anh là người sống có niềm tin vào lý tưởng đã chọn từ khi xuất hiện trong phong trào SVHS “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Thứ hai, anh là người có sức chịu đựng bất chấp thực tế đã và đang diễn ra bất lợi cho dân cho nước mình. Xin cho phép tôi đưa ra nhận định ở đây, có lẽ ở điểm thứ nhất, anh không khác gì anh Lê Hiếu Đằng. Nhưng ở điểm thứ hai thì anh hoàn toàn khác anh Lê Hiếu Đằng. Vì vậy, chưa biết ai phải nói với ai câu “Xin hãy quay lại” cho đúng lẽ đời và đạo lý công dân “yêu nước phải thương nòi”. Nòi là nòi giống, đồng bào – những người “chung bào thai” với mình đó anh Ngô Đa. Chúng ta đã từng công khai “chống chiến tranh, đòi hòa bình” cho đất nước một cách quyết liệt. Vậy, xin hỏi anh Ngô Đa, tại sao giờ đây anh lại chủ trương hãy “từ từ” trong giải quyết biết bao bất công, khổ nạn làm cho đồng bào mình điêu linh, đất nước mình lâm nguy? Tại sao không thể quyết liệt? Trong khi ai cũng biết sau khi làm cho miền Nam sau 1975 tiêu điều xơ xác như miền Bắc sau 1954, đảng buộc phải “đổi mới”, nhưng chỉ “đổi mới” kinh tế mà thôi, vì vậy tham nhũng đã nhanh chóng nảy sinh tưng bừng gốc ngọn hoa lá cành, hút sạch sinh lực đất nước và nội lực trong dân suốt 27 năm “đổi mới”, năm sau hút bạo hơn năm trước theo đà tăng trưởng GDP. Tất cả sự tham nhũng đều trong hệ thống lãnh đạo và quản lý đất nước, chứ không phải trong dân. Do đó càng cần quyết liệt hơn cả khi phong trào SVHS quyết liệt “chống chiến tranh, đòi hòa bình” mới đúng chứ anh Ngô Đa. Ba mươi tám năm rồi, đâu phải ngắn ngủi gì cho cam, mọi ảo vọng và thử nghiệm chính trị đều cần nên kết thúc và sự kết thúc này nếu được diễn ra, cũng như diễn ra được trong tình đồng bào thì rất tốt.
Anh có mong vậy không anh Ngô Đa? Chắc anh hiểu ở bất cứ thời nào và dưới bất cứ triều đại nào, “quan” bao giờ cũng nhất thời, chỉ có “dân” vạn đại mà thôi. Con đường anh đang đi để viết ra bài “Xin hãy quay lại” là con đường của “quan”. Con đường anh Lê Hiếu Đằng đang đi là con đường của dân. Khác nhau hoàn toàn, xét cả bề rộng lẫn chiều sâu. Nói gọn, anh đã chọn cái “nhất thời”, anh Lê Hiếu Đằng đã chọn cái “vạn đại”. Đánh giá sự khác biệt này trong ý thức bắt buộc yêu nước phải thương nòi, tôi nhận ra tuy cùng điểm xuất phát, cùng quê nhà, cùng tổ chức, cùng là đồng sự, đồng nghiệp bao năm với nhau, nhưng anh Lê Hiếu Đằng “giác ngộ” hơn anh rất nhiều anh Ngô Đa ạ. Vì vậy, trước khi tạm kết thúc bài viết “Nhiều dòng gởi anh Ngô Đa”, tôi xin mượn tựa bài viết “Xin hãy quay lại” của anh để nói thật cụ thể với anh như vầy: Anh Ngô Đa ơi, hãy quay về với nhân dân!
N. T. B. (Sài Gòn)
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Admin gửi hôm Thứ Năm, 12/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130912/nguyen-t-binh-nhieu-dong-goi-anh-ngo-da
=======================================================================
Gần 40 năm đã trôi qua với biết bao phận đời đổi thay cùng vận rủi của đất nước, dân tộc tới mức khiến đầu óc nhiều người không còn muốn nhắc quá khứ, cũng như không còn muốn nghĩ đến hiện tại và tương lai. Bởi, niềm thất vọng lớn quá, sự bế tắc khủng khiếp quá. Dù vậy, khi bất chợt đọc được bài viết “Xin hãy quay lại” ký tên anh đăng trên Tuổi Trẻ ngày 11/9, lòng tôi vẫn bồi hồi, hai mắt bổng đầy nước, cay cay. Vì, trong bài viết đó, anh đã nhắc đến phong trào SVHS mà tôi từng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Dù nội dung và mục đích chính bài viết này nhằm “thuyết phục” anh Lê Hiếu Đằng “quay về” sau khi anh Đằng đã trở thành Kinh Kha lần thứ hai, chỉ khác ở chổ khi trở thành Kinh Kha lần thứ nhất với bản án “tử hình vắng mặt” anh Đằng còn rất trẻ và khi trở thành Kinh Kha lần thứ hai anh ấy đã vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn gan dạ khó ai bằng. Tôi thương mến và quí trọng anh Lê Hiếu Đằng. Bởi, nói cách nào đó, ở cả hai thời đoạn tuổi trẻ và tuổi già, anh đều suy nghĩ và hành động đúng yêu cầu đối với một “thủ lĩnh” của ngày xưa cũng như của ngày nay.
Thưa anh Ngô Đa, tôi rất tiếc trong bài viết “Xin hãy quay lại” anh không nhấn mạnh mục tiêu của phong trào SVHS Sài Gòn và các đô thị miền Nam trước 1975 là “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Đây là mục tiêu công khai và là mục tiêu duy nhất đã tập hợp được đông đảo SVHS vào thời điểm đó. Có thể nói thêm, mục tiêu này cũng là niềm mong muốn, nỗi khát khao của số đông đồng bào Sài Gòn và miền Nam bấy giờ. Nhờ vậy, nhờ công khai mục tiêu “chống chiến tranh, đòi hỏi hòa bình”, phong trào SVHS đã lôi cuốn đông đảo tuổi trẻ trong và ngoài trường học cùng nhau tham gia, bất chấp thành phần lý lịch, gia đình. Và cũng nhờ vậy đã xuất hiện rất nhiều “Bà Mẹ Bàn Cờ”, bằng cách này, cách khác hết lòng hết dạ cưu mang, đùm bọc “đám trẻ phong trào SVHS”. Đúng vậy không anh Ngô Đa?
Tôi tin điều tôi muốn anh nhấn mạnh như nêu ở trên cũng là điều số đông anh chị em từng trực tiếp hay gián tiếp tham gia, ủng hộ, hưởng ứng phong trào SVHS Sài Gòn và các đô thị miền Nam mong muốn. Ai ngộ nhận hoặc nói sai, viết sai về mục tiêu, tính chất phong trào này là không đàng hoàng, trung thực. Hết chiến tranh, hòa bình lập lại, đương nhiên phong trào SVHS chỉ còn là kỷ niệm trong ký ức cuộc đời nhiều người và đó mãi mãi là kỷ niệm đẹp. Dù nghe nói trong “tổng kết thắng lợi” người ta không đánh giá đúng mức tầm ảnh hưởng quan trọng của “mũi tiến công chính trị ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam” – trong đó có phong trào SVHS. Tôi cũng như rất nhiều anh chị em từng tham gia phong trào không (thèm) suy nghĩ, đoái hoài gì về sự đánh giá này. Bởi lẽ, về chính thức, phong trào SVHS không phải là một hình thái hoạt động của bất cứ tổ chức chính trị đảng phái xã hội nào, dù trong bí mật có sự giật dây của một số VC nằm vùng, nhưng lúc bấy giờ các vị này bố bảo cũng không dám hé lộ ra, trước tiên là vì các vị thuộc thiểu số nhỏ nhoi so với hàng trăm ngàn SVHS thuần túy tự nguyện tự giác tham gia “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Nếu lúc đó số đông anh chị em tham gia phong trào biết có sự trà trộn, giật dây của VC chắc chắn phong trào xẹp ngay. Chống chiến tranh, đòi hòa bình là nguyện vọng chính đáng, đương nhiên của mọi người Việt Nam lương thiện, chứ không riêng gì tuổi trẻ Sài Gòn và các đô thị miền Nam trước 1975. Có thể xem phong trào SVHS là một hình thái biểu lộ công khai tấm lòng “yêu nước thương nòi” đơn thuần của tuổi trẻ miền Nam trước 1975. Chứ không thể úp bộ phong trào này là “phong trào hành động cách mạng gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Cái nào ra cái đó, phải không anh Ngô Đa?
Tôi xin kể anh nghe một chuyện. Tôi có thằng bạn cùng tham gia phong trào SVHS rất tích cực, vô tư. Tốt nghiệp đại học không hiểu sao nó bị bắt quân dịch, làm phi công máy bay trinh sát L19. Hòa bình lập lại, nó bị bắt đi học tập cải tạo mấy năm, rồi sau đó qua Mỹ định cư theo chương trình HO. Năm 1997 tôi gặp lại nó tại Mỹ. Nó kể: “Hồi đi lính, tao bị tụi an ninh quân đội lục vấn hoài, tụi nó hỏi tao trước đây có tham gia phong trào SVHS không. Tao biết tụi nó đã nắm tin rồi, nên tao trả lời có, tụi nó hỏi tiếp vậy tao là Vi Xi phải không, tao trả lời không phải. Tụi nó buộc tao chứng minh, tao nói trong lý lịch tao đã khai rõ ba tao là sĩ quan cảnh sát đặc biệt không đội trời chung với Vi Xi, tụi nó hỏi ngược lại vậy tại sao tao tham gia phong trào SVHS, tao trả lời vì tao không muốn chiến tranh chỉ muốn hòa bình. Tụi nó nói hòa bình đâu dễ vãn hồi khi Vi Xi quyết đánh tới cùng dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn và dù Hà Nội, Hải Phòng thành tro bụi cũng phải đánh để chiếm cho bằng được miền Nam, biến miền Nam giống như miền Bắc dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của cộng sản khổ sở tinh thần thể xác ghê gớm lắm. Mà thiệt là vậy phải không mậy? Sau 30/4/ 1975 tao hết còn muốn sống, nghĩ gì làm gì cũng bị khống chế nghĩ và làm theo ý của đảng. Mà đảng theo tao thấy chỉ luôn miệng nói yêu nước chứ thực tế đâu có thương nòi. Mầy còn nhớ không, hồi nhỏ tụi mình thường được cha mẹ, thầy cô dạy “yêu nước thương nòi” phải đi đôi với nhau, bây giờ đảng dạy “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, tao nghe chướng tai muốn chửi thề, yêu nước mà không thương nòi, cứ bắt chước thủ đoạn nham hiểm của ngoại bang kích động, xúi dục nòi giống hằn thù nhau, đấu tố nhau, đấu tranh giai cấp với nhau, tước đoạt tài sản mồ hôi nước mắt của đồng bào mình theo thói ganh ăn ghét ở rất đê tiện, rồi sau đó sắc phong chung cho tất cả đều có vai trò, trách nhiệm “làm chủ” dưới sự “lãnh đạo” của đảng và sự “quản lý” của nhà nước trực thuộc đảng, thế thì còn cái mẹ gì nữa quyền làm người, quyền tự do dân chủ vốn dĩ là những quyền cơ bản của nhân loại trên trái đất này…”. Thằng bạn phong trào SVHS của tôi đã nói thật nói thẳng vậy đó anh Ngô Đa. Mong anh chịu khó ngược dòng thời sự 38 năm qua để kiểm chứng sự thật đúng sai, cũng như để anh khỏi hoài nghi tôi đã mượn mồm bạn tôi phun ra nỗi niềm của mình – giống như thói quen của tầng lớp cán bộ cầm quyền đương thời đã lạm dụng dài dài, thường xuyên hai chữ “nhân dân”. Sự lạm dụng có chủ đích này nếu suy nghĩ cho kỹ sẽ thấy bất lợi cho cả hai phía, chứ không phải một phía – nhân dân - đâu anh Ngô Đa.
Thưa anh Ngô Đa, đọc những dòng anh viết gởi anh Lê Hiếu Đằng, tôi cảm nhận được hai điều nơi anh. Thứ nhất, anh là người sống có niềm tin vào lý tưởng đã chọn từ khi xuất hiện trong phong trào SVHS “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Thứ hai, anh là người có sức chịu đựng bất chấp thực tế đã và đang diễn ra bất lợi cho dân cho nước mình. Xin cho phép tôi đưa ra nhận định ở đây, có lẽ ở điểm thứ nhất, anh không khác gì anh Lê Hiếu Đằng. Nhưng ở điểm thứ hai thì anh hoàn toàn khác anh Lê Hiếu Đằng. Vì vậy, chưa biết ai phải nói với ai câu “Xin hãy quay lại” cho đúng lẽ đời và đạo lý công dân “yêu nước phải thương nòi”. Nòi là nòi giống, đồng bào – những người “chung bào thai” với mình đó anh Ngô Đa. Chúng ta đã từng công khai “chống chiến tranh, đòi hòa bình” cho đất nước một cách quyết liệt. Vậy, xin hỏi anh Ngô Đa, tại sao giờ đây anh lại chủ trương hãy “từ từ” trong giải quyết biết bao bất công, khổ nạn làm cho đồng bào mình điêu linh, đất nước mình lâm nguy? Tại sao không thể quyết liệt? Trong khi ai cũng biết sau khi làm cho miền Nam sau 1975 tiêu điều xơ xác như miền Bắc sau 1954, đảng buộc phải “đổi mới”, nhưng chỉ “đổi mới” kinh tế mà thôi, vì vậy tham nhũng đã nhanh chóng nảy sinh tưng bừng gốc ngọn hoa lá cành, hút sạch sinh lực đất nước và nội lực trong dân suốt 27 năm “đổi mới”, năm sau hút bạo hơn năm trước theo đà tăng trưởng GDP. Tất cả sự tham nhũng đều trong hệ thống lãnh đạo và quản lý đất nước, chứ không phải trong dân. Do đó càng cần quyết liệt hơn cả khi phong trào SVHS quyết liệt “chống chiến tranh, đòi hòa bình” mới đúng chứ anh Ngô Đa. Ba mươi tám năm rồi, đâu phải ngắn ngủi gì cho cam, mọi ảo vọng và thử nghiệm chính trị đều cần nên kết thúc và sự kết thúc này nếu được diễn ra, cũng như diễn ra được trong tình đồng bào thì rất tốt.
Anh có mong vậy không anh Ngô Đa? Chắc anh hiểu ở bất cứ thời nào và dưới bất cứ triều đại nào, “quan” bao giờ cũng nhất thời, chỉ có “dân” vạn đại mà thôi. Con đường anh đang đi để viết ra bài “Xin hãy quay lại” là con đường của “quan”. Con đường anh Lê Hiếu Đằng đang đi là con đường của dân. Khác nhau hoàn toàn, xét cả bề rộng lẫn chiều sâu. Nói gọn, anh đã chọn cái “nhất thời”, anh Lê Hiếu Đằng đã chọn cái “vạn đại”. Đánh giá sự khác biệt này trong ý thức bắt buộc yêu nước phải thương nòi, tôi nhận ra tuy cùng điểm xuất phát, cùng quê nhà, cùng tổ chức, cùng là đồng sự, đồng nghiệp bao năm với nhau, nhưng anh Lê Hiếu Đằng “giác ngộ” hơn anh rất nhiều anh Ngô Đa ạ. Vì vậy, trước khi tạm kết thúc bài viết “Nhiều dòng gởi anh Ngô Đa”, tôi xin mượn tựa bài viết “Xin hãy quay lại” của anh để nói thật cụ thể với anh như vầy: Anh Ngô Đa ơi, hãy quay về với nhân dân!
N. T. B. (Sài Gòn)
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Admin gửi hôm Thứ Năm, 12/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130912/nguyen-t-binh-nhieu-dong-goi-anh-ngo-da
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001