Trọng Nghĩa
Trong bản thông cáo công bố vào hôm nay, 09/10/2012, công ty dầu khí TNK Việt Nam, chi nhánh tập đoàn dầu khí Nga TNK-BP, cho biết đã khởi động giai đoạn sản xuất khí đốt từ mỏ Lan Đỏ tại lô 06.1, ngoài khơi miền Nam Việt Nam. Mỏ Lan Đỏ – cách thành phố Vũng Tàu 360 km – có sản lượng dự kiến 2 tỷ mét khối một năm.
Theo ông Alexander Dodds, Phó chủ tịch điều hành bộ phận khai thác “đầu nguồn“, « Sự phát triển của các mỏ ngoài khơi mang ý nghĩa to lớn trên phương diện chiến lược phát triển dài hạn của TNK-BP ».
Nằm gần mỏ Lan Tây, nơi mà công việc khai thác đã được tiến hành từ lâu, tiến trình phát triển mỏ Lan Đỏ, chỉ mới khởi sự vào năm 2010, và đã tăng tốc độ từ đầu năm nay. Thông báo của TNK Việt Nam nói rõ là họ bắt đầu cho sản xuất mét khối khí đốt đầu tiên, từ chủ nhật 07/10/2012.
Xin nhắc lại là, tập đoàn TNK-BP, mà hãng dầu khí Anh BP nắm một nửa phần hùn, đã hoàn tất thỏa thuận mua phần tài sản của BP tại Việt Nam vào năm ngoái, bao gồm 35% cổ phần mà BP nắm trong đề án lô 06.1, qua đó trở thành nhà điều hành của lô này, bao gồm cả mỏ Lan Tây lẫn Lan Đỏ.
TNK-BP còn mua lại các tài sản khác của BP tại Việt Nam như 32,7% cổ phần trong các đường ống và thiết bị của tuyến dẫn khí Nam Côn Sơn, và 33,3% cổ phần trong nhà máy điện Phú Mỹ 3.
Theo hãng tin Anh Reuters, vào cuối năm ngoái TNK- BP đã tiết lộ ý định mở rộng làm ăn tại Việt Nam. Trong chiến lược này, họ cho biết sẵn sàng đấu thầu một trong chín lô khí đốt mà Chính phủ Việt Nam gọi thầu vào khi ấy, và mua cơ sở của tập đoàn Mỹ ConocoPhillips ở phía Bắc Biển Đông. Trước đó vào tháng Năm 2011, ConocoPhillips đã tỏ ý muốn bán phần hùn của họ tại ba cơ sở ở Biển Đông.
Tài nguyên dầu khí ngoài khơi bờ biển miền Trung và miền Nam Việt Nam đang bị Trung Quốc dòm ngó. Mới đây, tập đoàn dầu khí hải dương của Trung Quốc CNOOC đã «ngang nhiên» phân lô vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam rồi gọi thầu quốc tế. Bắc Kinh đơn phương khẳng định rằng các vùng đó thuộc chủ quyền của Trung Quốc, bất kể là nhiều khu vực đã được Việt Nam trao cho ngoại quốc thăm dò và khai thác từ trước đó rất lâu.
Cho đến nay, chưa rõ là lời chào mời của CNOOC được các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới hưởng ứng đến đâu, nhưng Bắc Kinh có dấu hiệu thúc đẩy tham vọng của mình bằng ngả khác: mua lại phần hùn trong các tập đoàn quốc tế.
Theo các nguồn tin báo chí Anh Quốc, vào tháng Sáu vừa qua, lợi dụng việc hãng Anh BP muốn bán bớt phần hùn của họ trong TNK-BP, hai tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc Sinopec và CNOOC đã tỏ ý định muốn mua lại các khoản tài sản đó.
bT.N.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121009-tap-doan-dau-khi-anh-nga-tnk-bp-bat-dau-san-xuat-khi-dot-tai-mo-lan-do-ngoai-khoi-
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41847
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Theo ông Alexander Dodds, Phó chủ tịch điều hành bộ phận khai thác “đầu nguồn“, « Sự phát triển của các mỏ ngoài khơi mang ý nghĩa to lớn trên phương diện chiến lược phát triển dài hạn của TNK-BP ».
Nằm gần mỏ Lan Tây, nơi mà công việc khai thác đã được tiến hành từ lâu, tiến trình phát triển mỏ Lan Đỏ, chỉ mới khởi sự vào năm 2010, và đã tăng tốc độ từ đầu năm nay. Thông báo của TNK Việt Nam nói rõ là họ bắt đầu cho sản xuất mét khối khí đốt đầu tiên, từ chủ nhật 07/10/2012.
Xin nhắc lại là, tập đoàn TNK-BP, mà hãng dầu khí Anh BP nắm một nửa phần hùn, đã hoàn tất thỏa thuận mua phần tài sản của BP tại Việt Nam vào năm ngoái, bao gồm 35% cổ phần mà BP nắm trong đề án lô 06.1, qua đó trở thành nhà điều hành của lô này, bao gồm cả mỏ Lan Tây lẫn Lan Đỏ.
TNK-BP còn mua lại các tài sản khác của BP tại Việt Nam như 32,7% cổ phần trong các đường ống và thiết bị của tuyến dẫn khí Nam Côn Sơn, và 33,3% cổ phần trong nhà máy điện Phú Mỹ 3.
Theo hãng tin Anh Reuters, vào cuối năm ngoái TNK- BP đã tiết lộ ý định mở rộng làm ăn tại Việt Nam. Trong chiến lược này, họ cho biết sẵn sàng đấu thầu một trong chín lô khí đốt mà Chính phủ Việt Nam gọi thầu vào khi ấy, và mua cơ sở của tập đoàn Mỹ ConocoPhillips ở phía Bắc Biển Đông. Trước đó vào tháng Năm 2011, ConocoPhillips đã tỏ ý muốn bán phần hùn của họ tại ba cơ sở ở Biển Đông.
Tài nguyên dầu khí ngoài khơi bờ biển miền Trung và miền Nam Việt Nam đang bị Trung Quốc dòm ngó. Mới đây, tập đoàn dầu khí hải dương của Trung Quốc CNOOC đã «ngang nhiên» phân lô vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam rồi gọi thầu quốc tế. Bắc Kinh đơn phương khẳng định rằng các vùng đó thuộc chủ quyền của Trung Quốc, bất kể là nhiều khu vực đã được Việt Nam trao cho ngoại quốc thăm dò và khai thác từ trước đó rất lâu.
Cho đến nay, chưa rõ là lời chào mời của CNOOC được các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới hưởng ứng đến đâu, nhưng Bắc Kinh có dấu hiệu thúc đẩy tham vọng của mình bằng ngả khác: mua lại phần hùn trong các tập đoàn quốc tế.
Theo các nguồn tin báo chí Anh Quốc, vào tháng Sáu vừa qua, lợi dụng việc hãng Anh BP muốn bán bớt phần hùn của họ trong TNK-BP, hai tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc Sinopec và CNOOC đã tỏ ý định muốn mua lại các khoản tài sản đó.
bT.N.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121009-tap-doan-dau-khi-anh-nga-tnk-bp-bat-dau-san-xuat-khi-dot-tai-mo-lan-do-ngoai-khoi-
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41847
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001