Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Alan nhận xét về "Bên thắng cuộc" của Huy Đức 

Giữa thua và thắng

BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ BẨY 29/12/2012
Gần đây, trên mạng Net của các cộng đồng Việt Nam, người ta bàn luận nhiều về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức. Tôi không có ý kiến vì đây chưa phải là một tài liệu lịch sử theo chuẩn mực của khoa học (cần nhiều soi mói và điều nghiên hơn). Nhưng chữ “người thắng cuộc” mà tác giả dùng vẫn là một thể hiện của suy nghĩ cổ điển.
Qua 10 ngàn năm của lịch sử nhân loại, khi cuộc chiến chấm dứt, kẻ chiến thắng thường được phép hôi của, hiếp phụ nữ, bán trẻ con, cầm tù bại quân và nhục mạ mọi văn hóa tàn tích của nhửng phe thua cuộc. Nói chung, kẻ thắng thường có nhiều chiến lợi phẩm và huân chương, tạo nên một động lực mạnh mẽ cho các cuộc chiến tiếp theo.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một nghịch lý hiện diện sau 1975. Cuộc sống của 95% người thua cuộc sau vài năm (phải lang bạt kỳ hồ khắp năm châu) lại sung túc về vật chất gấp 10 lần 95% những người thắng cuộc. Chưa kể đến những thỏa mãn khác về tinh thần như tự do, chất lượng giáo dục, môi trường sống và tương lai con cháu…hay thế đứng trong xã hội.
Trong khi những người thua cuộc ổn định với đời sống của nhiều thế hệ và có thì giờ tạo dựng một văn hóa mới cho Việt Nam, phe thắng cuộc vẫn loay hoay tìm lối ra trong cái đầm lầy họ tự đào. Sau 30 năm chiến tranh và 38 năm xây dựng xã hội trong hòa bình, nhiều chuyên gia tiên đoán là phe thắng cuộc sẽ cần hơn 40 năm nữa để bắt kịp cuộc sống hiện tại của Thái Lan.
 Tôi nghĩ anh Huy Đức nên dùng một danh từ về “thua” và “thắng” chuẩn xác hơn?
Alan

“Bên thắng cuộc” là ai sẽ do người đọc tự cảm nhận.

Trong một bài viết ngắn (*) nhận xét về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc”  của Huy Đức, Tiến sĩ Alan Phan cho rằng chữ “người thắng cuộc” mà tác giả dùng vẫn là một thể hiện của suy nghĩ cổ điển và khuyên anh nên dùng một danh từ về “thua” và “thắng” chuẩn xác hơn?
Mình thì nghĩ  “BÊN THẮNG CUỘC” là cái tiêu đề MỞ rất hiện đại. Huy Đức không ghi thêm vào cái tiêu đề ấy rằng bên nào là BÊN THẮNG mà để cho độc giả suy ngẫm sau khi đọc toàn bộ nội dung cuốn sách. Thế thì làm sao mà TS Alan lại cứ nghĩ Huy Đức cho ai mới là “Bên thắng cuộc” để đòi anh phải “chuẩn xác hơn” khi mà trong tác phẩm ấy, anh viết về cả HAI BÊN? Chẳng lẽ lại đặt cho nó một cái tên vừa dài dòng vừa có tính định hướng là “BÊN THẮNG CUỘC hay là BÊN THUA CUỘC?” ?
Hơn nữa, mình nghĩ một tác phẩm hay, ngoài nội dung của nó, còn đưa đến cho người đọc những cảm nhận bất ngờ hoặc những tranh cãi thú vị, tưởng vậy mà lại chẳng phải vậy. Nếu cái gì cũng lồ lộ ra ngay từ những dòng đầu tiên thì còn gì là kịch tính và hấp dẫn!  Tài năng của tác giả cũng nằm ở đây!
Vì thế, mình nghĩ với cuốn sách này, đặt tên cho nó là “Bên thắng cuộc” hay “Bên thua cuộc” thì cũng đều hay như nhau.
Hahien’s Blog
nguồn:http://tranhung09.blogspot.com/2012/12/alan-nhan-xet-ve-ben-thang-cuoc-cua-huy.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001