Điều dư luận không hài lòng là các cấp quản lý còn tỏ ra “”ngạc
nhiên” trước thông tin này. “Người ta bàn tán câu chuyện này thường
xuyên, mọi lúc, mọi nơi”, độc giả phản ánh, không chỉ các trưởng phòng
nội vụ mà tất cả các trưởng phòng ban ngành...
Chung Hoàng (Vietnamnet)
- Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long chiều 18/12 nhận
định thông tin "chạy công chức 100 triệu" không phải không có căn cứ và
thành phố sẽ thanh tra, kiểm tra.
Thông tin “để ‘chạy’ công chức ở Thủ đô phải mất khoảng 100 triệu đồng,
mà địa chỉ ‘chạy’ là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận, huyện” được ông
Trần Trọng Dực - Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy đưa ra tại phiên thảo
luận của HĐND thành phố sáng 7/12 về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp
năm 2013.
Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long. Ảnh: Dân trí
Ông Phan Đăng Long cho rằng “với cương vị và trách nhiệm của mình, ông
Dực không thể phát biểu một cách hồ đồ" nên thông tin này là có căn cứ.
Trước sự việc “nóng” này, ngày 17/12, tại buổi công bố Chỉ số cải cách
hành chính, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhân có mặt lãnh đạo Sở Nội
vụ Hà Nội, đã đề nghị thanh tra, kiểm tra ngay thông tin về nạn tiêu cực
trong thi tuyển công chức.
Với chỉ đạo này, ông Phan Đăng Long cho biết thành phố chưa kịp chuẩn
bị, song “sau việc này, đặc biệt sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng, ngành
nội vụ các quận, huyện sẽ giật mình và rà soát quy trình tuyển công
chức”.
“Quá trình triển khai tới đây phải tìm ra sự thật và chúng tôi sẽ có
thông tin", ông Long cam kết. Phó Ban Tuyên giáo thành ủy cũng cho biết
sẽ giao trách nhiệm cụ thể cho từng người.
Trao đổi với báo Người Lao động, ông Trần Trọng Dực cho biết những phát
biểu của ông tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội về chuyện muốn đỗ công chức thủ
đô phải chi không dưới 100 triệu đồng để “chạy” là dựa trên cơ sở dư
luận nhân dân phản ánh.
Thông tin này cũng được dư luận hết sức quan tâm. Độc giả VietNamNet cho
rằng “chuyện này rất phổ biến, một số nơi còn biến tướng bằng nhiều
hình thức tiêu, cực tinh vi hơn”, không loại trừ cả những tỉnh nghèo.
Tuy nhiên, điều dư luận không hài lòng là các cấp quản lý còn tỏ ra
“”ngạc nhiên” trước thông tin này. “Người ta bàn tán câu chuyện này
thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi”, độc giả phản ánh, không chỉ các trưởng
phòng nội vụ mà tất cả các trưởng phòng ban ngành.
Vì vậy, dư luận mong muốn với các chỉ đạo trên, việc thanh tra, kiểm tra
sẽ được làm toàn diện trên cả nước và trong mọi lĩnh vực.
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/ha-noi-hua-tim-su-that-chay-cong-chuc.html#more
======================================================================
THANH TRA "CHẠY" CÔNG CHỨC 100 TRIỆU: ĐẦU TIÊN HÃY HỎI ÔNG TRẦN TRỌNG DỰC
THANH TRA "CHẠY" CÔNG CHỨC 100 TRIỆU: ĐẦU TIÊN HÃY HỎI ÔNG TRẦN TRỌNG DỰC
Nguyễn Dũng
18-12-2012
18-12-2012
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi tin rằng một người ở cương vị như ông Dực chắc chắn khi phát ngôn phải có cơ sở. Ảnh LAD
Cho rằng việc thanh tra sẽ rất khó, tuy nhiên GS Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội khoá XI, XII cho rằng việc thanh tra hãy bắt đầu từ Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực – người đầu tiên dũng cảm đưa ra cảnh báo thực trạng "chạy" công chức.
Cho rằng việc thanh tra sẽ rất khó, tuy nhiên GS Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội khoá XI, XII cho rằng việc thanh tra hãy bắt đầu từ Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực – người đầu tiên dũng cảm đưa ra cảnh báo thực trạng "chạy" công chức.
Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Hà Nội phải làm rõ thông tin
"chạy công chức không dưới 100 triệu đồng" mà Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Hà
Nội Trần Trọng Dực đã phát biểu. Quan điểm của GS về vấn đề này?
Việc thanh tra chuyện "chạy” công chức khó hay dễ?
Phải có 100 triệu đồng mới đỗ được công chức, số tiền đó đắt hay rẻ thưa ông?
Tôi tán thành ý kiến Phó Thủ tướng.
Người dân chắc cũng rất mong làm rõ sự việc để chấm dứt những hành vi
xấu xa, phạm pháp. Hà Nội phải bắt tay điều tra, làm rõ xem thực hư như
thế nào.
GS đánh giá thế nào về phản ứng của chính quyền Hà Nội trước phát ngôn của ông Trần Trọng Dực?
GS đánh giá thế nào về phản ứng của chính quyền Hà Nội trước phát ngôn của ông Trần Trọng Dực?
Lẽ ra chính quyền Hà Nội cần chủ động vào cuộc khi có ý kiến của đại biểu HĐND. Nhưng đáng tiếc họ lại không phản ứng kịp thời.
Quá trình thanh tra nên bắt đầu từ đâu?
Thông tin ông Trần Trọng Dực cung cấp rất phù hợp với những điều dư luận xầm xì bấy nay, nhưng đáng tiếc ông Dực không nêu dẫn chứng cụ thể (có thể không tiện nêu ra ngay tại hội trường) nên sẽ rất khó xử lý. Nhưng tôi tin rằng một người ở cương vị như ông Dực chắc chắn khi phát ngôn phải có cơ sở.
Thông tin ông Trần Trọng Dực cung cấp rất phù hợp với những điều dư luận xầm xì bấy nay, nhưng đáng tiếc ông Dực không nêu dẫn chứng cụ thể (có thể không tiện nêu ra ngay tại hội trường) nên sẽ rất khó xử lý. Nhưng tôi tin rằng một người ở cương vị như ông Dực chắc chắn khi phát ngôn phải có cơ sở.
Nghĩa là phải bắt đầu từ ông Trần Trọng Dực?
Đúng vậy. Cơ quan thanh tra nên nhờ ông Dực cung cấp thông tin cụ thể.
Rất khó. Nếu không có phương pháp, việc thanh tra sẽ không mang lại hiệu quả.
So với thu nhập của một người bình
thường, số tiền đó quá đắt. Nhưng ở Hà Nội mức chi “chạy” việc 100 triệu
đồng chắc là thấp. Nộp số tiền đó chắc chỉ được làm những công việc
không hấp dẫn.
Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Trần Trọng Dực gây xôn xao dư luận với phát ngôn chạy công chức không dưới 100 triệu đồng. Ảnh LD |
GS có cho rằng phát ngôn của Chủ nhiệm UBKT Thành ủy như thế liệu có mạo hiểm?
Là đại biểu, ông Dực có quyền tố cáo
hiện tượng vi phạm pháp luật, vấn đề ở chỗ đại biểu nêu thế nào. Chẳng
hạn nếu đại biểu nêu "tôi được dư luận phản ánh..." thì đại biểu có
quyền yêu cầu kiểm tra thông tin đó. Còn nếu khẳng định chắc chắn thì
đại biểu phải chịu trách nhiệm trước phát ngôn của mình.
Là một người có cương vị cao ở thành
phố, trực tiếp phụ trách công tác kiểm tra, chắc chắn ông Trần Trọng
Dực đã lường trước được vấn đề.
Đại biểu có quyền phát ngôn, vậy đại biểu có được bảo vệ khi phát ngôn?
Luật pháp nhiều nước quy định đại
biểu không phải chịu trách nhiệm về hình sự và hành chính khi phát ngôn ở
nghị trường. Việt Nam tuy không có quy định này nhưng vẫn phải bảo vệ
quyền phát ngôn của đại biểu.
Theo GS, thực trạng mua bán công chức ảnh hưởng thế nào đến bộ máy công quyền?
Tuyển công chức kiểu như thế sẽ
không chọn được người đáp ứng yêu cầu của công việc. Thứ hai, nó sẽ làm
hư công chức ngay từ khi vào nghề. Thứ ba, công chức là những người trực
tiếp phục vụ dân, nếu hư hỏng, họ sẽ lợi dụng vị trí để làm tiền dân,
làm khổ dân.
GS đánh giá thế nào về thực trạng "chạy” công chức hiện nay?
Nó đang diễn ra phổ biến. Vì thế không chỉ Hà Nội mà các tỉnh thành khác cũng cần vào cuộc điều tra làm rõ.
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001