Chuyên đề hôm nay:
Gia huấn
- Bài tổng hợp của Nguyễn Xuân Diện về vấn đề Thai giáo
- Những lời gia huấn khắc trên đá - bài của Nguyễn Xuân Diện.
- Khảo cứu văn bản và tác giả của Gia huấn ca - tương truyền là của Nguyễn Trãi.
- Một cuốn sách 45 chương về Giáo dục gia đình được khắc trên đá.
- "Nữ tử tu tri" - cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu ngày xưa.
- Một cuốn sách 45 chương về Giáo dục gia đình được khắc trên đá.
- "Nữ tử tu tri" - cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu ngày xưa.
"Nữ tử tu tri" - Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa.
Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
"Nữ tử tu tri" - Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa.
Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
"Nữ tử tu tri" - Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa.
Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
"Nữ tử tu tri" - Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa.
Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
"Nữ tử tu tri" - Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa.
Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
Tễu - Blog kính báo!
Thai giáo
Thai giáo: Sự giáo dục cho con cái từ khi có mang = Khi có mang, phàm tư tưởng, ngôn ngữ, hành động của người mẹ đều có ảnh hưởng đến tính cách đứa con, nên người mẹ phải giữ gìn cẩn thận.
Từ lâu nay, tôi cũng đã nghe về việc thai giáo. Được nghe rằng, trong dòng tộc chúa Trịnh có hẳn một cuốn sách cổ, có tên là Thai giáo để truyền dạy trong gia tộc. Tuy nhiên, đến nay, chưa ai từng nhìn thấy cuốn sách cổ này.
Chiều qua, tôi và Anh Nguyễn Đức Thiện (PGĐ Trung tâm nghiên cứu các khả năng đặc biệt của con người) đi thăm Đền bà Man Thiện - mẹ của Hai Bà Trưng, ở thôn Nam An [hay Nam Man] (Nam Nguyễn), xã Cam Thượng, thị xã Sơn Tây (ngoại thành Hà Nội).
Đây là một ngôi đền nhỏ, nằm trên một gò cao giữa đê lớn và đê bao sông Hồng. Đền Bà Man Thiện cách Chùa Mía (xã Đường Lâm quê tôi) khoảng hơn 1 km. Hồi còn nhỏ tôi cũng đã đến đây vài lần, nhưng chưa để ý đến những đôi câu đối chữ Hán trong đền.
Đây là một ngôi đền nhỏ, nằm trên một gò cao giữa đê lớn và đê bao sông Hồng. Đền Bà Man Thiện cách Chùa Mía (xã Đường Lâm quê tôi) khoảng hơn 1 km. Hồi còn nhỏ tôi cũng đã đến đây vài lần, nhưng chưa để ý đến những đôi câu đối chữ Hán trong đền.
Trước đây, một số nhà nghiên cứu đều đọc đôi câu đối này là:
Hát từ đĩnh xuất bằng di giáo
Thạch động di lai hiển địa linh.
Nay, câu đối đó cần được đọc đúng là:
Hát từ dĩnh xuất bằng thai giáo
Thạch động di lai hiển địa linh
(Hai người con ở đền Hát Môn sinh ra được giáo dưỡng ngay từ trong bào thai
Chốn Thạch động còn di tích để lại hiển hiện là đất thiêng)
Chốn Thạch động còn di tích để lại hiển hiện là đất thiêng)
*Thạch Động: Hiện tôi chưa rõ nói đến địa danh ở đâu.
Bên cạnh đó, còn đôi câu đối này:
Kiếm cung song mỹ quang từ phạm
Trở đậu thiên thu hữu lệnh danh
(Sáng gương mẹ hiền, hai gái kiếm cung tài giỏi
Nổi tiếng truyền lưu, nghìn năm khói hương thành kính)
Bà họ Man tên Thiện, là chắt ngoại của Hùng Vương. Sinh thời tài sắc nhất vùng, có tài ứng biến, tinh thông võ nghệ. Bà kết duyên với Ông Hùng Định (sau đổi là Trung Định, hay Trung Nghĩa Dũng) là Lạc tướng đất Mê Linh - dòng dõi vua Hùng. Hai ông bà sinh được hai người con gái là Trưng Trắc và Trưng Nhị; và một con trai là Chu Bá.
Bà Man Thiện đi khắp nơi chiêu mộ hào kiệt anh hùng, tích trữ lương thảo chờ ngày khởi nghĩa tế cờ. Mùa Xuân năm 40, bà cùng các con và tướng lĩnh kéo quân về Hát Môn (Phúc Thọ) lập đàn tế cờ khởi nghĩa ở bãi Trường Sa, rồi rầm rộ tiến quân đánh đuổi giặc Tô Định, giành lại độc lập cho đất nước. Khi Trưng Trắc lên ngôi, xưng vương, phong mẹ là Man Hoàng hậu. Bà về đóng quân tại đồn Nam Nguyễn.
Ba năm sau, vua Hán sai Mã Viện sang đánh. Hai Bà Trưng cự lại không nổi, bị vây hãm ở núi Vua Bà. Bà Man Thiện đi giải vây cho con thì bị đánh úp. Bà dũng cảm chống cự, nhưng không cự được, bèn gieo mình xuống sông tuẫn tiết để khỏi sa vào tay giặc. Đó là ngày 10 tháng Chạp (al). Thi hài bà trôi về đến bến đò Nam Nguyễn thì dạt vào bờ, sắc diện vẫn hồng hào như đang còn sống. Nhân dân và quân sĩ vớt thi thể bà lên để làm lễ an táng trọng thể tại gò đất cao, nay gọi là gò Mả Dạ (Mả Dạ là từ Việt cổ chỉ một bà già được kính trọng). Nhân dân lập miếu thờ bà, gọi là Miếu Mèn (Miếu bà Man Thiện). Từ đó hàng năm cứ đến ngày 10 tháng Giêng (ngày sinh của bà) thì mở hội để tưởng nhớ công ơn. (Tham khảo bài của Hà Kỉnh (1924 - 1995) trong sách Người quê ta - Đất quê ta).
Như vậy, việc Thai giáo không phải chỉ riêng của dòng chúa Trịnh mới có, mà các nhà Nho ta xưa cũng đã rất hiểu và quan tâm đến việc Thai giáo. Đây là một vấn đề chăm sóc sức khỏe bà em và trẻ em cần được nghiên cứu sâu hơn.
Xin giới thiệu 14 kỹ năng thai giáo cơ bản:.
Bà Man Thiện đi khắp nơi chiêu mộ hào kiệt anh hùng, tích trữ lương thảo chờ ngày khởi nghĩa tế cờ. Mùa Xuân năm 40, bà cùng các con và tướng lĩnh kéo quân về Hát Môn (Phúc Thọ) lập đàn tế cờ khởi nghĩa ở bãi Trường Sa, rồi rầm rộ tiến quân đánh đuổi giặc Tô Định, giành lại độc lập cho đất nước. Khi Trưng Trắc lên ngôi, xưng vương, phong mẹ là Man Hoàng hậu. Bà về đóng quân tại đồn Nam Nguyễn.
Ba năm sau, vua Hán sai Mã Viện sang đánh. Hai Bà Trưng cự lại không nổi, bị vây hãm ở núi Vua Bà. Bà Man Thiện đi giải vây cho con thì bị đánh úp. Bà dũng cảm chống cự, nhưng không cự được, bèn gieo mình xuống sông tuẫn tiết để khỏi sa vào tay giặc. Đó là ngày 10 tháng Chạp (al). Thi hài bà trôi về đến bến đò Nam Nguyễn thì dạt vào bờ, sắc diện vẫn hồng hào như đang còn sống. Nhân dân và quân sĩ vớt thi thể bà lên để làm lễ an táng trọng thể tại gò đất cao, nay gọi là gò Mả Dạ (Mả Dạ là từ Việt cổ chỉ một bà già được kính trọng). Nhân dân lập miếu thờ bà, gọi là Miếu Mèn (Miếu bà Man Thiện). Từ đó hàng năm cứ đến ngày 10 tháng Giêng (ngày sinh của bà) thì mở hội để tưởng nhớ công ơn. (Tham khảo bài của Hà Kỉnh (1924 - 1995) trong sách Người quê ta - Đất quê ta).
Như vậy, việc Thai giáo không phải chỉ riêng của dòng chúa Trịnh mới có, mà các nhà Nho ta xưa cũng đã rất hiểu và quan tâm đến việc Thai giáo. Đây là một vấn đề chăm sóc sức khỏe bà em và trẻ em cần được nghiên cứu sâu hơn.
Xin giới thiệu 14 kỹ năng thai giáo cơ bản:.
- Ru và hát
- Nựng nịu
- Dỗ dành
- Xoa vỗ bụng người mẹ thật dịu dàng với tâm trạng yêu thương
- Nghe nhạc thích hợp, du dương, nhẹ nhàng.
- Đọc và nói diễn cảm, rành rọt, chuẩn mực, tận dụng ngữ điệu tiếng Việt nhịp nhàng, nhiều thanh điệu.
- Nghĩ về và nghĩ đến thai nhi với tâm trạng trân trọng, chờ mong.
- Tư thế đi đứng, nằm ngồi đàng hoàng, vững vàng.
- Thầm kể, chuyện trò, khuyên nhủ thai nhi.
- Luôn luôn hỏi han bé: Hôm nay bé khỏe không, bé ngoan chứ? Bé có thấy bàn tay của ba sờ bé không?
- Miêu tả, bình phẩm tranh nghệ thuật
- Quan tâm chăm sóc thai phụ, tránh căng thẳng, kịp thời hoá giải những ưu phiền, mặc cảm.
- Tạo không khí, khung cảnh, quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
- Đồng bộ cả nhà cùng làm thai giáo.
(Tham khảo website Chơi cùng bé)
Kính chúc các độc giả là các bà mẹ mang thai nhiều sức khỏe và niềm vui, sinh nở được "mẹ tròn con vuông", nuôi dạy con cái nên người!
Nguyễn Xuân Diện tổng hợp
Được đăng bởiTễu vào lúc09:00
nguồn:http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/08/chum-bai-ve-gia-huan-bai-1-thai-giao.html#more
=====================================================================
BÀI 2: NHỮNG LỜI VÀNG TRÊN ĐÁ
Lâu nay chúng ta biết các dòng họ thường có quyển gia huấn, viết bằng chữ Hán Nôm, được lưu truyền trong gia đình, gia tộc. Nói đến gia huấn, người ta vẫn nghĩ đến một cuốn sách giấy dó, trên viết chữ Hán Nôm, ít người biết gia huấn còn được khắc trên đá.
Đó là những quyển sách đá ghi những lời vàng ngọc của tổ tiên truyền dạy lại, trải mấy trăm năm còn ngời nghĩa nhân, đạo lý. Bài này giới thiệu về những quyển gia huấn bằng đá đặc biệt, của một số dòng họ đặc biệt. Tất cả các văn bia này đều đang được các dòng họ trân trọng gìn giữ và đều có bản in rập đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Tại miếu làng Tiên Điền của thi hào Nguyễn Du, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh vẫn còn tấm văn bia Tích thiện gia huấn bi ký. Văn bia do Tiến sĩ Nguyễn Nghiễm soạn năm 1765, khi ông đang giữ chức Binh bộ thị lang. Văn bia ghi lại lời dạy của ông đối với con cháu trong gia tộc, khuyên giữ gìn gia phong, tu dưỡng đạo đức, dốc sức làm việc thiện để vun trồng cội phúc, làm gương cho hậu thế.
Có lẽ vì phúc ấm tổ tiên và lời vàng của tổ tiên đời trước được đám cháu con ghi nhớ mà gia đình họ Nguyễn Tiên Điền này đã có nhiều người được nắm giữ nhiều trọng trách của triều đình. Phạm Đình Hổ dành cả một bài để viết về sự “vinh hoa phú quý đến cực điểm “Nhà họ Nguyễn ở Tiên Điền” trong sách Vũ trung tuỳ bút.
Khi Nguyễn Khản, con trai của Nguyễn Nghiễm thi đỗ Tiến sĩ, ngày ban yến ở nhà khánh tiết của bộ Lễ, chính cha mình bấy giờ là quan Tư đồ Nguyễn Nghiễm (một trong ba chức quan cao nhất trong triều) tự tay gài bông hoa vàng lên mũ cho con. Người đương thời truyền tụng như một câu chuyện đẹp và hiếm hoi ở đời. Ngày nay, vào thăm nhà Thái học Văn Miếu Hà Nội vẫn còn gặp lại những di vật của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm. Đó là bút tích bức hoành phi “Cổ kim nhật nguyệt” do tự tay ông viết, là quả chuông Bích Ung do ông hưng công việc đúc chuông. Và sân bái đường vẫn còn hai cây đại cổ kính, mà ngày xưa do tự tay ông trồng trong một lần ghé thăm Văn Miếu. Và điều lớn lao nhất mà Nguyễn Nghiễm để lại cho lịch sử dân tộc là đã sinh ra thi hào Nguyễn Du - tác giả của kiệt tác Truyện Kiều bất hủ.
Tại nhà thờ họ Nguyễn ở xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có tấm bia Tân san gia huấn bi, trên khắc bài văn bia do Phạm Vĩ Khiêm soạn năm 1767, khắc rõ 10 điều gia huấn, khuyên con cháu: Giữ lòng ngay thẳng, chăm chỉ học hành, hiếu thuận nhân từ, ăn ở kính nhường, vợ chồng hoà thuận, cung kính đôn hậu, bạn bè tin cậy, hoà mục với láng giềng, phụng dưỡng cha mẹ, chăm chỉ nghề nghiệp.
Nhà thờ họ Vũ, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có tấm bia Miễn tử tôn cần học thi, tạc năm 1660, khắc bài thơ Đường luật và đôi câu đối khuyên con cháu cần cù học hành để mang lại tên tuổi vẻ vang và lập thân. Bài thơ khuyên con cháu từ tấm bé phải biết điều đó và gắng học hành, giữ nghiệp tổ tiên cày bừa trên ruộng sách, sau này được hiển vinh nơi khoa giáp rồi ra giúp vua giúp nước.
Nhà thờ họ Vũ, xã Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, có tấm bia Tu cấu đường châm do Tiến sĩ Vũ Đăng Long soạn năm 1675, khắc bài châm nói về việc tu dưỡng lòng trung tín, dốc sức học hành.
Một võ quan cao cấp dưới triều Lê Cảnh Hưng là Nguyễn Sỹ Trung vào năm 1766 cũng tự tay soạn văn bia Từ huấn bảo minh khắc một bài văn vần 50 câu căn dặn con cháu phải giữ gìn đạo đức, cần kiệm, trung hiếu, không rượu chè bê tha, không làm điều phi nghĩa, để giữ lấy truyền thống của tổ tiên, đặt tại nhà thờ họ Nguyễn của mình ở xã Đặng Xá huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Đặc biệt nhất, phải kể đến bia Vũ Vu thiển thuyết khắc hẳn cả một cuốn sách của Ninh Ngạn, mà người chép sách vào đá rồi thuê thợ khắc là Ninh Tốn, con trai của Ninh Ngạn. Ninh Ngạn (1715 - 1781) là người có công khai hoang lập ấp ở xã Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông đi thi Hội không đỗ, bèn đem sở học viết thành bộ sách Vũ Vu thiển thuyết, chú tâm dạy học, đem điều nghĩa cổ vũ Văn hội, đặt lệ nuôi các bậc kỳ lão, đề xuất việc khẩn hoang, vạch ra cương giới ruộng đồng, mở chợ xây cầu gây dựng phúc ấm cho hương thôn. Ninh Ngạn là một tấm gương về hiếu đễ. Khi anh trai mất, ông đứng ra nuôi dạy các em nên người, thờ cha mẹ một lòng hiếu kính. Vợ mất sớm, ông nuôi dạy con chu toàn.
Tác phẩm Vũ Vu thiển thuyết của Ninh Ngạn được con trai là Ninh Tốn dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781), tức là ngay sau khi cha mất, hiện đặt tại nhà thờ họ Ninh ở xã Yên Mỹ, huyện Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Văn bia gồm 2 phần. Phần 1 là lời dẫn ghi lại sự nghiệp của Ninh Ngạn và tác phẩm của ông.
Bài văn có đoạn: “Tốn tôi vâng lời di huấn của cha, thẹn nỗi chưa làm theo được hết, bèn tự tay chép sách của Người vào đá rồi thuê thợ khắc để chỉ bảo cho đám con cháu muốn dốc lòng cầu đạo”..
Phần 2 khắc toàn văn bộ sách gồm 2 quyển thượng, hạ, gồm 45 chương sách. Trong đó có các chương 1 và 2 bàn về chữ hiếu, cách đánh giá về hiếu và bất hiếu; chương 3 bàn về quan hệ giữa nuôi và dạy con cái trong gia đình; chương 6 và 7 bàn về quan hệ vợ chồng; chương 8 và 9 bàn về Nhân và Tín; chương 10 bàn về đạo làm người; chương 12 bàn về ba loại “tâm bệnh” là giầu, sang và thọ; chương 13 bàn về việc phải coi điều thiện làm thầy, thấy ai có điều thiện, dù là kẻ dưới đều nên coi là thầy mà học; chương 29 và 30 bàn về việc làm điều tốt không cốt ở tiếng khen, đánh giá người phải xét ở lời nói và việc làm; chương 31 và 32 bàn về việc lập đức, lập thân và lập danh; chương 33 và 34 chuyên bàn về những điều cần tránh như rượu chè, cờ bạc, sắc dục, lười biếng, nói năng khinh xuất; chương 39 và 40 bàn về sống - chết, vinh - nhục ở đời..
Những thăng trầm của lịch sử đã trôi theo tháng năm. Đã sang thế kỷ 21, một thiên niên kỷ mới với bao thay đổi về quan niệm sống và hành xử, tác động không nhỏ tới mỗi gia đình và dòng họ, song những lời vàng trên đá mà người xưa trao lại vẫn rạng ngời đạo lý Việt Nam. Cùng với 51 quyển sách gia huấn hiện đang tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và rất nhiều bản gia huấn đang được các gia đình, gia tộc gìn giữ sẽ góp phần vào việc tìm hiểu nhiều mặt về giáo dục trong gia đình truyền thống ở Việt Nam thời trước.
Ngày nay, tiếp thu chắt lọc những nét đẹp nhân văn của những đạo lý mà tổ tiên đã dạy, xây nền đạo đức mới trên nền nhân đức của cha ông mãi mãi là một việc đáng suy ngẫm và cần thiết của gia đình và xã hội Việt Nam hôm nay và mãi về sau.
Tư liệu tham khảo: Tạp chí Hán Nôm, Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (1993).
BÀI 2: NHỮNG LỜI VÀNG TRÊN ĐÁ
Những lời vàng trên đá
Nguyễn Xuân Diện
Lâu nay chúng ta biết các dòng họ thường có quyển gia huấn, viết bằng chữ Hán Nôm, được lưu truyền trong gia đình, gia tộc. Nói đến gia huấn, người ta vẫn nghĩ đến một cuốn sách giấy dó, trên viết chữ Hán Nôm, ít người biết gia huấn còn được khắc trên đá.
Đó là những quyển sách đá ghi những lời vàng ngọc của tổ tiên truyền dạy lại, trải mấy trăm năm còn ngời nghĩa nhân, đạo lý. Bài này giới thiệu về những quyển gia huấn bằng đá đặc biệt, của một số dòng họ đặc biệt. Tất cả các văn bia này đều đang được các dòng họ trân trọng gìn giữ và đều có bản in rập đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Tại miếu làng Tiên Điền của thi hào Nguyễn Du, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh vẫn còn tấm văn bia Tích thiện gia huấn bi ký. Văn bia do Tiến sĩ Nguyễn Nghiễm soạn năm 1765, khi ông đang giữ chức Binh bộ thị lang. Văn bia ghi lại lời dạy của ông đối với con cháu trong gia tộc, khuyên giữ gìn gia phong, tu dưỡng đạo đức, dốc sức làm việc thiện để vun trồng cội phúc, làm gương cho hậu thế.
Có lẽ vì phúc ấm tổ tiên và lời vàng của tổ tiên đời trước được đám cháu con ghi nhớ mà gia đình họ Nguyễn Tiên Điền này đã có nhiều người được nắm giữ nhiều trọng trách của triều đình. Phạm Đình Hổ dành cả một bài để viết về sự “vinh hoa phú quý đến cực điểm “Nhà họ Nguyễn ở Tiên Điền” trong sách Vũ trung tuỳ bút.
Khi Nguyễn Khản, con trai của Nguyễn Nghiễm thi đỗ Tiến sĩ, ngày ban yến ở nhà khánh tiết của bộ Lễ, chính cha mình bấy giờ là quan Tư đồ Nguyễn Nghiễm (một trong ba chức quan cao nhất trong triều) tự tay gài bông hoa vàng lên mũ cho con. Người đương thời truyền tụng như một câu chuyện đẹp và hiếm hoi ở đời. Ngày nay, vào thăm nhà Thái học Văn Miếu Hà Nội vẫn còn gặp lại những di vật của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm. Đó là bút tích bức hoành phi “Cổ kim nhật nguyệt” do tự tay ông viết, là quả chuông Bích Ung do ông hưng công việc đúc chuông. Và sân bái đường vẫn còn hai cây đại cổ kính, mà ngày xưa do tự tay ông trồng trong một lần ghé thăm Văn Miếu. Và điều lớn lao nhất mà Nguyễn Nghiễm để lại cho lịch sử dân tộc là đã sinh ra thi hào Nguyễn Du - tác giả của kiệt tác Truyện Kiều bất hủ.
Tại nhà thờ họ Nguyễn ở xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có tấm bia Tân san gia huấn bi, trên khắc bài văn bia do Phạm Vĩ Khiêm soạn năm 1767, khắc rõ 10 điều gia huấn, khuyên con cháu: Giữ lòng ngay thẳng, chăm chỉ học hành, hiếu thuận nhân từ, ăn ở kính nhường, vợ chồng hoà thuận, cung kính đôn hậu, bạn bè tin cậy, hoà mục với láng giềng, phụng dưỡng cha mẹ, chăm chỉ nghề nghiệp.
Nhà thờ họ Vũ, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có tấm bia Miễn tử tôn cần học thi, tạc năm 1660, khắc bài thơ Đường luật và đôi câu đối khuyên con cháu cần cù học hành để mang lại tên tuổi vẻ vang và lập thân. Bài thơ khuyên con cháu từ tấm bé phải biết điều đó và gắng học hành, giữ nghiệp tổ tiên cày bừa trên ruộng sách, sau này được hiển vinh nơi khoa giáp rồi ra giúp vua giúp nước.
Nhà thờ họ Vũ, xã Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, có tấm bia Tu cấu đường châm do Tiến sĩ Vũ Đăng Long soạn năm 1675, khắc bài châm nói về việc tu dưỡng lòng trung tín, dốc sức học hành.
Một võ quan cao cấp dưới triều Lê Cảnh Hưng là Nguyễn Sỹ Trung vào năm 1766 cũng tự tay soạn văn bia Từ huấn bảo minh khắc một bài văn vần 50 câu căn dặn con cháu phải giữ gìn đạo đức, cần kiệm, trung hiếu, không rượu chè bê tha, không làm điều phi nghĩa, để giữ lấy truyền thống của tổ tiên, đặt tại nhà thờ họ Nguyễn của mình ở xã Đặng Xá huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Đặc biệt nhất, phải kể đến bia Vũ Vu thiển thuyết khắc hẳn cả một cuốn sách của Ninh Ngạn, mà người chép sách vào đá rồi thuê thợ khắc là Ninh Tốn, con trai của Ninh Ngạn. Ninh Ngạn (1715 - 1781) là người có công khai hoang lập ấp ở xã Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông đi thi Hội không đỗ, bèn đem sở học viết thành bộ sách Vũ Vu thiển thuyết, chú tâm dạy học, đem điều nghĩa cổ vũ Văn hội, đặt lệ nuôi các bậc kỳ lão, đề xuất việc khẩn hoang, vạch ra cương giới ruộng đồng, mở chợ xây cầu gây dựng phúc ấm cho hương thôn. Ninh Ngạn là một tấm gương về hiếu đễ. Khi anh trai mất, ông đứng ra nuôi dạy các em nên người, thờ cha mẹ một lòng hiếu kính. Vợ mất sớm, ông nuôi dạy con chu toàn.
Tác phẩm Vũ Vu thiển thuyết của Ninh Ngạn được con trai là Ninh Tốn dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781), tức là ngay sau khi cha mất, hiện đặt tại nhà thờ họ Ninh ở xã Yên Mỹ, huyện Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Văn bia gồm 2 phần. Phần 1 là lời dẫn ghi lại sự nghiệp của Ninh Ngạn và tác phẩm của ông.
Bài văn có đoạn: “Tốn tôi vâng lời di huấn của cha, thẹn nỗi chưa làm theo được hết, bèn tự tay chép sách của Người vào đá rồi thuê thợ khắc để chỉ bảo cho đám con cháu muốn dốc lòng cầu đạo”..
Phần 2 khắc toàn văn bộ sách gồm 2 quyển thượng, hạ, gồm 45 chương sách. Trong đó có các chương 1 và 2 bàn về chữ hiếu, cách đánh giá về hiếu và bất hiếu; chương 3 bàn về quan hệ giữa nuôi và dạy con cái trong gia đình; chương 6 và 7 bàn về quan hệ vợ chồng; chương 8 và 9 bàn về Nhân và Tín; chương 10 bàn về đạo làm người; chương 12 bàn về ba loại “tâm bệnh” là giầu, sang và thọ; chương 13 bàn về việc phải coi điều thiện làm thầy, thấy ai có điều thiện, dù là kẻ dưới đều nên coi là thầy mà học; chương 29 và 30 bàn về việc làm điều tốt không cốt ở tiếng khen, đánh giá người phải xét ở lời nói và việc làm; chương 31 và 32 bàn về việc lập đức, lập thân và lập danh; chương 33 và 34 chuyên bàn về những điều cần tránh như rượu chè, cờ bạc, sắc dục, lười biếng, nói năng khinh xuất; chương 39 và 40 bàn về sống - chết, vinh - nhục ở đời..
Những thăng trầm của lịch sử đã trôi theo tháng năm. Đã sang thế kỷ 21, một thiên niên kỷ mới với bao thay đổi về quan niệm sống và hành xử, tác động không nhỏ tới mỗi gia đình và dòng họ, song những lời vàng trên đá mà người xưa trao lại vẫn rạng ngời đạo lý Việt Nam. Cùng với 51 quyển sách gia huấn hiện đang tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và rất nhiều bản gia huấn đang được các gia đình, gia tộc gìn giữ sẽ góp phần vào việc tìm hiểu nhiều mặt về giáo dục trong gia đình truyền thống ở Việt Nam thời trước.
Ngày nay, tiếp thu chắt lọc những nét đẹp nhân văn của những đạo lý mà tổ tiên đã dạy, xây nền đạo đức mới trên nền nhân đức của cha ông mãi mãi là một việc đáng suy ngẫm và cần thiết của gia đình và xã hội Việt Nam hôm nay và mãi về sau.
Tư liệu tham khảo: Tạp chí Hán Nôm, Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (1993).
Được đăng bởiTễu vào lúc09:15
nguồn:http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/08/bai-2-nhung-loi-vang-tren.html#more
=====================================================================
BÀI 3: AI VIẾT GIA HUẤN CA?
BÀI 3: AI VIẾT GIA HUẤN CA?
AI VIẾT GIA HUẤN CA?
(có phải là Nguyễn Trãi viết không?)
Hoàng Văn Lâu
Từ lâu, nhiều người đã chú ý tới vấn đề tác giả của Gia huấn ca. Bản in xưa nhất của tác phẩm này hiện còn được biết là chữ Quốc ngữ, in năm 1894(1). Bản in bằng chữ Nôm sớm nhất còn giữ được xuất hiện sau đó hơn 10 năm, vào 1907(2). Mặc dù trong lời giới thiệu cho lần xuất bản năm 1894, Nordemann, một học giả người Pháp, lúc đó là Giám đốc Nha học chính Nam Kỳ, đã quả quyết Gia huấn ca là “của quan tướng công triều nhà Lê là Nguyễn Trãi”(3), mặc dù ở bản in chữ Nôm, Nhà xuất bản Quan văn đường đã gắn tên Nguyễn Trãi với tên tác phẩm, thành một cái tên sách dài dòng “Lê triều Nguyễn tướng công Gia huấn ca”(4), nhưng hình như không phải ai cũng tin hẳn điều đó. Trong khi nhiều nhà nghiên cứu giảng dạy về Nguyễn Trãi và Gia huấn ca, thì cũng có không ít các học giả khác tỏ ra hoài nghi. Có thể lấy những lời nhận xét có tính chất “phê phán văn bản” của nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn làm tiêu biểu: “… Các chữ cổ thường thấy trong những bài chắc chắn soạn vào thời Lê ở đây thấy rất ít, vả trong một vài nơi có nói đến các thứ đánh bạc như tổ tôm, tam cúc, chắn, đố mười, không biết những trò chơi ấy đã có từ đời Nguyễn hay chưa? Nói tóm lại, ta không có chứng gì nhận chắc quyết lời lời tục truyền rằng tập gia huấn ca này là của Nguyễn Trãi”(5). Thi Nham Đinh Gia Thuyết, khi xuất bản Gia huấn ca, cũng nhận xét rằng Gia huấn ca “lời văn bình thường”, “khác hẳn với ngòi bút Bình Ngô đại cáo”sở dĩ ông xuất bản sách này vì nó “đã được truyền tụng, được liệt vào cổ văn Việt Nam”, mặc dù biết “không chắc là của cụ Nguyễn Trãi”(6)). Cái lối “bỏ vào một rọ” những tác phẩm “được liệt vào cổ văn Việt Nam” trên đây hẳn là không thích hợp khi cần phải tìm hiểu một tác gia, một thời kì lịch sử nhất định, nhất là khi tác gia ấy lại là nhân vật quan trọng như Nguyễn Trãi. Vì thế, 17 năm sau, trên Tập san Văn Sử Địa xuất hiện một chuyên luận đăng làm hai kì của Nguyễn Hồng Phong: Tìm hiểu Gia huấn ca(7). Trong bài nghiên cứu công phu này, tác giả đã để một phần quan trọng tìm hiểu tư tưởng, nội dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm, đi tới “khẳng đinh dứt khoát Gia huấn ca không phải của Nguyễn Trãi”(8). Nhưng sau bài này, giới thiệu nghiên cứu và giảng dạy về Nguyễn Trãi vẫn có người ghi nhận bản quyền tác giả của Gia huấn ca cho Nguyễn Trãi(9). Cho đến mùa xuân 1982, trên Tạp chí Văn học vẫn còn nhà nghiên cứu phải đặt câu hỏi “Gia huấn ca có phải của Nguyễn Trãi không?”(10), dù kết luận của bài viết nghêng về phía phủ định của tác giảGia huấn ca là Nguyễn Trãi.
Xem ra vấn đề cũng không đơn giản. Bởi vì, dù về tư tưởng tác phẩm, nội dung hiện thực mà nó phản ánh hay hình thức ngôn ngữ văn chương mà nó biểu hiện có mâu thuẫn với con người Nguyễn Trãi hay thời đại Nguyễn Trãi, thì người ta vẫn có thể quan niệm như tác giả của Thi văn Việt Nam cách đây hơn 30 năm: “Nếu thật {Gia huấn ca} là của ông {Nguyễn Trãi} soạn thì sự sao đi chép lại bởi người đời sau và nhất là đời Nguyễn đã làm cho phần văn cổ đã bị sửa chữa nhiều rồi”(11). Và mặc dù trong các thư tịch cũ, không thấy đâu nói tới một Gia huấn ca nào của Nguyễn Trãi, nhưng Dương Bá Cung có nói Nguyễn Trãi viết Ngọc đường di phạm(12) thì người ta vẫn có quyền đặt câu hỏi: phải chăng có thể tìm thấy một chút bóng dáng của nó trong Gia huấn ca hay một phần của Gia huấn ca.
Như vậy, việc tìm tác giả “đích thực” cho sách này quả là có sự cần thiết nhất định. Nhưng, như các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ: Gia huấn ca là một tập hợp 6 bài ca theo chủ điểm giáo dục gia đình mà bất luận về nội dung tư tưởng hay hình thức ngôn ngữ văn chương đều chứng tỏ chúng không phải do một tác giả soạn ra. Chúng tôi tán thành “dự đoán”khoa học này, Nhân tiện, xin nói thêm: hai bài cuối, bài ca thứ 5 Dạy học trò ở cho phải đạo và bài thứ sáu Khuyên học trò phải chăm học, đều là những “lời thầy dạy” đối với “những kẻ học trò” ở “trước của khổng” thì đã vượt ra ngoài phạm vi “gia huấn ca” rồi.
Chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi được nêu từ kho thư tịch và tư liệu Hán Nôm. Bài đầu tiên trong số 6 bài của Gia huấn ca được chép trong một văn bản chép tay, ký hiệu AB.532 thuộc kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Sách này có tên ghi ở ngoài bìa là Khuyết hiến ca, gồm 44 trang, khổ 20x13, sách đã cũ, chữ viết có chỗ đã mờ. Trong sách chép ba tác phẩm Nôm: Khuyết hiếu ca, Trường hận ca (bản dịch Nôm) và Cảnh Phụ Châm. Cảnh phụ châm gồm 26 bài trang cuối là toàn bộ bài ca thứ nhất của Gia huấn ca mà trong Lê triều Nguyễn tướng công Gia huấn ca có tên là Bài ca dạy vợ dạy con.Điều đáng chú ý là bản này còn giữ lại được lời chú, một Nguyên tự của tác giả và một bài Bạtở cuối sách. Lời ghi chú viết rằng: “đoạn nói về đạo Phật trong Phụ châm (tức cảnh phụ châm) thì những tu thiền chưa chắc đều đã thế cả, độc giả cũng đừng vì thế mà chê cười họ”. Nhận thấy bài Nguyên tự có thể soi sáng rất nhiều về lai lịch văn bản và về tác giả, chúng tôi xin dịch giới thiệu toàn bộ dưới đây:
“Việc giáo dục là không thể thiếu được. Người không phải dạy mà hiểu biết mọi điều là nhất rồi. Nhưng trong thiên hạ thì những người tài năng vào loại trung bình là nhiều hơn cả. Cho nên không thể không có giáo dục. Đến như bọn học trò, từ tuổi nhi đồng lên bảy, đều được theo học, mà những phương pháp dạy bảo bọn chúng thì cũng chứa đầy trong sách vở cả rồi, chẳng cần ta phải thừa lời nói nhàm. Còn như khách quần thoa son phấn, mà chịu để sức xem xét, ra công trước thuật như nàng Thái, ả Tạ thì thực là hiếm lắm. Đối với bọn họ lại càng không thể không giáo dục. Nhưng nếu như chữ nghĩa trúc trắc, giọng văn cao xa, thì lại không thể nhớ mà ngâm nga được. {Cho nên}, nhân lúc dạy học rỗi rãi. {ta} nhặt nhạnh những câu cách ngôn cổ và những câu ca dao, tục ngữ bằng quốc ngữ có thể làm lời khuyên răn được, sắp thành hơn 40 điều diễn ra quốc âm để làm chân ngôn cho bọn đàn bà con gái. Nhân thế mới đặt tên là “Phụ châm”. Ta nghĩ rằng: bản thân mình đúng đắn thì không bắt buộc mà người ta vẫn theo, nếu bản thân mình không chính đáng thì làm sao mà sửa lỗi cho người khác? Quá trình tự tu dưỡng của ta rất thiếu sót. Đã định sửa bỏ lỗi lầm mà vẫn chưa xong thì lấy gì mà dạy người khác? Nhưng rồi lại tự nghĩ rằng: có đạo làm cha mẹ là có trách nhiệm với cả gia đình, {như thế} thì {ta} lại là tấm gương mà cả nhà trông vào, phải làm cho cả nhà kính phục mà hiểu đạo tôi con, chứ đâu chỉ là việc dạy dỗ? Cho nên, ta quên mình gàn dở, hủ lậu, viết ra thành lời để dạy những người trong nhà, chỉ là lời châm riêng cho một gia đình ta truyền nhau học tập thôi” (Phụ châm nguyên tự: “Thậm hĩ. Thiên hạ duy trung tài tối đa. Thị dĩ bất khả vô giáo. Thả như tử đệ bối trung tự nhất tuế thành đồng mạc bất hữu học. Sở dĩ giáo tri chi đạo ư thư vô dư uẩn hĩ, hựu phi dư chi sở tất nhuế dã. Nhược phù nghiệp quần thoa sụ phấn đại nhi năng cù ư quan lãm công ư trước thuật như Thái, Tạ giả thành tiễn yên. Thị vưu bất khả dĩ vô giáo dã. Cố kỳ văn tự chi cật khúc, từ điệu chi thanh tao, tắc hựu bất đắc nhi thành tung giả. Khoá chi hạ nhân xuyết thập cổ chi cách ngôn dữ quốc ngữ, lý ngữ khả vi giám giới giả liệt vi tứ thập dư điều, diễn chi Quốc âm, dĩ vi phụ châm, nhân nhan yên. Duy kì thân chính bất lệnh nhi tòng, kỳ thân bất chính như chính nhân hà? Dư ư tự trị công thậm sơ, thường dục cải quá nhi vị thành giả, nhi hà dĩ giáo nhân tai? ức hựu tự niệm viết: hữu phụ mẫu chi đạo, tư hữu nhất gia chi trách, tắc hựu nhất gia chi sở chiêm thị giả. Sử chi tụng nhi tri chi, độc bất hựu ngôn giáo hồ? Toại vong kỳ cố lâu, thư dĩ giáo chi, tư vi nhất gia chi truyền tập yên nhĩ, châm vân hồ tai. Thị vi tự”).
Ngoài động cơ, mục đích khi viết Phụ châm và đôi nét rất kín đáo về tác giả, bài Nguyên tự còn cho chúng ta biết:
1. Tên của tác phẩm này (tức bài thứ nhất trong Gia huấn ca) là Phụ châm.
2. Phụ châm được tác giả sáng tác dựa trên những cách ngôn cổ và những câu ca dao, tục ngữ bằng quốc ngữ.
Vậy ai viết Phụ châm? Tiếc rằng bài Nguyên tự này không kí tên tác giả. Nhưng bài Bạt viết (dịch): “Người đàn bà có ngoan hay không là do ở gia đình và có quan hệ tới sự thịnh suy của đạo nội trợ. Như vậy thì việc răn dạy không thể bỏ qua được. Xưa nay, những khuôn mẫu trong chốn buồng the được diễn thành quốc ngữ, phổ vào luật nhưNữ tắc của Trần Thị thì cũng thường có đấy. Nhưng chỉ có Phụ Châm là sáng tác của Yên (An)(13) Thái Tôn sư. Trong đó các điều về thờ phụng tổ tông, hiếu kính cha mẹ, theo chồng nuôi con… so với các bài huấn khác thì gọn gàng, sáng sủa và dễ hiểu hơn cả. Sách này phải để cho chốn khuê môn thuộc lòng mà thấu hiểu, thì rồi mới có thể giữ được những điều tốt lành cho các nhà phú gia. Vì thế, ghi vào cuối sách”(14).
Bài Bạt này khẳng định rằng tên tác phẩm là Phụ châm, rằng trước Phụ châm có nhiều bài ca răn dạy phụ nữ được “diễn thành quốc ngữ, phổ vào âm luật” như Nữ tắc của Trần Thị…, nhưng chỉ có Phụ châm của Yên Thái Tôn sư là gọnn gàng, sáng sủa và dễ hiểu hơn cả. Vậy Yên Thái Tôn sư là ai? Một vị thầy tôn kính ở Yên Thái. Yên Thái là ở đâu? Hà Nội có phường Yên Thái, nhưng Nghệ An cũ, Thanh Hoá, Sơn Tây cũ, Nam Định cũ cũng có những địa danh An Thái hoặc Yên Thái…
Xuyết thập tạp ký. Lược truyện các tác gia và Thư mục Hán Nôm - Mục lục tác giađều ghi nhận là Lý Văn Phức có viết sách Xuyết thập tạp ký(15). Nhưng thực ra, nhà sáng tác hoặc nghiên cứu nào chẳng có trong tay một tâp “Nhặt nhạnh ghi chép”( tức “Xuyết thập tạp ký”)? Hiện nay kho sách Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có ít nhất 2 tập sách mang tên là Xuyết thập tạp ký. Một sách có kí hiệu là A.1792 gồm vài câu đối, còn toàn bộ là một tập thơ, chủ yếu thơ chữ Hán, chưa rõ tác giả là ai, vì nội dung của sách không phù hợp với bài tự của Lý Văn Phức ghi trong tập Xuyết thập tạp ký của ông(16). Một sách khác có kí hiệu là AB.132. Sách này ngay ở trang đầu có bài tự của tác giả, ký tên: Vĩnh Thuận Khắc Trai Lý Văn Phức Lân Chi. Sách này có hai phần rõ rệt: phần đầu là sưu tập những truyền thuyết và giai đoạn “chưa thấy ghi trong dã sử”, đúng như nội dung mà bài tự của tác giả đã ghi rõ: phần sau là tập hợp các sáng tác bằng chữ Nôm của Lý Văn Phức. Phần thứ hai này hẳn là do người khác biên tập, vì một dấu vết khá rõ là: dưới mỗi tác phẩm đều có ghi những dòng chữ kiểu như “Lý Hồ Khẩu tiên sinh soạn…”. Về mức độ tin cậy của bản Xuyết thập tạp ký có ký hiệu AB. 132 này, có thể dẫn lời nhận xét về văn bản này được ghi lại bằng bút sắt (chưa rõ tên người ghi) trong trang đầu của Nhị thập tứ hiếu diễn ca: “Hiệu đính (Nhị thập tứ hiếu diễn ca) căn cứ theo bản AB.132. Bản AB.132 này có thể là bản sao của các bản thảo cũ của Lý Văn Phức”(17).
Phụ châm được chép ở phần cuối sách này, từ 137 đến trang 154, có tên là Phụ châm tiện lãm. Ngay dưới đầu đề, có dòng chữ “Lý Hồ Khẩu tiên sinh soạn…”.
Tới đây, Phụ châm (hay Cảnh phụ châm, hay Phụ châm tiện lãm)đã được ghi nhận trong một văn bản đáng tin cậy, là do Lý Văn Phức người làng Hồ Khẩu huyện Vĩnh Thuận, Hà Nôi, soạn thảo. Điều này hoàn toàn phù hợp với lời bài Bạt trong Cảnh phụ châm, kí hiệu AB.532, nói rằng Phụ châm là tác phẩm của Yên Thái Tôn sư(18).
Viết Phụ châm, Lý Văn Phức đã thể hiện một khuynh hướng sáng tác khá rõ nét trong cuộc đời trước thuật của mình. Vị “Yên Thái Tôn sư” này, trong thời gian ngồi dạy trẻ ở Hồ Khẩu, hay Yên Thái, đều rất quan tâm đến vấn đề giáo dục nói chung và vấn đề đạo đức nói riêng. Nhị thập tứ hiếu diễn ca, Phụ châm và một số tác phẩm Hán, Nôm khác của ông đã được sáng tác theo xu hướng đó. Mặt khác Phụ Châm cũng mang những đặc điểm trong sở trường và cả sở đoản của ngòi bút Lý Văn Phức. ở mặt này, Phụ châm có một bước tiến so với Nhị thập tứ hiếu diễn ca cả về tư tưởng lẫn hình thức ngôn ngữ văn chương. Lý do của bước tiến này là chính ở cái cội nguồn “ca dao tục ngữ bằng quốc ngữ” mà tác giả rất có ý thức sưu tầm, chắt lọc như bài Nguyên tự đã nói. Nhưng có được sự trau dồi về “quốc ngữ” đến mức độ này cũng không thể một sớm, một chiều. Phải sau chặng đường đời hẳn là không ít sóng gió, ngẫm nghĩ lại cả một “quá trình tự tu dưỡng… rất thiếu xót” của bản thân, thì mới có được những “ý tình đôn hậu đáng làm khuôn phép cho việc giáo huấn gia đình”(19) qua những câu thơ Nôm khá tự nhiên, thanh thoát. Vì thế, chúng tôi cho rằng Phụ châmđược tác giả viết vào cuối đời mình, những năm 40 của thế kỷ trước, sau ngày mất của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi bốn thế kỷ!
Như vậy, bài ca thứ nhất trong Gia huấn cađược Edmond Nordemann, Quan văn đường và nhiều người khác gắn với tên tuổi của Nguyễn Trãi, có các tên gọi “Bài ca dạy vợ dạy con” (bản in của Quan văn đường năm 1907), “Cảnh phụ châm” (Khuyến hiến ca, sách chép tay, ký hiệu AB.132) là một tác phẩm của Lý Văn Phức, được tác giả chính thức đặt cho cái tên ban đầu là Phụ châm, gồm 308 câu thơ Nôm trong tổng số 796 câu của cả sáu bài ca trong Gia huấn ca.
Vấn đề đặt ra là: vào thời điểm Edmond Nordemann, in Gia huấn ca, các bản Phụ châm được lưu hành hẳn có Nguyên tự, Bạt và nhất là những kí ức về tác giả của nó (Lý Văn Phức) hẳn còn rõ nét trong tầng lớp sỹ phu đương thời, nhưng vì sao Phụ châm lại “nhảy vào”chiếm vị trí thứ nhất trong Gia huấn ca của Nguyễn Trãi? Con đường truyền bản của Phụ châm có phải như một nhà nghiên cứu đã nói: “Đương thời có lưu hành trong nhân dân một số bài thơ với đầu đề và tính cách luân lý… của những tác giả vô danh. Rồi trong sách cũ lại có nói Nguyễn Trãi làm một tập thơ Nôm nhan đề là Gia huấn ca, thì một nhà văn nào đó tưởng rằng những bài thơ kia là tập Gia huấn ca của Nguyễn Trãi, nên đã sưu tầm lại, sắp xếp lại cho vào tập rồi đặt cái tên chung Gia huấn ca”(20) không? Hay rốt cục, toàn bộGia huấn ca” cũng chỉ là nguỵ thư như kiểu Lĩnh Nam dật sử của Trần Nhật Duật(21)? Đây đúng là hiện tượng “râu ông cằm bà” thường thấy trong các tác phẩm Hán Nôm, nhưng muốn lý giải đầy đủ và chính xác nguyên nhân của sự “nhầm lẫn tai hại” này đối với Gia huấn ca nói chung và Phụ châm nói riêng, hẳn còn cần các dữ kiện mà bài viết này còn chưa đủ. Trong điều kiện tư liệu nắm được, dù chưa trả lời đầy đủ câu hỏi được nêu, chúng tôi cũng xin cung cấp những cứ liệu ban đầu để những ai quan tâm tới vấn đề có thêm bằng chứng để giải quyết, hoặc dự đoán các khả năng “có thể” là của ai đối với những bài còn lại.
CHÚ THÍCH
(1) (3) Edmond Nordemann: Nguyễn Chai Da huấn ca. Bản in lần thứ hai, Huế, 1907.
(2) (4) Lê triều Nguyễn tướng công Gia huấn ca; Quan văn đường tàng bản, Thánh Thái Đinh Mùi (1907). Bản của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có ký hiệu AB. 406.
(5) Hoàng Xuân Hãn: Thi văn Việt Nam, Sông Nhị, Hà Nội, 1951.
(5) Thi Nham Đinh Gia Thuyết: Gia huấn ca, Tân Việt, Sài Gòn, 1953.
(7) (8) Nguyễn Hồng Phong: Tìm hiểu Gia huấn ca , Tập san Văn Sử Địa số 27 và 29, tháng 4 và tháng 6 năm 1957.
(9) Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Cương: Văn học Việt Nam tập I, Nxb, Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978; Thư mục Hán Nôm - Mục lục tác gia, bản in rô-nê-ô, 1977.
(10) Đoàn Khoách: Gia huấn ca có phải của Nguyễn Trãi không? Tạp chí Văn học số 1, năm 1982, tr. 56.
(11) Hoàng Xuân Hãn: Sách đã dẫn.
(12) Dương Bá Cung: ức Trai tập tự, Phúc Khê nguyên bản, bản in năm Tự Đức Mậu Thìn, ký hiệu A. 139.
(13) Chữ 安 có hai âm đọc: an hoặc yên.
(14) Nguyên văn: “Phụ chi hiền phổ, gia chi sở do, nhi thịnh suy nội trợ chi hệ. Như thử tắc huấn chi bất khả hốt dã. Cổ lai khổn thức, diễn chi Quốc ngữ, hiệp chi âm luật như Trần Thị chi Nữ tắc giả vãng vãng hữu chi. Duy phụ châm nãi An Thái Tôn sư sở trước. Tựu trung phụng tổ tông, hiếu công cô dữ phù tòng phu dưỡng tử chư điều tỷ chư huấn vưu vi giản minh dị hiểu. Tất sử khuê vi trung tụng nhi tri chi, nhiên hậu khả dĩ bảo kỳ phú gia chi cát. Nhân lục chi vu tập hậu”.
(15) Xem Trần Văn Giáp: Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tr. 390, và Thư mục Hán Nôm-Mục lục tác gia, tr. 146.
(16) Thư mục Hán Nôm-Mục lục tác gia ghi nhận bản Xuyết thập tạp ký A. 1792 là của Lý Văn Phức.
(17) Nhị thập tứ hiếu diễn ca đóng trong một tập sách có tên là Dương Tiết diễn nghĩa, ký hiệu VHv. 1259, kho sách Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
(18) Hồ Khẩu và Yên Thái là hai làng liền nhau thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận của Hà Nội cũ. Làng Hồ Khẩu, nơi hiện còn đền thờ Lý Văn Phức, vẫn được gọi là phố Yên Thái (xem Đương phố Hà Nội của Nguyễn Vĩnh Phúc - Trần Huy Bá, Nxb. Hà Nội, 1979, tr. 442).
(19) Đoàn Khoách: Bài đã dẫn.
(20) Nguyễn Hồng Phong: Bài đã dẫn.
(21) Trên tờ tạp chí Nam phong từ số 48 năm 1921, xuất hiện thiên tiểu thuyết lịch sử dài, đăng làm nhiều kỳ, tên là Lĩnh Nam dật sử, đề là tác phẩm của Trần Nhật Duật. Đây là một cuốn nguỵ thư mà ít lâu sau khi cho đăng, Nguyễn Bá Trác, đồng chủ bút tờ Nam phong, đã phải viết bài cải chính (xem Lĩnh Nam dật sử nghi án, Nam phong số 53, 1921).
Nguồn: Tập san Hán Nôm số 1-1984.
*Tác giả Hoàng Văn Lâu đã mất.
Được đăng bởiTễu vào lúc09:20
nguồn:http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/08/bai-3-ai-viet-gia-huan-ca.html#more
=====================================================================
BÀI 4: MỘT BẢN GIA HUẤN 45 CHƯƠNG KHẮC TRÊN ĐÁ
BÀI 4: MỘT BẢN GIA HUẤN 45 CHƯƠNG KHẮC TRÊN ĐÁ
HAI TẤM BIA VỀ NINH NGẠN
VÀ CUỐN "VŨ VU THIỂN THUYẾT" CỦA ÔNG
VÀ CUỐN "VŨ VU THIỂN THUYẾT" CỦA ÔNG
Hoàng Lê
Trước nay, giới nghiên cứu còn rất dè dặt đối với Ninh Ngạn. Lược truyện các tác gia Việt Nam, (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1971) cũng như Thư mục Hán Nôm (Thư viện Khoa học xã hội, 1969, in rônêô) không nhắc tới tác giả này. Gia phả giòng họ Ninh ở Ninh Bình có ghi nhận ông viết Vũ Vu thiển thuyết và Phong vịnh tập. Nhưng cho tới nay, cả hai tác phẩm đó đều không còn văn bản.
Vào năm 1976, khi nghiên cứu biên dịch cuốn Thơ văn Ninh Tốn (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984) chúng tôi đã chú ý đến nhân vật này, vì ông là thân sinh của Ninh Tốn. Khảo sát trên địa bàn huyện Tam Điệp, tỉnh Hà Nam Ninh ngày nay (trước kia là huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) chúng tôi phát hiện được nhiều bia nói về họ Ninh(1). Trong số các bia đó, có 2 tấm bia rất đáng lưu ý: một là bia Dã Hiên tiên sinh mộ biểu, một bia khác là Vũ Vu thiển thuyết. Các bia này chưa có trong số 21.000 thác bản hiện lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
1. Bia Dã Hiên tiên sinh mộ biểu tạo vào năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781) để ở từ đường họ Ninh, xã Yên Mỹ, huyện Tam Điệp; khổ bia 1x1,60m, chạm lưỡng long chầu nguyệt ở trán bia; 2 mặt bia đều khắc chữ, có 26 dòng từ 1 đến 37 chữ. Người soạn văn bia là Tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh.
Qua bia này, chúng ta được biết khá chi tiết về Ninh Ngạn, hiệu Dã Hiên, Hy Tăng Cư Sĩ: Ông sinh năm Ất Mùi, Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715), mất năm Tân Sửu, Cảnh Hưng thứ 42 (1781). Tổ 8 đời nguyên quán ở Ninh Xá, Vọng Doanh, đến khai hoang lập ấp ở Côi Trì, Yên Mô từ đời Lê Hồng Đức. Bốn đời trước chuyên nghề nông, sau đó mới có người học hành, thi đỗ, thông thạo nho, y, lý, số. Bố đỗ Hương cống, làm quan huyện ở Quảng Bình, được ấm thụ Đông các đại học sĩ do con trưởng đỗ Hoàng Giáp làm Thừa Chi.
Ông thông minh đĩnh ngộ, học hành và xử thế tốt, 24 tuổi vào trường Quốc học, đỗ Cử nhân năm 36 tuổi, thi Hội không đạt. Năm 45 tuổi được bổ làm Hiến phó tán chức do trước đó có công triệu tập hương dũng tiểu phỉ ở Bồ Xuyên giúp dân sống yên ổn. Sau nhiều lần thi Hội không đạt, ông về ẩn ở Vũ Vu, đem điều hiểu biết viết thành sách Vũ vu thiển thuyết và Phong Vịnh tập. Ông tuy sống nơi thôn dã nhưng vẫn chú ý giáo dục học trò, đem điều nghĩa cổ vũ văn hội, đặt lệ nuôi các bậc kỳ lão, đề xuất việc khai hoang khẩn hóa, vạch rõ cương giới ruộng đồng, mở chợ để dân trao đổi nông sản và đoàn kết hương thôn. Dân trong vùng có điều gì mắc mớ đều đến hỏi ông, và răm rắp tuân theo lời răn bảo. Trong gia đình, khi người anh cả mất, ông nuôi dạy các em, thờ cha mẹ một niềm hiếu kính. Vợ chết, ông nuôi dạy con rất chu đáo cho đến khi thành người hữu ích cho xã hội. Ninh Tốn được tiến triều giữ chức Tri bình phiên thăng Hiến sứ Sơn Nam, ông có thư khuyên bảo con. Năm Canh Tý (1780) ông được thụ Hàn lâm viện Thị độc. Năm sau, biết mình sắp mất, ông làm câu đối tự viếng và gọi con cháu đến dặn dò. Thọ 67 tuổi.
2. Bia Vũ Vu thiển thuyết
Tạo năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781). Bia hiện để tại từ đường họ Ninh ở Yên Mỹ, Tam Điệp, Hà Nam Ninh. Khổ bia 1,20m x 1,60m, hai mặt khắc chữ. Mỗi mặt gồm 31 dòng, mỗi dòng trung bình từ 6 đến 53 chữ. Tổng cộng 2889 chữ. Trán bia chạm rồng và mặt trời. Nội dung bia có 3 phần:
+ Phần 1: là Lời dẫn, Lời đềcủa Ninh Tốn giới thiệu tác giả Ninh Ngạn và tác phẩm Vũ Vu thiển thuyết, trong đó, có những đoạn như sau:
“… Tốn tôi vâng lời di huấn, thẹn nỗi chưa làm theo được hết, bèn tự tay chép sách của Người vào đá rồi thuê thợ khắc, để chỉ bảo cho những ai trong đám con cháu mà muốn cầu đạo” (Tốn phụng thừa di huấn, quý vị tận hành. Nãi thử tả kỳ thư vu thạch nhiên công khắc chi, dĩ thị tử tôn chi cầu đạo giả).
“… Cha ta phong tư cao mại, coi khinh giầu sang, chí bền chẳng đổi. Ở ẩn học đạo, làm thần thảnh thơi, điềm tĩnh tu dưỡng hơn 20 năm. Về già bỗng siêu ngộ: Đạo chứa trong thân, xử sự ứng vật thảy đều ở trong. Họ hàng làng mạc đều chịu ơn người, xa đến châu quận, gương lớn đều noi. Người đem tâm đắc viết sách, đặt lời, nhan đềThiển thuyếtđể dạy cháu con rằng: “Ta bình sinh đem hết sức học nêu ở những điều này. Nếu làm được như lời ta dạy, cũng có thể không phải hổ thẹn”. Lời dạy của Người còn đó, ngày nào dám quên. Kính xét tập đó của Người có 45 chương. Anh em chúng ta đều phải lấy điều dạy sáng suốt đó mà giữ cho thân ta được trọn vẹn và cho các con cháu nữa”. (Duy ngã đại nhân cao mại chi tư, trần thị di tâm thái, trầm tiềm hàm dưỡng dư nhị thập tải, vẫn niên siêu ngộ: đạo tích quyết cung. Xử xự ứng vật tất do hồ trung. Tông tộc hương đảng hàm hóa kỳ đức, viễn cập châu quận mạc bất phi thức. Thường dĩ sở đắc trước thư lập ngôn, mệnh danh Thiển thuyết, lưu huấn nhi tôn viết: “Ngã bình sinh lực học tại thị. Năng hành ngô ngôn, diệc khả vô quý”. Di giáo tại nhĩ, hà nhật cảm vong. Cần án thi tập tứ thập ngũ chương. Phàm ngã huynh đệ, công thủ minh huấn, chu toàn thử sinh dĩ cập tự dân).
+ Phần 2: Khắc toàn văn bộ sách Vũ Vu thiển thuyết gồm quyển thượng, 24 chương và quyển hạ, 21 chương. Tổng cộng là 45 chương.
Dưới đây, xin tóm tắt nội dung của các chương như sau:
Chương 1 và 2: Bàn về chữ Hiếu, cách đánh giá, thế nào là hiếu, là bất hiếu.
Chương 3: Quan hệ giữa nuôi và dạy con cái trong gia đình.
Chương 4 và 5: Bàn về chữ Trung, nội dung và biểu hiện của lòng trung.
Chương 6 và 7: Bàn về quan hệ vợ chồng.
Chương 8: Bàn về điều Nhân.
Chương 9: Bàn về chữ Tín.
Chương 10: Bàn về đạo làm người.
Chương 11: Biện luận về “dục chướng” và “lý chướng”. Quan hệ giữ “Lý” và “Đạo”.
Chương 12: Giải thích về “bệnh thể” và “bệnh tâm”. Ba loại bệnh tâm là “giầu”, “sang”, “thọ”.
Chương 13: Coi điều thiện làm thầy. Ai có điều thiện, dầu là kẻ dưới, đều nên coi là thầy mà học.
Chương 14: Những biểu hiện khác nhau của Lý, áp dụng trong các mối quan hệ xã hội khác nhau.
Chương 15: Người quân tử với điều nhân.
Chương 16: Cái lý trong Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Chương 17: Kinh và Quyền, hai mặt thống nhất giữa Kinh và Quyền.
Chương 18: Bàn về Đạo học của Tống Nho. Những hạn chế của nó.
Chương 19: Những hạn chế của danh thần đời Tống như Hàn Kỳ, Tư Mã Quang… là không biết nghe người dưới.
Chương 20: Quan hệ giữa Trí thông minh và Tâm cầu đạo.
Chương 21: Hành động theo quy luật tự nhiên.
Chương 22: Quan hệ giữa “Nghĩa” và “Lợi”.
Chương 23: Dùng khách quan để đối chiếu lại mình, sửa bệnh chủ quan.
Chương 24: Học không nệ cổ, không hùa theo tục.
Chương 25: Chuyên tâm làm điều thiện.
Chương 26: Những biểu hiện thiên hình vạn trạng của Lý, công hiệu của Lý.
Chương 27: Vấn đề “lập đức”.
Chương 28: Bàn về “liêm” và “trực”; “Bán liêm” và “Bán trực”.
Chương 29 và 30: Làm điều tốt không cốt ở tiếng khen, đánh giá người phải xét lời nói và việc làm.
Chương 31 và 32: Vấn đề tu dưỡng đạo đức, lập thân, lập danh.
Chương 33 và 34: Những điều cần tránh: Rượu chè cờ bạc, sắc dục, lười biếng, nói năng khinh suất.
Chương 35: Làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác.
Chương 36: Vấn đề thành kính trong tế lễ.
Chương 37 và 38: Bàn về xét mình, sửa mình, làm điều thiện, tránh điều ác.
Chương 39: Bàn về sống và chết.
Chương 40: Bàn về vinh và nhục.
Chương 41: Quan hệ giữa thân và đạo.
Chương 42: Bàn về “dụng tâm” và “vô tâm”, “cố kết” và “cảm hóa”.
Chương 43: Nhận xét về Thuấn, Cổ Tẩu và Tượng.
Chương 44: Quan hệ giữa giầu sang và nghèo hèn với Đạo.
Chương 45: Bàn về “khí”, về “âm dương” về “tri giác”. Những biểu hiện muôn vẻ của “khí”.
+Phần 3: Là Lời bạt của tiến sĩ Chu Doãn Lệ, hiệu Hy Thích, người Dục Tú, Đông Ngàn (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) đỗ cùng khoa với Ninh Tốn. Trong lời bạt, Chu Doãn Lệ nói rõ lai lịch của Vũ Vu thiển thuyết,động cơ của Ninh Ngạn khi viết tác phẩm, và đánh giá rất cao bộ sách: “Người đời nay học mà biết nói đến nghĩa lý quả là rất hiếm. Thảng hoặc có đi nữa thì cũng thường là người thiển cận, bị hạn chế ở chỗ đứng thấp. Người cao xa thì bị đắm đuối vào chỗ viển vông, người khéo léo thì cố đi vào gọt rũa mài đẽo, chứ chưa hề có ai nói gần mà chỉ được xa, lời không phiền toái rườm rà mà lý rất rõ như ởVũ Vu thiển thuyết.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu tóm tắt Ninh Ngạn và cuốn Vũ Vu thiển thuyết của ông qua hai tấm bia được lưu giữ trên 200 năm nay(2). Điều đáng chú ý là cả bộ sách gồm 2 quyển, với 45 chương được khắc vào bia đá, có cả lời dẫn, lời đề và lời bạt. Đây thật là loại bia hiếm thấy ở Việt Nam. Nhờ tấm bia này mà ngày nay chúng ta mới có cơ sở chắc chắn để phục hồi lại cuốn sách tưởng chừng như đã mất và hiểu thêm về một tác giả sống giữa giai đoạn lịch sử đầy biến động cuối thế kỷ XVIII.
Chú thích: (1) Bia Hoàng giáp công bản truyện, Hoàng giáp công từ bi ký nói về Ninh Địch là bác của Ninh Tốn; Bia Dã Hiên tiên sinh mộ biểu nói về bố của Ninh Tốn v.v. (2) Xem ảnh Vũ Vu thiển thuyết thượng và Vũ Vu thiển thuyết hạ.Nhân đây xin cảm ơn ông Ninh Văn Cân đã bảo vệ 2 tấm bia này và tạo điều kiện cho chúng tôi khai thác, giới thiệu.
Vào năm 1976, khi nghiên cứu biên dịch cuốn Thơ văn Ninh Tốn (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984) chúng tôi đã chú ý đến nhân vật này, vì ông là thân sinh của Ninh Tốn. Khảo sát trên địa bàn huyện Tam Điệp, tỉnh Hà Nam Ninh ngày nay (trước kia là huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) chúng tôi phát hiện được nhiều bia nói về họ Ninh(1). Trong số các bia đó, có 2 tấm bia rất đáng lưu ý: một là bia Dã Hiên tiên sinh mộ biểu, một bia khác là Vũ Vu thiển thuyết. Các bia này chưa có trong số 21.000 thác bản hiện lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
1. Bia Dã Hiên tiên sinh mộ biểu tạo vào năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781) để ở từ đường họ Ninh, xã Yên Mỹ, huyện Tam Điệp; khổ bia 1x1,60m, chạm lưỡng long chầu nguyệt ở trán bia; 2 mặt bia đều khắc chữ, có 26 dòng từ 1 đến 37 chữ. Người soạn văn bia là Tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh.
Qua bia này, chúng ta được biết khá chi tiết về Ninh Ngạn, hiệu Dã Hiên, Hy Tăng Cư Sĩ: Ông sinh năm Ất Mùi, Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715), mất năm Tân Sửu, Cảnh Hưng thứ 42 (1781). Tổ 8 đời nguyên quán ở Ninh Xá, Vọng Doanh, đến khai hoang lập ấp ở Côi Trì, Yên Mô từ đời Lê Hồng Đức. Bốn đời trước chuyên nghề nông, sau đó mới có người học hành, thi đỗ, thông thạo nho, y, lý, số. Bố đỗ Hương cống, làm quan huyện ở Quảng Bình, được ấm thụ Đông các đại học sĩ do con trưởng đỗ Hoàng Giáp làm Thừa Chi.
Ông thông minh đĩnh ngộ, học hành và xử thế tốt, 24 tuổi vào trường Quốc học, đỗ Cử nhân năm 36 tuổi, thi Hội không đạt. Năm 45 tuổi được bổ làm Hiến phó tán chức do trước đó có công triệu tập hương dũng tiểu phỉ ở Bồ Xuyên giúp dân sống yên ổn. Sau nhiều lần thi Hội không đạt, ông về ẩn ở Vũ Vu, đem điều hiểu biết viết thành sách Vũ vu thiển thuyết và Phong Vịnh tập. Ông tuy sống nơi thôn dã nhưng vẫn chú ý giáo dục học trò, đem điều nghĩa cổ vũ văn hội, đặt lệ nuôi các bậc kỳ lão, đề xuất việc khai hoang khẩn hóa, vạch rõ cương giới ruộng đồng, mở chợ để dân trao đổi nông sản và đoàn kết hương thôn. Dân trong vùng có điều gì mắc mớ đều đến hỏi ông, và răm rắp tuân theo lời răn bảo. Trong gia đình, khi người anh cả mất, ông nuôi dạy các em, thờ cha mẹ một niềm hiếu kính. Vợ chết, ông nuôi dạy con rất chu đáo cho đến khi thành người hữu ích cho xã hội. Ninh Tốn được tiến triều giữ chức Tri bình phiên thăng Hiến sứ Sơn Nam, ông có thư khuyên bảo con. Năm Canh Tý (1780) ông được thụ Hàn lâm viện Thị độc. Năm sau, biết mình sắp mất, ông làm câu đối tự viếng và gọi con cháu đến dặn dò. Thọ 67 tuổi.
2. Bia Vũ Vu thiển thuyết
Tạo năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781). Bia hiện để tại từ đường họ Ninh ở Yên Mỹ, Tam Điệp, Hà Nam Ninh. Khổ bia 1,20m x 1,60m, hai mặt khắc chữ. Mỗi mặt gồm 31 dòng, mỗi dòng trung bình từ 6 đến 53 chữ. Tổng cộng 2889 chữ. Trán bia chạm rồng và mặt trời. Nội dung bia có 3 phần:
+ Phần 1: là Lời dẫn, Lời đềcủa Ninh Tốn giới thiệu tác giả Ninh Ngạn và tác phẩm Vũ Vu thiển thuyết, trong đó, có những đoạn như sau:
“… Tốn tôi vâng lời di huấn, thẹn nỗi chưa làm theo được hết, bèn tự tay chép sách của Người vào đá rồi thuê thợ khắc, để chỉ bảo cho những ai trong đám con cháu mà muốn cầu đạo” (Tốn phụng thừa di huấn, quý vị tận hành. Nãi thử tả kỳ thư vu thạch nhiên công khắc chi, dĩ thị tử tôn chi cầu đạo giả).
“… Cha ta phong tư cao mại, coi khinh giầu sang, chí bền chẳng đổi. Ở ẩn học đạo, làm thần thảnh thơi, điềm tĩnh tu dưỡng hơn 20 năm. Về già bỗng siêu ngộ: Đạo chứa trong thân, xử sự ứng vật thảy đều ở trong. Họ hàng làng mạc đều chịu ơn người, xa đến châu quận, gương lớn đều noi. Người đem tâm đắc viết sách, đặt lời, nhan đềThiển thuyếtđể dạy cháu con rằng: “Ta bình sinh đem hết sức học nêu ở những điều này. Nếu làm được như lời ta dạy, cũng có thể không phải hổ thẹn”. Lời dạy của Người còn đó, ngày nào dám quên. Kính xét tập đó của Người có 45 chương. Anh em chúng ta đều phải lấy điều dạy sáng suốt đó mà giữ cho thân ta được trọn vẹn và cho các con cháu nữa”. (Duy ngã đại nhân cao mại chi tư, trần thị di tâm thái, trầm tiềm hàm dưỡng dư nhị thập tải, vẫn niên siêu ngộ: đạo tích quyết cung. Xử xự ứng vật tất do hồ trung. Tông tộc hương đảng hàm hóa kỳ đức, viễn cập châu quận mạc bất phi thức. Thường dĩ sở đắc trước thư lập ngôn, mệnh danh Thiển thuyết, lưu huấn nhi tôn viết: “Ngã bình sinh lực học tại thị. Năng hành ngô ngôn, diệc khả vô quý”. Di giáo tại nhĩ, hà nhật cảm vong. Cần án thi tập tứ thập ngũ chương. Phàm ngã huynh đệ, công thủ minh huấn, chu toàn thử sinh dĩ cập tự dân).
+ Phần 2: Khắc toàn văn bộ sách Vũ Vu thiển thuyết gồm quyển thượng, 24 chương và quyển hạ, 21 chương. Tổng cộng là 45 chương.
Dưới đây, xin tóm tắt nội dung của các chương như sau:
Chương 1 và 2: Bàn về chữ Hiếu, cách đánh giá, thế nào là hiếu, là bất hiếu.
Chương 3: Quan hệ giữa nuôi và dạy con cái trong gia đình.
Chương 4 và 5: Bàn về chữ Trung, nội dung và biểu hiện của lòng trung.
Chương 6 và 7: Bàn về quan hệ vợ chồng.
Chương 8: Bàn về điều Nhân.
Chương 9: Bàn về chữ Tín.
Chương 10: Bàn về đạo làm người.
Chương 11: Biện luận về “dục chướng” và “lý chướng”. Quan hệ giữ “Lý” và “Đạo”.
Chương 12: Giải thích về “bệnh thể” và “bệnh tâm”. Ba loại bệnh tâm là “giầu”, “sang”, “thọ”.
Chương 13: Coi điều thiện làm thầy. Ai có điều thiện, dầu là kẻ dưới, đều nên coi là thầy mà học.
Chương 14: Những biểu hiện khác nhau của Lý, áp dụng trong các mối quan hệ xã hội khác nhau.
Chương 15: Người quân tử với điều nhân.
Chương 16: Cái lý trong Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Chương 17: Kinh và Quyền, hai mặt thống nhất giữa Kinh và Quyền.
Chương 18: Bàn về Đạo học của Tống Nho. Những hạn chế của nó.
Chương 19: Những hạn chế của danh thần đời Tống như Hàn Kỳ, Tư Mã Quang… là không biết nghe người dưới.
Chương 20: Quan hệ giữa Trí thông minh và Tâm cầu đạo.
Chương 21: Hành động theo quy luật tự nhiên.
Chương 22: Quan hệ giữa “Nghĩa” và “Lợi”.
Chương 23: Dùng khách quan để đối chiếu lại mình, sửa bệnh chủ quan.
Chương 24: Học không nệ cổ, không hùa theo tục.
Chương 25: Chuyên tâm làm điều thiện.
Chương 26: Những biểu hiện thiên hình vạn trạng của Lý, công hiệu của Lý.
Chương 27: Vấn đề “lập đức”.
Chương 28: Bàn về “liêm” và “trực”; “Bán liêm” và “Bán trực”.
Chương 29 và 30: Làm điều tốt không cốt ở tiếng khen, đánh giá người phải xét lời nói và việc làm.
Chương 31 và 32: Vấn đề tu dưỡng đạo đức, lập thân, lập danh.
Chương 33 và 34: Những điều cần tránh: Rượu chè cờ bạc, sắc dục, lười biếng, nói năng khinh suất.
Chương 35: Làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác.
Chương 36: Vấn đề thành kính trong tế lễ.
Chương 37 và 38: Bàn về xét mình, sửa mình, làm điều thiện, tránh điều ác.
Chương 39: Bàn về sống và chết.
Chương 40: Bàn về vinh và nhục.
Chương 41: Quan hệ giữa thân và đạo.
Chương 42: Bàn về “dụng tâm” và “vô tâm”, “cố kết” và “cảm hóa”.
Chương 43: Nhận xét về Thuấn, Cổ Tẩu và Tượng.
Chương 44: Quan hệ giữa giầu sang và nghèo hèn với Đạo.
Chương 45: Bàn về “khí”, về “âm dương” về “tri giác”. Những biểu hiện muôn vẻ của “khí”.
+Phần 3: Là Lời bạt của tiến sĩ Chu Doãn Lệ, hiệu Hy Thích, người Dục Tú, Đông Ngàn (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) đỗ cùng khoa với Ninh Tốn. Trong lời bạt, Chu Doãn Lệ nói rõ lai lịch của Vũ Vu thiển thuyết,động cơ của Ninh Ngạn khi viết tác phẩm, và đánh giá rất cao bộ sách: “Người đời nay học mà biết nói đến nghĩa lý quả là rất hiếm. Thảng hoặc có đi nữa thì cũng thường là người thiển cận, bị hạn chế ở chỗ đứng thấp. Người cao xa thì bị đắm đuối vào chỗ viển vông, người khéo léo thì cố đi vào gọt rũa mài đẽo, chứ chưa hề có ai nói gần mà chỉ được xa, lời không phiền toái rườm rà mà lý rất rõ như ởVũ Vu thiển thuyết.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu tóm tắt Ninh Ngạn và cuốn Vũ Vu thiển thuyết của ông qua hai tấm bia được lưu giữ trên 200 năm nay(2). Điều đáng chú ý là cả bộ sách gồm 2 quyển, với 45 chương được khắc vào bia đá, có cả lời dẫn, lời đề và lời bạt. Đây thật là loại bia hiếm thấy ở Việt Nam. Nhờ tấm bia này mà ngày nay chúng ta mới có cơ sở chắc chắn để phục hồi lại cuốn sách tưởng chừng như đã mất và hiểu thêm về một tác giả sống giữa giai đoạn lịch sử đầy biến động cuối thế kỷ XVIII.
Chú thích: (1) Bia Hoàng giáp công bản truyện, Hoàng giáp công từ bi ký nói về Ninh Địch là bác của Ninh Tốn; Bia Dã Hiên tiên sinh mộ biểu nói về bố của Ninh Tốn v.v. (2) Xem ảnh Vũ Vu thiển thuyết thượng và Vũ Vu thiển thuyết hạ.Nhân đây xin cảm ơn ông Ninh Văn Cân đã bảo vệ 2 tấm bia này và tạo điều kiện cho chúng tôi khai thác, giới thiệu.
Nguồn: Tạp chí Hán Nôm, số 1 năm 1989.
Được đăng bởiTễu vào lúc10:00
nguồn:http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/08/bai-4-mot-ban-gia-huan-45-chuong-khac.html#more
=====================================================================
Bài 5: "ĐÀN BÀ NÊN BIẾT" - CẨM NANG ỨNG XỬ MẸ CHỒNG NÀNG DÂU
Blog Người hiếu cổ - Phụ nữ phương Đông đời thuở nào cũng luôn đề cao bốn chữ “công – dung – ngôn – hạnh”, vì vậy việc ứng xử trong các mối quan hệ liên quan dến người phụ nữ luôn luôn được đề cao. Có câu “Phụ nữ ởnhà thì phải theo cha, khi lấy chồng rồi phải theo chồng, chồng mà chết phải theo con”, như thế phần nào nói lên quy củ ứng xử cho người phụ nữ phải tuân theo. Rồi vấn đề ứng xử mẹ chống nàng dâu luôn là vấn đề phức tạp. Sách vở văn chương xưa viết nhiều về những vấn đề này.
Bài 5: "ĐÀN BÀ NÊN BIẾT" - CẨM NANG ỨNG XỬ MẸ CHỒNG NÀNG DÂU
"Nữ tử tu tri" -
Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa
Người hiếu cổ
Tranh: Nguyễn Mộng Bích |
Xin giới thiệu một tác phẩm thơ Nôm khuyết danh với tựa đề “Nữ tử tu tri” (Phụ nữ cần biết) đề cập đến các vấn đềnêu trên rất đầy đủ và dễ hiểu. Tác phẩm được trình bày bằng hình thức thư Nôm song thất lục bát với văn phong giản dị bình dân, dành cho mọi tầng lớp người trong xã hội thời xưa. Đây cũng có thể coi là một tài liệu tham khảo cho chị em phụnữ thời nay để chúng ta hiểu hơn quan niệm về người phụ nữ, quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu thời xưa, và đối chiếu với các mối quan hệ nêu trên trong thời hiện đại, biết đâu sẽ ngẫm ra nhiều điều.
Văn bản tuyển chọn trong bài này là bản “Nữ tử tu tri” in năm Tân Dậu niên hiệu Khải Định (1921) do Phúc An tàng bản.
Nội dung:
.
"Nào những bậc phấn son phận gái
"Nào những bậc phấn son phận gái
Xin nghe em phân giải lời này
Liễu bồ hổ phận thơ sây
Xót câu thập nữ cho rày viết vô
Ơn sinh dưỡng tựa hồ non Thái
Rải thịt xương khó thỏa báo đền
Hổ cũng nam tử bậc trên
Hiếu trung sẵn nết khôi nguyên rạng nhà
Nên giả được công cha nghĩa mẹ
Hội thanh bình vui vẻ giàu sang
Còn mình là bậc nữ nàng
Đã thua thua cả mọi đàng tức thay
Trai thường được xem ngày dưới gối
Thờ hai thân đủ thức trân cam
Còn mình hộ phân hồng nhan
Bởi chưng Nguyệt Lão đa đoan định phần
Hễ đến tuổi cài trâm phấn phát
Nào định bề gia thất tây riêng
Tài hay khôn khéo muôn nghìn
Thế nào cũng phải là phường nữ nhi
Việc gì cũng trông về chồng cả
Ở làm sao cho hả bụng chồng
Cửa nhà muôn việc phụ trung
Sao cho ngôn hạnh dung công đủ đều
Dẫu gặp chốn giàu nghèo cũng vậy
Đạo thâm tình nhẽ phải biết ơn
Muốn cho cha mẹ lai thơm
Đức hiền hai chữ quý hơn ngàn vàng
Cha mẹ mình mình thường cho xót
Cha mẹ người người tất yêu đương
Muốn cho vẹn được đạo thường
Công cô[1] hai đấng phải thương như chồng
Dẫu gây dựng muôn chuông ngàn tứ
Hoặc sắc tài cũng chớ có kiêu
Thế gian nhầm nhặt đã nhiều
Bởi chưng ngu dốt kiếm đường tính suy
Ở mấy chồng trăm bề yêu dấu
Lại nuôi con quý báu hơn vàng
Trong ngoài trăm việc đảm đang
Thế mà một chốc đạo thường đơn sai
Cha mẹ chồng bỏ hoài bỏ phí
Nỡ phũ phàng chẳng quý chẳng thương
Coi xem như thế người thường
Xui chồng ăn ở những đường bạc điên
Lại hèn hận lắm phen gắm gất
Coi như người có kết oán riêng
Nhác trông cảnh thế lòng phiền
Gái đâu có gái ngu hiền thế nay
Việc rõ ràng như bày tranh vẽ
Cố làm sao chẳng nghĩ chẳng suy
Lấy ta về để làm chi
Sinh con nở cái ích gì biết không
Lấy ta để thay chồng sớm tối
Thờ công cô đáp thụ trân cam
Sinh con khó nhọc muôn vàn
Mong cho cả trái thừa hoan tuổi già
Ai ngờ lại hóa ra họa trái
Khiến mẹ cha đau đớn vì con
Khi chưa kết định nhân hôn
Anh em cha mẹ hãy còn sum vui
Khi có vợ về thì phận bẽ
Khiến anh em cha mẹ lìa nhau
Than ôi tạo hóa cơ cầu
Đời nay chẳng có một dâu đức hiền
Ấy một tội lưu truyền vạn đại
Bắc cầu nô hóa lụy biết sao
Mình đà trước ở lung lao
Dâu mình sau lại rêu rao cũi mình
Muốn cho được danh muôn thuở
Nối thánh hiền nên bỏ chua ngoa
Bên chồng dẫu mẹ dẫu cha
Phải nên săn sóc như là thân sinh
Công mang nặng chồng mình chín tháng
Chịu những điều uống đắng ăn cay
Trái khôn cho học theo thày
Vậy nên mấy có người nay vuông tròn
Sao mình vội quên ơn như thế
Ở cùng chồng trái mấy đấng thân
Dọa đâu có dọa vô căn
Muốn ăn hoa quả toan phần đắng cay
Mình người ngoài mới đây sum họp
Nỡ lòng nào ăn hết cho xong
Đắng cay người chịu gian nan
Hiển vinh mình nỡ ngồi ăn vị đừng
Sao chẳng sợ thiên đình soi xét
Tội mai sau rồi biết để đâu
Rành rành trước mắt chẳng lâu
Tuần hoàn sau lại gặp dâu hơn mình
Nó cũng lại cướp tranh quyền hết
Vui cùng chồng mắng thét mẹ cha
Con nó nó quý như hoa
Thân mình nó chẳng coi là vào đâu
Đến lúc ấy thảm sầu cay đắng
Ôm tuổi già chịu mắng nhục thay
Đạo trời nhẽ ấy xưa nay
Nỡ thường vầy một giả ngay đến mười
Nó lại ở ngược xuôi lắm cách
Hơn là mình hống hách khi xưa
Nếu mình kể lẽ khi xưa
Bới lông tìm vết nó đưa thêm lời
Xưa mẹ cũng bằng mười tôi ấy
Mắng mỏ bà tôi thấy hãn than
Hay gì mà mẹ dạy tôi
Muốn cho êm thấm xin thì nữa đi
Gặp cảnh ấy ắt thì phải tức
Khuyên những người hiền đức chớ theo
Muốn cho dâu thảo kính yêu
Phải nên suy xét những điều nói trên
Đừng bắt chước bạc đen lũ ấy
Gương trời treo mắt thấy giàn giàn
Lấy can một việc mà bàn
Nếu chồng ngạo ngược phải can mấy là
Vì một nhẽ mẹ cha sinh nó
Ơn tày trời nó nỡ bày phô
Huống mình là kẻ sánh đôi
Trách chi nó ở trọn đời thủy chung
Trai thất hiếu không bằng điểu thú
Gái vô tình diếc tựa loài sâu
Lại thêm suy xét một câu
Ắt là hiểu rõ trước sau một này
Diếc chồng mình ở nay đơn bạc
Mẹ cha mình nay khác lại chơi
Chồng mìh khinh bỉ chưa vơi
Không chào không hỏi lại thì xỏ xiên
Nghĩ rằng đến kiếm tiền xin bạc
Chửi chó mèo hắt rác đổ đi
Thẹn thùng người phải ra về
Hai hàng châu lệ người thì trước điên
Thề một đời không sang đến tế
Lại hận con coi thể người ngoài
Than rằng biết trước thế thì
Đem ra sông cái bỏ trôi giữa dòng
Thực là mang nặng uổng công
Có con mà cũng như không ích gì
Thà đẻ trứng lại thì có ích
Đem bát ăn thỏa thích còn hơn
Hẳn mình trông thấy nguồn cơn
Dẫu gan sát đá cũng không lệ ngừng
Hẳn trách phạn má hồng bạc bẽo
Muốn đoạn tình mà dứt cho xong
Cha mẹ mình bị chồng một [?]
Mà mình còn đau xót thảm thay
Huống chi cha mẹ chồng nay
Bị mình mắng mỏ đêm ngày quanh năm
Ắt chồng cũng ruột gan tha thiết
Muốn trị mình đánh chết đi thôi
Dạy lời lại phải dạy roi
Muốn cho vẹn trọn đạo trời mấy nghe
Nếu bất khẳng ắt thì phải bỏ
Có mẹ cha chẳng có vợ nay
Mất vợ lại có vợ ngay
Nếu mất cha mẹ kiếm nay được nào
Ấy chí kẻ anh hào trung hiếu
Tiếng muôn thu lặng lẽ gương soi
Còn như vô loại những người
Thương con yêu vợ [?] du thâm tình
Trên bị chốn thiên đình ghi tội
Dưới bị người trần thế mỉa mai
Dẫu rằng sang cả một đời
So loài điểu thú lại thời kém xa
Cái hư ấy dẫu mà khôn khéo
Coi như đồ cỏ héo xương khô
Khuyên người thực nữ trượng phu
Chữ tình chữ hiều ở cho công bằng
Để cho khỏi thẹn cùng người trước
Hợp đạo trời hưởng phúc dài lâu
Thành nhàn chấp chỉnh mấy câu
Ai khen cũng đội cười nhiêu thì cười"
(Phiên Nôm bởi Nguyễn Ngọc Thanh)
_______________________
[1] Bố mẹ chồng
Nguồn: Blog Người hiếu cổ.
Được đăng bởiTễu vào lúc10:49
nguồn:http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/10/an-ba-nen-biet-cam-nang-ung-xu-me-chong.html
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001