16.01.2013
Ngồi ở cạnh cửa sổ, tôi nhìn ra bên ngoài. Bầu trời sáng nay màu xám
chì. Dự báo thời tiết cho biết ngày sẽ có mưa. Khác với mọi hôm, vào giờ
này, phố đã ngợp ánh nắng. Nhưng bữa nay, mặt trời còn chưa thức dậy,
chắc ông đang trùm mền ngủ. Phố với con đường vòng, hai bên vỉa hè là
hai dẫy nhà, trước mỗi nhà có trải thảm cỏ, trong lúc trời đất còn tranh
tối tranh sáng, nhìn cảnh vật dưới bầu trời u ám, làm sao tôi có thể
vui được.
Những lúc như thế, vào một ngày Chủ nhật không phải đi làm, tôi thường khỏa lấp nỗi buồn bằng cách đọc những tờ báo, coi những đĩa DVD phim Đại Hàn, hay ngồi thả hồn nghe nhạc. Giết thời gian để thời gian qua nhanh như tâm trạng của một người khách ngồi trên xe đò, nôn nóng với đoạn đường dài, chỉ mong sao sớm thấy địa phận của thành phố nơi mình tới.
Báo thì báo đã đọc cả rồi. Phim Đại Hàn thì phim cũng đã coi qua. Những đĩa CD và DVD cái có nhạc, cái có hình ảnh thì chẳng cái đĩa nào mà tôi không nghe, không xem, đến nỗi thuộc nằm lòng cả. Vì thế, phải làm gì để qua thời gian với buổi sáng trời đất buồn bã ủ ê như buổi sáng mây ngậm nặng nước, mưa chỉ chờ đổ xuống như giờ giấc lúc này. Trong khi đầu óc nghĩ, mắt tôi chợt nhìn về cái tủ sách kê ở góc phòng. Có phải vì thấy mắt tôi nhìn về phía chúng, những cuốn sách đều hớn hở như những con chim non thấy mẹ bay về mớm mồi, miệng há ra ríu rít nói.
Tôi rời chỗ ngồi, đi về cái tủ, mở cánh tủ, tay đưa lên sờ gáy những cuốn sách. Đọc cuốn gì bây giờ. Sách nhiều quá nên đụng cuốn nào, tôi cũng muốn cầm cuốn đó ra. Rồi thì, tôi cầu may đưa tay lấy một cuốn. Lại trở về cái ghế kê sát gần cửa sổ, dưới ngọn đèn tỏa sáng, tôi mở trang đầu của cuốn sách. À, một tuyển tập thơ của nhà thơ Rabindranath Tagore. Để trước khi dẫn dắt người đọc đi vào những trang thơ của nhà thơ, ngay trang đầu, tôi đã thấy đây là phần giới thiệu tác giả. Rabindranath Tagore là ai. Là người Ấn Độ, sinh quán ở Calcutta, thủ phủ của bang Tây Bengal, thi hào Rabindranath Tagore ra đời ngày 6 tháng 5 năm 1861, mất ngày 7 tháng 8 năm 1941, thọ 80 tuổi. Miền Tây Bengal là vùng châu thổ của sông Hằng, nơi đã in dấu chân đức Phật Thích Ca trên bờ cát. Cũng trong sách tả về phong cảnh ở Bengal mà tôi đọc thấy, chung quanh Bengal là làng mạc có lũy tre xanh, có những trẻ chăn trâu cưỡi trên lưng trâu thổi sáo, có những con đường mòn và các giếng nước trong, có cây đa và bến đò, có những cô gái gánh hàng rong và có người hát xẩm ngồi dưới trăng hát dạo.
Mới chỉ đọc qua tiểu sử và sinh quán của nhà thơ, hình ảnh và các sự việc đã làm tôi thấy gần gũi với quê hương đất nước tôi rồi, tự nhiên trong lòng tôi dâng lên niềm vui thích.
Tôi chậm rãi mở từng trang giấy, đọc từng bài thơ, bỗng ngưng khi thấy bài Thuyền Giấy, thì tôi hồi tưởng ngay đến thời nhỏ, lúc còn là cô bé đi học ở trường làng, nên bài thơ đó, tôi lập đi lập lại nhiều lần như để cố thuộc lòng.
Thuyền Giấy là cái thuyền được người ta dùng một tờ giấy gập lại giống hình một cái thuyền. Và cái thuyền giấy đó để làm gì thì trong đoạn thơ tôi đọc, tôi thấy nhà thơ đã diễn tả như sau:
“Ngày lại ngày, tôi thả những chiếc thuyền giấy của tôi
Từng chiếc một bơi trên dòng nước chảy
Tôi viết tên tôi và tên làng tôi ở trên thuyền
Bằng những chữ lớn màu đen
Tôi hi vọng rằng một người nào đó
Trên một miền đất lạ
Sẽ thấy những chiếc thuyền này
Và biết tôi là ai”.
Tôi thả hồn mình trôi theo đoạn thơ vừa đọc, để rồi không lâu sau đó, cả một khung trời đầy kỷ niệm của thời thơ ấu từ từ hiện về, hệt như những lúc ngồi nhìn lên bầu trời mùa hạ, thấy những lọn mây trắng lững lờ bay.
Thuở đó, tôi nhớ ngôi làng ở vùng quê ngoại, nơi ông bà sinh ra mẹ tôi đã sống. Ngôi làng ở vùng quê đó, đối với tôi là cả một bức tranh mà dưới cây cọ và lớp sơn màu của một họa sĩ tài danh cũng không thể nào có khả năng để vẽ được. Với trí nhớ trong tiềm thức, tôi hình dung ra cảnh vật và sinh hoạt ở ngôi nhà của ông bà ngoại tôi y như tôi được ai đó có phép lạ, đưa tôi lùi về thời gian của quá khứ.
Kìa, tôi là một cô bé còn nhỏ, tóc xõa ngang vai, tuổi mới biết chơi nhảy ô quan, chơi bịt mắt bắt dê với mấy đứa con gái ở bên hàng xóm. Làng xóm của ông bà ngoại tôi ở một quận huyện thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ngôi nhà vách gỗ, mái tôn nằm trên mảnh đất cạnh một con kinh mà hai bên bờ có những cây dừa nước thân gốc đứng thẳng. Con kinh lúc thủy triều rút, lòng kinh đầy bùn đen và xông lên một mùi hôi thối khó ngửi. Nhưng chính con kinh đó khi nước dòng từ đâu đó đổ về làm thủy lượng dâng đầy, tôi và đứa em trai của tôi đã đem những chiếc thuyền giấy ra đây để thả. Ngồi rõi mắt nhìn theo con thuyền giấy từ từ rời bến nước để nhập vào dòng chảy trôi ra xa rồi lờ lững giữa con kinh, hai chị em tôi vui mừng hớn hở vì con thuyền giấy không bị thấm nước rồi chìm. Tôi không như ông Tagore viết tên tôi và làng tôi trên con thuyền đó và cũng chẳng nuôi hi vọng có người nào đó trên vùng đất lạ sẽ thấy chiếc thuyền này. Thú vui chỉ là thú vui của tuổi nhỏ vô tư nên không cần suy nghĩ và có tính toán dự định trước.
Thậm chí tôi cũng chẳng nghĩ đến chất đầy hoa trên chiếc thuyền nhỏ bé của tôi để hi vọng rằng, trong đêm tối những đóa hoa này sẽ tới đất liền yên ổn khi bình minh ló dạng như lời thơ trong bài thơ của Tagore đã viết:
“Trên những thuyền nhỏ của tôi
Tôi chất đầy những hoa Siêu li hái được ở trong vườn
Và tôi hi vọng rằng trong đêm tối
Những đóa hoa của bình minh này sẽ được mang vào đất liền yên ổn”.
Những lúc rảnh, có khi là buổi sáng, có khi là buổi chiều, tôi và cậu em trai thường rủ nhau ra bờ kinh, ngồi xé giấy để gập những cái thuyền, rồi thả xuống nước cho thuyền trôi theo dòng nước.
Khi đêm tối về, sau một ngày chơi đùa thỏa thích, nằm xuống giường là tôi đi vào giấc ngủ, chẳng còn thì giờ đâu để suy nghĩ về con thuyền giấy nhỏ bé và mong manh, trên dòng nước của con kinh giờ này đã trôi đi đến đâu hay đã chìm mất rồi. Và với giấc ngủ quá dễ dàng như vậy, tôi không hề nằm suy tư nghĩ ngợi như ông Tagore đã bảo:
“Khi đêm xuống
Tôi úp mặt vào cánh tay
Và mơ thấy thuyền của tôi
Đang trôi, trôi mãi
Dưới những vầng sao khuya”.
Cũng là một con thuyền với một tờ giấy xếp lại, đem thả xuống dòng nước ở một dòng suối hay một dòng sông cho nó trôi đi, cũng hình dáng và màu sắc của con thuyền giấy tương tự như thế, nhưng có điều chắc chắn tôi biết rằng, con thuyền trong óc tưởng tượng phong phú của nhà thơ Tagore, nó đã được thêu dệt để hình thành một cảnh thơ mộng tuyệt vời, con thuyền chở đầy những bông hoa “siêu li”, dưới đêm trăng và những ngôi sao lấp lánh ở trên trời, còn con thuyền giấy bé bỏng của tôi, nó đã bị tôi quên ngay khi rời bờ nước của con lạch gần nhà để rồi chìm vào quên lãng. Nhưng khuya khoắt với giấc ngủ tìm về, trong cơn mê, tôi lại thấy con thuyền hiện lên trên con lạch. Nó như một cánh bướm trắng lặc lờ ẩn hiện trong tàng lá ở vườn cây sau nhà. Con thuyền giấy đó bây giờ là con thuyền gỗ chở đầy những người mà không là những bông hoa “siêu li” viết trong bài thơ của ông Tagore. Con thuyền khốn khổ cố chống chỏi những đợt sóng lớn đánh tới tấp vào sườn của nó. Những người ở trên thuyền đang la hét vì họ sợ thuyền chìm. Biển thì mênh mông bát ngát với sóng dựng, với những tảng nước dâng cao như một cái mái nhà khổng lồ chụp xuống. Con thuyền đó là con thuyền của những người vượt biển để tìm đường về mảnh đất Tự Do.
Trời đã sáng, tôi thức dậy nhưng đầu óc vẫn còn nhớ đến con thuyền của những người tị nạn. Nó đã bị sóng đánh rồi lật và mang theo những người nó đã chở. Con thuyền gỗ đã không làm tròn sứ mạng mà những người đi trên thuyền đã phó thác mạng sống cho nó khi rời bỏ quê hương để đi đến vùng đất bình an như họ mong đợi. Giữa ba con thuyền giấy, con thuyền của nhà thơ Tagor thì mơ mộng và tuyệt vời, con thuyền giấy của tôi thả trên con lạch thì bình thường giản dị như một cuộc chơi trẻ thơ, con thuyền gỗ của những người vượt biển đã là một tai nạn khủng khiếp trong chuyến hải hành và ở sâu dưới lòng biển cả, thịt rồi sẽ rã, xương cốt bị hải táng, hồn họ sẽ là tiếng kêu ai oán của những con chim hải âu đảo cánh trên bầu trời.
Mây vẫn là mây của ngày hôm trước u ám gần như khắp cả thành phố. Gió vẫn là gió của ngày hôm qua thổi về với những tiếng khua động cành lá của cây cối sau vườn nhà. Ở đâu đó không xa đây đã có tuyết xuống. Hơi lạnh làm ảnh hưởng không khí ở vùng tôi ở.
Buổi sáng, vẫn chỗ ngồi ở cái ghế kê gần cửa sổ, vẫn tập thơ của nhà thơ Tagore, tôi mở ra, mắt bắt gặp đọc thấy một câu đầy thú vị.
“Tuổi trẻ mỗi năm một tàn
Ngày Xuân không bền bỉ
Những đóa hoa mảnh mai cũng dễ dàng rơi rụng
Và kẻ khôn ngoan vẫn bảo anh rằng:
Cuộc đời chỉ là một giọt sương trên chiếc lá sen”.
NGUYỄN TRUNG DŨNG
[những đoạn thơ của Rabindranath TAGORE, Đào Xuân Quý dịch]
Những lúc như thế, vào một ngày Chủ nhật không phải đi làm, tôi thường khỏa lấp nỗi buồn bằng cách đọc những tờ báo, coi những đĩa DVD phim Đại Hàn, hay ngồi thả hồn nghe nhạc. Giết thời gian để thời gian qua nhanh như tâm trạng của một người khách ngồi trên xe đò, nôn nóng với đoạn đường dài, chỉ mong sao sớm thấy địa phận của thành phố nơi mình tới.
Báo thì báo đã đọc cả rồi. Phim Đại Hàn thì phim cũng đã coi qua. Những đĩa CD và DVD cái có nhạc, cái có hình ảnh thì chẳng cái đĩa nào mà tôi không nghe, không xem, đến nỗi thuộc nằm lòng cả. Vì thế, phải làm gì để qua thời gian với buổi sáng trời đất buồn bã ủ ê như buổi sáng mây ngậm nặng nước, mưa chỉ chờ đổ xuống như giờ giấc lúc này. Trong khi đầu óc nghĩ, mắt tôi chợt nhìn về cái tủ sách kê ở góc phòng. Có phải vì thấy mắt tôi nhìn về phía chúng, những cuốn sách đều hớn hở như những con chim non thấy mẹ bay về mớm mồi, miệng há ra ríu rít nói.
Tôi rời chỗ ngồi, đi về cái tủ, mở cánh tủ, tay đưa lên sờ gáy những cuốn sách. Đọc cuốn gì bây giờ. Sách nhiều quá nên đụng cuốn nào, tôi cũng muốn cầm cuốn đó ra. Rồi thì, tôi cầu may đưa tay lấy một cuốn. Lại trở về cái ghế kê sát gần cửa sổ, dưới ngọn đèn tỏa sáng, tôi mở trang đầu của cuốn sách. À, một tuyển tập thơ của nhà thơ Rabindranath Tagore. Để trước khi dẫn dắt người đọc đi vào những trang thơ của nhà thơ, ngay trang đầu, tôi đã thấy đây là phần giới thiệu tác giả. Rabindranath Tagore là ai. Là người Ấn Độ, sinh quán ở Calcutta, thủ phủ của bang Tây Bengal, thi hào Rabindranath Tagore ra đời ngày 6 tháng 5 năm 1861, mất ngày 7 tháng 8 năm 1941, thọ 80 tuổi. Miền Tây Bengal là vùng châu thổ của sông Hằng, nơi đã in dấu chân đức Phật Thích Ca trên bờ cát. Cũng trong sách tả về phong cảnh ở Bengal mà tôi đọc thấy, chung quanh Bengal là làng mạc có lũy tre xanh, có những trẻ chăn trâu cưỡi trên lưng trâu thổi sáo, có những con đường mòn và các giếng nước trong, có cây đa và bến đò, có những cô gái gánh hàng rong và có người hát xẩm ngồi dưới trăng hát dạo.
Mới chỉ đọc qua tiểu sử và sinh quán của nhà thơ, hình ảnh và các sự việc đã làm tôi thấy gần gũi với quê hương đất nước tôi rồi, tự nhiên trong lòng tôi dâng lên niềm vui thích.
Tôi chậm rãi mở từng trang giấy, đọc từng bài thơ, bỗng ngưng khi thấy bài Thuyền Giấy, thì tôi hồi tưởng ngay đến thời nhỏ, lúc còn là cô bé đi học ở trường làng, nên bài thơ đó, tôi lập đi lập lại nhiều lần như để cố thuộc lòng.
Thuyền Giấy là cái thuyền được người ta dùng một tờ giấy gập lại giống hình một cái thuyền. Và cái thuyền giấy đó để làm gì thì trong đoạn thơ tôi đọc, tôi thấy nhà thơ đã diễn tả như sau:
“Ngày lại ngày, tôi thả những chiếc thuyền giấy của tôi
Từng chiếc một bơi trên dòng nước chảy
Tôi viết tên tôi và tên làng tôi ở trên thuyền
Bằng những chữ lớn màu đen
Tôi hi vọng rằng một người nào đó
Trên một miền đất lạ
Sẽ thấy những chiếc thuyền này
Và biết tôi là ai”.
Tôi thả hồn mình trôi theo đoạn thơ vừa đọc, để rồi không lâu sau đó, cả một khung trời đầy kỷ niệm của thời thơ ấu từ từ hiện về, hệt như những lúc ngồi nhìn lên bầu trời mùa hạ, thấy những lọn mây trắng lững lờ bay.
Thuở đó, tôi nhớ ngôi làng ở vùng quê ngoại, nơi ông bà sinh ra mẹ tôi đã sống. Ngôi làng ở vùng quê đó, đối với tôi là cả một bức tranh mà dưới cây cọ và lớp sơn màu của một họa sĩ tài danh cũng không thể nào có khả năng để vẽ được. Với trí nhớ trong tiềm thức, tôi hình dung ra cảnh vật và sinh hoạt ở ngôi nhà của ông bà ngoại tôi y như tôi được ai đó có phép lạ, đưa tôi lùi về thời gian của quá khứ.
Kìa, tôi là một cô bé còn nhỏ, tóc xõa ngang vai, tuổi mới biết chơi nhảy ô quan, chơi bịt mắt bắt dê với mấy đứa con gái ở bên hàng xóm. Làng xóm của ông bà ngoại tôi ở một quận huyện thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ngôi nhà vách gỗ, mái tôn nằm trên mảnh đất cạnh một con kinh mà hai bên bờ có những cây dừa nước thân gốc đứng thẳng. Con kinh lúc thủy triều rút, lòng kinh đầy bùn đen và xông lên một mùi hôi thối khó ngửi. Nhưng chính con kinh đó khi nước dòng từ đâu đó đổ về làm thủy lượng dâng đầy, tôi và đứa em trai của tôi đã đem những chiếc thuyền giấy ra đây để thả. Ngồi rõi mắt nhìn theo con thuyền giấy từ từ rời bến nước để nhập vào dòng chảy trôi ra xa rồi lờ lững giữa con kinh, hai chị em tôi vui mừng hớn hở vì con thuyền giấy không bị thấm nước rồi chìm. Tôi không như ông Tagore viết tên tôi và làng tôi trên con thuyền đó và cũng chẳng nuôi hi vọng có người nào đó trên vùng đất lạ sẽ thấy chiếc thuyền này. Thú vui chỉ là thú vui của tuổi nhỏ vô tư nên không cần suy nghĩ và có tính toán dự định trước.
Thậm chí tôi cũng chẳng nghĩ đến chất đầy hoa trên chiếc thuyền nhỏ bé của tôi để hi vọng rằng, trong đêm tối những đóa hoa này sẽ tới đất liền yên ổn khi bình minh ló dạng như lời thơ trong bài thơ của Tagore đã viết:
“Trên những thuyền nhỏ của tôi
Tôi chất đầy những hoa Siêu li hái được ở trong vườn
Và tôi hi vọng rằng trong đêm tối
Những đóa hoa của bình minh này sẽ được mang vào đất liền yên ổn”.
Những lúc rảnh, có khi là buổi sáng, có khi là buổi chiều, tôi và cậu em trai thường rủ nhau ra bờ kinh, ngồi xé giấy để gập những cái thuyền, rồi thả xuống nước cho thuyền trôi theo dòng nước.
Khi đêm tối về, sau một ngày chơi đùa thỏa thích, nằm xuống giường là tôi đi vào giấc ngủ, chẳng còn thì giờ đâu để suy nghĩ về con thuyền giấy nhỏ bé và mong manh, trên dòng nước của con kinh giờ này đã trôi đi đến đâu hay đã chìm mất rồi. Và với giấc ngủ quá dễ dàng như vậy, tôi không hề nằm suy tư nghĩ ngợi như ông Tagore đã bảo:
“Khi đêm xuống
Tôi úp mặt vào cánh tay
Và mơ thấy thuyền của tôi
Đang trôi, trôi mãi
Dưới những vầng sao khuya”.
Cũng là một con thuyền với một tờ giấy xếp lại, đem thả xuống dòng nước ở một dòng suối hay một dòng sông cho nó trôi đi, cũng hình dáng và màu sắc của con thuyền giấy tương tự như thế, nhưng có điều chắc chắn tôi biết rằng, con thuyền trong óc tưởng tượng phong phú của nhà thơ Tagore, nó đã được thêu dệt để hình thành một cảnh thơ mộng tuyệt vời, con thuyền chở đầy những bông hoa “siêu li”, dưới đêm trăng và những ngôi sao lấp lánh ở trên trời, còn con thuyền giấy bé bỏng của tôi, nó đã bị tôi quên ngay khi rời bờ nước của con lạch gần nhà để rồi chìm vào quên lãng. Nhưng khuya khoắt với giấc ngủ tìm về, trong cơn mê, tôi lại thấy con thuyền hiện lên trên con lạch. Nó như một cánh bướm trắng lặc lờ ẩn hiện trong tàng lá ở vườn cây sau nhà. Con thuyền giấy đó bây giờ là con thuyền gỗ chở đầy những người mà không là những bông hoa “siêu li” viết trong bài thơ của ông Tagore. Con thuyền khốn khổ cố chống chỏi những đợt sóng lớn đánh tới tấp vào sườn của nó. Những người ở trên thuyền đang la hét vì họ sợ thuyền chìm. Biển thì mênh mông bát ngát với sóng dựng, với những tảng nước dâng cao như một cái mái nhà khổng lồ chụp xuống. Con thuyền đó là con thuyền của những người vượt biển để tìm đường về mảnh đất Tự Do.
Trời đã sáng, tôi thức dậy nhưng đầu óc vẫn còn nhớ đến con thuyền của những người tị nạn. Nó đã bị sóng đánh rồi lật và mang theo những người nó đã chở. Con thuyền gỗ đã không làm tròn sứ mạng mà những người đi trên thuyền đã phó thác mạng sống cho nó khi rời bỏ quê hương để đi đến vùng đất bình an như họ mong đợi. Giữa ba con thuyền giấy, con thuyền của nhà thơ Tagor thì mơ mộng và tuyệt vời, con thuyền giấy của tôi thả trên con lạch thì bình thường giản dị như một cuộc chơi trẻ thơ, con thuyền gỗ của những người vượt biển đã là một tai nạn khủng khiếp trong chuyến hải hành và ở sâu dưới lòng biển cả, thịt rồi sẽ rã, xương cốt bị hải táng, hồn họ sẽ là tiếng kêu ai oán của những con chim hải âu đảo cánh trên bầu trời.
Mây vẫn là mây của ngày hôm trước u ám gần như khắp cả thành phố. Gió vẫn là gió của ngày hôm qua thổi về với những tiếng khua động cành lá của cây cối sau vườn nhà. Ở đâu đó không xa đây đã có tuyết xuống. Hơi lạnh làm ảnh hưởng không khí ở vùng tôi ở.
Buổi sáng, vẫn chỗ ngồi ở cái ghế kê gần cửa sổ, vẫn tập thơ của nhà thơ Tagore, tôi mở ra, mắt bắt gặp đọc thấy một câu đầy thú vị.
“Tuổi trẻ mỗi năm một tàn
Ngày Xuân không bền bỉ
Những đóa hoa mảnh mai cũng dễ dàng rơi rụng
Và kẻ khôn ngoan vẫn bảo anh rằng:
Cuộc đời chỉ là một giọt sương trên chiếc lá sen”.
NGUYỄN TRUNG DŨNG
[những đoạn thơ của Rabindranath TAGORE, Đào Xuân Quý dịch]
nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/con-thuyen-giay/1585304.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào
“nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001