1989: Thảm sát Thiên An Môn
Trong những năm 1980, Trung Quốc giàu có hơn và tự do hơn trước đó. Nhưng cái giá phải trả rất cao: tham nhũng, lạm phát, bất công. Vì thế mà trong mùa Xuân 1989, một lần tụ tập tự phát của sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn đã trở thành cuộc biểu tình lớn nhất mọi thời đại. Nhiều tuần liền, những người biểu tình thống trị đường phố của Bắc Kinh – cho tới khi những người thừa kế già nua của Mao gọi quân đội đến.
Cay RadeMacher
Phan Ba dịch
Trong năm 1989 đánh dấu kỷ nguyên mới, trong năm mà nhiều quốc gia đã ra đời từ vùng Baltic cho tới Trung Á, hàng triệu người Trung Quốc cũng yêu cầu tự do. Họ tụ họp lại, được dẫn đầu bởi sinh viên, thành cuộc biểu tình nhiều quyền lực nhất của mọi thời đại, chiếm Quảng trường Thiên An Môn. Cho tới khi cuộc phản đối của họ chấm dứt trong một đêm của sự khủng bố.
Trong những giờ khắc của đêm 3 rạng sáng ngày 4 tháng 6 năm 1989, giới lãnh đạo quanh Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho quân đội thực hiện một chiến dịch mà dưới cái tên “Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn” đã trở thành một dấu biểu hiện cho chính họ.
Nhưng dù sự kiện này có ảnh hưởng sâu rộng đến như thế, người ta biết rất ít về nó. Những người biểu tình muốn chính xác là những điều gì, đã làm những việc gì? Ai dẫn đầu hàng trăm ngàn người đó? Tại sao giới lãnh đạo nhà nước lại bỏ mặc thủ đô cho những người đó trong nhiều tuần liền? Nhưng rồi tại sao họ lại dùng vũ lực?
Và những gì đã thật sự xảy ra trong cái đêm tháng 6 đó?
KHÁC VỚI ĐÔNG ÂU, không có một cuộc khủng hoảng kinh tế thúc đẩy sự bất bình, còn ngược lại là đằng khác: từ những cuộc cải cách của thập niên 1980, tổng sản lượng quốc gia tăng gần 9% hàng năm.
Trong thời gian đó, lợi nhuận làm ra là khổng lồ – nhưng không được phân chia một cách công bằng. Ai có việc làm trong nền kinh tế mới thì kiếm được nhiều tiền. Ngược lại, nông dân, công dân trong các nhà máy quốc doanh và nhân viên nhà nước bị tụt lại phía sau. Hậu quả: giữa các thu nhập là một hố sâu ngày càng lớn ra, càng bị tăng cường bởi một tỷ lệ lạm phát – của năm 1988 – trên 20%
Cuối những năm 1980, có ba triệu người chạy trốn nông thôn về sống trên đường phố của các thành phố Trung Quốc, những người từ các vùng hẻo lánh đã kéo về các thành phố lớn với hy vọng có được việc làm. Một niềm hy vọng hảo huyền: có khoảng năm triệu người thất nghiệp trong Trung Quốc, thêm 20 triệu người nữa là công nhân trong các nhà máy quốc doanh với lương tối thiểu rất thấp, những người hầu như không phải làm gì.
Trong ĐCS, nạn tham nhũng là bệnh: quan chức nhập hàng hóa xa xỉ, hướng các đầu tư nhà nước vào những nhà máy nhất định, giao chức vụ cho người thân quyến. Năm 1988 – theo một báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao – có 55 710 vụ tội phạm kinh tế được xét xử, trung bình mỗi ngày bắt đầu 152 vụ.
Đảng chia rẽ sâu sắc trong câu hỏi phải tiếp tục như thế nào. Người đàn ông nhiều quyền lực của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, 84 tuổi, đã rút lui ra khỏi hầu hết các chức vụ, nhưng vẫn còn là Chủ tịch Quân ủy Trung ương – và qua đó kiểm soát quân đội và cảnh sát nhân dân vũ trang, một đơn vị bán quân sự để chống nổi loạn trong nước.
Đặng là bố già không tranh cãi của Đảng. Thế nhưng ở dưới ông, cỗ máy của các quan chức đã chia ra thành hai phái kình địch với nhau, được đại diện bởi hai người che chở cho họ:
- Thủ tướng Lý Bằng, 60 tuổi, kỹ sư điện, là một trong các quan chức cao cấp trẻ tuổi nhất: nhà chính trị gia năng động, lạnh lùng, không khoan nhượng này có thời gian được đào tạo trong nước Liên bang Xô viết của Stalin và kể từ đấy là người hâm mộ việc nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt nền kinh tế.
- Bí thư Đảng Triệu Tử Dương, 69 tuổi, luôn ăn mặc lịch sự, muốn đẩy lùi Đảng ra khỏi nền kinh tế; trong tương lai, các nhà quản lý nên lãnh đạo các nhà máy chứ không phải cán bộ Đảng.
Tạm thời không có cải cách nữa? Với lời yêu cầu đấy, Lý Bằng có trước hết là quan chức cao cấp đứng về phía mình – các thống soái, bộ trưởng ngày xưa.
Hay các cải cách cần phải được tiến xa hơn nữa. Triệu Tử Dương đại diện cho đường hướng này, và ông ấy dựa vào các đồng minh ở ngoài ĐCS, như sinh viên. Nhưng đấy là những đồng minh nguy hiểm cho một quan chức Đảng.
2,7 triệu sinh viên của khoảng 1000 trường đại học là một đạo quân của những người chán nản. Vì sau khi học xong, nhà nước phân bổ cho mỗi một người tốt nghiệp một việc làm; rồi thầy giáo thu nhập được vào khoảng 1/3 của công nhân có tay nghề, giáo sư nhận được nhiều tiền như người soát vé. Tài xế taxi ngược lại có thể thu nhập gấp ba lần.
Không phải là điều đáng ngạc nhiên, khi trong giới trí thức có sự bất bình lớn với giới lãnh đạo Trung Quốc. Trong tháng 3 năm 1989, giới quan chức chóp bu biết được qua một lần thăm dò ý kiến, rằng đặc biệt là những người tốt nghiệp đại học ủng hộ cuộc cải cách. Kết luận của Đảng: “Đó là một bằng chứng cho sự mơ hồ về tư tưởng hệ ở các cấp bậc có học cao hơn.”
Sự “mơ hồ về tư tưởng hệ” này sẽ dần dần phát triển trở thành một sự thách thức quyền lực.
Việc đấy đã xảy ra như thế nào thì không thể tái diễn lại chính xác được, mặc dù có nhiều tường thuật của các nhân chứng và tài liệu. Có những lời tường thuật mâu thuẫn với nhau. Bản sao nhiều văn kiện nhạy cảm – biên bản những cuộc họp trong giới lãnh đạo Đảng hay tường thuật của những viên chỉ huy quân đội gửi cho cấp trên của họ – được một người cung cấp thông tin nặc danh mang lén sang Hoa Kỳ nhiều năm sau đó. Các văn kiện này có độ tin cậy cho tới đâu thì thường không thể kiểm chứng được.
Mặc dù vậy, chắc chắn một điều là các sự kiện bi thảm đó đã bắt đầu một cách bất ngờ: với cái chết vì bệnh tim của một quan chức cao cấp.
THỨ BẢY, 15 THÁNG 4. Hồ Điệu Bang qua đời ở tuổi 73 vì một cơn đau tim. Năm 1982, người được Đặng Tiểu Bình che chở được bầu lên làm Tổng Bí thư ĐCS, thế nhưng năm 1987 ông ấy mất chức vụ này – đối với những người bảo thủ trong ĐCS, các kế hoạch tự do hóa nền kinh tế của Hồ nguy hiểm tới mức ngay đến Đặng cũng không thể giữ được ông ấy.
Ít ra thì Hồ cũng giữ được một chức vụ trong Bộ Chính trị, ủy ban cao nhất của Đảng và từ đấy trở thành thần tượng của tất cả những người Trung Quốc hy vọng vào một sự thay đổi về chính trị và kinh tế.
Tất cả các quan chức cao cấp đều biết rõ, rằng họ phải tổ chức chôn cất long trọng chính trị gia Hồ nổi bật, nhưng cũng biết rằng tang lễ này có thể là dịp biểu tình của những người có thiện cảm với cải cách.
Lý Bằng cảnh báo: “Chúng ta phải giám sát các trường đại học. Sinh viên bao giờ cũng dễ bị kích động nhất.”
Thứ hai, 17 tháng 4, vào buổi sáng. Khoảng 600 sinh viên và giảng viên của trường Đại học Chính trị và Luật tụ tập lại trên Quảng trường Thiên An Môn, đặt cờ và vòng hoa tưởng niệm Hồ Diệu Bang. Dần dần, nhiều nhóm thanh niên đổ đến thêm, cho tới 16 giờ là khoảng 10.000 sinh viên, cũng cả từ các đại học khác, thêm vào đó là người hiếu kỳ. Cảnh sát cố giải tán đám đông, hoài công. Một dấu hiệu báo động.
Vì Quảng trường Thiên An Môn, một quảng trường hình chữ nhật lớn 40 ha trong trung tâm của thành phố mười một triệu dân, là quảng trường lớn nhất thế giới, trái tim của Trung Quốc. Ở mặt Bắc, ẩn ở phía sau “Thiên An Môn”, là “Cấm Thành”, nơi các hoàng đế đã cai trị nhiều thế kỷ liền. Ở các cạnh dài có các đài tưởng niệm của quyền lực Cộng sản: bên phía Tây là “Đại hội đường Nhân dân”, nơi Quốc Hội họp, ở phía Đông là bảo tàng đồ sộ của Cách mạng Trung Quốc.
Ở giữa, một cột đá nhắc nhở đến những người “tử vì đạo” của ĐCS; người chết nổi tiếng nhất của họ nằm bất động cách đấy vài mét như xác chết sáp của sự vĩnh cửu: Mao Trạch Đông nằm trong một gian sảnh tưởng niệm,
Chính tại đài tưởng niệm này, cờ tang bay phất phới, vòng hoa chồng chất lên nhau. “Trái tim của ông ấy mắc bệnh, vì Trung Quốc mắc bệnh”, sinh viên đã làm thơ về Hồ Diệu Bang trước đó trên báo tường. Cuộc biểu tình này vô danh, tự phát. Không ai biết là ai đã viết tờ báo tường đầu tiên, những bài thơ đầu tiên – hay ai là người đầu tiên đã kêu gọi hãy đến Quảng trường Thiên An Môn. Mặc dù vậy, cơn bão phản đối làm rung chuyển Trung Quốc đã bắt đầu qua đó.
18 tháng 4, 8 giờ. Khoảng 200 sinh viên biểu tình ngồi chận lối vào Đại hội đường Nhân dân. Họ muốn nói chuyện với thành viên chủ tịch đoàn Quốc Hội về các yêu cầu mà rõ ràng là đã xuất hiện trong vài giờ trước đó tại những cuộc gặp gỡ tự phát ở các trường đại học. Ngoài những việc khác, họ yêu cầu nhiều tiền hơn cho đào tạo (và qua đó là những điều kiện học tập tốt hơn), tự do xuất bản cũng như công bố thu nhập của cán bộ Đảng. Những người biểu tình hát quốc ca. Người sếp lễ tân của Quốc Hội nói chuyện với họ một chút, ngoài ra thì ít có gì xảy ra. Thời tiết mùa hè, bầu không khí trên Thiên An Môn yên bình.
19 tháng 4, 23 giờ. Gần 300 sinh viên của Đại học Bắc Kinh tụ tập lại trong khuôn viên của trường để thành lập “Liên hiệp Sinh viên Thống nhất”, tổ chức đối lập quan trọng đầu tiên từ nhiều thập niên.
Bảy người trẻ tuổi được bầu làm lãnh đạo, trong đó có Vương Đan, một sinh viên khoa Sử hai mươi tuổi.
20 tháng 4, buổi sáng. Một cộng tác viên khuyên Triệu Tử Dương hãy hủy bỏ chuyến đi sang Bắc Triều Tiên theo kế hoạch. Câu trả lời của Triệu: “Dời chuyến đi thăm chính thức sẽ khiến cho những người nước ngoài nào đó phỏng đoán rằng tình hình chính trị của chúng ta là bất ổn.” Ông ấy đi.
(Còn tiếp)
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
nguồn:http://phanba.wordpress.com/2013/01/14/con-bao-tren-thien-an-mon/
======================================================================
Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 2)
Cay RadeMacher
Phan Ba dịch
THỨ SÁU, 21 THÁNG 4. Ở trường Đại học Sư phạm, Ngô Nhĩ Khai Hy 21 tuổi công bố một thông cáo mà trong đó anh ấy yêu cầu, ngoài những điều khác, hãy tẩy chay không lên giảng đường.
Thứ bảy, 22 tháng 4, 3 giờ. Ngày lễ tang cho Hồ. Trước lúc bình minh, hơn 80000 sinh viên của 20 trường đại học bắt đầu diễu hành. Những “đội canh gác” riêng bao xung quanh các nhóm người diễu hành, bảo đảm trật tự. Họ đến Thiên An Môn mà không bị quấy rầy.
4 giờ 30. Chiếc xe buýt cảnh sát chạy đến, người sĩ quan bước xuống bị sinh viên bao quanh – vì ông ấy bảo đảm rằng hành động của họ được nhà nước nhân nhượng.
10 giờ 00. Bắt đầu nghi lễ trong Đại hội đường Nhân dân. Đặng Tiểu Bình và 4000 cán bộ cao cấp tiến hành nghi thức cúi chào ba lần trước Hồ Diệu Bang nằm trong quan tài.
Sau lễ, Triệu Tử Dương gặp Đặng Tiểu Bình. Tuy là ông muốn “kiên quyết ngăn chận” không cho sinh viên biểu tình, thế nhưng để làm điều đó thì “các biện pháp hợp pháp là đã đủ. Chủ yếu là phải thuyết phục và đối thoại trên nhiều bình diện”. Người bố già chỉ trả lời: “Tốt.”
Tức là Triệu Tử Dương vẫn còn nhận được sự ủng hộ của con người già nua đó. Trong thời gian của chuyến đi thăm Bắc Triều Tiên, việc bắt đầu vào sáng hôm sau đó, Thủ tướng Lý, nhân vật số hai trong hệ thống cấp bậc, sẽ tiếp nhận quyền điều khiển Đảng.
24 tháng 4. Tụ tập của khoảng 10000 sinh viên từ hầu hết các trường đại học Bắc Kinh. Vương Đan và những người diễn thuyết khác kêu gọi tẩy chay thính đường, dân chủ, tự do báo chí, điều tra các cảnh sát viên dùng bạo lực. Rồi một “Ủy ban Hành động của các trường đại học Bắc Kinh” được thành lập – một tổ chức xuất hiện mạnh mẽ hơn và tự tin hơn thấy rõ. Thuộc trong ủy ban lãnh đạo, ngoài những người khác, là Ngô Nhĩ Khai Hy và Vương Đan.
Lần đầu tiên kể từ 1949, sự độc chiếm quyền lực của Đảng bị thách thức một cách nghiêm trọng. Nếu như cho phép, người sếp tuyên giáo của ĐCS lớn tiếng, “thì rồi chúng ta sẽ có hàng nghìn Lech Walesa” – và qua đó nhắc đến người công nhân Ba Lan đã thành lập công đoàn tự do “Solidarnosc” đầu tiên của đất nước đấy và đã làm lung lay hệ thống xã hội chủ nghĩa ở đó.
25 tháng 4, 9 giờ. Lý Bằng đến gặp Đặng Tiểu Bình để thúc giục ông ấy hành động cứng rắn hơn: “Mũi lao bây giờ hướng trực tiếp đến anh.”
Đặng trả lời: “Chúng ta phải hành động một cách rõ ràng trong lúc dập tắt cuộc bạo loạn này.”
Người bố già dùng từ “bạo loạn”. Một khái niệm nhắc nhở đến một chấn thương: đến cuộc Cách mạng Văn hóa, cái mà kể từ lúc đó bị nhiều cán bộ phỉ báng là “bạo loạn”, vì Đặng và nhiều quan chức cao cấp khác chỉ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc vào thời đấy.
Kể từ lúc đấy, họ lo sợ rằng có một điều gì giống như thế sẽ lại xảy ra cho họ. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đấy cũng chính là những đám học sinh sinh viên cuồng tín đe dọa họ đấy mà? Và bây giờ cũng lại sinh viên, lại khẩu hiệu, lại diễu hành.
Lý Bằng nhận ra rằng câu nói của Đặng cũng giống như một thứ vũ khí. “Chúng ta có cần phải cho viết một bài xã luận trong “Nhân dân Nhật Báo” để công bố lời nói của đồng chí Tiểu Bình hay không?”, ông ấy đưa đề nghị ra cho các quan chức. Không ai phản đối. Viên phó tuyên truyền bắt đầu tiến hành.
18 giờ 30. Đài phát thanh nhà nước đã phát đi bài xã luận dựa trên câu nói của Đặng, bài báo mà sẽ được phát hành vào ngày hôm sau. Sinh viên căm phẫn: phẫn nộ, có cảm giác như đã bị phản bội. Vì họ nhìn mình như là công dân, người yêu nước, nhiều người còn tự nhìn mình như là người cộng sản. Nhưng “bạo loạn” đã đóng dấu họ trở thành những người phạm tội.
Bất thình lình – và cả Đặng lẫn Lý Bằng đều không nhận ra điều đấy – không còn có khoảng trống cho thỏa hiệp nữa: Đảng bây giờ còn có thể chấp nhận những yêu cầu của sinh viên nữa hay không khi mà đã đóng dấu “kẻ bạo loạn” lên người họ?
Và ngược lại: Có phải là bây giờ sinh viên phải tiếp tục biểu tình cho tới khi tất cả các yêu cầu được chấp thuận hay không? Vì nếu họ rút lui trước đó thì họ phải lo ngại là bị an ninh quốc gia đàn áp như là những “kẻ bạo loạn”.
27 THÁNG 4, 16 GIỜ. Bây giờ là 150.000 người trên Quảng trường Thiên An Môn rồi, những người trước đó đã kéo đi nhiều giờ liền qua Bắc Kinh.
Họ vẫy cờ đỏ và những tấm vải được may lại từ ra trải giường, gọi to “Dân chủ muôn năm!” Hàng trăm ngàn người dân đứng ở vỉa hè cổ vũ. Khách bộ hành gọi những người cảnh sát, những người liên tục dựng rào cản đường – mà luôn bị đi vòng qua –: “Đừng đánh họ!”
Chính từ ngữ “bạo loạn” đã thúc đẩy cuộc biểu tình của sinh viên trở thành cuộc phản đối của số đông: chưa từng bao giờ có nhiều người trong số họ đi trên đường phố như thế (hiện 40 trường đại học và học nghề đã tê liệt do bị tẩy chay), họ chưa từng bao giờ được nhiều người dân cổ vũ như thế. Và chưa từng bao giờ họ lại hạ nhục cảnh sát đến như thế với cuộc diễu hành trên đường phố như thế.
Thứ hai, ngày 1 tháng 5, buổi chiều. Ban thường vụ Bộ Chính trị họp: ủy ban mà năm cán bộ cao cấp nhất thường xuyên bàn luận với nhau, trong đó có Lý Bằng và Triệu Tử Dương, nhưng không có Đặng, người về mặt chính thức đã từ bỏ mọi chức vụ. Qua đó, nhóm này – thuộc vào trong đó còn có Kiều Thạch, Diêu Y Lâm và Hồ Khởi Lập – khiến cho người nhớ đến chính phủ của một hoàng đế, nơi các bộ trưởng hội họp lại với nhau trong khi nhà vua thì cảm thấy không cần thiết phải có mặt. Triệu Tử Dương, trở về từ Bắc Triều Tiên ngày hôm trước, phê phán bài xã luận của tờ “Nhân dân Nhật báo”. “Những vấn đề mới” phải được giải quyết “nhờ vào dân chủ và pháp luật”.
Lý Bằng trả lời: “Ổn định phải là điểm đầu tiên của chương trình nghị sự.”
Sự chia rẽ bộc lộ ngày càng rõ rệt hơn trong nhóm cao cấp nhất của Đảng: giữa những người theo Triệu, muốn thương lượng với sinh viên, và những người quanh Lý, yêu cầu phải bẻ gãy sự chống cự. Nhưng không có quyết định được đưa ra.
4 tháng 5. Nửa triệu người trên quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên, công nhân, người dân tưởng nhớ lại lần biểu tình huyền thoại của sinh viên ngày 4 tháng 5 năm 1919.
Triệu, người nói chuyện trên hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á, bảo đảm rằng cuộc biểu tình phản đối “không mâu thuẫn với tính ổn định” của Trung Quốc.
(Còn tiếp)
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
nguồn:http://phanba.wordpress.com/2013/01/17/con-bao-tren-thien-an-mon-phan-2-2/
======================================================================
Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 3)
Chú ý: Nhấn vào
“nhận xét” ở cuối bài để xả stressPhan Ba dịch
THỨ SÁU, 21 THÁNG 4. Ở trường Đại học Sư phạm, Ngô Nhĩ Khai Hy 21 tuổi công bố một thông cáo mà trong đó anh ấy yêu cầu, ngoài những điều khác, hãy tẩy chay không lên giảng đường.
Thứ bảy, 22 tháng 4, 3 giờ. Ngày lễ tang cho Hồ. Trước lúc bình minh, hơn 80000 sinh viên của 20 trường đại học bắt đầu diễu hành. Những “đội canh gác” riêng bao xung quanh các nhóm người diễu hành, bảo đảm trật tự. Họ đến Thiên An Môn mà không bị quấy rầy.
4 giờ 30. Chiếc xe buýt cảnh sát chạy đến, người sĩ quan bước xuống bị sinh viên bao quanh – vì ông ấy bảo đảm rằng hành động của họ được nhà nước nhân nhượng.
10 giờ 00. Bắt đầu nghi lễ trong Đại hội đường Nhân dân. Đặng Tiểu Bình và 4000 cán bộ cao cấp tiến hành nghi thức cúi chào ba lần trước Hồ Diệu Bang nằm trong quan tài.
Sau lễ, Triệu Tử Dương gặp Đặng Tiểu Bình. Tuy là ông muốn “kiên quyết ngăn chận” không cho sinh viên biểu tình, thế nhưng để làm điều đó thì “các biện pháp hợp pháp là đã đủ. Chủ yếu là phải thuyết phục và đối thoại trên nhiều bình diện”. Người bố già chỉ trả lời: “Tốt.”
Tức là Triệu Tử Dương vẫn còn nhận được sự ủng hộ của con người già nua đó. Trong thời gian của chuyến đi thăm Bắc Triều Tiên, việc bắt đầu vào sáng hôm sau đó, Thủ tướng Lý, nhân vật số hai trong hệ thống cấp bậc, sẽ tiếp nhận quyền điều khiển Đảng.
24 tháng 4. Tụ tập của khoảng 10000 sinh viên từ hầu hết các trường đại học Bắc Kinh. Vương Đan và những người diễn thuyết khác kêu gọi tẩy chay thính đường, dân chủ, tự do báo chí, điều tra các cảnh sát viên dùng bạo lực. Rồi một “Ủy ban Hành động của các trường đại học Bắc Kinh” được thành lập – một tổ chức xuất hiện mạnh mẽ hơn và tự tin hơn thấy rõ. Thuộc trong ủy ban lãnh đạo, ngoài những người khác, là Ngô Nhĩ Khai Hy và Vương Đan.
Lần đầu tiên kể từ 1949, sự độc chiếm quyền lực của Đảng bị thách thức một cách nghiêm trọng. Nếu như cho phép, người sếp tuyên giáo của ĐCS lớn tiếng, “thì rồi chúng ta sẽ có hàng nghìn Lech Walesa” – và qua đó nhắc đến người công nhân Ba Lan đã thành lập công đoàn tự do “Solidarnosc” đầu tiên của đất nước đấy và đã làm lung lay hệ thống xã hội chủ nghĩa ở đó.
25 tháng 4, 9 giờ. Lý Bằng đến gặp Đặng Tiểu Bình để thúc giục ông ấy hành động cứng rắn hơn: “Mũi lao bây giờ hướng trực tiếp đến anh.”
Đặng trả lời: “Chúng ta phải hành động một cách rõ ràng trong lúc dập tắt cuộc bạo loạn này.”
Người bố già dùng từ “bạo loạn”. Một khái niệm nhắc nhở đến một chấn thương: đến cuộc Cách mạng Văn hóa, cái mà kể từ lúc đó bị nhiều cán bộ phỉ báng là “bạo loạn”, vì Đặng và nhiều quan chức cao cấp khác chỉ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc vào thời đấy.
Kể từ lúc đấy, họ lo sợ rằng có một điều gì giống như thế sẽ lại xảy ra cho họ. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đấy cũng chính là những đám học sinh sinh viên cuồng tín đe dọa họ đấy mà? Và bây giờ cũng lại sinh viên, lại khẩu hiệu, lại diễu hành.
Lý Bằng nhận ra rằng câu nói của Đặng cũng giống như một thứ vũ khí. “Chúng ta có cần phải cho viết một bài xã luận trong “Nhân dân Nhật Báo” để công bố lời nói của đồng chí Tiểu Bình hay không?”, ông ấy đưa đề nghị ra cho các quan chức. Không ai phản đối. Viên phó tuyên truyền bắt đầu tiến hành.
18 giờ 30. Đài phát thanh nhà nước đã phát đi bài xã luận dựa trên câu nói của Đặng, bài báo mà sẽ được phát hành vào ngày hôm sau. Sinh viên căm phẫn: phẫn nộ, có cảm giác như đã bị phản bội. Vì họ nhìn mình như là công dân, người yêu nước, nhiều người còn tự nhìn mình như là người cộng sản. Nhưng “bạo loạn” đã đóng dấu họ trở thành những người phạm tội.
Bất thình lình – và cả Đặng lẫn Lý Bằng đều không nhận ra điều đấy – không còn có khoảng trống cho thỏa hiệp nữa: Đảng bây giờ còn có thể chấp nhận những yêu cầu của sinh viên nữa hay không khi mà đã đóng dấu “kẻ bạo loạn” lên người họ?
Và ngược lại: Có phải là bây giờ sinh viên phải tiếp tục biểu tình cho tới khi tất cả các yêu cầu được chấp thuận hay không? Vì nếu họ rút lui trước đó thì họ phải lo ngại là bị an ninh quốc gia đàn áp như là những “kẻ bạo loạn”.
27 THÁNG 4, 16 GIỜ. Bây giờ là 150.000 người trên Quảng trường Thiên An Môn rồi, những người trước đó đã kéo đi nhiều giờ liền qua Bắc Kinh.
Họ vẫy cờ đỏ và những tấm vải được may lại từ ra trải giường, gọi to “Dân chủ muôn năm!” Hàng trăm ngàn người dân đứng ở vỉa hè cổ vũ. Khách bộ hành gọi những người cảnh sát, những người liên tục dựng rào cản đường – mà luôn bị đi vòng qua –: “Đừng đánh họ!”
Chính từ ngữ “bạo loạn” đã thúc đẩy cuộc biểu tình của sinh viên trở thành cuộc phản đối của số đông: chưa từng bao giờ có nhiều người trong số họ đi trên đường phố như thế (hiện 40 trường đại học và học nghề đã tê liệt do bị tẩy chay), họ chưa từng bao giờ được nhiều người dân cổ vũ như thế. Và chưa từng bao giờ họ lại hạ nhục cảnh sát đến như thế với cuộc diễu hành trên đường phố như thế.
Thứ hai, ngày 1 tháng 5, buổi chiều. Ban thường vụ Bộ Chính trị họp: ủy ban mà năm cán bộ cao cấp nhất thường xuyên bàn luận với nhau, trong đó có Lý Bằng và Triệu Tử Dương, nhưng không có Đặng, người về mặt chính thức đã từ bỏ mọi chức vụ. Qua đó, nhóm này – thuộc vào trong đó còn có Kiều Thạch, Diêu Y Lâm và Hồ Khởi Lập – khiến cho người nhớ đến chính phủ của một hoàng đế, nơi các bộ trưởng hội họp lại với nhau trong khi nhà vua thì cảm thấy không cần thiết phải có mặt. Triệu Tử Dương, trở về từ Bắc Triều Tiên ngày hôm trước, phê phán bài xã luận của tờ “Nhân dân Nhật báo”. “Những vấn đề mới” phải được giải quyết “nhờ vào dân chủ và pháp luật”.
Lý Bằng trả lời: “Ổn định phải là điểm đầu tiên của chương trình nghị sự.”
Sự chia rẽ bộc lộ ngày càng rõ rệt hơn trong nhóm cao cấp nhất của Đảng: giữa những người theo Triệu, muốn thương lượng với sinh viên, và những người quanh Lý, yêu cầu phải bẻ gãy sự chống cự. Nhưng không có quyết định được đưa ra.
4 tháng 5. Nửa triệu người trên quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên, công nhân, người dân tưởng nhớ lại lần biểu tình huyền thoại của sinh viên ngày 4 tháng 5 năm 1919.
Triệu, người nói chuyện trên hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á, bảo đảm rằng cuộc biểu tình phản đối “không mâu thuẫn với tính ổn định” của Trung Quốc.
(Còn tiếp)
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
nguồn:http://phanba.wordpress.com/2013/01/17/con-bao-tren-thien-an-mon-phan-2-2/
======================================================================
Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 3)
Cay RadeMacher
Phan Ba dịch
Thứ bảy, 13 tháng 5, 13 giờ. Sinh viên gặp nhau trong khuôn viên của trường Đại học Sư phạm, bị kích động bởi một tờ truyền đơn: “Trong tuổi trẻ rực rỡ của chúng ta, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ nét đẹp của cuộc đời chúng ta, dù chúng ta có không muốn đến đâu đi chăng nữa.” Đấy là về một chiến lược mới: tuyệt thực.
Một sự phản kháng như thế chưa từng có trong Trung Quốc. Thời điểm hầu như không còn có thể thuận tiện hơn nữa. Sếp Xô viết Gorbachev sẽ đến thăm Bắc Kinh, sẽ đưa cánh tay mặt ra cho Đặng để trở thành “cái bắt tay lịch sử” và qua đó đánh dấu chấm dứt các căng thẳng giữa hai thế lực. Đối với ĐCS, đấy là một thắng lợi hết sức to lớn cho thể diện.
Bây giờ, các sinh viên lại có kế hoạch tuyệt thực đúng vào chuyến viếng thăm chính thức này, trong một lều trại trên Thiên An Môn. Không ai, họ tin vậy, sẽ dám dùng bạo lực với họ, khi cả thế giới đang nhìn đến. Cuộc phản đối của họ, họ hy vọng thế, sẽ mang các quan chức vào trong một tình thế lúng túng và sẽ bắt buộc họ có những nhượng bộ nhanh chóng.
15 giờ 25. Khoảng 200 sinh viên đến Thiên An Môn từ đại lộ Trường An, con đường lớn của Bắc Kinh. Trong số họ có những người biểu tình tuyệt thực, đeo những cái băng trên trán như “Tự do muôn năm”. Tạo thành một vòng tròn ở phía Bắc của đài kỷ niệm những người anh hùng và dựng lều lên.
Phần lớn đều 19, 20 tuổi. Sinh viên Y khoa chăm sóc họ, có người mang nước uống pha đường, thuốc lá đến. Những người khác mang hộp giấy đi quanh người dân hiếu kỳ để xin tiền ủng hộ. (Vài ngày sau đó, Hội người tàn tật Trung Quốc sẽ cho 100.000 nhân dân tệ, mặc dù người đứng đầu là con trai của Đặng Tiểu Bình.).
16 giờ 25. Thời gian này đã có hơn 1000 người biểu tình tuyệt thực. Trời nóng bức và đầy khói xe. Xe cứu thương hú còi mang những người kiệt sức vào bệnh viện. Hàng ngàn người đi bằng xe đạp, khắp nơi đều có những cuộc thảo luận với người đi đường.
Quyền lực nhà nước dường như tê liệt. Khi sinh viên mời kem vài người lính đang đứng gác ở lối vào Đại hội đường Nhân dân ở phía Đông, các sĩ quan ngượng ngùng ra lệnh: “Không được ăn!”
18 giờ 00. Ba lãnh tụ sinh viên tổ chức họp báo trên những bậc thang trước Viện Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc. Họ công bố việc biểu tình tuyệt thực. Họ “vẫn còn sống trong thời kỳ nô lệ”, Ngô Nhĩ Khai Hy giải thích với một nhà báo.
Đến một lúc nào đó vào ngày này, Triệu Tử Dương gặp Đặng Tiểu Bình để trao đổi, lần đầu tiên sau lễ tang cho Hồ Diệu Bang. Triệu đưa ra một chiến thuật dè dặt.
Đặng trả lời: “Trên Thiên An Môn phải có trật tự khi Gorbachev đến.” Một tối hậu thư: Nếu chuyến viếng thămg chính thức trở thành thảm họa thì ông ấy sẽ để cho Triệu phải trả giá.
Chủ Nhật, 14 tháng 5. Bành Chân, cựu thị trưởng tự do hơn của Bắc Kinh – người bị bãi nhiệm trong thời của cuộc Cách mạng Văn hóa – gọi điện cho Đặng, việc hiếm khi xảy ra: “Tôi thấy là chúng ta phải làm điều gì đó để lật ngược lại tình thế.” Thế nhưng chỉ có quan chức cấp dưới nói chuyện với những người biểu tình tuyệt thực – không có quyền đưa ra nhượng bộ để qua đó mà khiến cho tình hình bớt căng thẳng hơn.
Thứ hai, 15 tháng 5, 12 giờ 00. Gorbachev đáp xuống sân bay Bắc Kinh. Ở đó, ông ấy duyệt qua một đội danh dự, cái thật ra theo nghi thức là sẽ được tiến hành bốn giờ sau đó – trên Thiên An Môn.
Người cầm quyền Xô viết ngạc nhiên. Đoàn xe của ông ấy không chạy trên đại lộ Trường An, mặc dù nó đã được trang hoàng bằng cờ. Qua những con đường nhỏ, đoàn xe đến nhà khách của chính phủ Trung Quốc, nơi mà người sếp Xô viết phải bước vào qua một cửa phụ.
18 giờ 15. Gorbachev và Chủ tịch nước Trung Quốc Dương Thượng Côn gặp nhau trong Đại hội đường Nhân dân. Ở bên ngoài trên quảng trường, các sinh viên hô to. “Dân chủ hay là chết!” Gorbachev nói với Dương: “Tôi đến Bắc Kinh, và anh có một cuộc cách mạng!”
Bẽ mặt! Đặng Tiểu Bình đã tổ chức cuộc hội nghị thượng đỉnh này từ một cảm giác của thế mạnh. Và bây giờ thì ông ấy còn chẳng làm chủ được thủ đô của mình nữa.
16 THÁNG 5, 1 GIỜ 00. Thông tin chính thức qua loa trên Thiên An Môn: chính phủ đang đối thoại với sinh viên. Họ cần phải rời quảng trường. Không ai phản ứng.
Hiện giờ, ngay đến đài truyền hình nhà nước cũng tường thuật về thành phố lều của những người đang biểu tình tuyệt thực. Cả nước đều biết đến những người biểu tình – và nhiều người cũng biết các yêu cầu của họ. Cho tới buổi chiều, 300.000 người dân đổ vể quảng trường và bao bọc lấy những người đang hoạt động ở đó.
Đối với những người lãnh tụ sinh viên, tình hình trở nên khó khăn. Họ đã tính trước rằng cuộc biểu tình của họ sẽ bắt buộc chính phủ phải nhượng bộ cho tới thời điểm chuyến viếng thăm của Gorbachev. Bây giờ thì hoạt động đấy, theo kế hoạch là hai ngày, phải được kéo dài vô hạn định. Tuy là liên tục có người mới tình nguyện, nhưng đồng thời cũng đã có 600 người kiệt sức nằm trong bệnh viện.
Trong lúc đó, ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm của Gorbachev cũng diễn ra trong sự ứng biến tạm thời thật lúng túng. Ông vào Đại hội đường Nhân dân qua một cửa phụ. Ở đấy, cuối cùng rồi ông cũng có cuộc trao đổi riêng với Đặng Tiểu Bình. Gorbachev, rõ ràng là cảm thấy bất ổn, lo ngại rằng chẳng bao lâu nữa cũng có thể sẽ có những điều tương tự như thế đe dọa mình ở Moscow, và tuyên bố tình đoàn kết của ông ấy.
Đấy đối với họ Đặng bị bẽ mặt thì đấy chỉ là một sự an ủi bé nhỏ, rằng người đối diện với mình không đắc thắng. Sau cuộc gặp gỡ, người bố già sẽ biến mất khỏi giới công khai trong vòng ba tuần mang tính quyết định sau đó. Không xuất hiện, không diễn thuyết, không có hình ảnh trên truyền hình.
Sếp Đảng Triệu Tử Dương lúc đấy đọc một bài diễn văn trước nhiều khách quốc gia, cũng được truyền hình phát đi. Trong đó, ngoài những điều khác, ông ấy tuyên bố rằng Đặng vẫn là lãnh tụ cao nhất của Trung Quốc.
Thế nhưng câu nói đó, cái hẳn đã được nghĩ như là một lời tuyên bố tôn vinh, phải có tác động như là một sự khiêu khích đối với nhiều cán bộ. Lời tuyên bố đấy đối với họ giống như một sự giữ thái độ cách biệt của Triệu đối với người bố già: Đặng bị nêu ra như là người chịu trách nhiệm chính của chính phủ và qua đó là người tiếp nhận mọi sự phản kháng.
Đấy có lẽ là sai lầm chiến thuật lớn nhất của Triệu trong cuộc tranh giành quyền lực. Ngay trong tối hôm đó, ông ấy họp với Lý Bằng và các quan chức cao cấp khác. Lý tức điên, những người biểu tình “tấn công và lăng nhục” Đặng Tiểu Bình. “Mục đích của họ là lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Triệu đáp trả: “Phần lớn các sinh viên đang biểu tình đều yêu nước và thật sự lo lắng cho đất nước của chúng ta. Chúng ta phải thu lại bài xã luận của ngày 26 tháng 4.”
Lý Bằng trả lời: “Đó là những lời phát biểu nguyên thủy của đồng chí Đặng Tiểu Bình. Không thay đổi chúng được đâu.”
Không người nào trong hai đối thủ có thể thuyết phục được tất cả ba người đồng chí khác trong Ủy ban Thường vụ của Bộ Chính trị. Nhóm lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCS tê liệt – và quyết định hỏi ý kiến Đặng.
THỨ TƯ, 17 THÁNG 5. Vào ngày này đã diễn ra cuộc biểu tình lớn nhất không do nhà nước tổ chức trong lịch sử Trung Quốc – và đồng thời cũng là cuộc tranh giành quyền lực quyết định trong Đảng.
Khoảng một triệu người đổ về Thiên An Môn, đi bộ, bằng xe đạp hay trên xe tải. Sinh viên, công nhân, trí thức, nhân viên nhà nước, nhà báo của tờ “Nhân dân Nhật báo” và của đài truyền hình nhà nước, cả cảnh sát trẻ tuổi nữa. Nhiều người giơ cao biểu ngữ. “Đặng, anh già rồi”, có thể đọc được như thế ở trên đó hay :”Giá cả tăng, lương teo lại.”
Người bán hàng rời cửa tiệm, công nhân rời nhà máy, sản xuất đình trệ khắp mọi nơi. Dưới bầu trời rực rỡ, bầu không khí giống như lễ hội, người làm xiếc trong đám đông, trẻ con cùng với trống, nhạc phát ra từ những cái loa do sinh viên lắp đặt: bản Giao hưởng số 9 của Beethoven. Cứ như người dân đã chiếm lĩnh đường phố Bắc Kinh.
Đã từ lâu, không chỉ có người dân bản xứ chen chúc nhau trên quảng trường: nhân viên soát vé hỏa xa để cho sinh viên đi tàu không mất tiền về thủ đô trên nhiều chuyến tàu hỏa đường dài, để họ biểu tình ở đó.
Ngay từ sáng, Ủy ban Thường vụ của Bộ Chính trị đã nhận chỉ thị của Đặng tại nhà của ông ấy trong Trung Nam Hải, chỉ cách đám đông vài trăm mét.
Ông bố già tuyên bố: “Đồng chí Tử Dương, bài diễn văn của đồng chí trong ngày 4 tháng 5 là một bước ngoặc. Từ lúc đấy, phong trào sinh viên ngày càng tồi tệ hơn. Sau khi suy nghĩ thật lâu, tôi đã đi đến quyết định, rằng chúng ta cần phải gọi Quân đội Giải phóng Nhân dân vào Bắc Kinh và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Mục đích là phải dứt khoát dẹp tan cuộc bạo loạn này.”
Triệu trả lời: “Đồng chí Tiểu Bình, tôi khó lòng mà thực hiện kế hoạch này được.”
Đặng: “Thiểu số phải phục tùng đa số!”
Triệu: “Tôi xin chịu kỷ luật Đảng.”
Vào khoảng 20 giờ, Ủy ban Thường vụ lại họp, bây giờ thì không có Đặng. Đến lúc biểu quyết về đề nghị của ông ấy: hai quan chức cao cấp ủng hộ (Lý Bằng và Diêu Y Lâm), hai chống (Triệu Tử Dương và Hồ Khởi Lập), người thứ năm, Kiều Thạch, bỏ phiếu trắng. Tê liệt.
Triệu đề nghị từ chức.
“Làm sao mà anh lại có thể rút lui đúng vào lúc chúng ta cần sự đoàn kết nhiều nhất chứ?”, người cao tuổi Đảng nhất cũng có mặt trong lúc đó, Dương Thượng Côn, la mắng ông ấy. Tức là cũng không có từ chức. Nói chung là không có quyết định.
ĐCS bây giờ bị đe dọa mất đầu.
Ở bên ngoài, lễ hội nhân dân vẫn tiếp tục – cho tới khi cơn mưa rào cuốn trôi đi sự nóng nực. Nhiều người đi về nhà. Ngày mà có thể mang lại cho Trung Quốc một cuộc cách mạng mới đã chấm dứt trong cơn mưa và sự yên tịnh.
(Còn tiếp)
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
nguồn:http://phanba.wordpress.com/2013/01/20/con-bao-tren-thien-an-mon-phan-3/
======================================================================
Phan Ba dịch
Thứ bảy, 13 tháng 5, 13 giờ. Sinh viên gặp nhau trong khuôn viên của trường Đại học Sư phạm, bị kích động bởi một tờ truyền đơn: “Trong tuổi trẻ rực rỡ của chúng ta, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ nét đẹp của cuộc đời chúng ta, dù chúng ta có không muốn đến đâu đi chăng nữa.” Đấy là về một chiến lược mới: tuyệt thực.
Một sự phản kháng như thế chưa từng có trong Trung Quốc. Thời điểm hầu như không còn có thể thuận tiện hơn nữa. Sếp Xô viết Gorbachev sẽ đến thăm Bắc Kinh, sẽ đưa cánh tay mặt ra cho Đặng để trở thành “cái bắt tay lịch sử” và qua đó đánh dấu chấm dứt các căng thẳng giữa hai thế lực. Đối với ĐCS, đấy là một thắng lợi hết sức to lớn cho thể diện.
Bây giờ, các sinh viên lại có kế hoạch tuyệt thực đúng vào chuyến viếng thăm chính thức này, trong một lều trại trên Thiên An Môn. Không ai, họ tin vậy, sẽ dám dùng bạo lực với họ, khi cả thế giới đang nhìn đến. Cuộc phản đối của họ, họ hy vọng thế, sẽ mang các quan chức vào trong một tình thế lúng túng và sẽ bắt buộc họ có những nhượng bộ nhanh chóng.
15 giờ 25. Khoảng 200 sinh viên đến Thiên An Môn từ đại lộ Trường An, con đường lớn của Bắc Kinh. Trong số họ có những người biểu tình tuyệt thực, đeo những cái băng trên trán như “Tự do muôn năm”. Tạo thành một vòng tròn ở phía Bắc của đài kỷ niệm những người anh hùng và dựng lều lên.
Phần lớn đều 19, 20 tuổi. Sinh viên Y khoa chăm sóc họ, có người mang nước uống pha đường, thuốc lá đến. Những người khác mang hộp giấy đi quanh người dân hiếu kỳ để xin tiền ủng hộ. (Vài ngày sau đó, Hội người tàn tật Trung Quốc sẽ cho 100.000 nhân dân tệ, mặc dù người đứng đầu là con trai của Đặng Tiểu Bình.).
16 giờ 25. Thời gian này đã có hơn 1000 người biểu tình tuyệt thực. Trời nóng bức và đầy khói xe. Xe cứu thương hú còi mang những người kiệt sức vào bệnh viện. Hàng ngàn người đi bằng xe đạp, khắp nơi đều có những cuộc thảo luận với người đi đường.
Quyền lực nhà nước dường như tê liệt. Khi sinh viên mời kem vài người lính đang đứng gác ở lối vào Đại hội đường Nhân dân ở phía Đông, các sĩ quan ngượng ngùng ra lệnh: “Không được ăn!”
18 giờ 00. Ba lãnh tụ sinh viên tổ chức họp báo trên những bậc thang trước Viện Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc. Họ công bố việc biểu tình tuyệt thực. Họ “vẫn còn sống trong thời kỳ nô lệ”, Ngô Nhĩ Khai Hy giải thích với một nhà báo.
Đến một lúc nào đó vào ngày này, Triệu Tử Dương gặp Đặng Tiểu Bình để trao đổi, lần đầu tiên sau lễ tang cho Hồ Diệu Bang. Triệu đưa ra một chiến thuật dè dặt.
Đặng trả lời: “Trên Thiên An Môn phải có trật tự khi Gorbachev đến.” Một tối hậu thư: Nếu chuyến viếng thămg chính thức trở thành thảm họa thì ông ấy sẽ để cho Triệu phải trả giá.
Chủ Nhật, 14 tháng 5. Bành Chân, cựu thị trưởng tự do hơn của Bắc Kinh – người bị bãi nhiệm trong thời của cuộc Cách mạng Văn hóa – gọi điện cho Đặng, việc hiếm khi xảy ra: “Tôi thấy là chúng ta phải làm điều gì đó để lật ngược lại tình thế.” Thế nhưng chỉ có quan chức cấp dưới nói chuyện với những người biểu tình tuyệt thực – không có quyền đưa ra nhượng bộ để qua đó mà khiến cho tình hình bớt căng thẳng hơn.
Thứ hai, 15 tháng 5, 12 giờ 00. Gorbachev đáp xuống sân bay Bắc Kinh. Ở đó, ông ấy duyệt qua một đội danh dự, cái thật ra theo nghi thức là sẽ được tiến hành bốn giờ sau đó – trên Thiên An Môn.
Người cầm quyền Xô viết ngạc nhiên. Đoàn xe của ông ấy không chạy trên đại lộ Trường An, mặc dù nó đã được trang hoàng bằng cờ. Qua những con đường nhỏ, đoàn xe đến nhà khách của chính phủ Trung Quốc, nơi mà người sếp Xô viết phải bước vào qua một cửa phụ.
18 giờ 15. Gorbachev và Chủ tịch nước Trung Quốc Dương Thượng Côn gặp nhau trong Đại hội đường Nhân dân. Ở bên ngoài trên quảng trường, các sinh viên hô to. “Dân chủ hay là chết!” Gorbachev nói với Dương: “Tôi đến Bắc Kinh, và anh có một cuộc cách mạng!”
Bẽ mặt! Đặng Tiểu Bình đã tổ chức cuộc hội nghị thượng đỉnh này từ một cảm giác của thế mạnh. Và bây giờ thì ông ấy còn chẳng làm chủ được thủ đô của mình nữa.
16 THÁNG 5, 1 GIỜ 00. Thông tin chính thức qua loa trên Thiên An Môn: chính phủ đang đối thoại với sinh viên. Họ cần phải rời quảng trường. Không ai phản ứng.
Hiện giờ, ngay đến đài truyền hình nhà nước cũng tường thuật về thành phố lều của những người đang biểu tình tuyệt thực. Cả nước đều biết đến những người biểu tình – và nhiều người cũng biết các yêu cầu của họ. Cho tới buổi chiều, 300.000 người dân đổ vể quảng trường và bao bọc lấy những người đang hoạt động ở đó.
Đối với những người lãnh tụ sinh viên, tình hình trở nên khó khăn. Họ đã tính trước rằng cuộc biểu tình của họ sẽ bắt buộc chính phủ phải nhượng bộ cho tới thời điểm chuyến viếng thăm của Gorbachev. Bây giờ thì hoạt động đấy, theo kế hoạch là hai ngày, phải được kéo dài vô hạn định. Tuy là liên tục có người mới tình nguyện, nhưng đồng thời cũng đã có 600 người kiệt sức nằm trong bệnh viện.
Trong lúc đó, ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm của Gorbachev cũng diễn ra trong sự ứng biến tạm thời thật lúng túng. Ông vào Đại hội đường Nhân dân qua một cửa phụ. Ở đấy, cuối cùng rồi ông cũng có cuộc trao đổi riêng với Đặng Tiểu Bình. Gorbachev, rõ ràng là cảm thấy bất ổn, lo ngại rằng chẳng bao lâu nữa cũng có thể sẽ có những điều tương tự như thế đe dọa mình ở Moscow, và tuyên bố tình đoàn kết của ông ấy.
Đấy đối với họ Đặng bị bẽ mặt thì đấy chỉ là một sự an ủi bé nhỏ, rằng người đối diện với mình không đắc thắng. Sau cuộc gặp gỡ, người bố già sẽ biến mất khỏi giới công khai trong vòng ba tuần mang tính quyết định sau đó. Không xuất hiện, không diễn thuyết, không có hình ảnh trên truyền hình.
Sếp Đảng Triệu Tử Dương lúc đấy đọc một bài diễn văn trước nhiều khách quốc gia, cũng được truyền hình phát đi. Trong đó, ngoài những điều khác, ông ấy tuyên bố rằng Đặng vẫn là lãnh tụ cao nhất của Trung Quốc.
Thế nhưng câu nói đó, cái hẳn đã được nghĩ như là một lời tuyên bố tôn vinh, phải có tác động như là một sự khiêu khích đối với nhiều cán bộ. Lời tuyên bố đấy đối với họ giống như một sự giữ thái độ cách biệt của Triệu đối với người bố già: Đặng bị nêu ra như là người chịu trách nhiệm chính của chính phủ và qua đó là người tiếp nhận mọi sự phản kháng.
Đấy có lẽ là sai lầm chiến thuật lớn nhất của Triệu trong cuộc tranh giành quyền lực. Ngay trong tối hôm đó, ông ấy họp với Lý Bằng và các quan chức cao cấp khác. Lý tức điên, những người biểu tình “tấn công và lăng nhục” Đặng Tiểu Bình. “Mục đích của họ là lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Triệu đáp trả: “Phần lớn các sinh viên đang biểu tình đều yêu nước và thật sự lo lắng cho đất nước của chúng ta. Chúng ta phải thu lại bài xã luận của ngày 26 tháng 4.”
Lý Bằng trả lời: “Đó là những lời phát biểu nguyên thủy của đồng chí Đặng Tiểu Bình. Không thay đổi chúng được đâu.”
Không người nào trong hai đối thủ có thể thuyết phục được tất cả ba người đồng chí khác trong Ủy ban Thường vụ của Bộ Chính trị. Nhóm lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCS tê liệt – và quyết định hỏi ý kiến Đặng.
THỨ TƯ, 17 THÁNG 5. Vào ngày này đã diễn ra cuộc biểu tình lớn nhất không do nhà nước tổ chức trong lịch sử Trung Quốc – và đồng thời cũng là cuộc tranh giành quyền lực quyết định trong Đảng.
Khoảng một triệu người đổ về Thiên An Môn, đi bộ, bằng xe đạp hay trên xe tải. Sinh viên, công nhân, trí thức, nhân viên nhà nước, nhà báo của tờ “Nhân dân Nhật báo” và của đài truyền hình nhà nước, cả cảnh sát trẻ tuổi nữa. Nhiều người giơ cao biểu ngữ. “Đặng, anh già rồi”, có thể đọc được như thế ở trên đó hay :”Giá cả tăng, lương teo lại.”
Người bán hàng rời cửa tiệm, công nhân rời nhà máy, sản xuất đình trệ khắp mọi nơi. Dưới bầu trời rực rỡ, bầu không khí giống như lễ hội, người làm xiếc trong đám đông, trẻ con cùng với trống, nhạc phát ra từ những cái loa do sinh viên lắp đặt: bản Giao hưởng số 9 của Beethoven. Cứ như người dân đã chiếm lĩnh đường phố Bắc Kinh.
Đã từ lâu, không chỉ có người dân bản xứ chen chúc nhau trên quảng trường: nhân viên soát vé hỏa xa để cho sinh viên đi tàu không mất tiền về thủ đô trên nhiều chuyến tàu hỏa đường dài, để họ biểu tình ở đó.
Ngay từ sáng, Ủy ban Thường vụ của Bộ Chính trị đã nhận chỉ thị của Đặng tại nhà của ông ấy trong Trung Nam Hải, chỉ cách đám đông vài trăm mét.
Ông bố già tuyên bố: “Đồng chí Tử Dương, bài diễn văn của đồng chí trong ngày 4 tháng 5 là một bước ngoặc. Từ lúc đấy, phong trào sinh viên ngày càng tồi tệ hơn. Sau khi suy nghĩ thật lâu, tôi đã đi đến quyết định, rằng chúng ta cần phải gọi Quân đội Giải phóng Nhân dân vào Bắc Kinh và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Mục đích là phải dứt khoát dẹp tan cuộc bạo loạn này.”
Triệu trả lời: “Đồng chí Tiểu Bình, tôi khó lòng mà thực hiện kế hoạch này được.”
Đặng: “Thiểu số phải phục tùng đa số!”
Triệu: “Tôi xin chịu kỷ luật Đảng.”
Vào khoảng 20 giờ, Ủy ban Thường vụ lại họp, bây giờ thì không có Đặng. Đến lúc biểu quyết về đề nghị của ông ấy: hai quan chức cao cấp ủng hộ (Lý Bằng và Diêu Y Lâm), hai chống (Triệu Tử Dương và Hồ Khởi Lập), người thứ năm, Kiều Thạch, bỏ phiếu trắng. Tê liệt.
Triệu đề nghị từ chức.
“Làm sao mà anh lại có thể rút lui đúng vào lúc chúng ta cần sự đoàn kết nhiều nhất chứ?”, người cao tuổi Đảng nhất cũng có mặt trong lúc đó, Dương Thượng Côn, la mắng ông ấy. Tức là cũng không có từ chức. Nói chung là không có quyết định.
ĐCS bây giờ bị đe dọa mất đầu.
Ở bên ngoài, lễ hội nhân dân vẫn tiếp tục – cho tới khi cơn mưa rào cuốn trôi đi sự nóng nực. Nhiều người đi về nhà. Ngày mà có thể mang lại cho Trung Quốc một cuộc cách mạng mới đã chấm dứt trong cơn mưa và sự yên tịnh.
(Còn tiếp)
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
nguồn:http://phanba.wordpress.com/2013/01/20/con-bao-tren-thien-an-mon-phan-3/
======================================================================
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001