Posted by basamnews on 01/01/2013
The Economist
Tác giả: M.S.
Người dịch: Thủy Trúc
28-12-2012
Sẽ quan trọng tới mức nào nếu nước Mỹ có một vị ngoại trưởng xuất sắc? Tôi quả thật không biết. Nói như thế này đi: Hãy thử nghĩ về bất cứ một sự nghiệp nào mà chính nước Mỹ đã theo đuổi trong 50 năm qua. Nào, nếu bạn lên danh sách 10 nguyên nhân hàng đầu khiến Mỹ quyết định theo đuổi cái sự nghiệp đó, thì liệu các nỗ lực ngoại giao của bất kỳ một quốc gia nào khác có được đưa vào danh sách nguyên nhân ấy không? Trong một số trường hợp, có lẽ có. Nhưng không thường xuyên. Bây giờ, bạn hãy đảo lại hai cực ấy. Đấy là lý do vì sao mà tôi rất hoài nghi về chất lượng hoạt động ngoại giao của Mỹ, tôi không tin rằng nó luôn có ảnh hưởng lớn đối với những gì các nước khác quyết định làm. Sự bất tài, khoác lác và đáng ghét, có thể khiến bạn chuốc lấy sự thù địch một cách không cần thiết, nhưng cho dù chính sách ngoại giao của bạn là xuất sắc hay kém cỏi, thì có lẽ cũng không chắc là bạn sẽ thuyết phục được các quốc gia khác nhanh chóng thay đổi quyết định của họ về các chính sách lớn, ví dụ như là chính sách theo đuổi phát triển năng lực hạt nhân.
Hãy nói về việc ông John Kerry được bổ nhiệm. Blake Hounshell cho rằng ông Kerry rất có tiềm năng là “sự lựa chọn tốt để làm ngoại trưởng cho nhiệm kỳ thứ hai của Obama”, nhưng ông ấy nói như thế vì những lý do tôi không muốn chia sẻ. Ông ấy nghĩ Kerry có thể làm tốt công việc đàm phán, thương lượng giữa phe Taliban và chính quyền Afghanistan; tôi thấy hình như ông ấy sẽ làm cho từng chuyện nhỏ của hai bên đều khác hẳn nhau đi (make every bit as much difference), như Henry Kissinger đã từng làm hồi đàm phán hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Về chuyện Iran, Blake Hounshell nghĩ ông Kerry sẽ “khai thác kiệt cùng các lựa chọn” trước khi đặt bút ký ủng hộ một chiến dịch ném bom; tôi hy vọng điều này đúng, và sự lựa chọn đó sẽ được thu xếp để kéo dài tới ít nhất là năm 2017, là khi vị ngoại trưởng kế tiếp Kerry có thể đặt lại vấn đề này. Về chuyện Bắc Triều Tiên, Blake Hounshell hy vọng ông Kerry sẽ “nghiên cứu khả năng gặp gỡ”, nghe có vẻ là một ý tưởng hay mà chúng ta không nên trông đợi là sẽ tạo ra được nhiều kết quả hơn so với lần trước. Về chuyện Syria, ngay cả ông Hounshell cũng phải dùng cụm từ “nhiệm vụ bất khả thi” và hy vọng sẽ có một chiến lược nào đấy, chỉ cần “ít tệ hại hơn” là được. Cuối cùng, về vấn đề Israel-Palestine, ông Hounshell cho rằng những diễn biến tồi tệ trong suốt bốn năm qua xuất phát từ sự lơ là của Hillary Clinton, điều này tôi không hiểu lắm, và ông có một niềm hy vọng táo bạo rằng ông Kerry “ít nhất sẽ làm ra vẻ như là chính quyền Obama đã có chiến lược”.
Mặt khác, ở tầm vi mô, tôi nghĩ đôi khi việc ai làm ngoại trưởng cũng có thể tạo ra một sự khác biệt lớn. Một lần nữa, lấy ông John Kerry làm ví dụ. Có một quốc gia nơi Mỹ có ảnh hưởng đáng kể, nơi John Kerry đặc biệt có ảnh hưởng kỳ lạ, và là nơi các hành động can thiệp bằng ngoại giao của Mỹ thường xuyên có ảnh hưởng rất tích cực đến vấn đề nhân quyền, ít nhất là của những cộng đồng nhỏ. Nơi ấy là Việt Nam. Ông Kerry, con người được mang cái danh hiệu từ- cựu-chiến-binh-trở-thành-phản-chiến, cực kỳ được yêu mến ở Việt Nam, được ca tụng khắp nơi nhờ vai trò chủ chốt mà ông cùng John McCain đã đóng trong những năm 1990, trong việc giải quyết vấn đề POW-MIA (tù binh chiến tranh và người Mỹ mất tích – ND) và tái thiết lập quan hệ ngoại giao và mậu dịch. Ông không chỉ có những mối quan hệ trực tiếp, rất hữu hảo với các nhà lãnh đạo cộng sản của Việt Nam, mà cá nhân ông cũng là người rất nổi tiếng. Hình ảnh ông trong các tài liệu tuyên truyền được trưng bày trong hàng loạt bảo tàng Việt Nam, ca tụng những gì mà chính quyền Mỹ đưa ra như là hành động đền bù của Mỹ cho những chính sách ương ngạnh của họ thời chiến tranh, cùng với việc Việt Nam lại nổi lên như một thành viên được cộng đồng quốc tế công nhận và có một mối quan hệ thân thiết đến khó chịu, có phần hơi tíu tít, với Mỹ.
Điều đó sẽ đặt ông Kerry vào một vị thế tuyệt vời để vận động cho những thay đổi tuy nhỏ nhưng rất có ý nghĩa trong chính sách của Việt Nam, chẳng hạn như trả tự do cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, người mà Việt Nam vừa bắt hôm thứ năm vừa qua với tội danh trốn thuế.
Chúng ta hãy hiểu rõ việc này: Lê Quốc Quân không bị tù vì trốn thuế. Đây là lần thứ ba anh bị giam giữ. Lần đầu, anh bị bắt vào năm 2007 khi từ Mỹ trở về nước, vì anh đã cả gan nhận một học bổng để theo học về dân chủ ở Học viện Dân chủ Quốc gia. Sau khi về Việt Nam, anh liên tục bảo vệ cho những người bất đồng chính kiến và các blogger trước tòa, biểu tình đòi tự do thờ nguyện Công giáo và chống Trung Quốc, và tham gia các hoạt động chính trị khác nhau, đều gây bực tức cho chính quyền. Lần này anh bị giam vì Việt Nam đang tiến hành một chiến dịch xử lý blogger, rõ ràng là có liên quan đến tình hình kinh tế tối tăm của đất nước, các vụ bê bối tham nhũng, tranh giành quyền lực, trong cái thế giới mà quan hệ chính phủ-doanh nghiệp đan xen xoắn xuýt, và sự bất mãn ngày càng gia tăng.
Ở Việt Nam hiện có rất nhiều người bất đồng chính kiến bị tù. Mỹ sẽ không thể khiến Việt Nam phải ngừng hành động bắt bớ người bất đồng chính kiến; Đảng Cộng sản không thích tự sát về chính trị. Mỹ cũng sẽ không thể buộc Việt Nam phải cho phép công dân Việt Nam được làm tất cả những gì họ muốn trên Internet. Nhưng Việt Nam phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, phụ thuộc vào sự hỗ trợ về cả quân sự lẫn ngoại giao của Mỹ trong cuộc chiến của Việt Nam với Trung Quốc quanh vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Điều đó khiến Mỹ có thể tuyên bố rõ rằng, Việt Nam sẽ trả một cái giá nhất định, khi vừa bị khó xử vừa bị giảm hỗ trợ, nếu họ đi vượt khỏi những giới hạn thông thường nào đó trong việc họ đàn áp người bất đồng chính kiến. John Kerry, với những ưu điểm có được từ các phẩm chất riêng, đang ở một vị thế có thể vạch ra những giới hạn đó, phần nào mạnh mẽ hơn một ngoại trưởng nào đó khác vốn không được Việt Nam xem như anh hùng trong sự nghiệp hòa giải Việt-Mỹ. Ông nên tận dụng vị thế này để cố gắng đưa Lê Quốc Quân và một số nhà hoạt động dân chủ bạn hữu ra khỏi nhà tù. Và tôi hơi lạc quan mà cho rằng ông sẽ làm việc đó.
Nguồn: The Economist
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2013/01/01/nay-ong-john-kerry-hay-tra-tu-do-cho-le-quoc-quan/#more-87869
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Vị ngoại trưởng kế tiếp của Mỹ: Này ông John Kerry, hãy trả tự
do cho Lê Quốc Quân
Tác giả: M.S.Người dịch: Thủy Trúc
28-12-2012
Sẽ quan trọng tới mức nào nếu nước Mỹ có một vị ngoại trưởng xuất sắc? Tôi quả thật không biết. Nói như thế này đi: Hãy thử nghĩ về bất cứ một sự nghiệp nào mà chính nước Mỹ đã theo đuổi trong 50 năm qua. Nào, nếu bạn lên danh sách 10 nguyên nhân hàng đầu khiến Mỹ quyết định theo đuổi cái sự nghiệp đó, thì liệu các nỗ lực ngoại giao của bất kỳ một quốc gia nào khác có được đưa vào danh sách nguyên nhân ấy không? Trong một số trường hợp, có lẽ có. Nhưng không thường xuyên. Bây giờ, bạn hãy đảo lại hai cực ấy. Đấy là lý do vì sao mà tôi rất hoài nghi về chất lượng hoạt động ngoại giao của Mỹ, tôi không tin rằng nó luôn có ảnh hưởng lớn đối với những gì các nước khác quyết định làm. Sự bất tài, khoác lác và đáng ghét, có thể khiến bạn chuốc lấy sự thù địch một cách không cần thiết, nhưng cho dù chính sách ngoại giao của bạn là xuất sắc hay kém cỏi, thì có lẽ cũng không chắc là bạn sẽ thuyết phục được các quốc gia khác nhanh chóng thay đổi quyết định của họ về các chính sách lớn, ví dụ như là chính sách theo đuổi phát triển năng lực hạt nhân.
Hãy nói về việc ông John Kerry được bổ nhiệm. Blake Hounshell cho rằng ông Kerry rất có tiềm năng là “sự lựa chọn tốt để làm ngoại trưởng cho nhiệm kỳ thứ hai của Obama”, nhưng ông ấy nói như thế vì những lý do tôi không muốn chia sẻ. Ông ấy nghĩ Kerry có thể làm tốt công việc đàm phán, thương lượng giữa phe Taliban và chính quyền Afghanistan; tôi thấy hình như ông ấy sẽ làm cho từng chuyện nhỏ của hai bên đều khác hẳn nhau đi (make every bit as much difference), như Henry Kissinger đã từng làm hồi đàm phán hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Về chuyện Iran, Blake Hounshell nghĩ ông Kerry sẽ “khai thác kiệt cùng các lựa chọn” trước khi đặt bút ký ủng hộ một chiến dịch ném bom; tôi hy vọng điều này đúng, và sự lựa chọn đó sẽ được thu xếp để kéo dài tới ít nhất là năm 2017, là khi vị ngoại trưởng kế tiếp Kerry có thể đặt lại vấn đề này. Về chuyện Bắc Triều Tiên, Blake Hounshell hy vọng ông Kerry sẽ “nghiên cứu khả năng gặp gỡ”, nghe có vẻ là một ý tưởng hay mà chúng ta không nên trông đợi là sẽ tạo ra được nhiều kết quả hơn so với lần trước. Về chuyện Syria, ngay cả ông Hounshell cũng phải dùng cụm từ “nhiệm vụ bất khả thi” và hy vọng sẽ có một chiến lược nào đấy, chỉ cần “ít tệ hại hơn” là được. Cuối cùng, về vấn đề Israel-Palestine, ông Hounshell cho rằng những diễn biến tồi tệ trong suốt bốn năm qua xuất phát từ sự lơ là của Hillary Clinton, điều này tôi không hiểu lắm, và ông có một niềm hy vọng táo bạo rằng ông Kerry “ít nhất sẽ làm ra vẻ như là chính quyền Obama đã có chiến lược”.
Mặt khác, ở tầm vi mô, tôi nghĩ đôi khi việc ai làm ngoại trưởng cũng có thể tạo ra một sự khác biệt lớn. Một lần nữa, lấy ông John Kerry làm ví dụ. Có một quốc gia nơi Mỹ có ảnh hưởng đáng kể, nơi John Kerry đặc biệt có ảnh hưởng kỳ lạ, và là nơi các hành động can thiệp bằng ngoại giao của Mỹ thường xuyên có ảnh hưởng rất tích cực đến vấn đề nhân quyền, ít nhất là của những cộng đồng nhỏ. Nơi ấy là Việt Nam. Ông Kerry, con người được mang cái danh hiệu từ- cựu-chiến-binh-trở-thành-phản-chiến, cực kỳ được yêu mến ở Việt Nam, được ca tụng khắp nơi nhờ vai trò chủ chốt mà ông cùng John McCain đã đóng trong những năm 1990, trong việc giải quyết vấn đề POW-MIA (tù binh chiến tranh và người Mỹ mất tích – ND) và tái thiết lập quan hệ ngoại giao và mậu dịch. Ông không chỉ có những mối quan hệ trực tiếp, rất hữu hảo với các nhà lãnh đạo cộng sản của Việt Nam, mà cá nhân ông cũng là người rất nổi tiếng. Hình ảnh ông trong các tài liệu tuyên truyền được trưng bày trong hàng loạt bảo tàng Việt Nam, ca tụng những gì mà chính quyền Mỹ đưa ra như là hành động đền bù của Mỹ cho những chính sách ương ngạnh của họ thời chiến tranh, cùng với việc Việt Nam lại nổi lên như một thành viên được cộng đồng quốc tế công nhận và có một mối quan hệ thân thiết đến khó chịu, có phần hơi tíu tít, với Mỹ.
Điều đó sẽ đặt ông Kerry vào một vị thế tuyệt vời để vận động cho những thay đổi tuy nhỏ nhưng rất có ý nghĩa trong chính sách của Việt Nam, chẳng hạn như trả tự do cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, người mà Việt Nam vừa bắt hôm thứ năm vừa qua với tội danh trốn thuế.
Chúng ta hãy hiểu rõ việc này: Lê Quốc Quân không bị tù vì trốn thuế. Đây là lần thứ ba anh bị giam giữ. Lần đầu, anh bị bắt vào năm 2007 khi từ Mỹ trở về nước, vì anh đã cả gan nhận một học bổng để theo học về dân chủ ở Học viện Dân chủ Quốc gia. Sau khi về Việt Nam, anh liên tục bảo vệ cho những người bất đồng chính kiến và các blogger trước tòa, biểu tình đòi tự do thờ nguyện Công giáo và chống Trung Quốc, và tham gia các hoạt động chính trị khác nhau, đều gây bực tức cho chính quyền. Lần này anh bị giam vì Việt Nam đang tiến hành một chiến dịch xử lý blogger, rõ ràng là có liên quan đến tình hình kinh tế tối tăm của đất nước, các vụ bê bối tham nhũng, tranh giành quyền lực, trong cái thế giới mà quan hệ chính phủ-doanh nghiệp đan xen xoắn xuýt, và sự bất mãn ngày càng gia tăng.
Ở Việt Nam hiện có rất nhiều người bất đồng chính kiến bị tù. Mỹ sẽ không thể khiến Việt Nam phải ngừng hành động bắt bớ người bất đồng chính kiến; Đảng Cộng sản không thích tự sát về chính trị. Mỹ cũng sẽ không thể buộc Việt Nam phải cho phép công dân Việt Nam được làm tất cả những gì họ muốn trên Internet. Nhưng Việt Nam phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, phụ thuộc vào sự hỗ trợ về cả quân sự lẫn ngoại giao của Mỹ trong cuộc chiến của Việt Nam với Trung Quốc quanh vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Điều đó khiến Mỹ có thể tuyên bố rõ rằng, Việt Nam sẽ trả một cái giá nhất định, khi vừa bị khó xử vừa bị giảm hỗ trợ, nếu họ đi vượt khỏi những giới hạn thông thường nào đó trong việc họ đàn áp người bất đồng chính kiến. John Kerry, với những ưu điểm có được từ các phẩm chất riêng, đang ở một vị thế có thể vạch ra những giới hạn đó, phần nào mạnh mẽ hơn một ngoại trưởng nào đó khác vốn không được Việt Nam xem như anh hùng trong sự nghiệp hòa giải Việt-Mỹ. Ông nên tận dụng vị thế này để cố gắng đưa Lê Quốc Quân và một số nhà hoạt động dân chủ bạn hữu ra khỏi nhà tù. Và tôi hơi lạc quan mà cho rằng ông sẽ làm việc đó.
Nguồn: The Economist
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2013/01/01/nay-ong-john-kerry-hay-tra-tu-do-cho-le-quoc-quan/#more-87869
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001