Huỳnh Tâm (Danlambao) - "CSVN
chưa bao giờ biểu lộ lòng nhân ái với kiếp đồng sinh, nếu CS biết chia
sẻ tình người thì nào có những làng tị nạn dọc theo biên giới Đông-Tây. 9
khu vực của 15 quận huyện và 24 nông trường biên giới Vân Nam, Quảng
Tây và Quảng Châu".
- Tô Hương nguyên là liên tổ trưởng Hoa đỏ, chức vụ tổng thư ký kinh
tài của MTGPMN, khu vực quận Nhì, Sài Gòn. Sau ngày 30/04/1975 đảng CSVN
bài Hoa, anh Tô Hương bán hết tài sản đổi ra đôla, ý định đem tài sản
về Trung Quốc kinh doanh. Khi vượt qua sông Hồng bốn đứa con của anh bị
nước cuốn trôi. Kế tiếp bị quân đội Trung Quốc trấn lột hết tài sản trên
lưng, từ đó họ bị khủng hoảng tinh thần mỗi ngày thêm trầm trọng, ăn
uống thất thường. Vợ anh Tô Hương tối ngày đi lang thang tìm con, gặp
phải bãi mìn, chết thân thể không nguyên vẹn. Anh Tô Hương càng đau khổ
hơn. Một buổi sáng dân làng đi lao động thấy anh Tô Hương treo cổ chết
trên cành cây rừng!...
*
Sáng nay Anh chị em chúng tôi từ giã, mà nỗi lòng ai cũng bịn rịn khó xa
rời. Sau tám năm mới gặp lại trên đỉnh núi cao, trong rừng sâu thẩm
không tiếp cận được với thế giới bên ngoài, Anh chị em sống trong hoàn
cảnh đau nhói đó, và vẫn tiếp tục. Thế nhưng giấy tờ trên tay do nhà
nước Trung Quốc xác nhận "người Việt tị nạn" không khác mấy lao động khổ
sai, nói một cách cho đúng nghĩa làm thân nô lệ, còn thua con bò, nó có
lúc nghỉ ngơi nhai lại cỏ, sau một ngày làm việc và ăn uống no nê. Do
đó Anh chị em chúng tôi dừng lại đôi phút quyến luyến nhau hoài.
Lúc này, tôi mới nhận diện kỹ càng mỗi bước chân của Anh chị em, không
khác nào kiếp thân lưu đày của người da đen thời đại bán khai. Anh chị
em ngày xưa là những cậu ấm, thư sinh, anh thư, tất cả đã thành danh,
hoạt động trên nhiều lãnh vực trong xã hội miền Nam VN. Còn hôm nay họ
hóa ra hình hài khô héo mất hết sinh động, mỗi người già nua trước tuổi.
Tôi đứng gần nghe hơi thở khắc khoải, vầng tráng có những đường nhăn
xẩm, dù Anh chị em mới ngưỡng cửa bốn mươi hay ngoài.
Mộ hoang tập thể binh sĩ Việt Nam tọa lạc khắp nơi trên chiến trường biên giới VN-TQ
Anh chị em đã từng sống trong tinh thần vì mọi người, đã từng dâng hiến
kinh tế cho xã hội, cái riêng của đời thường về ăn mặc và trang điểm hài
hòa với người chung quanh và không cách biệt với xã hội. Nay hoàn toàn
khác hẳn, Anh chị em sống khắc khổ và ăn mặc quần áo lôi thôi, vải thô
quần bố, ống quần cao đến cổ chân, áo đã sờn vai đổi màu, lấm tấm đen.
Ngồi gần nhau, tôi nghe được trong tiếng cười chứa cả một huyền thoại
thu nhỏ trong cuộc sống, trong tiếng khóc của âm thanh chua chát, lòng
câm hờn chiến tranh có đề định trước, và nghe đâu đó Anh chị em đang suy
tư về kiếp sinh lềnh bềnh vô Tổ quốc.
Bỗng giật mình, tiếng nói lớn của Anh chị em, tay vẫy chào:
- Hẹn sớm gặp lại.
Tôi tự tầm không hy vọng lắm, và những lời hứa hẹn hôm qua xem như một
món quà lạc quan để tiếp tục sống, dù Anh chị em hiện có một số vốn nhỏ
của cá nhân, thế mà không sử dụng riêng, họ xem tình trọng, tiền hèn,
vật chất chỉ là hoa phấn không phủ hết "Dòng nhà làng".
Anh chị em thương nhau từ thời thơ ấu đến những thập niên trưởng thành
mới kết tụ như hôm nay, thế nhưng lúc này tình người cũng lệ thuộc nơi
cái phên tre hiện tại đang nằm đã quen, cho thấy đời tị nạn tuyệt vọng
không có ý định bỏ làng do quá nhiều cản trở, thực sự đã cạn kiệt bởi
lòng không còn sức mạnh can đảm, dù lòng có hướng về tương lai cũng đã
mịt mù. Anh chị em không muốn tiếp nhận cõi sống này nhưng nó định mệnh.
Khi cùn đường, nó làm chủ của hiện tại, và đang đi đến nô lệ tại lâm
trường, nông trường... biên giới, mà người ta giọi là lãnh thổ của Trung
Quốc!
Lúc này Anh chị em đã đi xa tắp, khuất qua triền núi, trước ngã đường
trang trại tị nạn, một thoáng đã mất tất cả bạn bè, tôi vừa ngỡ ngàng,
xúc động, giọt nước mắt tràn qua mi, nói thầm: - họ không đi về bên kia
thế giới mà họ đi về những bản làng xa rời vợi, một nơi nào đó tôi chưa
đến, càng không có khái niệm nào để hình dung về đời sống riêng tư của
Anh chị em trong cộng đồng ấy.
Tôi suy nghĩ bông lung, từ trong tôi còn đậm nét một chuỗi quá khứ tuyệt
đẹp của một thời, ngày ấy chúng tôi là những đứa trẻ, trai, gái mở rộng
một bầu trời xanh biếc, chứ nào ngờ hôm nay Anh chị em thân gầy làm hoa
mắt tôi. Chân dung họ in trong bóng tôi, họ vừa bước lên xe, chân đạp
từ từ bánh xe lăng nhanh xuống dốc núi, những ánh sáng cô độc ấy đã vụt
qua màng sương lạnh.
Nghĩa trang của người chưa chết tại Dòng nhà làng, dưới triền đồi núi gần làng.
Anh chị em mất môi trường sống sau ngày 30/04/1975, nhưng không phiền
muộn, cho đây là vận nước phải sống theo quê hương đất mẹ, thế mà chính
quyền xuống quyết định bài Hoa xua đuổi thậm tệ, nhà nước còn chỉ thị
người Việt gốc Hoa đi càng xa càng tốt. Đương nhiên họ không thể bỏ đất
Mẹ, họ vẫn chần chừ, nán lại đi không đành. Cuối cùng chịu không được
với chế độ CSVN, đành lấy quyết định bỏ chậu cá ra biển khơi tìm thế
giới tự do, không may thời cuộc đưa đẩy họ trôi giạt mãi mãi vào rừng
sâu trên đất quê hương mình, vẫn đường trên quê hương đã là đất lạ (theo
ngôn ngữ của đảng CSVN), sống với kẻ không cùng máu. Một lần nữa loài
người vô tình quên lửng sự hiện diện của họ trên trái đất này! Mãi đến
nay Anh chị em chưa tìm được cho mình một như ý nào !
Thế mới biết, chế độ CSVN chỉ mục đích thúc đẩy sự hủy diệt loài người
theo thời tính. CSVN chưa bao giờ biểu lộ lòng nhân ái với kiếp đồng
sinh, nếu CS biết chia sẻ tình người thì nào có những làng tị nạn dọc
theo biên giới Đông-Tây. 9 khu vực của 15 quận huyện và 24 nông trường
biên giới Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Châu.
*
Tôi còn đứng chần ngần, Vinh nói:
- Thôi, chúng ta về làng, tiển chân các bạn một chặng đường dài xuống núi, thế này là đã khắc cốt ghi xương rồi.
- Vâng thôi về.
Vào đến cửa làng, tôi rủ anh Minh và Vinh:
- Hai anh có bận chuyện gì không, riêng Tâm muốn vào nghĩa trang thăm chị Tú Hà và mấy cháu, sau đó hãy về nhà.
- Thôi, thì chúng ta cùng đi.
Nhân tiện tôi hỏi:
- Tôi thường nghe quý anh chú ý và đề cặp nhiều về nghĩa trang trong
làng, vậy nghĩa trang làng này có bí ẩn sau lưng đúng thế không?
Anh Minh đáp:
- Đúng thế, trong nghĩa trang có hơn 18.570 nấm mồ của người đang sống,
ngoài ra có 1.526 người chết vì dịch tả, và 95 người thực sự chết bằng
nhiều cách khác nhau. Những người già bệnh tật chết không nhiều, trái
lại người trẻ, khỏe mạnh, chịu đựng không nổi môi trường sống, từ đó suy
sụp tinh thần, đâm ra cuồng trí, điên loạn mất thần kinh, họ chết rất
khổ sở trong sự hành hạ thân xác đau đớn.
Anh Minh vội nắm tay tôi, dắt đến trước một ngôi mộ đã bị mưa gió bào
mòn, chỉ còn lại nấm đất nhỏ và viên đá núi không ghi tên họ, anh Minh
nói tiếp:
- Có lẽ Tâm biết người này, anh Tô Hương chủ nhà buôn giấy in, ở trước mặt Ty cảnh sát quận nhì Sài Gòn, gần nhà Đào xích lô.
Tôi gập đầu nói:
- Tâm biết anh này.
Anh Minh nói tiếp:
- Tô Hương nguyên là liên tổ trưởng Hoa đỏ, chức vụ tổng thư ký kinh tài
của MTGPMN, khu vực quận Nhì, Sài Gòn. Sau ngày 30/04/1975 đảng CSVN
bài Hoa, anh Tô Hương bán hết tài sản đổi ra đôla, ý định đem tài sản về
Trung Quốc kinh doanh. Khi vượt qua sông Hồng bốn đứa con của anh bị
nước cuốn trôi bởi tuổi trẻ không kinh nghiệm bơi lội, gặp nước tự ôm
nhau chết. Vừa mất bốn đứa con và bốn balô tài sản không phải nhỏ, chỉ
còn lại hai vợ chồng, vốn làm cha mẹ thương con khóc ngày đêm. Kế tiếp
bị quân đội Trung Quốc trấn lột hết tài sản trên lưng, từ đó họ bị khủng
hoảng tinh thần mỗi ngày thêm trầm trọng, ăn uống thất thường. Vợ anh
Tô Hương tối ngày đi lang thang tìm con, gặp phải bãi mìn, chết thân thể
không nguyên vẹn. Anh Tô Hương càng đau khổ hơn, vợ con không còn bên
anh, và tài sản cũng đã biến thành của người khác, một đời kinh doanh,
định giá thị trường giấy, nay chỉ còn đơn độc hai tay không. Một buổi
sáng dân làng đi lao động thấy anh Tô Hương treo cổ chết trên cành cây
rừng!
Nghĩa trang của người chưa chết tại Âu nhà làng, dưới triền núi đầy sương mù.
Anh Minh đưa tay chỉ một nấm mộ khác nói tiếp:
- Nấm mộ đó cũng là Hoa đỏ, nghe anh Hứa Bông Linh kể lại. Họ Kiều tên
Giang, nguyên chủ tịch cộng đồng người Hoa đỏ tại Cần Thơ, đi theo
MTGPMN quân hàm Thượng tá và cấp bậc Hoa đỏ Trung tá. Khi Kiều Giang vào
biên giới cũng bị trấn lột như mọi người khác, dù Kiều Giang có trình
giấy quyết định quân hàm Trung tá và giấy công vụ đặc phái quân đội
Trung Quốc. Cùng ngày quân ủy Vân Nam từ chối Kiều Giang, cả cuộc đời
của Kiều Giang hy sinh cho đảng, sau đó ôm hận vào lòng, ông âm thầm vào
rừng sâu tìm được trái Mã Tiền Tinh, đem về chế thuốc độc, ý định cho
cả nhà uống Mã Tiền Tinh rồi ôm nhau cùng chết một lúc. Vợ Kiều Giang vì
thương con đề nghị: "Anh uống trước, sau khi chôn cất anh đâu vào đó
thì mẹ con em sẽ chết theo sau cũng chưa muộn màng". Từ lúc Kiều Giang
chết cho đến nay bà ấy vẫn sống và tiếp tục nuôi con, bà ấy vất vả lắm,
thân cô độc nuôi ba mặt con, đứa nhỏ nhất lúc ấy mới bảy tháng.
Tôi lắng nghe từng câu chuyện dài của mỗi đời người, anh Minh dừng lại, đôi khắc rồi nói tiếp:
- Chung quanh nấm mộ Kiều Giang có hơn 32 nấm mộ nữa đó là những đồng
chí cùng hoạt động ở Cần Thơ, họ chết vì không chịu được sự trấn lột của
hai đảng CSVN-TQ, họ bị bỏ rơi, ân hận. Ngoài ra có một số thương gia
Chợ Lớn vì tin lời khuyến dụ của Hoa đỏ, đóng góp kinh tài cho đảng
CSVN, sau 1975 vẫn chưa mở mắt, thức tỉnh cứ đâm đầu đến biên giới để
rồi tiếp nhận mọi ngỡ ngàng. Thì ra Hoa đỏ giấy không có giá trị! Thế
mới biết ôm nhầm mộng tưởng Hoa kiều chính hiệu. Sự việc đã lỡ làng đem
đến gia đình khốn quẫn, tiếp theo bất thuận hòa, thế là người có trách
nhiệm với gia đình lấy tự tử để giải kết, họ được chôn phía sau mộ của
Tú Hà và mấy cháu. Còn một số nấm mộ khác, vượt trốn khỏi làng bị lính
biên phòng Trung Quốc phát hiện bắn chết, nay trong làng còn vài người
điên cũng đang đến tình trạng một chân dưới mặt đất, một chân trên mặt
đất, nghĩa trang là nơi hứa hẹn mà họ sẽ đến!
Tay anh Minh chỉ về hướng Nam nói:
- Tâm hãy chú ý, trong nghĩa trang này có hơn 18.573 nấm mồ của người
đang sống, họ là ai? Thực sự đó là những nấm mồ giả, chủ làng có lập
danh sách báo khai tử, nói chung trốn được người nào là phải khai tử và
lập nấm mộ ngoài nghĩa trang để tránh sự chú ý của chính quyền địa
phương và bảo vệ an ninh cho làng. Hầu như làng tị nạn nào cũng làm như
vậy, nhà nào cũng có người bỏ làng, cho nên họ bảo vệ cho nhau. Ông chủ
làng là người có trách nhiệm báo cáo sinh-tử trong làng. Hiện nay ông
nhắm mắt để mọi người đi tìm tự do, ông thừa biết và hiểu nguyện vọng
của người dân trong làng, ông can đảm báo cáo chết trăm sinh một, chết
đủ kiểu cách, như lao động, nước độc, tim, gan, ruột, tiểu đường, lao
phổi và các bệnh truyền nhiễm, v.v... Bọn lính biên phòng Trung Quốc
nghe làng nào có bệnh truyền nghiễm lao phổi hay bệnh dịch tả, thế là
không thấy chúng bén mặt vào làng. Trong nghĩa trang có hơn 18.570 nấm
mồ không tên tuổi, không ngày sinh, ngày tử, kể cả người chết thật cũng
thế, có nấm mồ không có địa chỉ danh tính, đó cũng là một cách hiểu thầm
của dân làng.
Tôi vội hỏi:
- Thưa anh Minh, nấm mồ ở đây nhưng họ sống ở đâu?
Anh Minh và Vinh cười đáp:
- À, đây là một vấn đề nan giải, nói hoài không kết thúc và hầu như ngày
nào cũng có một vụ để bàn đến. Người tị nạn bỏ làng ra đi gồm hai
hướng.
Thứ nhất hướng Đông, họ có thẻ nhận diện ID và có điều kiện, đi thẳng
đến Hong Kong, sau đó tìm đường đến Đài Loan hay các quốc gia khác, tuy
nhiên hướng đi này khó hiểu, bởi có đi mà không thấy tin về, chính thằng
con cả của mình, nó tên La Hùng đã đi hơn năm vẫn không biết lý do,
hiện nay tạm cho biệt tăm tin tức !
Thứ hai hướng Tây, vượt biên qua Miến Điện, liên lạc với người sắc tộc
Karen hay Shan trả cho họ một số tiền hướng dẫn đường vào biên giới Thái
Lan. Con đường này cũng khá nguy hiểm, có rất nhiều người bị chính
quyền Miến Điện bắt được cho vào tù vài năm. Nhà tù Miến Điện đánh đập
người mình quá dã man, sau khi ra tù người nào cũng mang trên mình đủ
thứ bệnh tật. Chính quyền Miến Điện đuổi người mình về biên giới Trung
Quốc, những người đi không trót lọt qua biên giới Thái Lan đành quay trở
lại Trung Quốc, họ hủy gấy tị nạn chấp nhận sống vô gia cư, vô tổ quốc,
họ sống bằng nghề hành khất, bán máu, làm công nhân khuân vác tại những
ga xe hỏa, bến xe đò, bến tàu, tất cả đều làm lậu, chỉ có một số ít
người qua được biên giới Thái Lan. UNHCR chấp nhận lập hồ sơ xin tị nạn
quốc gia thứ ba, theo lời khai có chứng từ (người Việt tị nạn) tại Trung
Quốc.
Năm trước người ta đồn rằng: Có một tổ chức đưa người qua biên giới Thái
Lan, mọi người trong làng xôn xao, rủ nhau bỏ làng, với số tiền 10.000
Nhân dân tệ (40 đôla) họ phải mất 7 năm chịu đựng đói rách, thiếu thốn
mọi mặt, dành dụm từng ấy vốn. Kết quả tiền mất tật mang. Người Việt tị
nạn bị người Trung Quốc lừa, họ bắt đúng mạch của người Việt tị nạn.
Điều này trong làng đã cảnh báo trước, họ không nghe cho rằng cản trở,
cuối cùng họ về lại làng, tuy họ thừa biết ra khỏi làng một tháng xem
như không còn tư cách tị nạn. Đời là vậy nhưng làng không bỏ họ, vẫn tạo
cho họ nhiều hy vọng để tiếp tục sống, độ này trong làm có hiện tượng,
người tàn tật sống trong làng mà nấm mồ lại ở ngoài nghĩa trang. Quả
thực đau lòng khi đứng trước một xã hội không hy vọng, không có được một
tia ánh sáng để rọi vào họ cho ấm! Con đường vượt biên nào cũng không
an toàn, chỉ hy vọng trong may rủi.
À, vì nguyên nhân vừa nói, cho nên chúng tôi ở đây rất kính trọng anh
Hứa Bông Linh và anh Phó Như Bá, hai anh này can đảm đứng trước chính
quyền địa phương cam đoan chịu mọi trách nhiệm về an ninh cũng như đời
sống cho dân làng, cũng như lao động phải đúng chỉ tiêu đã qui định. Đấy
chúng ta đã thấy 18.573 nấm mồ và những người bỏ làng, nếu làm một bài
toán mới biết nhân khẩu và lao động có vấn đề, một khi thiếu lao động
thì lấy đâu ra cho đúng chỉ tiêu! Trước sau gì ông chủ làng cũng phải đi
tù, ông chủ làng biết điều này nguy hiểm vẫn cắn răng nhẫn nhục, thà
một người hy sinh cho nhiều người được sống. Những năm qua đã biết bao
nhiêu ông chủ làng đi tù vì chính quyền địa phương qui tội tham nhũng.
Tôi thấy Vinh nghe anh Minh nói về sinh hoạt của "Dòng nhà làng" không
có ý kiến nào cả hình như có một đồng thuận nào đó, tôi hỏi:
- Thế thì làng của Vinh thế nào?
Vinh nuốt nước bọt xuống cổ họng, rồi nói:
- Âu nhà làng, cũng không khác mấy, đối với con số nấm mồ của người sống
tại nghĩa trang ít hơn nhiều. Sở dĩ Dòng nhà làng có nấm mồ sống nhiều
là ở thời điểm dịch tả, nhân dịp ấy họ bỏ làng, riêng về Âu nhà làng,
người tị nạn bỏ làng ra đi với con số chóng mặt.
Vinh nói tiếp:
- Thưa anh Minh, cho em nói rõ hơn để Tâm hiểu thêm. Người tị nạn bỏ
làng đi hướng Đông là thành phần Hoa vàng và Việt ăn theo máu Hoa. Còn
số người Việt đi hướng Tây là thành phần Hoa đỏ. Hôm nay tình trạng của
người Hoa đỏ rất bi đát, trước đây họ có tham vọng ngày hồi hương sẽ
được huy hoàng, sống an nhàn trên quê hương. Nhưng khi họ về đến Trung
Quốc đã tiếp nhận mọi sự thật không như ý, từ đó trở thành thất vọng.
Hoa đỏ bỏ làng đi tìm lại thân nhân để rồi ân hận trước phũ phàng. Chính
Vinh tiếp xúc một số người trong làng, điển hình một anh Hoa đỏ kể
rằng: "Em đã tìm gặp ông Nội, quý Bác cũng vui mừng đấy nhưng một lúc
niềm vui, nhanh tan biến, khi họ biết em là người tị nạn không có một
vật tùy thân nào, em thấy họ thay đổi thái độ, nhạt nhẽo như nước lã ao
bèo, em thấy vậy đứng lên liền vái chào từ biệt, họ không nói một câu
nào trước khi em ra đi. Tình cảnh này không phải một mình em, hầu như
tất cả Hoa đỏ cùng chung số đen, nếu biết trước những phũ phàng này thà
em ở trong làng còn hơn". Đó là thực trạng của anh, chị, em Hoa đỏ bởi
vậy chúng ta thương yêu họ trong lúc trống vắng tình người.
Còn về người Việt và người sắc tộc đã từng ở biên giới, họ rất thụ động
không có ý kiến và không phản đối, chúng ta phải hướng dẫn họ tìm hiểu
thế giới tự do và hiểu thế nào là dân chủ đa nguyên, hy vọng họ động não
vì mọi người để thực hiện quyền sống của con người, mỗi cá nhân phát
biểu trước mọi người, cùng lấy quyết định một giá trị chung, hy vọng
chúng ta làm được điều này trong những ngày ở đây.
Tôi và anh Minh đồng ý những lời nói của Vinh rất giá trị, nếu thực hiện được trong cộng đồng người Việt tị nạn, hay biết mấy.
Tôi vẫn hồ nghi nguyên nhân từ đâu đến và lý do nào xuất hiện nghĩa trang không giống ai, hỏi:
- Vinh và anh Minh có thể cho biết về lịch sử của nghĩa trang này được không?
- Thực mà nói, không ai biết những nghĩa trang này, nó đã có từ bao giờ,
vì chúng tôi chuyển đến đây đã thấy như vậy rồi, sau đó nhờ có một cơn
mưa lớn làm xủi đất xuống, mọi người thấy cũng ngộ nghĩnh, bởi mặt đất
dưới nấm mồ vẫn còn nguyên, phát hiện từ đó mới suy luận biết người đi
trước làm mồ giả đề trốn làng, thế là người sau tiếp tục tạo những nấm
mồ mới.
Nói chưa hết chuyện nghĩa trang, anh Hứa Bông Linh từ xa đi tới hỏi:
- Tôi, tưởng mấy chú bỏ làng đi rồi chứ? sao mà chia tay bạn bè bịn rịn
lâu về thế? nào ngờ mấy chú vào nghĩa trang, có phải La Minh nhớ vợ
không? Hôm qua làm lễ nóng, hôm nay làm lễ nguội à? Nhân đây tôi mời quý
chú về nhà dùng cơm trưa.
Ông chủ làng, Hứa Bông Linh hỏi một lúc đến bốn câu toàn là đùa, ai cũng cười ồ lên, tôi liền thưa:
- Thưa anh Linh, nếu chúng em bỏ làng thì ít nhất phải có một số vốn
trên 40 đôla, và nghĩa trang này không có ba nấm mồ của chúng em vì sợ
anh bị hệ luỵ, còn một ý khác, em muốn 18.573 nấm mồ đứng dậy đùa dai
với anh.
Tất cả đồng cười, anh Hứa Bông Linh không ngần ngại đáp:
- Chú em mới đến đây gần 20 ngày mà đã biết hết tình hình trong làng
này, có thể La Minh và chú Vinh nằm vùng, báo cáo cho chú em chứ gì, hay
thực. Thôi mời ba chú về nhà anh dùng cơm, xem như là một buổi chiêu
đãi để cho mọi việc trong làng được êm chuyện, chúng ta về nhanh kẻo cơm
canh nguội lạnh mất ngon.
Mọi người đồng cười gióng giả, Vinh thúc giục:
- Vâng, chúng em vui mừng, thôi về nhà để chị Linh chờ.
Trong buổi cơm, có nhiều chuyện đáng nghe, nhất là chuyện anh Linh nói
về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc và hoạt động của MTGPMN. Tôi hỏi anh
Linh:
- Thưa anh Linh, từ lúc em đến đây gặp anh và anh Bá, em cảm thấy rất
thân thiện, tuy nhiên không dám hỏi thăm và không có dịp tâm sự như hôm
nay, em xin mạn phép hỏi anh về một người mà anh có thể biết đó là ông
Trương Như Tảng nguyên là Bộ trưởng Tư Pháp của MTGPMN. Quý anh có liên
hệ ít nhiều với ông ấy không?
- Ông Trương Như Tảng là thầy của chúng tôi đó, ông hướng dẫn chúng tôi
hiểu biết về luật, ông chú ý về công tác Tư pháp, nhất là khuyên chúng
tôi nên bảo vệ mạng sống mỗi khi bị sập bẫy, phải đối phó thế nào với
VNCH, ngoài ra thầy còn hướng dẫn chúng tôi về chuyên môn Hoa vận. Từ đó
chúng tôi hoạt động hữu hiệu hơn trong công tác Hoa vận, và Tư pháp.
Theo chúng tôi hiểu Bộ Tư Pháp bảo vệ luật pháp, công lý, một trong ba
quyền của một nước dân chủ, nhưng đảng CSVN lại hành xử trong bóng tối,
dùng Tư pháp như chân tay đao phủ thủ, được quyền giết trước, báo cáo
sau, những ai không có lợi cho CSVN đều giết sạch. Ở ông thầy thì khác,
lấy Hoa vận làm mục tiêu tâm lý, thu phục nhân tâm hơn là giết người.
Nói như vậy không phải là không có người chết bởi Bộ Tư Pháp, nhiều
người bị giết do bọn máu lạnh Cục R của đảng CSVN, họ ra lệnh giết hằng
chục ngàn người rồi đổ hết trên đầu ông Bộ Tư Pháp, đảng CSVN còn lợi
dụng ông Bộ Trưởng trên danh nghĩa người Việt gốc Hoa đi thu hụi chết.
Hứa Bông Linh hít một hơi thuốc dài nói tiếp:
- Hiện nay chúng tôi bặt tin ông Bộ Trưởng, không biết ông ở đâu, nếu
gặp lại chúng tôi sẽ xem ông là người thầy như ngày nào và luôn kính
trọng.
Nhân dịp thuận cho tôi, đang muốn tìm một thiện cảm mới nơi những cựu
cán binh bất mãn đảng CSVN, như Thiếu tá Trương Hoán Tùng, Đại úy Hứa
Bông Linh, Trung úy Phó Như Bá và có thể còn nhiều người khác, nói:
- Thưa anh Linh, em nói về một phần gia đình ông Trương Như Tảng, còn về
mặt chính trị thì em hoàn toàn không liên hệ, tuy nhiên em biết nhiều
về ông bởi sau 1975, ông về Sài Gòn thường gặp nhau ăn cơm gia đình mỗi
tháng một hay ba lần. Em với ông Tảng không cùng họ nhưng cùng một liên
hệ bên bà ngoại, em gọi ông Tảng bằng anh Ba. Trước kia anh Ba không có ý
đi theo CS nhưng bị thuyết phục, hai nữa gia đình không chấp nhận, lúc
anh Ba từ Pháp về Việt Nam đi thẳng vào bưng biền, và được trao chức vụ
Đại sứ Chính phủ Cách mạng Lâm thời, văn phòng đặt tại Nam Vang, sau đó
giữ chức Bộ Tưởng Tư Pháp. Về phần gia đình có rất nhiều người phục vụ
dưới chế độ VNCH, tự dưng anh Ba theo CS trở thành hai chiến tuyến trong
gia đình, nhưng mạnh ai nấy thờ lý tưởng của mình. Sở dĩ CS lợi dụng
anh Ba là để đối đầu với người trong gia đình, đang là thành viên cao
cấp của chính quyền Quốc Gia, tiếp theo đảng CSVN đánh bóng anh Ba thành
người Việt gốc Hoa do có họ Trương, thực tế anh Ba không có máu Hoa.
Sau 1975 CSVN bài Hoa, thế là huynh đệ họ Trương vượt biên, nghe người
ta nói anh Ba đang ở Paris và có viết một cuốn sách (Memoires D'un Việt
Cộng). Hiện nay em chưa biết giữa anh Trương Hoán Tùng có liên hệ thế
nào với anh Ba không thì em chịu thua.
Hứa Bông Linh liền đáp:
- Cả năm nay chúng tôi chưa gặp nhau, nhân dịp này chú em đi tìm gia phả
của đại ca Trương Hoán Tùng quả nhiên đúng lúc, chuyện này không khó
hãy đi một chuyến là biết, thế chú em có ý này không?
Tôi mở cờ trong lòng phổi, cũng đã có ý trở lại thăm anh Dũng, chị Hồng,
và quan trọng nhất liên hệ mật thiết với anh Trương Hoán Tùng, mới có
cơ may tìm được những địa danh chiến tranh và tọa độ lãnh thổ biên giới
của Việt Nam bị mất vào tay bành trướng Bắc Kinh, tôi không chần chờ
liền đáp:
- Thưa anh, có thể hai ngày sau anh em mình lên đường, chuyến đi này gặp
lại anh Trương Hoán Tùng, có lẽ anh ấy sẽ rất ngạc nhiên.
- Chú em nói rất hảo ý của tôi, như vậy thằng Phó Như Bá cùng đi với chúng mình, vì không thể thiếu y trong chuyến đi này được.
- Thế thì càng vui và hỗ trợ cho nhau trên đường đi.
Hứa Bông Linh nói tiếp:
- Tôi nhờ Vinh, về nói lại với Bá, chuẩn bị hai ngày nữa là đi thăm đại ca Trương Hoán Tùng.
Nay tôi có đến ba người am tường địa danh chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, hỏi:
- Thưa anh Linh, chúng ta phải đi và về con đường nào ngắn nhất, vì em
cần tranh thủ thời gian, chỉ còn 9 ngày ở trên biên giới này.
- Dễ thôi, đi đường chiến hào 1, dành riêng cho biên phòng địa phương.
Chú em phải lấy giấy tờ của La Minh và giả bệnh truyền nhiễm là không có
vấn đề gì cả. Chúng ta sẽ đi trên đường chiến hào mất 6 ngày, đi và về
bằng xe hỏa 24 giờ, thăm viếng đại ca Tùng 2 ngày, thế là trọn thời gian
9 ngày của chú em.
- Cảm ơn anh Linh.
Chúng tôi ra về, chào tạm biệt cả nhà anh Linh, ngoài trời đã tà tà bóng.
Thêm một ngày, chúng tôi đã đi qua 3 ngôi làng người Việt tị nạn, trên
lãnh thổ cũ Việt Nam, nay thuộc Trung Quốc. Tính đến nay đã ngày thứ 20
đi thực thế, tiếp nhận được mỗi ngày, mỗi chuyện ngoài nhân gian khó tin
nhưng nó là sự sống thực hằng ngày trên biên giới do CSTQ quản lý. Một
ngày đi qua thấy dấu vết chiến tranh còn nguyên chưa đi vào lịch sử,
chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc tại nơi này đem lại cho tôi cái nhìn bao
quát về lãnh thổ Việt Nam, tôi rất hy vọng được biết càng nhiều càng
tốt, bởi lãnh thổ là xương máu của ông cha tạo ra đã bao ngàn năm mới có
hôm nay, lịch sử dân tộc Việt Nam không có lý do nào để lãnh thổ bị bào
mòn dưới chế độ CSVN.
_________________________________
Những phần đã đăng:
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/ai-bo-mo-tich-lieu-ben-kia-bien-gioi.html#more
======================================================================
Binh đoàn mồ ma biên giới
Binh đoàn mồ ma biên giới
Huỳnh Tâm (Danlambao) - “...Vài
nén hương lòng nghiêng mình tưởng nhớ lãnh thổ quê hương Việt Nam bị
mất, người vô danh khuất mặt trong trận chiến Đông Dương lần thứ 3 vào
ngày 17/2/1979. Tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc, cách đây 33 năm về
trước (17/02/1979-17/02/2012)..."
Hành lang chiến lũy số 1, chia ra thành hai phần, phần giao thông hào
chiều ngang 0,8m đôi khi từ 2m đến 4m và sâu từ 2m đến 1m, chỗ nào rộng
rãi thường là nơi ban chỉ huy cấp Lữ đoàn hay Đại đội đóng và đặt pháo
đội. Phần mặt lối đi hai chiều có nơi rộng 1,5m hay 1m, nếu đi xe đạp
trên con đường gồ ghề này, tất nhiên rất khó đi. Chúng tôi gặp một con
suối cũng là nơi tiếp nối vào chiến lũy, muốn đi qua suối phải vác xe
đạp lên vai.
Được biết gần đây có một ngôi làng người Việt tị nạn tên gọi Làng Nam
thuộc huyện biên giới Nam Khoa Vân Nam. Tôi vui mừng, hy vọng vào làng
thăm bạn Đào xích lô đang cư ngụ nơi rừng sâu heo hút. Chúng tôi vừa qua
khỏi Suối Nam, chạm mặt một tiểu đoàn tuần tiểu biên phòng cưởi ngựa từ
xa đi đến, thế là chuẩn bị đối phó với địch, có thể việc bất trắc đến
với tôi nhiều hơn là hai anh Linh và Bá, tôi đang ngồi sau lưng xe đạp
của anh Linh nói:
- Thưa hai anh nhất trí một ý, để Tâm trình thẻ nhận diện ID, và thuê
hai anh hướng dẫn đường gần nhất đến làng Suối Nam thăm người nhà, hiện
giờ không nên sử dụng được giấy tị nạn của anh Minh, vì chúng ta vô tình
lọt vào đoạn chiến lũy cấm dân sự vào...
Chiến lũy vòng 1 xuyên qua Làng Suối Nam
Nói chưa hết lời thì đội kỵ binh Trung Quốc phi nhanh đến, đội hình
trước mặt chào chúng tôi bằng quân lệnh tiếng súng lên nòng đạn, bao vây
một vòng rào rộng. Chúng tôi tư thế tự nhiên không hề sợ hãi. Viên chỉ
hy kỵ binh Trung Quốc nói tiếng quan thoại:
- Tụi mày, bỏ balô xuống đất, và nằm úp mặt xuống đất để khám xét.
Chúng tôi đồng làm theo lời của viên chỉ huy kỵ binh, không phản ứng
cũng không một lời đáp. Trước tiên đội kỵ binh chia ra hai nhóm, nhóm
đầu lấy một chân đạp vào lưng và kê súng liên thanh vào đầu chúng tôi,
nhóm hai dùng tay rà tìm vật khả nghi từ sau lưng đến trước ngực, đặc
biệt họ đụng vào bao than hóa học Nhật-Bản ngan hông của tôi, tức thì họ
rút tay lại lập tức, họ chưa kiệp phản ứng, anh Linh liền nói:
- Thưa quý anh, vật trong người của bạn trẻ đang dùng là để chống rét
rừng, nó có khả năng sưởi ấm toàn thân cho cả ngày, chứ không phải chất
nổ v.v... hiện trong balô của bạn trẻ còn 9 bao than như vậy.
Viên chỉ huy bảo anh Linh:
- Đứng lên đổ hết đồ vật trong balô ra.
- Vâng.
Anh Linh lấy balô của tôi chúi đầu miệng xuống, tất cả đồ vật đều rơi
xuống đất có cả 9 bao than Nhật Bản. Anh liền xé ra rồi vò ba, bốn lần,
nhét vào hông. Trước khi đi tôi có hướng dẫn và giải thích cách dùng cho
nên anh Linh và Bá biết cách dùng, tuy nhiên hai anh chưa đến lúc phải
dùng đến nó vì hai anh đã quen khí hậu sống trong rừng. Tiếp theo anh
Linh cũng mở miệng hai balô còn lại, đổ tốc xuống để kiểm tra, không
thấy gì khả nghi. Viên chỉ huy ra lệnh cho chúng tôi đứng lên:
- Tụi mày đưa xem thẻ tùy thân.
Tôi trình trước thẻ nhận diện ID cho viên kỵ binh, tiếp theo anh Linh và anh Bá trình giấy tị nạn, viên chủ huy nói tiếp:
- Thế thì chúng mày đã quen biết trước à?
Anh Bá đáp:
- Hai anh em chúng tôi được người bạn trẻ này thuê chở đến làng Suối Nam
tìm người nhà, điều kiện thời gian đi và về hai ngày đường, thay vì đi
đường thị trấn phải mất bốn ngày, chúng tôi vừa đi vừa hỏi đường nào
ngắn nhất, thế là chọn con đường này mà đi.
Viên chỉ huy hỏi tiếp:
- Nếu không quen biết trước thì làm cách nào biết sử dụng bao sưởi ấm này?
- Chúng tôi cũng mới biết đây thôi, thấy người bạn trẻ dùng và làm như
thế nào thì tôi bắt chước, nhái lại y như vậy, còn được người bạn trẻ
cho biết tác dụng của bao than này.
Viên chỉ huy ngó tôi một hồi lâu rồi hỏi:
- Những bao than này có độc không và mua ở đâu?
- Thưa, tôi mua ở Côn Minh, tạp hóa nào cũng có bán, bao than này đương
nhiên là không độc, trái lại nó còn làm cho mình không mất hơi nóng, dù
ngoài trời rất rét, nhất là tiện lợi khi đi rừng gặp khí hậu như hôm
nay.
Cuối cùng viên chỉ huy trả lại giấy tờ và thẻ nhận diện cho chúng tôi nói tiếp:
- Chúng mày đi đường khác, không thể đi xuyên qua làng Suối Nam bằng lối này, đã cấm hơn năm ngày trước.
Anh Linh thở dài, xem như đã bí lối đi nói:
- Thế là chúng tôi chả làm ăn được gì cả, trong chuyến chuyển hàng này,
nếu quay đầu trở lại đi đường thị trấn thì thà về nhà sướng hơn!
Viên chỉ huy hỏi đồng đội:
- Quý đồng chí có biết con đường nào khác để vào làng Suối Nam không?
Một đồng đội đáp:
- Con đường làng Cũ đi được nhưng rất nguy hiểm, khi qua khỏi làng Cũ có
bảng chỉ dẫn lối đi Suối Nam, và lên hướng Tây chiến lũy.
Chúng tôi mừng thầm, tuy không thăm được Đào xích lô, cũng ít nhất có lối đi đến mục đích hướng Tây.
Chúng tôi và bọn Trung Quốc mã tà biên phòng chia tay, trong tôi phát
hiện nửa buồn nửa vui, buồn không gặp được Đào xích lô, người bạn mà cả
đời sống cho bạn, và trong sự buồn có cái vui khám phá giá trị của thẻ
nhân diện ID. Từ đây không run sợ mỗi khi gặp an ninh Trung Quốc kiểm
tra giấy tờ, nhất là tự do đi vào biên giới. Tôi càng tin tưởng hơn sẽ
làm được thẻ nhận diện ID cho tất cả bạn bè đang trong những lao tù
"lồng chim" biên giới. Vui chưa hết thì phiền muộn khác nổi lên trong
lòng, bởi biên giới nơi này là niềm kiêu dũng của tổ tiên Bách Việt tạo
thành, nay trở thành miền đất của kẻ lạ Bắc Kinh. Mãnh đất của Tổ quốc
do đảng CSVN quyết định phụ bạc từ ngày 17/02/1979. Kẻ đương quyền bóp
miền đất yết hầu ngạt thở, chết một cách tức tưởi, cách đây 8 năm trước
(1979-1987).
Nghĩ rằng Việt Nam còn chế độ CS không khác nào một con bệnh khổng lồ,
đất nước luôn đau ốm, dần dà mai sau cả dân tộc Việt Nam đi về cõi chết
vì không ai tìm ra phương thuốc tự do dân chủ đa nguyên để trị liệu.
Trong tâm trí của tôi vừa đi qua động tình xót xa quê hương, cũng như
trước mặt tôi muôn ngàn thực tại, nào là chạm trán cản trở, như kỵ binh
biên phòng Trung Quốc, xác đạn súng liên thanh made in China đếm không
thể nào hết trên lộ trình đã đi qua, hằng vạn ống đồng đạn đại pháo tiêu
hủy làng mạc của đồng bào cao nguyên Bắc phần Việt Nam, có ngôi làng
xưa trên 1.000 năm bỗng chốc biến mất trong khói lửa, hằng vạn người
thân thể biến dạng trần trụi, trên những khuôn mặt chỉ còn xương và gân
hình thù quái dị, nhẹ nhất tàn tật không tay và không chân, đôi mắt mù,
người đồng sinh với tôi lặng lẽ sống như thế đã trôi qua 8 năm
(1979-1987).
Ngôi làng Thập Lý của người thiểu số Dao với tuổi thọ trên 1.000 năm,
tại ải địa đầu Tổ quốc, bỗng chốc biến mất trong khói lửa, chỉ còn lại
một đồi núi trọc nghi ngút khói, đã 8 năm trôi qua, ngày nào cũng có
người đến đây để tìm một thứ tinh thần đã mất.
Chúng tôi ra khỏi khu rừng ảm đạm, xe đạp tiếp tục đổ xuống đèo, hai
chân kềm hãm phanh thắng, liên tục vượt qua hai đồi núi, đến gốc bẹt gặp
một phong cảnh đẹp như họa phẩm tranh lụa của họa sĩ La Minh, càng đến
gần thung lũng nhìn xuống thấy một cảnh hoang tàn của chiến tranh để
lại, làng mạc tiêu điều, cỏ mọc phủ lên sự sống của con người.
Ở đây chỉ còn lại những dấu người xưa đã chết, cảnh chiến tranh đem đến
cho người dân miền núi cao nguyên Bắc phần những thảm khốc vô lường. Tôi
tự hỏi đã có bao nhiêu nhân mạng hiền hòa bỏ xác ở gốc rừng này và hôm
nay dân làng mộc mạc sống ở đâu? Suy nghĩ nhiều cảm thấy lành lạnh vì
trước mặt toàn là đổ nát. Bỗng anh Bá la lớn tiếng:
- Tâm đứng lại không được bước vì chân đã đạp lên bẫy mìn.
Tôi suy nghĩ, bỏ mạng nơi đây rồi! Tôi hỏi:
- Nhờ đâu anh biết lựu đạn dưới chân tôi?
- Cái chốt lựu đạn phát ra một tiếng cắt, ở dưới chân trước của Tâm, bây giờ cứ đứng yên một chỗ để tôi và Linh xử lý nó.
Từ lúc này, toàn thân nóng bừng lên, như lửa đang cháy từ trong ra
ngoài, mồ hôi liên tục túa ra như đi dưới mưa, cảm giác hai chân mỏi vì
đứng thế tấn trụ hơn 15 phút, tôi trở thành một người nộm giữa rừng,
chung quanh chỉ một màu ảm đạm, còn anh Linh anh Bá biến mất, thấy hai
chiếc xe đạp nằm dưới đất, giờ phút lâm nguy tôi tự trách mình, khi cây
gãy cành chim bay hết.
Chân tôi đạp phải lựu đạn mà không biết cũng vì bẩm sinh lảng tai. Thực
ra tôi có thể tự mình cứu mình, nhưng chung quanh không có một thứ gì
đối xứng với nửa trọng lượng thân thể trên lựu đạn.
Một chặp, tôi mới thấy bóng hai anh Linh và Bá từ xa đi về hướng tôi,
anh Linh trên vai một tảng đá xanh và anh Bá hai cây tầm vông dài chừng
4m và buộc một dây rừng dài, tôi tự thầm sám hối, xin lỗi đã hiểu nhầm
người tốt. Lúc này mới quyết chắc tôi được tiếp tục sống trên cõi đời
này, anh Bá nói:
- Tâm, chịu khó chỉ dỡ 5 ngón chân lên, còn góc chân vẫn giữ như cũ.
Tôi thấy anh Bá đút một cây tầm vông vào phần dưới 5 ngón chân và nói:
- Tâm hạ 5 ngón chân xuống đạp trên cây tầm vông theo thế như cũ, rồi nhón gót chân lên.
Anh Bá tiếp tục đút cây tầm vông thứ hai qua gót chân, tiếp theo hai tay
anh Linh bưng tảng đá xanh án chừng 45kg để lên hai cây tầm vông, xát
chân của tôi, anh Linh thở mạnh, trên trán lấm tấm mồ hôi, miệng cười tỏ
vẻ thành công nói:
- Bây giờ Tâm nhắc chân lên từ từ, và rời khỏi nơi đứng, ra xa tìm một gốc cây cổ thụ để tránh đạn.
Tôi vâng lời làm theo hướng dẫn, đứng nép mình sau cây cổ thụ lớn, anh
Linh nép mình vào cây cổ thụ trước tôi, còn anh Bá đến cây cổ thụ bên
trái, trên tay cầm theo sợi dây đã buộc vào hai cây tầm vông làm đoàn
bẫy mìn, anh vừa giật mạnh sợi dây tức thì tảng đá lăng xuống, một tiếng
nổ vang ầm khủng khiếp, đất đá bay tứ phía khua động rào rào, cả một
vùng mịt mù, trái phá làm chúng tôi kinh ngạc, trước mặt một hố sâu 2m
bề rộng 5,5m, đủ chôn vùi 10 thi thể.
Anh Linh thúc giục:
- Chúng ta đi gấp, ở đây sẽ mang họa vào thân.
Chúng tôi hối hả thi nhau đạp xe lên dốc cao, bằng máu nóng không hề biết mệt nhọc, và cho xe đẹp vô tư xổ xuống dốc, tôi nói:
- Tâm xin đa tạ hai anh, nhờ hai anh lượm lại mạng sống cho em.
Anh Bá cười hỏi:
- Tại sao Tâm đạp lên mìn mà không biết?
- Thưa quý anh, em bị bẩm sinh lảng tai, dù đạn pháo có nỏ gần đây, vẫn
tưởng nổ đằng xa, cho nên bạn thân thường gọi tên, Tâm điếc đặc hay
"điếc thi đạn súng".
Tất cả cùng nhau cười, anh Bá nói tiếp:
- Thảo nào Tâm nói chuyện lớn tiếng, nhất là khi vui có ra vào "lai rai ba ly" càng lớn tiếng hơn.
- Anh Bá hiểu như vậy là cảm thông được cái yếu điểm của Tâm.
Chúng tôi qua khỏi chiến lũy đèo Nam Khoa đến biên giới huyện Giả Mễ,
mới cảm nhận được mọi sự trở về trong bình an, tinh thần hơi phơi phới.
Đúng lúc gặp người đi cầu siêu vong linh cho thân nhân ở nghĩa trang Cô
hồn, họ cho biết cuộc chiến tranh diễn ra tại nơi này:
- Ngày 24/02/1979 tại đầu đồi núi huyện Giả Mễ, có một trận chiến biển
người liên tục 5 ngày. Quân đội nhân dân Trung Quốc rất can trường tiến
lên lớp nào tử trận banh thây lớp đó, đến nỗi không còn nhận diện được
số quân tử vong, thịt xương văng tứ phương mười hướng không biết tìm đâu
là thân xác của mỗi người, họ sinh ra trót lỡ lầm thân hình người nộm
cho tướng quân Trương Vạn Niên (Zhang Wannian) vốn đệ tử pháp thuật của
Khổng Minh thời Tam Quốc làm trò chơi chiến tranh. Cuối cùng Trung Quốc
cũng giành giật được những ngọn đồi núi cao, một chiến thắng trả giá quá
đắt đỏ. Quân y Trung Quốc "hốt cái" tử thi hơn hai tháng chưa rửa sạch
chiến trường. Thịt, xương, máu còn đậu trên cành cây, mỏm đá. Đã 8 năm
trôi qua nơi này biến thành nghĩa trang lính cô hồn Trung Quốc, mỗi ngày
thân nhân cô hồn thường đến đây cúng vong, cầu siêu.
Dù sao chúng tôi cũng đi qua đây, xin cúi đầu kỉnh lễ, cầu nguyện người
sinh ra làm lính Trung Quốc bỏ xác trên chiến trường lãnh thổ Việt Nam.
Tôi đưa tay lên làm phép Thánh, niệm chú giải oan cho họ và cầu nguyện
linh hồn họ về cõi hồng ân.
Chúng tôi tiếp tục xuống khỏi đồi, gặp một vọng canh tiền đồn Bình Hà,
bao quanh bởi núi cao, tạo thành một chiến lũy thứ hai, hướng triền núi
trước mặt, đối diện tỉnh Lai Châu Việt Nam, quân đội Trung Quốc chiếm
được điểm núi cao làm lợi thế chiến lược, kiểm soát các tỉnh phía Bắc
Việt Nam. Nơi đây là trọng điểm phòng ngự giá trị nhất tại hành lang
biên giới, trước đây quân đội Trung Quốc mở cuộc xâm nhập tiến sâu vào
lãnh thổ Việt Nam do tiền đồn Bình Hà hướng dẫn, chính điểm này làm mồi
thuốc súng cho chiến trường bùng nổ dữ dội vào ngày 23/02/1979. Đến nay
(1987) đảng CSVN vẫn chưa nói một lời nào về địa danh núi Cũ đã bị mất
vào tay Trung Quốc.
Nhân tiện tôi hỏi hai anh Linh và Bá về khu núi Cũ:
- Thưa quý anh, có biết chiến trận khu núi Cũ không?
- Trận chiến này Trung Quốc tuy chiến thắng nhưng tổn thất rất nặng, họ
đã chuẩn bị cho cuộc chiến này trước hai năm, nhất là địa hình, địa thế,
chiến lược trên một bản đồ tiến công chi tiết, gọi là bản đồ khu núi
Cũ.
Ngày 23/02/1979 quân Trung Quốc ước hẹn điểm tập kết sẽ tung một phần hỏa lực, thăm dò chiến thuật của CS Việt Nam.
Chiến thuật Trung Quốc, cài quân Việt Nam vào trận núi cũ. Nguồn: Quân khu Côn Minh.
Trong trận chiến núi Cũ, Quân đoàn 14 Trung Quốc đưa Sư đoàn Lục quân
163 Trinh thám và Sư đoàn bộ binh 488 Thám sát, bao vây quần thể núi Cũ
trên 21 đồi núi chiến lược. Quân đội của đảng CSVN chỉ còn kiểm soát 3
núi nhỏ (3/21) trong tư thế mong manh, chờ tiêu diệt. Quân đoàn 14 Trung
Quốc tăng cường Sư đoàn 152 pháo binh mở đường tiến quân mới, pháo đội
105 ly, 155 ly, 175 ly, súng cối loại 4.2 inch, liên tục rót đạn pháo
phủ xuống đầu của quân CSVN, mỗi trái pháo chụp xuống làm hao mòn sức
chiến đấu và ý chí. Tại mặt trận này từ ngày thất thủ cho đến nay chưa
có một hồi ký nào của người bộ đội (cờ đỏ sao vàng), không chừng trong
trận chiến này đã chết hết!
Cùng thời điểm ấy, Quân đoàn 14 đã hoàn toàn kiểm soát núi Cũ và tăng
cường chiếm lĩnh những trọng yếu tiến về phía trước chạm đầu tỉnh Hà
Giang, tiếp theo Quân đoàn 11, 13, ồ ạt tiến vào Lai Châu, Lào Cai. Họ
tung hoành thổi đạn pháo vào những cơ sở sản xuất, nhà máy mà trước đây
trên danh nghĩa đảng CS Trung Quốc anh em viện trợ cho CSVN, nay người
anh em CS Trung Quốc tự do hủy hoại toàn diện những thứ viện trợ trước
đây, nhất là những thứ họ không đem đi được, đồng loạt cho biến thành
những núi tro tàn, như cơ sở hành chính, cơ sở quân đội, trường học,
bệnh viện, cầu kiều v.v... Ba (3) tỉnh thành phố phía Tây Bắc Việt Nam
trở thành bình địa trong 10 ngày.
Tuy nhiên cũng có một số dân quân địa phương vì tự ái dân tộc không vì
đảng CSVN, bởi thế không đứng bó tay, tự biến thành hành động, tổ chức
thành những chốt phản công, đối địch mãnh liệt, quyết tử với cây súng để
tìm sự sống cho Tổ quốc, lấy tinh thần dân tộc đổi chiến thắng.
Quân đoàn 11, 13, 14 của Trung Quốc có nhiều chốt phòng ngự bị thất thủ,
bộ binh tử thương rất nhiều, pháo đội 175 ly của Sư đoàn 152 của Trung
Quốc biết thành đống sắt. Quân đoàn 11, 13, 14 trao quân lệnh cho Sư
đoàn 448 quốc phòng điều tra, trinh thám, thăm dò các cuộc tấn công do
tướng nào trong quân đội của CSVN chỉ huy. Cuối cùng quân đội Trung Quốc
điểm danh quân số tổn thất nặng trên 7.525 tử thương và 3.543 bị
thương.
Anh Linh, thở dài nói tiếp:
- Chiến tranh này chưa biết bao giờ kết thúc, chúng ta không biết nhiều
vì chiến trường trong chiến lũy thứ ba (3). Chúng ta chỉ nghe radio và
luận tình hình, nghe Tâm nói cũng phấn khởi ít nhất dân quân địa phương
cũng là nòng cốt của quốc gia.
Tôi quan tâm về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, luôn luôn muốn biết một số điều. Tôi nói:
- Thưa hai anh, em có nghe một người quen luận về quân đội VN như thế
này: "Bộ quốc phòng Việt Nam ra lệnh mở cuộc tấn công vào quân Trung
Quốc bằng "hòa nhiệt độ", triển khai các căn cứ không quân tên lửa phòng
thủ, tương tự như trong SA-3 Hongji Goa, còn gọi là "không khí vị trí
phòng thủ tên lửa", hiện có bảy địa điểm mật tại miền Bắc Việt Nam,
nhưng bị điệp báo Trung Quốc phát hiện. Sau đó T-34 Trung Quốc phá hủy
một phần cơ sở tên lửa của quân đội Việt Nam.
Trước khi lên kế hoạch chiến tranh, Bộ chính trị đảng CS Việt Nam đã chỉ
định đơn vị tham chiến, những quyết lệnh trong tay Bộ Quốc phòng với bí
số 0,346 sau đó chia thành 4 bí số thi nhau hành động, như bí số 0,316,
bí số 0,338, bí số 0,337, bí số 0,345 và 16 Sư đoàn thuộc 5 Quân đoàn
phụ trách tham chiến, đồng lúc tăng cường 4 trung đoàn pháo binh. Nhưng
một nghi vấn lớn có kẻ phản quốc dâng kế sách chiến lược Quốc phòng Việt
Nam cho Trung Quốc, bởi thế Trung Quốc đi trước một bước, sớm hơn dự
định ngày 17/02/1979. Thay vì đến tháng 04/1979 Trung Quốc mới khởi động
chiến tranh, cụm từ "phản công tự vệ" có từ đó và Đặng Tiểu Bình đích
thân lãnh đạo chiến tranh đối đầu với Việt Nam.
Anh Linh và anh Bá ngó tôi một cách ngạc nhiên hỏi:
- Chuyện bí mật như thế này mà Tâm còn biết được, đương nhiên đảng CSVN
đã biết kẻ phản quốc là ai rồi. Chúng ta nên nhớ kẻ phản quốc đảng CSVN
tha thứ, còn phản đảng thì họ không thể chấp nhận, liền khai trừ lập
tức.
Anh Linh cười, nói tiếp:
- Hì... hì... tin này Tâm lấy từ đâu và có xác thực không?
- Thưa hai anh, tin này biết được từ quân khu Thành đô Côn Minh, Tâm còn
biết vài tên tướng lãnh Trung Quốc tham chiến và tướng lãnh nào tử
trận, tuy nhiên Tâm không biết hết địa danh từng cuộc chiến tranh, hy
vọng sau này ánh sáng sẽ soi rọi và tự nó bày ra mọi sự kiện chiến tranh
ngày 17/02/1979 tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
- Thì ra thời điểm này mới biết đảng CSVN chia thành hai phe, A bảo vệ
đảng, B bán Tổ quốc, xem ra hai phe cùng là sâu bọ, đục khoét, hại dân,
bán nước Việt Nam cho Trung Quốc! Tâm cho biết những sự kiện này rất lý
thú, đáng quan tâm có dịp chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn.
Lại một lần nữa xe đạp đổ xuống đèo, dọc theo chiến lũy, quanh queo 7
vòng mới đến chân đèo Lục Xuân, có độ cao 970m. Không ngờ nơi đồi núi
cao điểm B, hiu quạnh lại có những tiếng khóc thảm thiết. Thì ra họ đến
đây mỗi năm một lần vào ngày 17 tháng 02. Đúng ngày chiến tranh biên
giới Việt Nam-Trung Quốc (17/02/1979).
Họ đã lên hương, đèn, lễ vật tha thiết cầu khẩn cho vong nhân sớm được
bình an nơi chín suối. Chúng tôi dừng xe lại, đứng nghiêm trang cúi đầu
chào vong linh. Năm người Hoa thấy chúng tôi có cử chỉ chia sẻ tâm tang
gia cảnh, họ theo phong tục tang chủ cúi đầu trả lễ. Một người phụ nữ
hỏi:
- Quý anh cũng đi hành lễ cho thân nhân phải không?
Anh Linh đáp:
- Chúng tôi đi qua đây, gặp cảnh ngộ của quý vị đứng lại chia sẻ và nghiêng mình kính cẩn vong linh.
Tôi thấy họ rất thành khẩn cầu đảo cho vong nhân, nhưng trên khuôn mặt có nét âu lo, và hỏi:
- Quý vị cầu nguyện cho vong linh đã bao lâu rồi?
- Thưa, chúng tôi hành lễ từ sáng đến giờ này, mà vẫn không an tâm, năm nào cũng vậy!
Tôi hỏi tiếp:
- Chúng tôi muốn tham gia vào buổi cầu vong này được không?
Người phụ nữ đáp:
- Đa tạ quý ngài, chúng tôi và thân nhân rất may mắn, mời quý ngài làm chủ lễ cầu vong.
Anh Linh và anh Bá ngó tôi, như có ý thúc giục hành lễ, tôi đứng vào vị
trí chủ lễ thay vì ấn Tý, nhưng đôi tay tôi bắt ấn Càn-khôn hành lễ vong
linh, cúi đầu 4 vái, đọc câu chú Chí Tôn cầu nguyện Người chứng giám,
tiếp theo Cầu siêu, Cứu khổ, Giải oan, Vãng Sanh Thần Chú, lấy nước thay
rượu làm phép Thánh, lễ thành tôi cúi đầu tống biệt vong linh về cõi
Hồng ân.
Sau buổi làm lễ cầu đảo, 1 nữ, 4 nam nhận được tín hiệu của vong nhân,
họ rất vui mừng không còn những nét lo âu như lúc trước. Người nữ cho
biết:
- Chúng tôi là năm chị em thúc-bá, có ba thân nhân đồng tử cùng ngày
trong trận chiến nơi đây, chúng tôi có người ở Côn Minh, kẻ ở Nam Ninh
cứ mỗi năm đồng hẹn đúng ngày này đến núi cầu nguyện cho thân thân, dù
đường đi xa, gặp lắm gian nan, chúng tôi cũng không bỏ qua định kỳ nào,
nhưng đặc biệt hôm nay là ngày mà chúng tôi tiếp nhận được tín hiệu của
thân nhân cho biết: "Đã được xá giải vong linh". Từ đây về sau chúng tôi
chỉ làm lễ tại tư gia không đến đây nữa. Năm chị em chúng tôi xin một
vái tạ ơn.
Tôi trả lời:
- Chúng ta vô tình gặp nhau, làm việc tốt cho nhau không nên đáp lễ và
tiếp nhận ơn nghĩa, quý vị an tâm trở về. À tôi cũng ở Côn Minh.
Người phụ nữ vui mừng mời:
- Thưa quý ngài khi nào về Thành đô, nhớ ghé tư gia của chúng tôi nhé,
chúng tôi tha thiết mời và hy vọng quý ngài không từ chối, xin quý ngài
tiếp nhận thiệp mời này.
Một nam nhân nói theo:
- Anh em chúng tôi cũng vậy, khi nào quý ngài có dịp đến Nam Ninh, xin
mời ghé tư gia của chúng tôi, anh em chúng tôi trân trọng gửi quý ngài
thiệp mời này.
Anh Linh thay mặt giới thiệu tên tuổi của anh Bá và tôi, tôi cũng hứa
khi về đến Côn Minh sẽ đi thăm họ, mọi người chúc nhau thượng lộ bình
an, và chia tay, hẹn ngày tái ngộ.
Cuộc chiến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, hơn 30 ngày giao tranh đẫm máu
sau khi Trung Quốc chính thức rút quân vào ngày 16/3/1979 để lại một
bãi chiến trường hủy diệt quá thảm khốc. Trung Quốc dã man sử dụng đạn
pháo v.v... xây thịt xương quân đội Trung Quốc, và Việt Nam thiệt mạng
trên 150 ngàn người, thường dân tử nạn trên 100 ngàn người, chưa kể vô
danh, chiến tranh tạo ra nhiều nghĩa trang chính thức, và nghĩa trang
không tên tuổi tọa lạc biên giới những trên đồi núi cao.
Riêng tại làng Lục Xuân có trên 20 ngàn thường dân vô tội tử nạn, nay
thuộc lãnh thổ Trung Quốc cửa ngõ vào "lồng chim" làng người Việt tị
nạn.
Chúng tôi đi chưa được bao xa, lại gặp ngôi mộ tập thể hiu quạnh của
quân đội nhân dân Việt Nam có tên số 532, tọa lạc trên hành lang chiến
lũy vòng 1, đã 8 năm trôi qua ngôi mộ vô thừa nhận im lìm không hương
khói. Khi họ còn là chiến sĩ, Trung ương đảng CSVN tung hô "Quý đồng chí
sống vì đảng ta, vinh quang anh hùng" nay người chiến sĩ nằm xuống,
những kẻ tung hô to tiếng bỏ mặc đồng chí mình, mồ hoang đất lạnh, một
tiếng vinh danh cũng không còn ai đoái hoài! Ngày liệt sĩ trận chiến
17/02/1979 đảng CSVN không muốn nhớ vì chiến sĩ năm xưa đối đầu với
Trung Quốc. Ngôi mộ 532 quân nhân tử trận, âm thầm nằm dưới lòng đất quê
mình, nhưng nào biết hiện nay là xứ lạ.
Chuyện người CSVN bội bạc đồng chí của họ, chẳng phải chuyện của riêng
tôi thế mà chạnh lòng, vì mộ 532 người đồng sinh, đồng tộc Việt Nam, do
đó tôi để lòng làm lễ cầu vong cho họ hỏi:
- Thưa anh Linh, anh Bá chúng ta hạ lều nghỉ đêm nơi này nhé?
- Tại sao lại nghỉ đêm ở đây, chúng ta đã ước hẹn trước, hạ lều gần làng tị nạn kia mà, chỉ còn 2 giờ nữa là đến nơi.
Buộc lòng phải nói ý định của tôi:
- Cách đây vài giờ, chúng ta đã đi qua hai chiến trường, toàn quân Trung
Quốc tử trận, những kẻ còn xác thì được tôn vinh tại nghĩa trang, có kẻ
phanh thây không còn thi thể, trở thành hồn siêu lạc phách. Quý anh đã
thấy rồi đó, thân nhân của hồn siêu lạc phách, khổ biết chừng nào, họ
khóc và kiên nhẫn cầu đảo cả ngày xin gặp vong linh, khi chúng ta đi
ngang qua chỉ một cái cúi đầu thôi, thế mà đem đến cho họ một cảm giác
thân thiện. Chính chúng ta đã có cử chỉ không phân biệt người đã chết
trong chiến tranh này dù Hoa hay Việt.
Còn 532 người nằm dưới mồ này là ai đi nữa, mình cũng nên cầu siêu, làm
phép Thánh cho họ, tất cả họ đều đồng tộc với mình làm ngơ sao đành.
Người sống dù có thù cho mấy, khi gặp nhau ở xứ người cũng thành thân
kia mà!
Em thân thiện với quý anh thế nào thì người khuất mặt cũng dành cho họ
một ít thân thiện ấy, em muốn tối nay cầu siêu và làm phép Thánh cho họ
một cách long trọng.
Anh Linh và anh Bá nghe tôi tỏ bày thành ý, cũng chấp nhận nói:
- Ví dụ: Nếu có 100 ngôi mộ, dọc trên hành trình như thế này thì Tâm giải quyết đến bao giờ cho hết?
- Hai anh cứ chiều theo ý của Tâm một lần này, rồi sau đó mới thấy vi
diệu trong đêm nay, Tâm không phải loại người dị đoan, tin nhảm hay quá
tín ngưỡng để trở thành ngu muội, Tâm quan niệm sống sáng, chết sạch.
Chúng tôi làm lều nghỉ đêm bên trái của ngôi mộ tập thể, sau buổi cơm
tối, tôi đi hái vài lá rừng làm ba chén lương khô lạt và một chung nước
lạnh thay cho trà-rượu để trước đầu phần mộ, đến giờ Tý tôi hành lễ,
niệm chú Đấng Từ Phụ (Thượng Đế), tiếp theo Cầu siêu, Cứu khổ, Giải oan,
Vãng Sanh Thần Chú, lấy nước thay rượu làm phép Thánh, lễ đã thành, tôi
cúi đầu chúc tất cả siêu thoát về đất Lành.
Sáng hôm sau trước khi chúng tôi lên đường, anh Linh nói:
- Giờ Tý đêm qua, quả nhiên linh diệu, Tâm làm một việc rất tình người,
anh em chúng tôi động lòng lắm. Chúng tôi có vài suy nghĩ khác, đêm hôm
qua cũng để nhắc nhở đảng CSVN đã hết số rồi. Đồng chí của chúng nó chết
như thế mà đành bỏ mặc làm ngơ, coi như không có gì cả!
Và một đáng trách khác. Thử hỏi con chó sinh ra ba ngày đã mở mắt, thế
mà phần đông người Việt Nam từ ngày có đảng CS đến nay đã 57 năm
(3/2/1930-3/2/1987) vẫn chưa chịu mở mắt để thấy đảng CSVN hình nhân dạ
thú.
__________________________________
Những phần đã đăng:
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/binh-oan-mo-ma-bien-gioi.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001