Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Những ngôn từ mang dấu mốc lịch sử 


Ngọc Ẩn (Danlambao)Dưới thời cai trị độc tài của CSVN xuất hiện hai chữ "dân oan" hai chữ này đang phát triển mạnh gấp trăm lần phát triển kinh tế. Hai chữ "dân oan" có liên hệ mật thiết với hai chữ "côn an" mới vừa ra đời từ "Dân Làm báo." "Dạt vòm" là ngôn từ mới. "Dạt vòm" là tạm thời đi trốn "côn an" để không bị bắt trước khi xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc chiếm biển Đông. Người biểu tình chống quân xâm lược TQ ở VN giống như tội phạm buôn ma túy. Họ dấu cờ, dấu biểu ngữ trong quần áo, mặt mày dáo dác nhìn trước ngó sau coi có cảnh sát, công an theo dõi và bất ngờ lôi cờ, lôi biểu ngữ ra và la lên được vài lời là bị "côn an" nhào vô giật biểu ngữ và bắt về đồn "côn an" làm việc khai báo tội chống phá Nhà Nước...

*

Chúng ta chỉ nhìn vào thời gian xuất hiện những ngôn từ mà biết được sự việc đã và đang xảy ra trong một giai đoạn lịch sử. Có những chữ mà chúng ta mong ước đừng xuất hiện trong dòng chảy của lịch sử dân tộc.

Chỉ vỏn vẹn hai chữ "di cư" đã nói lên một giai đoạn đen tối 1954 khi cả triệu người dân miền Bắc trốn cộng sản đi tìm tự do ở miền Nam. 

"Đấu tố" vẽ lại cuộc giết người tập thể dã man nhất trong lịch sử VN qua "cải cách ruộng đất" do ông Hồ Chí Minh nhận lệnh của Mao Trạch Đông 1953-1956. Đây là giai đoạn người dân miền Bắc bị khủng bố, nhục hình, tù đày và bị giết. CCRĐ đã rập khuông theo phương pháp "thổ địa cải cách" của TQ. 

"Môi hở răng lạnh" đánh dấu bắt đầu giai đoạn Bắc thuộc ở miền Bắc VN. Khi ngôn từ "Nền đệ nhất cộng hòa" xuất hiện là tự do dân chủ bắt đầu chớm nở ở miền Nam. Khi nhắc đến nền đệ nhất cộng hòa luôn nối liền với vị tổng thống đầu tiên của VNCH là ông Ngô Đình Diệm (1955-1963).

"Mậu Thân" đánh dấu thêm một cuộc giết người tập thể do đảng CSVN và ông Hồ chủ xướng. Ông Hồ và đảng CSVN đã hai lần giết người tập thể bằng những phương pháp dã man đầy thú tính. 

"Hiệp định Paris" chấm dứt cuộc chiến tranh Nam Bắc đã ký kết vào năm 1973 giữa cộng hòa miền Nam và cộng sản miền Bắc. Người dân hai miền Nam Bắc vui mừng vì cứ ngỡ là đất nước đã hòa bình và bom đạn đã ngủ yên. 

Năm 1972 "Mùa hè đỏ lửa", "Đại lộ kinh hoàng" nhắc chúng ta nhớ lại cuộc chiến tranh đẫm máu, khốc liệt do CS Bắc Việt tấn công vào miền Nam. 

Năm 1975 "Sài Gòn Giải Phóng" là nhóm chữ đau đớn nhất cho dân tộc Việt Nam vì nó là bắt đầu thời kỳ cả nước bị Bắc thuộc Hán tộc lần thứ 5. 

1975-1982 "Thuyền nhân" nói lên thêm một lần nữa cả triệu người chạy trốn cộng sản. Lần di cư này, những người kinh tởm con người và chủ nghĩa cộng sản không còn vùng đất miền Nam VN để đi đến bến bờ tự do nên họ phải ra biển và tìm tự do ở một đất nước khác. "Thuyền nhân" là những người tỵ nạn CS chấp nhận cái chết mất xác trên biển và không chấp nhận sống chung với CS. Họ chọn lựa tự do hay là chết. Ngày nay những thuyền nhân còn sống sót ở các nước tự do vẫn tiếp tục không chấp nhận cộng sản trên quê hương VN. 

Cụm từ "đánh tư sản bóc lột miền Nam" để tiến nhanh lên XHCN đánh dấu một giai đoạn đảng CSVN tàn phá nền kinh tế thịnh vượng ở miền Nam. 

"Cải tạo" đánh dấu một giai đoạn trả thù và bỏ tù những nhân tài của đất nước. 

1975-1985 xuất hiện "Kinh tế mới", "thủy lợi", "thanh niên xung phong" là những từ ngữ rất lạ đối với người miền Nam. 

Những từ ngữ đó là dấu mốc thời gian quan trọng đánh dấu giai đoạn áp dụng kinh tế hợp tác xã XHCN lên cả nước Việt Nam. 

Từ 1975-1985 sau khi kinh tế XHCN chỉ mang lại đói rách và đe dọa sự tồn vong của đảng CS. Đảng CSVN cho ra đời từ ngữ "đổi mới" kinh tế nhưng thực chất là "đỗi cũ" và được đặt tên mới là "Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN." Kinh tế thị trường thì miền Nam đã có trước khi CS "đổi mới", sau khi bị đảng CSVN đập phá tan hoang và đã chết đói thì họ "đỗi cũ" bằng cách trả ruộng hợp tác xã lại cho nông dân. 

Nhóm chữ "Cô dâu Hàn Quốc" đây là giai đoạn lịch sử kéo dài không biết đến bao lâu khi đảng CSVN còn ngự trị. Nhóm chữ "cô dâu Hàn Quốc" luôn kéo theo hình ảnh một đoàn phụ nữ VN trẻ đẹp trần truồng sắp hàng để chờ được các ông già hay thanh niên Hàn Quốc chấm trúng tuyển hay rớt tuyển sau khi sờ mó, ngắm nhìn. Bộ mặt thật của đảng CSVN cũng trần truồng như thế cho TQ sờ mó, sai bảo. 

"Tàu lạ" đánh dấu rõ nét hơn giai đoạn xâm lược của ông bạn 16 chữ vàng và 4 tốt. Hai chữ "tàu lạ" khiến nhiều nhân tài và người yêu nước của VN phải ngồi tù vì cứ huỵch tẹt "tàu lạ" là tàu TQ. 

Từ ngữ "Hai bao cao su đã qua sử dụng" luôn dẫn dắt chúng ta đến hình ảnh đê hèn, tiểu nhân của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và hình ảnh anh hùng của Ts Cù Huy Hà Vũ. 

Dưới thời cai trị độc tài của CSVN xuất hiện hai chữ "dân oan" hai chữ này đang phát triển mạnh gấp trăm lần phát triển kinh tế. Hai chữ "dân oan" có liên hệ mật thiết với hai chữ "côn an" mới vừa ra đời từ "Dân Làm báo." "Dạt vòm" là ngôn từ mới. "Dạt vòm" là tạm thời đi trốn "côn an" để không bị bắt trước khi xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc chiếm biển Đông. Người biểu tình chống quân xâm lược TQ ở VN giống như tội phạm buôn ma túy. Họ dấu cờ, dấu biểu ngữ trong quần áo, mặt mày dáo dác nhìn trước ngó sau coi có cảnh sát, công an theo dõi và bất ngờ lôi cờ, lôi biểu ngữ ra và la lên được vài lời là bị "côn an" nhào vô giật biểu ngữ và bắt về đồn "côn an" làm việc khai báo tội chống phá Nhà Nước. 

"Không kỷ luật đồng chí X" về tội tham nhũng là nhóm từ ngữ rất ấn tượng và là dấu mốc thời gian quan trọng của năm 2012 vì chúng ta phải tưởng tượng ai là đồng chí "X"?. Cả cái đảng CSVN không dám nêu đích danh kẻ tham nhũng thì làm gì dám kỷ luật. Thật ra thì BCT không sợ đồng chí "X" nhưng làm sao có thể kỷ luật đồng chí "X" khi 80% thành viên của đảng CSVN là đồng chí "X". Nếu các ngài trong đảng CSVN không hài lòng với con số 80% thì cứ hỏi dân qua bầu cử tự do.

"Hèn với giặc ác với dân" đánh dấu một giai đoạn lịch sử đã bắt đầu từ 1954 và đang tiếp diễn đến hiện tại. "Hèn với giặc ác với dân" là nhóm từ ngữ chỉ ra những tên lãnh đạo cam tâm làm Việt gian bán nước, bán linh hồn và thân xác cho kẻ xâm lược TQ. Bầy đàn lãnh đạo trong đảng CSVN đang phá nát quê hương và đày đọa dân tộc để cuối cùng đi đến quỳ lạy dâng toàn bộ VN cho Tàu. Nhóm chữ "đường lưỡi bò" tuy rất đơn giản nhưng sự mất mát cực kỳ to lớn. Bọn lãnh đạo CSVN nhân nhượng đường lưỡi bò thì bước kế tiếp sẽ là TQ tiến chiếm toàn bộ VN. Ngày nào độc tài CSVN còn nắm quyền bính thì ngày "Việt Nam còn hay đã mất mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta" do nhạc sĩ Việt Khang hỏi đã có câu trả lời là đã mất.

nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/nhung-ngon-tu-mang-dau-moc-lich-su.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001