Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Năm này, đón Tết ở đâu ?

Năm này, đón Tết ở đâu ? 

HOÀNG Hồng Minh – Bản  đầy đủ
Năm hết… Xe pháo, tàu bò, tàu bay sạch vé. Người người về nhà về quê đón Tết…

Làng nước

Cũng là mới đây thôi, đa phần dân chúng ta chỉ sống ở trong làng. Ra khỏi làng là một cú rơi tự do, « sảy nhà ra thất nghiệp ». Những ai phải rời khỏi làng để đi nơi khác kiếm sống được coi là những người cùng khổ, những người phải “tha phương cầu thực“, mò đi nơi xa lạ để mong tìm ra cái để ăn.
Rời khỏi làng để đi kiếm sống còn có nghĩa là kẻ phải chịu nhục, tựa như bị làng đào thải, trừ chuyện đàn bà con gái phải đi lấy chồng ở làng bên, và vài ngoại lệ khác… Vậy thì ngày Tết, ngày giỗ, ngày đám vui, ngày đám buồn, những người tha phương phải sống chết mà về được làng mình, thỏa được tình cảm đã đành, mà cũng để cứu lại được cái danh giá giữa làng của mình.
Trường hợp duy nhất ra khỏi làng mà lại càng được danh giá, là nấu kinh thi đỗ, rồi được bổ ra làm quan ở nơi xa. Nhưng cái danh lớn nhất, thì vẫn nằm chờ đó ở làng mình. Thi đỗ, phải về được làng, vinh quy bái tổ. Làm quan to, về làng mới thỏa oai, về làng mua nhà, mua ruộng, dựng lại nhà thờ họ mình ở làng cho thật lớn tướng, át họ người. Bị bãi quan, thì « về vườn », gieo vần thanh tao, vui thú ở quê nhà. Chết, thì có gò cao mả sang ở quê quán.
Những chuyện này còn nguyên dấu ấn trong nền hành chính của xứ Việt đến tận hôm nay. Cái thẻ chứng minh thư của người Việt ngoài mục “nơi sinh” lại vẫn còn cả mục “quê quán” hay « nguyên quán » ! Nhiều người không biết khai ra làm sao, phải cố vác quê quán của ông bà cụ kị ra mà điền vào. Rồi các bản khai “lý lịch” cũng có cái mục oái oăm tương tự như thế. Khai, thì cứ khai, trong khi nhiều người từ bé sinh ra đến gần già mà cũng chưa có dịp nào được biết đến cái mặt “quê quán” xa tắp « của mình » ra sao, vì quê quán họ vừa xa xôi, mà cũng không còn ai thật sự quen thuộc nơi đó. Khai như thế, khai cho tập tục, khai cho ngành an ninh thỏa chí tò mò.

Guồng sống phường phố

Dần dà công cuộc đô thị hóa, đặc biệt là cơn lụt đô thị hóa từ những năm « cởi trói » 1990 trở lại đây, đã đưa đa số người Việt hôm nay rời khỏi làng xóm, cuốn vào guồng sống đô thị. Đó là kết quả của sự tự do hóa đi lại, tự do hóa cư trú, tự do hóa làm ăn. Dĩ nhiên thôi. Có điều việc này không được nghiên cứu, không được quy hoạch, không có sự chuẩn bị của xã hội về rất nhiều mặt, đặc biệt là về chính cái mà ít người nghĩ đến nhất – về văn hóa.
Việc rời khỏi làng ra phường phố sống trở thành dòng chuyển đổi phổ quát, nhưng con người của thời kì chuyển tiếp này lại không dứt được ra khỏi hệ thống của những tập tục xóm làng, và cũng không được ai giúp đỡ.
Khổ cực hơn thế nữa, con người ra đến phường phố hôm nay phải chịu mấy chục cái làng chồng chất lên đời sống của mình!
Vì mới bắt đầu đời sống đô thị trong ngay cuộc đời mình, hay đời bố mẹ mình,  cái làng quê cũ của số rất đông con người phường phố vẫn còn nguyên vẹn đó, với bao nhiêu gắn bó hiện thực. Nói hiện thực, là vì người của đại gia đình còn ở đó, họ hàng còn ở đó, nhà cửa ruộng vườn, tức là tiền nong có khi còn đó, các tập tục, trách nhiệm, quyền lợi, bổn phận, danh dự… vẫn còn ở đó. Cụ thể nhất là số đông con người phường phố vẫn phải quan tâm đến những chuyện ốm đau, ma chay, cưới xin ở chính những làng quê cũ của mình .
Và hệ thống các thói quen tập tục làng xóm lại bén rễ ngay lập tức, sinh sôi nảy nở um tùm trong cái đời sống đô thị non nớt hôm nay.
Các cụm dân cư đô thị mới vẫn quá quen với cách sống xóm làng. Ngay đường phố nơi đây chưa phải đã hoàn toàn đã là của “công cộng”, mà là của « phường làng phố làng », nơi mà ai lấn được việc gì thì… cứ cố xem sao. Vỉa hè phía trước nhà mình thì phải là… « nửa phần của nhà mình rồi ». Nếu bạn thấy ai đó mang cái thuổng sắt nhà mình bị cong queo ra phố, cho vào khe cột điện ngoài đường gần nhà mình để uốn cho cong… luôn cái cột điện này, thì cũng là chuyện « thường ». Tôi nhớ chuyện một người bạn Pháp ở Paris đã gắn vào cổng nhà mình cái biển báo mua sẵn, trên đó in “cấm đậu xe, chỗ ôtô ra vào garage, theo điều luật số…”. Rồi một hôm vội việc, anh ta đậu xe trước cổng nhà mình và chạy lên nhà. Công an đi qua, và họ cài luôn cái giấy phạt vào xe (của chủ nhà) đậu ở đó, đúng nguyên tắc phố phường là nơi của công cộng.
Sinh hoạt làng xóm ở phường phố của ta còn thể hiện rất rõ ở cái loa phường thay cho anh mõ ngày xưa, cứ đến giờ là ra rả, bất chấp đô với chả thị, ta với chả tây. Ông giám đốc trung tâm văn hóa Pháp ở ngay cạnh Nhà hát Opéra Hà nội cứ năm giờ chiều là nhăn nhó mặt mày bịt tai với đám loa phường sang sảng.
Vậy là ra phố phường ở, tưởng đã được giải phóng khỏi làng cũ, lại hóa nợ thêm một cái làng ở phường phố để bạn phải quan tâm, kể cả những chuyện ốm đau, ma chay, cưới xin của hàng xóm.
Họ hàng của bạn ở các nơi khác nhau trong thành phố, thêm một cái làng siêu thực khác, bạn cũng phải quan tâm. Ai nói « bán anh em xa », cứ việc nói cho đủ mẽ triết lý nhé, chuyện đâu có dễ. Bạn lại phải quan tâm đến những chuyện ốm đau, ma chay, cưới xin của cái làng đây.
Bao nhiêu lớp học khác nhau, từ mẫu giáo, rồi tiểu học, rồi trung học, có khi rồi đại học, rồi siêu đại học, rồi lại các lớp tập huấn tư tưởng, tập huấn ngành nghề… Mỗi cái lớp này, cũng thành những cái làng. Bạn lại phải quan tâm đến những chuyện ốm đau, ma chay, cưới xin của những cái làng đây.
Mấy cơ quan nơi bạn đã từng làm việc. Mỗi cái cơ quan này cũng thành một cái làng. Bạn lại phải quan tâm đến những chuyện ốm đau, ma chay, cưới xin của những cái làng đây.
Mấy tổ chức bạn từng cộng tác công việc với họ. Mỗi cái tổ chức này cũng thành một cái làng. Bạn lại phải quan tâm đến những chuyện ốm đau, ma chay, cưới xin của những cái làng đây.
Mấy nhóm bạn bè dắt dây lâu ngày.  Mỗi cái nhóm này cũng thành một cái làng. Bạn lại phải quan tâm đến những chuyện ốm đau, ma chay, cưới xin của những cái làng đây.
Rồi đến khi bạn cưới xin, tổng số những cái làng này được nhân lên gấp đôi nhé ! Các làng của vợ, cộng với các làng của chồng.
Đấy là chưa kể nhỡ bạn cưới tập hai, cưới tập ba… thì… rồi…, nhé!
Rồi đến khi các anh chị em của bạn cưới xin, tổng số những cái làng này lại được mở rộng thêm nữa.
Rồi đến khi các con của bạn cưới xin, tổng số những cái làng này lại được mở rộng thêm nữa nữa. Rồi thì các cháu của bạn cưới xin…
Suốt cả tuần bây giờ, lúc nào cũng có một vài cái làng trong số những cái làng ấy có sự kiện ! Mà xã hội ta hôm nay thì vẫn cứ là cái xã hội “Vạn Làng” ! Nước « Văn Lang » có phải là nước « Vạn Làng » không đây?
Có buổi trưa trong tuần có khi bạn phải chạy đi ăn mấy đám cưới liền, như là cưới chạy gì vậy. Chả cưới chạy tang gì cả, đám cưới bình thường hôm nay đấy ạ, tất cả phải xong trong vòng đúng một tiếng ạ ! Đó là những buổi ăn trưa cao cấp hôm nay trong một cái siêu làng quay tít.
Rồi các đám ốm đau, rồi các đám buồn, ôi, không còn sức nào xuể nữa.
Ai cũng khiếp sợ « tập tục vạn làng » trong đời sống phường phố, nhưng mà không ai dám dứt điểm chống lại những tập tục này. Có lẽ tôi sẽ thành lập một hội « những người dũng cảm », với tuyên ngôn dụ như « đám ma của gia đình tôi, của chính tôi, tôi dứt khoát không mời ai, trừ chỉ mấy người trong nhà», để giải phóng nhân dân trước, rồi sẽ tự giải phóng mình tiếp đến.
Thế rồi, Tết phường phố đến!
Nếu cứ viếng với thăm người của từng ấy cái làng của mình, hoặc/và đón khách của từng ấy cái làng của mình đến viếng thăm mình, liệu bạn có còn đủ sức vui Tết nữa hay không? Chưa kể đến cái hủ tục quà cáp, mừng tuổi, chúc tụng suốt mấy ngày ở phường phố vạn làng…
Từ một đời sống nhỏ nhắn êm đềm trong một cái làng nhỏ, đến khi phải đi vào đời sống đô thị nghìn nghịt những người và việc, con người chúng ta đã không đủ can đảm tìm giải pháp cho nó, lại còn nhân vấn đề bộ phần lên ! Sự thông minh của chúng ta chỉ để cố tìm loay hoay cách chất chồng lên cái lưng của chúng ta được càng nhiều tập tục càng « hay » ?
—-
Tôi gọi điện cho anh bạn, hỏi Tết này anh sẽ đón Tết ra sao. « Tôi đặt vé đi Bankok chơi trốn tìm Tết ta rồi, anh có đi chơi cùng không ? Mà thôi, giờ này thì hết sạch vé rồi, anh trâu chậm ạ! Hẹn ra Tết nhé !». Anh chàng này, tôi cứ coi thường, hóa ra vẫn luôn đi trước tôi về thời cuộc.
Năm hết… xe pháo tàu bò tàu bay đã sạch vé. Trong số hành khách đó, hóa ra đã có cả những người đi chơi trốn tìm món Tết ở tận đâu xứ nào./.
nguồn:http://nuocdenchan.com/2013/01/02/nam-nay-don-tet-o-dau/
======================================================================

8 nhận xét:

  1. I am not sure where you are getting your information, however great topic.
    I must spend a while finding out much more or understanding
    more. Thank you for magnificent info I used to be searching for this info for my mission.


    Feel free to visit my web page ... youtube du sexe

    Trả lờiXóa
  2. I must show my thanks to this writer for rescuing me from this instance.
    As a result of searching through the internet and meeting
    solutions that were not beneficial, I believed my life was well over.
    Existing without the answers to the difficulties
    you have sorted out by means of this guide is a critical case, and the kind
    which might have negatively damaged my entire career if I had not encountered your web page.
    Your personal knowledge and kindness in handling every part was priceless.

    I don't know what I would have done if I had not come upon such a subject like this. I can now look forward to my future. Thanks very much for the specialized and results-oriented help. I won't
    hesitate to refer your site to anybody who would need direction about
    this issue.

    Here is my weblog :: my porn otion **

    Trả lờiXóa
  3. I wanted to write down a small remark in order to thank you for all of the stunning concepts you are giving out on this website.
    My considerable internet look up has at the end been honored with really good tips to go over
    with my colleagues. I would point out that many of us site visitors are quite fortunate to live in a useful place with very many awesome people with very helpful
    tips and hints. I feel quite lucky to have discovered your entire web
    page and look forward to many more enjoyable minutes reading here.
    Thank you again for all the details.

    my blog post - sexe amateur francais streaming

    Trả lờiXóa
  4. Pretty section of content. I simply stumbled upon your website and in accession capital
    to assert that I acquire in fact enjoyed account your blog posts.
    Anyway I will be subscribing to your augment and
    even I achievement you get right of entry to constantly
    quickly.

    my website regarder video sex gratuit ()

    Trả lờiXóa
  5. Hello my loved one! I want to say that this post is awesome, great written and come with
    approximately all significant infos. I would like to look extra posts like
    this .

    my site ... regarder films x ()

    Trả lờiXóa
  6. Great blog! I am loving it!! Will come back again.
    I am bookmarking your feeds also.

    Feel free to surf to my blog post; pornhub movies free (56x2.com)

    Trả lờiXóa
  7. Hi, Neat post. There's a problem with your website in internet explorer, would test this� IE still is the market leader and a large portion of people will miss your wonderful writing due to this problem.

    Here is my website - tv porno tub (bonobono.hostit.co.kr)

    Trả lờiXóa
  8. I will right away snatch your rss feed as I can not find your email subscription hyperlink or e-newsletter service.
    Do you've any? Please let me recognize so that I may
    subscribe. Thanks.

    My site ... ou porn sex (www.sankainomura.com)

    Trả lờiXóa

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001