Published on January 22, 2013
xem tại đây:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không mất chức thì Đảng Cộng Sản Việt Nam SẼ SUY VONG!
Hôm nay đọc bài Bộ máy chính phủ: “Tôi tin là họ tạo được niềm tin”. Tự dưng nghĩ đến phải viết đề tài xén lông cừu. Một thuật ngữ trong kinh tế chính trị học mà tác giả cuốn Currency War của Song Hongbing viết. Trước tiên, cần phải hiểu thuật ngữ “xén lông cừu” của Song Hongbing là như thế nào? Muốn hiểu nó, ta cần nắm 3 khái niệm.
Thứ nhất là khái niệm lạm phát. Nó là do cung hàng nhỏ hơn cung tiền, làm cho hàng hóa tăng giá trị theo quy luật cung cầu của kinh tế thị trường. Đó là bàn tay vô hình điều khiển làm cho đồng tiền mất giá. Cụ thể ở Việt Nam ta trong 5 năm qua, lạm phát phi mã và có tính chu kỳ lập lại do tham nhũng làm cung tiền ra thị trường quá lớn từ những đầu tư công không làm ra lợi ích cho xã hội.
Thứ hai là, ai là người cung tiền? Ở các nước tư bản giãy chết là ngân hàng trung ương (NHTW). Còn ở Việt Nam là ngân hàng nhà nước (NHNN) cung tiền bằng cách in ra tiền và cho vay vô tội vạ cho các đầu tư công không hợp lý. Nó làm cung tiền tràn ngập xã hội có nguồn gốc từ tham nhũng ở các đầu tư công.
Thứ ba là, NHNN cung tiền dựa trên cơ sở nào? Trước 1970, tất cả các NHNN hoặc NHTW trên thế giới in tiền được quy định theo vàng qua hiệp định Bretton Woods – tôi đã từng viết trên blog này. Nhưng khi Nhật và Đức được sự bảo trợ an ninh của Hoa Kỳ sau chiến tranh thế giới II, họ đã phát triển kinh tế mạnh mẻ bằng xuất siêu cân bằng dương nhiều năm. Họ quyết định phá bỏ hiệp định Bretton Woods, tức không gửi vàng sang kho vàng ở New York để mỗi lần muốn in tiền. Từ đó Hoa Kỳ cũng phá bỏ quy định Bretton Woods, là cứ in ra 35 đô la là phải nộp cho Fed một ounce vàng, để lãnh đạo tài chính toàn cầu.
Từ 3 khái niệm trên đi đến ngày nay việc in tiền ở mỗi quốc gia là do chính phủ sở tại quyết định. Khi chính phủ và quốc hội quyết định sai lầm việc in tiền để đầu tư công bất hợp lý, là lúc mỗi chúng ta làm việc cật lực với đồng lương ngày xưa đủ mua 500 tô phở/tháng thì hôm nay chỉ có thể còn 50 tô phở/tháng lương. Hay nói đúng hơn là, mỗi đơn vị hàng hóa gia tăng giá trị nhanh hơn giá trị lao động của người dân trong xã hội do lạm phát. Dễ hiểu hơn là nơi quyết định cung tiền mà, cụ thể là chính phủ và quốc hội bòn rút sức lao động của người dân, gọi là “xén lông cừu”.
Nhưng những điều trên là cách xén lông cừu ở thời đại hiện đại. Còn ở Việt Nam, điểm qua từ ngày đảng cộng sản Việt Nam thành lập đến nay, bài học xén lông cừu từ nước Mỹ xa xôi đã được kết hợp nhuần nhuyển với bài chuyên chính vô sản của ông tổ Lenin, và thực hiện 5 thời điểm. Mỗi thời điểm khác nhau, kiểu xén lông cừu có khác hơn ở thời Việt Nam còn theo đường lối kinh tế bao cấp, chủ nghĩa xã hội của Marx Lenin. Rồi gần đây, sau cỡi trói kinh tế, thì cách xén lông cừu giống cách nước Mỹ vào cuối thập niên 1920 đầu 1930s, nhưng sáng tạo với tính lưu manh và độc ác hơn nhờ vào chuyên chính vô sản. Nó ngày càng tinh vi hơn, mà người dân bình thường khó nhìn ra.
Mỗi lần xén lông cừu thì phân cách giàu nghèo càng rộng hơn. Xã hội Việt đẻ ra một giai cấp tư sản kếch sù từ tầng lớp thân hữu với chính khách. Trong lúc người dân càng nghèo đi, thì tầng lớp thân hữu với chính khách giàu lên nhanh chóng một cách bất thường và thâu tóm tài sản của 99% trong xã hội.
Lần đầu tiên xén lông cừu của đảng là cải cách ruộng đất năm 1956-1957 theo kiểu hoang dã thời ăn lông ở lỗ. Không ai là người Việt Nam hiện nay không nhớ lần đầu tiên để đưa guồng máy xã hội miền Bắc vào khuôn khổ kỷ luật, để làm cuộc cách mạng thần thánh. Sau lần này với chiêu bài chuyên chính vô sản đã làm ra một cộng đồng dân miền Bắc xã hội chủ nghĩa trở thành một đàn cừu đi theo sự lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản Việt Nam. Một thiên đàng cùng khổ nhưng đầy nhiệt huyết phục vụ chiến tranh. Máu đã đổ và xác người đã lên đến hơn 5 triệu để có thống nhất.
Sau thống nhất đất nước, năm 1976, lần thứ hai đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành cuộc xén lông cừu bằng cái gọi là “cải tạo công thương nghiệp” cũng hoang dã không kém lần thứ nhất. Hai kiểu xén lông cừu này đặc trưng bản chất chủ nghĩa xã hội mà ông tổ Lenin đã vạch ra bằng cách kết hợp Đức Quốc Xã với Kitô giáo trong đường lối trị dân. Nó hoàn toàn không giống cách xén lông cừu của bọn tư bổn giãy chết, mà tôi đã trình bày ở trên. Với lần này, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, có đến hàng trăn nghìn người Việt đã làm thức ăn cho cá biển. Trong lịch sử dân tộc Việt chưa có lúc nào phải có một lượng người bỏ tổ quốc ra đi đông hơn thời kỳ này, kể cả thời Nam tiến do Trịnh Nguyễn phân tranh!
Đến lần thứ ba, là lần sụp đổ tín dụng vào cuối thập niên 1980s khi những Nguyễn Văn Mười Hai, Huỳnh Là, Lâm Cẩu, v.v… vào tù trả nợ. Nó đã buộc chính quyền phải đổi tiền – một đồng tiền mệnh giá gấp 10 lần – để giảm lạm phát. Lạm phát lúc đó lên đến 700%. Một tỷ lệ lạm phát mà trong lịch sử nhân loại, nó chỉ có xảy ra ở các nước đi theo ông tổ Lenin mới có. Tôi còn nhớ vị đứng đầu đất nước lúc đó phát biểu một câu mà dân kinh tế cho rằng rất không hiểu biết là, thiếu tiền thì cứ in tiền. Nhưng đứng ở góc độ kinh tế chính trị học thì, câu phát biểu trên lại rất trí tuệ cho việc xén lông cừu của một chính quyền chuyên chính vô sản đang trên bờ sụp đổ.
Lần thứ tư giống tư bản giãy chết hơn vào cuối thập niên 1990. Lần này tứ đại gia Minh Phụng, EPCO, Huy Hoàng và Thành Lễ được lùa vào chuồn từ dựa cột đến xén lông cho đẹp dáng. Một loạt vụ án mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều khó hiểu. Với cách xén lông cừu lần thứ tư chỉ các đại gia bị ảnh hưởng lớn.
Lần thứ năm, sau khi tung cung tiền liên tục 2 năm 2007 và 2008 với cái gọi là kích cầu do suy thoái kinh tế thế giới. Nó đã làm lạm phát trong nước tăng vọt. Lẽ ra từ 2009 phải tái cơ cấu kinh tế và chính trị để kiềm chế lạm phát, thì lại không thực hiện, đảng cộng sản và quốc hội tiếp tục tung cung tiền ào ạt cho các nắm đấm thép, cho lễ hội nghìn năm Thăng Long, v.v… chỉ vì quyền lợi của một vài chính khách. Nó đã đẩy lạm phát nhiều năm liên tục tăng cao. Hậu quả của nó là, mỗi tháng lương công nhân lao động giản đơn vào 2006, tuy thấp, nhưng được 400 tô phở bình dân, thì hôm nay chỉ còn 40 tô phở.
Câu chuyện lạm phát nếu chỉ dừng ở đó thì chỉ có dân lao động bị xén lông cừu. Nhưng NHNN vẫn tiếp tục cách giữ trần lãi suất cao 14%/năm. Đây là một kế hoạch xén lông cừu hoàn hảo cho những con cừu đã được vỗ béo bằng bất động sản, bằng chứng khoán đã trở thành đại gia đình đám.
Xét về mặt bản chất lần xén lông cừu thứ năm này quy mô hơn và toàn diện hơn lần thứ tư. Vì nó không chỉ xén lông cừu đại gia mà còn xén cả những con cừu ốm đói – những người dân lao động nghèo.
Tục ngữ Việt Nam có câu, con hơn cha là nhà có phúc. Nhưng ở đây học trò Việt hơn thầy Hoa Kỳ về cách xén lông cừu. Nó không phải là phúc, mà lại là một đại họa cho đất nước và dân tộc.
Sau hơn 80 năm dẫn dắt dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản, đảng cộng sản Việt Nam đã có công trong việc đưa đất nước trở về chủ nghĩa tư bản hoang dã với những hình thức xén lông cừu có sự kết hợp giữa chuyên chính vô sản và trí tuệ siêu phàm của thời chiếm hữu nô lệ. Nó đã sản sinh ra một thế hệ tài phiệt kiểu mới mà sách vở kinh tài toàn cầu chưa được ghi nhận vào giáo khoa kinh điển.
Hãy chờ xem với lần xén lông cừu thứ năm này đất nước và dân tộc Việt sẽ đi đến đâu trong công cuộc định hướng xã hội chủ nghĩa để hình thành 1% tư bản tài phiệt thân hữu và 99% dân cùng khổ?
Theo Bác sĩ Hồ Hải
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001