04/10/2012
“Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất
thanh, Nam Đàn sinh Thánh”. Quả là phúc nhà Nguyễn Sinh còn ấm lắm, việc
xây cất nhà thờ tổ vừa bày ra thì Trung ương bước vào chỉnh Đảng. Chỉnh
chưa xong mà Đảng đã hết sạch người. Trung ương tìm mãi không còn ai
tài đức hơn mới “tín nhiệm” vời anh ra làm Quyền tể tướng.
Cụ tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm lưu truyền từ thế kỷ thứ 16:
“Đụn Sơn phân giải,
Bò Đái thất thanh,
Nam Đàn sinh Thánh”
Nghĩa là: Khi núi Đụn Sơn vỡ ra, khe Bò Đái mất tiếng kêu thì đất Nam Đàn sẽ có thánh (ý là người hiền tài) ra đời. Đụn Sơn (núi) và Bò Đái (khe nước) đều nằm trong địa phận huyện Nam Đàn.
Đụn Sơn phân giải
Núi Đụn Sơn xưa kia là một hòn nguyên vẹn. Từ 2005, UBND tỉnh Nghệ An có chỉ thị cấm khai thác đá tại huyện Nam Đàn để UBND tỉnh chọn chỗ (núi) xây nhà thờ tổ Nguyễn Sinh. Bỗng chốc đá xây dựng trở nên khan hiếm tợn. Khai thác đá ngay ở Nam Đàn, sử dụng nhân công rất rẻ tại chỗ, chở đá bằng công nông theo Quốc lộ 46 thoắt cái về đến thành Vinh. Phí vận chuyển rất thấp, lời to. Sau lệnh cấm đó, các anh huyện “thương”, rồi nhắm mắt cho chủ mỏ đá khai thác “du kích” tại các mỏ như Đụn Sơn, Rú Hồ, Rú Mượu, Đại Huệ. Từ ngày UBND tỉnh chọn phương án xây dựng nhà thờ tổ họ Nguyễn Sinh trên Núi Chung (phương án 1) mà không phải núi Đại Huệ (phương án 2), các chủ mỏ đá được rộng tay hơn. Trước đây chỉ dám khai thác thô sơ như khoan, nạy, thì nay các chủ mỏ đã nổ mìn có sức công phá lớn. Vì thế, Đụn Sơn nay đã “phân giải” toang hoác đúng như sấm cụ Trạng Trình 500 năm trước.
.
Bò Đái thất thanh
Mấy chục năm qua phong trào trồng rừng trên địa bàn huyện Nam Đàn chỉ tập trung vào cây thông mà không biết rằng cây thông không có tính năng phòng hộ, giữ nước. Vài năm trước, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Nam Đàn có “sáng kiến” chuyển đổi 3069 ha rừng phòng hộ đầu nguồn còn lại sang rừng đặc dụng để tiện “tận thu”. Đến nay, với sự góp sức của cả lâm tặc lẫn kiểm lâm, về cơ bản rừng phòng hộ đầu nguồn Nam Đàn đã được “chuyển đổi” xong. Lưu vực không còn giữ được nước, dòng chảy trở nên khô kiệt. Khe Bò Đái xưa kia nước chảy ầm ầm ngày đêm thì nay tiếng nước réo đã đi vào dĩ vãng. Bởi vậy, Bò Đái đã thất thanh hoàn toàn (tức im tiếng) đúng như sấm cụ Trạng 500 năm trước.
.
Nam Đàn sinh thánh
Anh Sinh Hùng trước đại hội may mắn được ở lại Trung ương do anh còn thiếu gần 1 ngày nữa mới hết tuổi cơ cấu. Cụ bà thân sinh anh Hùng nghe nói lúc mang thai anh cụ thiếu ăn nên người yếu lắm. Trong rủi lại có may. Hồi đó mà vật chất dư dả, sức khỏe dồi dào, lúc chuyển dạ cụ “hăng hái” đẩy được anh Hùng ra ngoài trước vài tiếng thì bữa nọ anh đã héo hẳn. Trước Đại hội 11, anh bị bọn “lắm điều” khui ra mấy vụ cơ cấu vốn Vinashin, rồi Công ty Kinh doanh vốn nhà nước SCIC…
Tuy nhiên, phúc họ Nguyễn Sinh vẫn còn lớn hơn Núi Đụn, anh đã vượt qua mọi bão tố, lại còn leo được lên Chủ tịch QH. Như vậy, phú quý với anh kể như đã tột đỉnh rồi.
Nhân tiện bọn Bắc Á với một số doanh nghiệp có thành ý và hảo tâm dâng cái lễ hơn 150 tỉ, anh ăn chay 7 ngày, tắm thơm gội sạch, chọn ngày lành tháng tốt về quê động thổ cất lại hương hỏa họ Nguyễn Sinh trên núi Chung.
Quả là phúc nhà Nguyễn Sinh còn ấm lắm, việc xây cất nhà thờ vừa bày ra thì Trung ương bước vào chỉnh Đảng. Chỉnh chưa xong mà Đảng đã hết sạch người. Trung ương tìm mãi không còn ai tài đức hơn mới “tín nhiệm” vời anh ra làm Quyền tể tướng. Phúc này, trong mơ anh cũng không dám nghĩ đến. Chủ tịch QH dẫu sao cũng chỉ là Bật Mã Ôn cho Bộ Chính trị. Tể tướng mới nắm thực quyền. Đắc ý muôn phần, ngồi dự ASEP ở xứ Vạn Tượng chưa hết ngày khai mạc, bỏ cả quốc yến vua xứ ấy thết chiều tối mồng 3, anh vội đáp chuyên cơ lai kinh gấp để kịp họp tiếp Trung ương.
Nội vài ngày tới, nếu Trung ương vẫn kiên định quan điểm này thì thực đúng như câu sấm của cụ Trạng năm xưa.
.
Họ Nguyễn Sinh xứ Nam Đàn, Nghệ An
Nguyễn Sinh Hùng là người họ Nguyễn Sinh xứ Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
Đời thứ 10 của dòng họ là Nguyến Sinh Nhậm.
Nhậm có hai vợ.
Vợ cả sinh cho Nhậm một con trai đầu là Thuyết rồi chết.
Vợ hai của Nhậm là Hà Thị Hy (tục gọi cô Đèn, nghe đồn có mang với Hồ Sĩ Tạo, rồi về sinh cho Nhậm người con tên Nguyễn Sinh Sắc. Sắc lấy vợ làng Chùa kế bên đẻ ra Nguyễn Sinh Cung)
Nguyễn Sinh Thuyết trước khi mất đẻ ra Nguyễn Sinh Ly. Ly đẻ ra hai con là Nguyễn Sinh Diễn và Nguyễn Sinh Thân.
Thân lại đẻ ra Nguyễn Sinh Thọ.
Thọ đẻ ra 5 người con trong đó có Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Sinh Khang.
Nam nhân Nguyễn Sinh Khang là Phó TGĐ Tập Đoàn dầu khí PVN
Nam nhân Nguyễn Sinh Hùng hiện là Chủ tịch QH, có hai vợ. Vợ cả đẻ ra Nguyễn Sinh Nhật Tân – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công thương. Thời gian Sinh Hùng đi nghiên cứu ở Bun-ga-ri, cô vợ ở nhà buồn quá đã chót “qua lại” với 1 tay lái xe nên khi Sinh Hùng về nước, hai người ly hôn.
Sinh Hùng đã cưới vợ lẽ và hiện bị tiểu đường nặng.
nguồn:http://caunhattan.net/2012/10/04/phan-giai-bo-dai-linh-ung-tai-hoi-nghi-trung-uong/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Cụ tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm lưu truyền từ thế kỷ thứ 16:
“Đụn Sơn phân giải,
Bò Đái thất thanh,
Nam Đàn sinh Thánh”
Nghĩa là: Khi núi Đụn Sơn vỡ ra, khe Bò Đái mất tiếng kêu thì đất Nam Đàn sẽ có thánh (ý là người hiền tài) ra đời. Đụn Sơn (núi) và Bò Đái (khe nước) đều nằm trong địa phận huyện Nam Đàn.
Đụn Sơn phân giải
Núi Đụn Sơn xưa kia là một hòn nguyên vẹn. Từ 2005, UBND tỉnh Nghệ An có chỉ thị cấm khai thác đá tại huyện Nam Đàn để UBND tỉnh chọn chỗ (núi) xây nhà thờ tổ Nguyễn Sinh. Bỗng chốc đá xây dựng trở nên khan hiếm tợn. Khai thác đá ngay ở Nam Đàn, sử dụng nhân công rất rẻ tại chỗ, chở đá bằng công nông theo Quốc lộ 46 thoắt cái về đến thành Vinh. Phí vận chuyển rất thấp, lời to. Sau lệnh cấm đó, các anh huyện “thương”, rồi nhắm mắt cho chủ mỏ đá khai thác “du kích” tại các mỏ như Đụn Sơn, Rú Hồ, Rú Mượu, Đại Huệ. Từ ngày UBND tỉnh chọn phương án xây dựng nhà thờ tổ họ Nguyễn Sinh trên Núi Chung (phương án 1) mà không phải núi Đại Huệ (phương án 2), các chủ mỏ đá được rộng tay hơn. Trước đây chỉ dám khai thác thô sơ như khoan, nạy, thì nay các chủ mỏ đã nổ mìn có sức công phá lớn. Vì thế, Đụn Sơn nay đã “phân giải” toang hoác đúng như sấm cụ Trạng Trình 500 năm trước.
.
Bò Đái thất thanh
Mấy chục năm qua phong trào trồng rừng trên địa bàn huyện Nam Đàn chỉ tập trung vào cây thông mà không biết rằng cây thông không có tính năng phòng hộ, giữ nước. Vài năm trước, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Nam Đàn có “sáng kiến” chuyển đổi 3069 ha rừng phòng hộ đầu nguồn còn lại sang rừng đặc dụng để tiện “tận thu”. Đến nay, với sự góp sức của cả lâm tặc lẫn kiểm lâm, về cơ bản rừng phòng hộ đầu nguồn Nam Đàn đã được “chuyển đổi” xong. Lưu vực không còn giữ được nước, dòng chảy trở nên khô kiệt. Khe Bò Đái xưa kia nước chảy ầm ầm ngày đêm thì nay tiếng nước réo đã đi vào dĩ vãng. Bởi vậy, Bò Đái đã thất thanh hoàn toàn (tức im tiếng) đúng như sấm cụ Trạng 500 năm trước.
.
Nam Đàn sinh thánh
Anh Sinh Hùng trước đại hội may mắn được ở lại Trung ương do anh còn thiếu gần 1 ngày nữa mới hết tuổi cơ cấu. Cụ bà thân sinh anh Hùng nghe nói lúc mang thai anh cụ thiếu ăn nên người yếu lắm. Trong rủi lại có may. Hồi đó mà vật chất dư dả, sức khỏe dồi dào, lúc chuyển dạ cụ “hăng hái” đẩy được anh Hùng ra ngoài trước vài tiếng thì bữa nọ anh đã héo hẳn. Trước Đại hội 11, anh bị bọn “lắm điều” khui ra mấy vụ cơ cấu vốn Vinashin, rồi Công ty Kinh doanh vốn nhà nước SCIC…
Tuy nhiên, phúc họ Nguyễn Sinh vẫn còn lớn hơn Núi Đụn, anh đã vượt qua mọi bão tố, lại còn leo được lên Chủ tịch QH. Như vậy, phú quý với anh kể như đã tột đỉnh rồi.
Nhân tiện bọn Bắc Á với một số doanh nghiệp có thành ý và hảo tâm dâng cái lễ hơn 150 tỉ, anh ăn chay 7 ngày, tắm thơm gội sạch, chọn ngày lành tháng tốt về quê động thổ cất lại hương hỏa họ Nguyễn Sinh trên núi Chung.
Quả là phúc nhà Nguyễn Sinh còn ấm lắm, việc xây cất nhà thờ vừa bày ra thì Trung ương bước vào chỉnh Đảng. Chỉnh chưa xong mà Đảng đã hết sạch người. Trung ương tìm mãi không còn ai tài đức hơn mới “tín nhiệm” vời anh ra làm Quyền tể tướng. Phúc này, trong mơ anh cũng không dám nghĩ đến. Chủ tịch QH dẫu sao cũng chỉ là Bật Mã Ôn cho Bộ Chính trị. Tể tướng mới nắm thực quyền. Đắc ý muôn phần, ngồi dự ASEP ở xứ Vạn Tượng chưa hết ngày khai mạc, bỏ cả quốc yến vua xứ ấy thết chiều tối mồng 3, anh vội đáp chuyên cơ lai kinh gấp để kịp họp tiếp Trung ương.
Nội vài ngày tới, nếu Trung ương vẫn kiên định quan điểm này thì thực đúng như câu sấm của cụ Trạng năm xưa.
.
Họ Nguyễn Sinh xứ Nam Đàn, Nghệ An
Nguyễn Sinh Hùng là người họ Nguyễn Sinh xứ Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
Đời thứ 10 của dòng họ là Nguyến Sinh Nhậm.
Nhậm có hai vợ.
Vợ cả sinh cho Nhậm một con trai đầu là Thuyết rồi chết.
Vợ hai của Nhậm là Hà Thị Hy (tục gọi cô Đèn, nghe đồn có mang với Hồ Sĩ Tạo, rồi về sinh cho Nhậm người con tên Nguyễn Sinh Sắc. Sắc lấy vợ làng Chùa kế bên đẻ ra Nguyễn Sinh Cung)
Nguyễn Sinh Thuyết trước khi mất đẻ ra Nguyễn Sinh Ly. Ly đẻ ra hai con là Nguyễn Sinh Diễn và Nguyễn Sinh Thân.
Thân lại đẻ ra Nguyễn Sinh Thọ.
Thọ đẻ ra 5 người con trong đó có Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Sinh Khang.
Nam nhân Nguyễn Sinh Khang là Phó TGĐ Tập Đoàn dầu khí PVN
Nam nhân Nguyễn Sinh Hùng hiện là Chủ tịch QH, có hai vợ. Vợ cả đẻ ra Nguyễn Sinh Nhật Tân – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công thương. Thời gian Sinh Hùng đi nghiên cứu ở Bun-ga-ri, cô vợ ở nhà buồn quá đã chót “qua lại” với 1 tay lái xe nên khi Sinh Hùng về nước, hai người ly hôn.
Sinh Hùng đã cưới vợ lẽ và hiện bị tiểu đường nặng.
nguồn:http://caunhattan.net/2012/10/04/phan-giai-bo-dai-linh-ung-tai-hoi-nghi-trung-uong/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001