(11/26/2012 08:58 AM)
Người chết đầu bãi sông,buổi tàn xuân...
Em về nơi thế kỷ sau...
Bùi Giáng
Anh cất túi hành lý của người bạn lên giá xắc trên đầu ghế ngồi, xong ngồi xuống nói nhỏ.
- Ông có thể ngủ vài giấc, khi nào xe đến San José tôi sẽ đánh thức dậy!
- Ngủ thế nào được, ngủ suốt mấy mươi năm chưa đủ sao! Chẳng lẽ mua vé may bay ngàn đô-la, đi nửa vòng quả đất từ Việt Nam qua đây gặp ông chỉ để ngủ?! Anh định xỏ xiên, bày vẽ gì tôi thì cứ nói.
Người bạn nói tỉnh sau cặp kính râm dày.
- Chẳng xỏ xiên, mỉa mai gì... Sao chẳng có khi nào anh nghĩ tốt cho tôi, chỉ do thấy anh hơi... béo nên tôi có ý bảo anh ngủ kẻo mất sức!
Anh trả đũa sòng phẳng, tỏ ý bằng lòng vì “sửa sai” được đối phương vốn nổi tiếng là tay biết sử dụng ngôn ngữ sừng sỏ!!
- Ăn nói độc ác! Chữ nghĩa “thô bỉ”!
Người bạn úp nón lưỡi trai lên mắt.
- Ừ thì ngủ, xứ Cali của anh đất khô cằn, núi không cây xanh, người thì chỉ giỏi xỏ xiên và... xài cell phone! Tôi tưởng sau bao nhiêu năm ở Mỹ, anh phải có thêm điều mới mẻ, hóa ra cũng chỉ chừng ấy, kể ra cũng... xoàng!
Ông bạn phản pháo mặt không đổi sắc.
- Anh nhầm rồi, đất khô nhưng là đất núi lửa, cây cam, cây chanh chỉ cao hơn thước, phải vạch trái ra mới thấy lá. Tôi không bằng ai, nhưng học được nhiều chuyện hay, thấy ra nhiều điều lạ từ ngày giã từ anh. Như việc anh đi từ Việt Nam qua đây, tôi từ miền Bắc nước Mỹ tới để gặp nhau hôm nay tại Cali.
- Không phải là việc đáng nói do một xếp đặt huyền vi kỳ diệu hay sao?
Anh chuyển cách trình bày nghiêm chỉnh. Người bạn hiểu ý, thấp giọng bùi ngùi.
- Tôi cũng nhận thấy vậy, tháng 12, ba-mươi năm trước, 1976, anh với tôi gặp nhau lần cuối nơi chân Đồi Tắt Thở, Xã Việt Hồng, Việt Cường, Hoàng Liên Sơn. Nay cũng đang là mùa Đông, tháng 12. Chỉ khác... ở Cali. tôi đã có viết truyện về nơi chốn ấy từ 1974 trong cuốn sách cuối cùng trước khi đi tù. Thật ra mọi chuyện đã sẵn có như câu chuyện sau đây.
1955
Đã nhiều lần trong cơn mơ, anh thấy ra tình cảnh gã thiếu niên phải đẩy chiếc xe đạp xẹp lốp dọc đường Nguyễn Hoàng với lòng ngổn ngang trĩu nặng. Khoảng đường nầy, trong nhiều năm dài tuổi nhỏ, từ khi mới đến Đà Nẵng, năm 1952, anh hằng qua lại mỗi ngày, ít nhất cũng hai bận từ nhà đến trường, và trở về cho hai buổi học sáng, chiều.
Vào ngày nghỉ, số lượt đi, về kia càng tăng gấp bội vì nhà của những bạn thân, địa điểm chơi đùa đồng nằm dọc con lộ im bóng cây nầy.. Và sau nầy, khi lớn lên với ngả rẽ lên Đường Đông Kinh Nghĩa Thục, lối vào nhà Mh, người bạn gái thân thiết, thì con lộ không còn là một khoảng cách địa lý, tuyến đường giao thông, nhưng đã là đầu mối dẫn đến nguồn an ủi, cho anh điểm thương mến nương tựa.
Mỗi lần đi trên đường Nguyễn Hoàng, khi vừa qua khỏi cổng xe lửa, nơi có ngôi Nhà Lầu Đen của gia đình những người bạn họ Đặng, thấy thấp thoáng hai lầu tháp chuông, trống của Thánh Thất Cao Đài ẩn hiện dưới vòm lá xanh dầy, thì lòng anh có nỗi nôn nao cảm động. Không biết “chị Mh” có ở nhà không? Anh gọi người bạn gái cùng lớp, chỉ lớn hơn một, hai tuổi kia với danh xưng giản dị nhưng hàm súc, “người chị” với hết lòng quý trọng. Bởi phải sống đơn độc, nghèo khó từ tấm bé, nên anh rất hiểu sự quý giá của tình thương yêu - Nó bù đủ cho anh tất cả mọi điều thiếu thốn. Anh xem tình huống liên hệ (với người bạn gái) nầy như một chuyện tự nhiên, và tình cảm đối với “người chị” ấy là điều ắt có.
Tất cả sinh hoạt đằm thắm cảm xúc của những năm tháng kể trên có chung từ một đầu mối. Căn nhà tranh nhỏ, chật mà mẹ anh đã dựng nên như một “phép lạ” - Chỉ trong một ngày với hai người thợ làm đồ tre. Căn nhà chật đến nỗi chỉ kê được chiếc giường ngủ cho mẹ và hai em; chỗ ngủ của anh là một thân cây xẻ dọc, ban ngày dùng làm bàn ăn, và nơi làm bài học. Từ những năm đầu (trong độ tuổi ấu, thiếu), anh nằm lọt vào khoảng giữa của đoạn thân cây, đến sau nầy anh phải gập hai chân mới nằm đủ cho một thân thể đang tuổi lớn.
Nhưng sự thể cũng không hẳn chỉ chừng ấy. Đường Nguyễn Hoàng kia đối với anh có một giá trị sâu xa bí mật hơn. Đấy là buổi sáng ngày khai trường đầu tiên của năm vừa được vào trường công: Lớp Đệ Lục Trường Phan Châu Trinh - Trường công lập đầu tiên và độc nhất của Đà Nẵng. Đứa bé đi chậm trên mặt lộ lồi lõm đá mà lớp nhựa mỏng đã bị bóc dở chỉ sau một vài trận mưa, (chẳng cần phải mưa lớn bão lụt, nhưng do nước đọng chảy thành dòng nhỏ hai bên lề cũng đủ kéo hết phần nhựa lót để bày ra mặt đường đá), dưới tàng lá kiền kiền đong đưa dọi bóng nắng loang lổ trên mặt đất. Bỗng, nó đứng sững lại với nỗi rúng động bởi cảnh tượng thương tâm. Đàn bướm cánh lớn sặc sỡ bò lềnh kênh, sắp ngửa trên mặt đường với cố gắng vô vọng tội nghiệp. Không biết chúng bò đến đâu, để làm gì?! Trên mặt đường vương vãi những xác bướm với đôi cánh loang lổ bụi phấn, và dập gãy bởi thân bướm quá nặng mà đôi cánh không thể nào mang vác di chuyển an toàn được, đừng nói đến chuyện nhấc bổng bay cao.
Đứa nhỏ như nghe rõ ra thanh âm cào xé thảm thiết im lặng của lũ bướm đang tuyệt vọng đang rẩy chết. Cùng lúc, nó nhận ra tiếng kêu nhỏ hoảng hốt bên kia lộ... Cô bé gái mắt xanh biếc, đang đứng sững kinh hãi trước cảnh tượng thương tâm của đàn côn trùng, cánh môi đỏ hồng hé mở rúng động. “Tránh đi, tránh đi... Sợ lắm, sợ lắm, Như, Như... sợ lắm!” Thằng bé bất ngờ trở nên mạnh mẽ, dạn dĩ, chạy băng qua đường, khua tay an ủi, giúp đỡ. “Đừng sợ! Đừng sợ! Bướm không cắn đâu, đừng sợ.” Và nó thấy ra nỗi thôi thúc muốn cầm bàn tay cô bé để cụ thể hóa ý hướng che chở cho một người khác phái xa lạ mà lần đầu trong đời nó có nhận xét, lưu ý đến. Cũng bởi cô bé quá đỗi xinh đẹp, nét vẽ lồng lộng tinh anh.
Tại sao có đứa đi học mà đẹp đến như thế?! Với suy luận của tuổi mới lớn, hắn nghĩ rằng: Đang còn đi học thì không thể đẹp quá độ như vậy được. Đấy là những năm thần tiên của cuộc đời mà sau nầy nhớ lại như một điều huyền hoặc. Cũng là do lần ra đi của người mẹ quá thương tâm mà gã thiếu niên buộc phải đương cự với tư thế của kẻ đã trưởng thành.
Anh luôn sống trong cùng một lúc với những yêu thương đằm thắm của tuổi nhỏ và nhọc nhằn khốn cùng của mỗi ngày hôm nay bắt đầu từ năm tháng không thể nào quên.
1975
Ông Chu ngồi trên bậc thềm trước hiên nhà 104B Đường Công Lý, Sài Gòn. Đoạn đường trước Thương Xá Crystal Palace nầy vốn là nơi sinh hoạt nhộn nhịp sinh động nhất của thành phố, bắt đầu từ lúc trời rạng sáng kéo dài cho đến đêm tối, nhất là khoảng giờ tan sở buổi chiều, hai lề đường luôn đông người đi bộ, và dưới lòng đường các loại xe gắn máy, xe hơi, phải nhích chậm từng thước ngắn trước khi ra tới dòng chính, đường Lê Lợi.
Chiều nay, 29 tháng 4, 1975, con đường trống vốc hiu hắt như chiều Ba-mươi Tết, nhưng không phải cảnh tượng thư giãn nghỉ ngơi với không khí đầm đầm êm ả đặc biệt riêng của chiều cuối năm để chuẩn bị cho Đêm Giao Thừa bùng vỡ với Sài Gòn hoan lạc sống động. Chiều Hai-mươi chín Tháng Tư, năm Một ngàn chín-trăm bảy-mươi lăm, Sài Gòn u uẩn thở hắt hơi hấp hối với những con người cảm nhận cái chết thật gần kề. Thành phố tan hoang như giải mộ huyệt khổng lồ bị đào xới vội vã để kẻ bạo ngược tìm của cải từ những thây chết bị vứt tung vương vãi. Nón, giầy, áo quần lính không biết từ đâu, do những ai vất tràn tung tóe lên bờ hè, dài theo mặt lộ. Và trên đường, những chiếc xe nhà binh, xe du lịch (từ, của những người đã bỏ đi) chạy vun vút ngang ngược do những thanh, thiếu niên cầm tay lái, những bọn khác đứng chật hai bên thành xe, áo trật khuy nút xốc xếch, dữ dội với giải băng, hoặc khăn đỏ cột trên cổ, vòng tay áo. Có đứa chỉ với một mẫu vải đỏ xé, nhặt từ đâu đó trong vội vã để có dấu hiệu của đoàn lũ, kịp gia nhập với cơn bạo ngược đang trào dâng toàn thành phố, hiện thực thêm cảnh tượng hoảng loạn với những đám đông tụ họp, hò hét, chửi bới giành giựt bâu quanh những địa điểm công cộng, cơ sở chính quyền chứa vật liệu đắc tiền, thức ăn dự trữ. Đạn súng tay bắn lên trời từng tràn de dọa hung hãn chen lẫn những tiếng nổ bập bùng của trái phá, lựu đạn. Tiếng đập đục từ những chung cư ngoại kiều, biệt thự chính phủ, những kho chứa hàng dồn lên từng chập như cơn động đất âm âm từng lòng sâu, tràn dần lên bờ mặt, tạo nên chuỗi âm động ma quỷ rờn rợn như ngàn vạn chày vồ đang nện lên nắp áo quan, xuống tầng tầng mộ huyệt của lần chôn sống tập thể.
Ông Chu ngồi lặng ở bục cửa, ngó sững ra khoảng trống. Anh dựa xe đạp ngồi xuống bên cạnh, đặt tay lên cánh tay trái của ông mà bình thường phần cổ tay luôn kẹp sát vào thắt lưng để bớt phần run rẩy do tai nạn đụng xe sau lần bị mưu sát, cũng do chứng Parkinson ở người già. Người bạn lớn tuổi nhìn anh với tròng mắt không phản ứng. Anh không đi à?! Bình thường âm nói của ông vốn trùng lặp, không phát âm rõ mỗi chữ (ảnh hưởng hậu quả của vết thương đạn xuyên qua yết hầu từ lần bị mưu sát năm 1966), nay càng thêm tắt nghẹn, yếu ớt, môi dưới rung chuyển lệch lạc không theo âm, chữ được phát ra, chút nước bọt trào theo mỗi tiếng nói. Ông Chu ngừng lại, gượng đứng lên, tỏ ý muốn hất tay anh ra để xác định vẫn còn khả năng tự chủ, quyết định dứt khoát, nhưng bởi đã quá yếu, nên cuối cùng ông khẽ tựa vào anh để đứng lên... Môi dưới của ông lại chuyển động, xong khép chặt. Nói cũng đã là vô ích. Ông bước vào nhà, ngồi xuống băng ghế thấp sát phần tường lót gỗ nhìn lên hàng tranh chụp in lại của những danh họa thế giới mà Đằng Giao đã thiết trí từ năm mới khai trương cơ sở Sóng Thần nầy. Anh ngồi xuống bên cạnh ông. Vô ích, bối rối, rời rạc.
Vợ chồng Đằng Giao, Chu Vị Thủy từ trên lầu bước xuống. Im lặng vây chặt, đè nặng, bốn người nhìn nhau như thể muốn chia bớt phần trách nhiệm về một quyết định quan trọng. Cuối cùng, Thủy lên tiếng... Anh Nam cũng không đi đấy ba... Ừ! Ông Chu lơ đãng, không để ý lời con, rung rung đứng lên, đi ra lại cửa như muốn thoát khỏi một điều ràng buộc, kéo giữ từ căn nhà mà giờ nầy đã nên thành mối đe dọa, nguy biến. Thủy vội đi kèm theo. Đằng Giao đứng sát vào anh, thì thầm, mệt mỏi, buông xuôi...
- Tôi xuống bến tàu rồi, kinh quá, đành ở lại thôi. Đã thấy cảnh Đà Nẵng, Nha Trang, tôi chịu không nỗi, đấy còn là trên bờ, huống gì ra ngoài khơi. Anh ra ngồi với ông đi, thấy anh ở lại, tụi nầy mừng lắm, mấy ngày nầy không gặp, tưởng anh đã đi rồi...
- Sao ông không đóng cửa lại?
Anh chuyển câu chuyện khó khăn vào sự kiện bình thường, cụ thể.
- Không được, đóng cửa, chúng nó tưởng nhà bỏ đi, ào tới phá cửa hôi của ngay. Mấy tiệm ngoài đường Lê Thánh Tôn đã bị đập cửa rồi.
- Thế thì để tôi đem xuống cho ông cây súng.
Anh bỏ dở câu nói với chữ “cây súng”, nhẹ tênh, hụt hẫng. Đằng Giao hiểu ý, cười nhạt thay lời từ chối.
- Súng, đạn làm gì bây giờ, chuốc thêm họa thôi, cậu trung tá Lô còn hứa đem cả khẩu đại liên tới.
Thủy trở vào, đứng sát cạnh chồng, nói nhỏ nhẹ, cố nên vẻ tự nhiên.
- Anh ở lại ăn cơm với tụi nầy, ba tôi cần có người bên cạnh, anh ở chơi với ông, mấy hôm nay ông nhắc anh mãi. Phần muốn anh đi thoát, phần muốn gặp anh, dịp nầy mới biết ai là bạn bè thật... Thằng cha Đg chưa gì đeo băng đỏ, đến đây định hù tụi tôi, vừa bước vào nhà, bị ba tôi ném cho cái cốc, và đuổi ra ngay.
Ý Thủy muốn kể một chuyện vui, và nhấn mạnh về tính bốc đồng cố hữu của ông Chu hơn là phê phán hành vi tráo trở của kẻ tên Đg kia. Câu chuyện có được tác động tốt, anh trở lại tính liều lĩnh, bất cần (nay gặp thêm cảnh cùng đường, tính cách nầy càng phải được phát triển).
- Chị nói phải đấy, để tôi chạy đi mua mấy chai bia, bữa nay, ông Giao với tôi cần phải uống với nhau, biết đâu đây là dịp chót được uống bia Mỹ, rượu Tây.
Anh mau mắn ra lấy xe đạp, nói với vào nhà.
- Tôi chỉ đi một lát là có ngay, bia, rượu lúc nầy dễ kiếm thôi, thiên hạ lấy ra bán đầy đường.
Anh cất cao giọng, làm ra cách đang sống động, vui vẻ.
- Bác đợi em một chút nhá!
Anh nói to với Ông Chu, bình thường hóa một tình cảnh đã thật sự vô ích cứu vãn. Nhưng khi đi đến góc đường Lê Lợi-Công Lý, anh hiểu ra ngay điều xa xót - Tất cả đã quá muộn màng, tuyệt vọng. Những chiếc xe chạy ngang dọc, bóp còi inh ỏi... Có hai chiếc chạy ngược chiều tông vào nhau trước tiệm sách Khai Trí, trên khoảng đường dành khách bộ hành và xe gắn máy, sát lề đường. Hai đám thanh niên trên những xe nầy sau một lúc gầm gừ, dọa nạt, đồng đưa súng bắn lên trời. Đạn nổ khô khốc, rền rĩ. Không một bóng nhân viên công lực mặc y phục cảnh sát. Thành phố đã hoàn toàn tràn ngập cảnh tượng nhà cháy, chợ vỡ. Anh rút những giấy tờ trong túi ra... Chứng Chỉ Tại Ngũ, Thẻ Lãnh Lương, Chứng Minh Thư số 41 của Phái Đoàn Ban Liên Hợp.. xếp tất cả thành xấp nhỏ, chuồi xuống ống cống trước nhà sách. Khẽ liếc vào phía đường Công Lý, anh tưởng chừng như Ông Chu đang ngồi ở cửa theo dõi lần hạ huyệt chính xác thân anh. Những tiếng cười đùa vừa rồi với vợ chồng Giao, Thủy thật ra chỉ là màn kịch gượng, tội nghiệp, vụng về. Khi anh mang két bia, và chai champagne mua từ đám người hôi của bày bán trước Building Brinks (cư xá Mỹ kiều) đường Hai Bà Trưng về, Ông Chu vẫn ngồi im ở bậc thềm ngưỡng cửa. Anh thử cố gắng thêm một lần.
- Bác uống với em ly rượu, champagne thơm, và dễ uống.
Anh đưa ra ly rượu, Ông Chu đỡ lấy với hai tay rung mạnh. Ông uống một hơi xong đứng lên. Im lặng, ánh mắt khô khan. Anh uống hết phần còn lại. Rượu ẩm nhạt, lạnh suông.
- Anh đưa tôi lên lầu.
Ông Chu nói nhỏ nhưng dứt khoát như đã hoàn thành một quyết định. Anh không chỉ đỡ cánh tay ông như thường lệ, nhưng hầu như nâng hẳn người ông lên những bậc thang. Khi ngang qua căn gác lửng nơi làm việc của Đằng Giao, anh liếc vào, cảnh bày bộn sống động, gồm những bản vẽ phác thảo, marquette báo, giấy, và mẫu bìa sách. Không còn không khí thân mật, ấm cúng, bình yên của nơi quen thuộc, thường ngày anh đến chơi, nằm ngủ. Chỉ một tuần, một tháng trước buổi chiều hiu hắt ngột ngạt hôm nay. Căn phòng bây giờ phảng phất vẻ lạnh lẽo của chiếc hầm bị sỗ sàng xáo trộn, lục lọi mà chủ nhân đã vắng mặt từ lâu. Ông Chu nằm xuống chiếc giường mây, cởi chiếc kiếng ra khỏi mắt, nói trống không.
- Cuốn nhật ký tôi viết dở... Anh lấy đi!
Tròng mắt ông đứng sững, ráo hoảnh nhìn lên trần nhà. Anh lật trang đầu cuốn nhật ký, tập vở học trò mỏng đầy những chữ viết to, nét rung, rối.
- Tôi biết tôi là một thằng đểu...
Anh kêu tiếng nhỏ. Tội quá bác ơi! Khi nhìn lên bức ảnh đặt ở kệ sách. Ông Chu bế cháu ngoại, Lô, con đầu lòng của Thủy, Giao, nụ cười ông rạng rỡ. Ánh sáng bừng loáng từ đôi mắt thẳng thắn, trung hậu, hồn nhiên. Bữa ăn dự định với vợ chồng Giao, Thủy cùng Ông Chu không bao giờ được thực hiện, vì sau đó anh về nhà ở Phú Nhuận, và sáng 30 tháng Tư, khoảng 12 giờ trưa, chị Lan, con cô anh hốt hoảng chạy tới với báo động. Có mấy ông viết văn, làm báo đeo băng đỏ đi với vợ chồng cô KCg đến nhà chị hỏi nơi ở của anh?! Tin dữ đến đúng lúc, từ căn gác, anh nhìn xuống góc đường Nguyễn Huỳnh Đức/Trần Quang Diệu. Một nhóm người gồm những kẻ quen tên, biết mặt trong báo giới, làng văn, CgTBn, NgTgTh, NgHĐg... tay đeo băng vải đỏ bầm, nhảy xuống từ một xe jeep trương cờ Mặt Trận Giải Phóng. Bn nói với người ngồi trên xe (sau nầy mới biết là VHh):
- Có “tấn” không đồng chí?!
Anh nhảy từ mái hiên xuống nghĩa địa sau nhà, và đến khu Pháp Kiều, Trường Collette, nhà của Quân Nhi, trú ẩn cho tới ngày về Bà Rịa, trước khi trình diện đi tù.
1985
Đêm nay, qua cơn mơ, nỗi xao xuyến mù mờ của hai-mươi, ba mươi năm xưa cũ tái hiện thực với cường độ nặng nề hơn do khó khăn của cảnh sống thực tế tù tội đang gánh chịu. Sau tình huống con người bị dằn xé, bức hại, sỉ nhục do những biến động chính trị, quân sự của năm 1975, tiếp theo là những thay đổi xã hội gây nên tai họa đối với khối đông dân chúng với đói khổ, nhục hình, áp bức hiện thực bởi chế độ mới tệ hại gấp bội so với chế độ vừa bị thay thế, sụp đổ. Điển hình của tình huống ngặt nghèo phải gánh chịu nầy là chiếc xe hơi hết xăng mà anh đang cố sức đẩy cho hết đoạn đường Nguyễn Hoàng dọc bên hông trường Nam Tiểu Học - Trước năm 1954 là nhà thương của Quân Đội Pháp mà dấu vết nay còn lại là những lò đốt đồ phế thải với ống khói hình vuông trên có chiếc nắp đậy hình nón bằng sắt. Dẫu gần như kiệt sức bởi sức trì nặng của chiếc xe, nhưng anh vẫn liếc vào nhìn chăm ống khói màu đen - Dấu hiệu riêng của nhà thương mà thuở niên thiếu anh đã một lần vô tình nhận ra, và đặt để cho nó một chức năng: Lò có ống khói của nhà thương là nơi đốt đồ của người chết để khỏi nhớ tới họ. Anh định chia xẻ ý nghĩ nầy (về chiếc ống khói) với hai người bạn cùng lớp, Võ Ý, và Vũ Ngự Chiêu (chứ không là bút danh Vô Ý, Nguyên Vũ quen thuộc của các bạn) không hiểu từ đâu bỗng nhiên đi đến giúp anh đẩy chiếc xe; nhưng do quá mệt nhọc và phiền bực trong lòng nên anh chỉ nhìn bạn thay lời cảm ơn. Cuối cùng, chiếc xe cũng đến trước cổng trường Phan Châu Trinh, hai người bạn nhìn anh ái ngại, tỏ lòng thương xót bất lực:
- Tụi tao chỉ giúp mầy đến đây thôi, của mầy tự thân mầy lo.
Và hai người bạn biến mất bất ngờ như cách họ đã đến cùng anh. Anh nhìn quanh quất, đơn độc, tuyệt vọng, bởi cổng trường đã gài chặt bởi một ổ khóa sắt, lỗ khóa sâu, vòng khóa to đen móc vào những túm dây kẽm gai rối rắm, đe dọa. Anh biết chắc trong trường đang có điều hy vọng giải cứu anh thoát khỏi tình trạng khốn khổ đang gánh chịu - Xe hết xăng, áo quần rách bẩn, bó chật vướng víu, người dính đầy vôi (có lẽ do từ hai bạn Võ, Vũ vừa lấm qua chăng?! Anh không đủ sức nghĩ tiếp). Nhưng làm sao để vào trường đây? Anh nhìn lên trời, nơi những tàng cây phượng... Nhìn đến đâu, tàng lá cao đến đấy, tàng lá xanh biếc lóng lánh như dát ngọc. Ngày mình mới vào học (1955) phượng vừa được trồng, chỉ ngang tầm thắt lưng mà nay cây đã cao đến thế. Anh bỏ dở ý nghĩ về tàng cây, trở lại tình trạng khó khăn, bất lực hiện tại, nhìn quanh tìm kiếm, van lơn, cầu cứu.. Cuối cùng anh vùng la lớn mừng rỡ.
- Bác, Bác, em đây, Nam đây, bác ơi...
Nhà văn Chu Tử đang đứng dưới gốc cây phượng trước Trường Nam Tiểu Học đối diện cổng Trường Phan Châu Trinh bên kia đường, nhìn anh thương yêu xa xót. Anh chạy vội qua đường, bất chấp đám đông người đàn bà vùng quê xứ Bắc la mắng chưởi bới. Đừng để ý đến những con mẹ phù thủy Người Bắc, hãy cố gặp Ông Chu - Anh tự thúc giục vì chân đang kẹt dính lên nhựa đường đã biến thành một lớp dầu đen lầy nhầy ngổn ngang những đinh nhọn. Anh đặt bàn tay trái Ông Chu lên trên cổ cánh tay phải của mình, nơi có nốt ruồi to đen (mà anh hằng thắc mắc không hiểu là dấu hiệu về một điều bất hạnh, hay may mắn gì nhưng chắc chắn sẽ phải xẩy đến), cẩn thận đưa ông qua đường, đến chiếc cổng phụ đang hé mở do chiếc xe đạp của một người nào đấy đặt dựa vào chiếc cột. Xe đạp cũng có một vòng khóa sắt quanh chiếc cột. Ở đâu cũng có khóa sắt hết. Anh nói thầm não nề khi đưa người bạn lớn tuổi qua cổng, bước đi chậm trên đoạn đường trải đá nhọn. Ông Chu thở nhẹ mệt nhọc, bàn tay ông run rẩy lạnh lẽo trên cổ tay anh, ánh mắt luôn nhìn anh thúc giục nâng đỡ, an ủi. Hai người lần bước lên hành lang trước phòng hiệu trưởng, rẽ qua phải đến trước cửa căn phòng thứ hai dùng làm văn phòng nhà trường mà hội đồng giáo sư đang ngồi họp khuất sau tấm màn xanh để quyết định về kết quả kỳ thi Tú Tài Hai. Người cuối cùng được chấm đậu - Tên anh được xướng lên với giọng nói to, âm tiếng bực tức hằn học, biểu lộ điều cưỡng ép bắt buộc phải chấp nhận thi hành. Anh thoắt nhìn bức tường bên cạnh cửa ra vào: Chữ số “89 màu đỏ” tươi rói như máu đọng.
- Tội em quá bác ơi! Anh la tiếng lớn thảm thiết, cầu cứu, cào mạnh vào bàn tay ông Chu. Máu từ bàn tay chảy ra cùng màu đỏ của chữ số “89” trên bức tường!! Anh bật ngồi dậy. Bàn tay đập mạnh lên vách tường đá phòng giam, gây nhói đau thật như đang cào mạnh vào bàn tay ông Chu trong giấc mơ. Thân thể anh nổi cơn run lạnh khô khan, hai hàm răng đập vào nhau không kiềm giữ. Cơn lạnh châm chích, cắn xé khắp trong thân, nhưng lớp da ngoài hừng hực như sôi lửa. Giây thần kinh từ gáy lên đỉnh đầu tưởng chừng bốc thành hai đường khói nóng bỏng. Chúa ơi làm sao con người chịu nổi cho tới năm 1989?! Anh kêu thành tiếng đớn đau giữa vũng tối của đêm đông giá rét. Anh đã chịu tình trạng kiên giam nầy từ năm 1981 đến nay, mùa Đông năm 1985, nơi trại giam Số 5, xã Lam Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Và anh hiểu ra điềm báo trước từ giấc mơ (như thật) kia: Đến năm 1989 xa xôi ấy anh mới ra khỏi trại tù!
1995
Anh không thấy người đàn bà ngồi trước mặt khác lạ với cô gái mười bốn tuổi, ngồi bàn đầu trước mặt anh - Lớp Đệ Lục Trường Phan Châu Trinh của bốn - mươi năm trước. Thương Thương nắm tay anh, giọng xúc động đẫm nước mắt không che dấu. Cầm tay anh, mình tưởng như cầm khúc củi mục, không thể nào có bàn tay ai khô, và nhăn nheo, xấu xí đến vậy cho dù tay người già lão. Làm sao anh có thể sống sót để hai đứa lại gặp nhau hôm nay, ở nơi cực bắc quả đất, chỗ có mùa đông lạnh nhất thế giới. Anh cười giả tảng, làm bộ thản nhiên như không nghe ra câu nói (như cách “đóng kịch” từ nhỏ đối với chúng bạn, để được bạn khen là người cứng cỏi, ngang tàng). Đợi cơn xúc động của lần gặp mặt lắng xuống, anh hỏi người bạn với cách tìm tòi, tra vấn, bởi cảm nhận ra điều kỳ diệu bí mật nơi lần gặp gỡ quá đỗi lạ lùng với người bạn thân thiết nầy:
- Còn “chị” thì sao, về nước năm nào, và tại sao bây giờ lại ở đây, Québec, Canada? Tôi nhớ không lầm thì “chị” đi học gì bên Châu Âu phải không?
Anh giữ nguyên cách “trấn áp” ngày trước đối với bạn.
- Đừng trêu em nữa...
Người bạn cười hồn hậu. - Thương bao giờ cũng nhỏ hơn các anh, riêng đối với anh, em còn “sợ” hơn những người khác nữa, ngày đó ngồi trong lớp, cứ lo lắng không biết anh ngồi sau lưng sắp sửa bày thêm trò tinh nghịch gì.. Chuyện anh mới đáng kể, chứ đời con gái, đàn bà như em thì có gì đáng nói.
Và câu chuyện của người bạn được kể lại như sau:
Năm 1965, Thương Thương ra khỏi nước do một học bổng của UNESSCO, theo học ngành dầu hỏa ở Ý. Nước Ý không xa Pháp, và Anh Quốc, nên tiện thể cô lấy luôn hai bằng kỹ sư của hai nước nầy, sau đó chuyển qua hệ đại học Mỹ như chuyện tự nhiên. Năm 1970, Thương Thương về nước, phụ trách phòng thí nghiệm của Hãng Shell, chịu trách nhiệm kiểm soát, định lượng, phẩm chất toàn bộ dầu nhập vào Việt Nam, sau đấy mới phân phối đến những nơi tiêu thụ với khối lượng lớn. Thị trường dân dụng dùng loại gì, máy bay, chiến xa quân đội sử dụng độ dầu nào.
Năm 1974, túi dầu khổng lồ ở thềm lục địa Việt Nam bắt đầu được khai thác. Dầu thô từ mỏ Bông Hồng Số 9 được chuyển vào đất liền, đưa đến phòng thí nghiệm của Thương. Giọt dầu đầu tiên của tài nguyên quốc gia được chiết lọc, đốt lên ngọn lửa ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Cả Miền Nam bừng bừng hy vọng với hậu chiến xây dựng phú cường. Nhưng quả thật như một báo tin mỉa mai trêu chọc ác độc, sau lần ngọn lửa hy vọng kia cháy sáng thì đến kỳ Trại Tống Lê Chân của Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân bị tràn ngập, tháng 11, 1974, tiếp đến cuộc tấn công chiếm đóng ngang ngược Phước Long, tháng 12, 1974. Và khi biết chắc phe ký kết chính thức Hiệp Định Paris, chính phủ Liên Bang Bắc Mỹ đồng loạt với 13 nước ký định thi hành hiệp định khiếp nhược im lặng trước thái độ hung hăng trâng tráo, phe Cộng Sản Việt Nam quyết định tấn công dứt điểm lần cuối.
Bắt đầu từ 10 tháng 3, 1975, trận Ban Mê Thuột mở màn, sau 55 ngày, Miền Nam bị bức tử vào sáng 30 tháng Tư như một điều phải đến. Mười hai giờ trưa cùng ngày, Thương Thương dùng xe honda chạy qua kho Nhà Bè với chìa khóa mở được hệ thống xăng dầu dự trữ của toàn Miền Nam.
- Mình không biết đã bị đẩy vào bến tàu Kho 5 ở Khánh Hội lúc nào, do ai, chiếc honda đã bị một kẻ nào đó giật mất, trên người chỉ có mỗi bộ đồ bộ với túi nhỏ đựng hai gói mì, trong bụng bào thai cháu An vừa thành dạng.
- Thế anh ấy ở đâu mà để Thương đi một mình trong cảnh ấy?
Lòng anh dịu xuống, chấm dứt cách tra hỏi khô khan khi bắt đầu câu chuyện, bởi thật lòng thương cảm bạn vì cũng đã thấm đau với những ngày giờ ghê gớm nầy.
- Và Thương đi khỏi nước như thế nào?
Anh gọi tên bạn như ngày còn nhỏ mỗi khi biết đã quá độ tinh nghịch gây lo sợ cho bạn..
- Thương không hề chuẩn bị để lên tàu, chỉ nhớ có nghe loáng thoáng từ đám đông những lời la lối bàn tán. Đừng đi tàu Trường Xuân, nên đi tàu Việt Nam Thương Tín, và chiếc tàu đậu trên bến đã đông kín người, người đứng đầy trên boong, hình như họ không muốn cho ai lên thêm. Cầu tàu đã kéo cao lên khỏi sàn bến cảng, và một người đàn ông rất cao lớn đã nhấc Thương lên để bám vào cầu thang chiếc tàu khi mình tỏ ý nhờ cậy. Mình cũng không nhớ đã nói với ông ta những gì, chỉ biết nhìn người ta để cầu cứu. Và khi lên được boong tầu thì nằm lả ngay lên sàn không gượng được, có một gia đình vợ chồng trẻ ngồi trước mặt, nhưng bởi quá bận rộn với mấy đứa con còn nhỏ nên không ai tỏ ý muốn giúp gì cho ai. Chỉ một người đàn ông lớn tuổi, mặc chiếc áo veston màu xám là ngồi im lặng bất động, nhìn về phía Thương với tròng mắt không phản ứng sau lớp kính trắng. Ông ta hoàn toàn không để ý những ồn ào xáo trộn vây quanh.
Tàu qua khỏi Nhà Bè thì trong bờ có tiếng súng bắn ra. Người trên boong tàu ùn ùn chạy xuống hầm, cảnh nháo nhác hoảng loạn tại bến Kho 5 thêm một lần diễn lại với tiếng súng từ bờ hiện thực mối đe dọa sát cận. Thương không còn chút sức lực nhỏ để nhấc nổi chân tay, phản ứng tự bảo vệ là nằm im, mắt nhắm chặt. Sàn tàu đột nhiên im lắng. Mọi người đã chạy xuống hầm, cô mở hé mắt, phần nắng dọi sáng và hơi nóng hực lên từ sàn tàu cùng nỗi khiếp sợ làm tê liệt mọi giây thần kinh thớ thịt. Người đàn ông trước mặt vẫn ngồi lặng như sự đỗ vỡ tan nát đã hoàn tất tự trong thân. Bây giờ không phải là đạn súng nhỏ nữa mà là những tiếng nổ lớn dội lên sàn tàu, bắn ra những mãnh rì rào cùng hơi khói nóng bùng lên sau nháng lửa. Thương nhắm mắt chặt hơn, chấp nhận chuyện cùng đành. Một tiếng nổ lớn rất gần, tưởng như tự thân đang là trung tâm của chấn động. Thương bị xô dạt hẳn về một bên, và nằm im không phản ứng về cảnh hoảng loạn, tiếng nổ đang vây bủa bùng vỡ chung quanh. Cô tưởng như đã thay đổi hẳn một cuộc đời trong nỗi yên lặng dài như vô tận sau tiếng nổ, và chỉ mở mắt khi nghe tiếng khóc tấm tức.
- Bố, bố ơi... Ông ơi... ông ơi...
Người đàn ông vẫn ở thế ngồi, đầu gục xuống, thân tựa vào trục kéo dây, chiếc kính vỡ nằm trên sàn, khi người nhà đặt nằm trên sàn tàu, nét mặt của ông được nhìn rõ hơn với vẻ đau đớn hằn lên lớp da trắng xanh bắt đầu nhợt nhạt. Đến chiều khi làm lễ thủy tán, Thương Thương mới biết người chết độc nhất của chuyến đi ấy là Người Viết Văn một lần tuổi trẻ cô tin cậy, yêu mến - Năm cô ra khỏi nước lần thứ nhất 1965, buổi vào đời, tiếp xúc với cuộc sống thế giới. Cuộc sống mà cô không hề lường được một phần nhỏ những điều ngang trái, đau thương chực hằng chực sẵn với đời người, từ đứa trẻ ngây ngô tỉnh nhỏ đến người đàn bà căng thân vượt sống qua hai ba đại lục, trên quê hương chiến tranh.
Nhà Văn Chu Tử đã cho Thương Thương những kinh nghiệm đầu tiên về cuộc sống, tình yêu, và nỗi chết - Hiện thực với lần phải xa lìa, bỏ mất quê hương, năm 1975. Hóa ra tất cả chỉ là Một... Cơn giẫy chết tuyệt vọng của đàn bướm trên Đường Nguyễn Hoàng một ngày đầu Tháng 9, 1955 cũng là của người dân Miền Nam, Sài Gòn hấp hối kể từ đêm 28, rạng ngày 29 đến sáng 30 Tháng Tư, 1975 (sau 55 ngày chiến dịch tấn công). Trường Phan Châu Trinh, đầu Đường Lê Lợi, đối diện Trường Nam Tiểu Học, vốn là Nhà Thương quân đội Pháp, song song với Đường Nguyễn Hoàng - Hai nhân vật lịch sử đồng xuất thân từ đất Lam Sơn, Tỉnh Thanh Hóa (nơi anh bị giam giữ suốt thời gian 10 năm (1978-1988), lâu hơn bất kỳ nơi nào anh đã cư ngụ trong suốt đời dài). Và cánh tay lẩy bẩy của Ông Chu trong giấc mơ nơi Trại Lam Sơn đêm Đông 1985 cũng là bàn tay run rẩy có thật trên tay anh khi anh đưa ông qua đường trước Thương Xá Crystal Palace vào Nhà 104 Công Lý, một buổi chiều Sài Gòn đông người, mùa Đông năm 1973. Và người bạn tuổi nhỏ Thương Thương mà trong nhiều năm dài, anh ngồi nhìn từ sau những sợi tóc se mướt của cô với lòng ngổn ngang thắc mắc: Làm thế nào để có thể giải bài toán giỏi như người nầy?! Và Con Người của giải đáp bí mật ấy - Chết trong Ngày Đầu Tiên Sài Gòn thất thủ - Nhà văn, tác giả những cuốn sách chỉ với một chữ duy nhất làm tiêu đề: Yêu. Sống. Tiền. Loạn... Từ Hán-Việt, Chu (Châu) có nhiều nghĩa: Màu đỏ, vùng đất (nổi) giữa biển, bãi sông, chiếc thuyền... Tất cả kết hợp nên Một để hoàn thành tín hiệu, lời giải: Người sẽ được thương (xót), được hoàn (trả) từ tai họa (biểu tượng màu đỏ) trong nước - Anh ra tù “Ngày Hai-mươi chín, Tháng Một, năm 1989” - Năm, tháng, ngày có tổng số là Một (1+9+8+9= 29=11=1).
Cuốn sách đầu đời, Dấu Binh Lửa (1968, 1969 do Nguyên Vũ thúc giục, điều hành xuất bản) có đoạn dẫn nhập: “...kỳ cục hơn, tôi (nằm mơ) “mắc kẹt ở trong Nước” - Chữ “Nước”được viết hoa, in nghiêng, đậm. Đêm 28 rạng sáng 29 tháng 4, 1975, tại bãi đáp Cơ Quan DAO (Văn Phòng Quân Sự Mỹ), anh là người cuối cùng còn lại của Ban Liên Hợp Quân Sự giúp ngàn người lên trực thăng CH46 bay ra Hạm Đội 7. Anh cũng là người ở lại độc nhất nhìn lên bầu trời Tân Sơn Nhất, 6 giờ 45 sáng Ngày 29 tháng 4 để chứng kiến thảm cảnh bi tráng, chiếc AC119 bốc cháy với Người Phi Công QL.VNCH bị thiêu sống trong lửa. (P.N.N)
nguồn:http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-173_4-312_5-10_6-1_17-3_14-2_15-2/nhung-con-giay-chet-tuyet-vong.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Bùi Giáng
Anh cất túi hành lý của người bạn lên giá xắc trên đầu ghế ngồi, xong ngồi xuống nói nhỏ.
- Ông có thể ngủ vài giấc, khi nào xe đến San José tôi sẽ đánh thức dậy!
- Ngủ thế nào được, ngủ suốt mấy mươi năm chưa đủ sao! Chẳng lẽ mua vé may bay ngàn đô-la, đi nửa vòng quả đất từ Việt Nam qua đây gặp ông chỉ để ngủ?! Anh định xỏ xiên, bày vẽ gì tôi thì cứ nói.
Người bạn nói tỉnh sau cặp kính râm dày.
- Chẳng xỏ xiên, mỉa mai gì... Sao chẳng có khi nào anh nghĩ tốt cho tôi, chỉ do thấy anh hơi... béo nên tôi có ý bảo anh ngủ kẻo mất sức!
Anh trả đũa sòng phẳng, tỏ ý bằng lòng vì “sửa sai” được đối phương vốn nổi tiếng là tay biết sử dụng ngôn ngữ sừng sỏ!!
- Ăn nói độc ác! Chữ nghĩa “thô bỉ”!
Người bạn úp nón lưỡi trai lên mắt.
- Ừ thì ngủ, xứ Cali của anh đất khô cằn, núi không cây xanh, người thì chỉ giỏi xỏ xiên và... xài cell phone! Tôi tưởng sau bao nhiêu năm ở Mỹ, anh phải có thêm điều mới mẻ, hóa ra cũng chỉ chừng ấy, kể ra cũng... xoàng!
Ông bạn phản pháo mặt không đổi sắc.
- Anh nhầm rồi, đất khô nhưng là đất núi lửa, cây cam, cây chanh chỉ cao hơn thước, phải vạch trái ra mới thấy lá. Tôi không bằng ai, nhưng học được nhiều chuyện hay, thấy ra nhiều điều lạ từ ngày giã từ anh. Như việc anh đi từ Việt Nam qua đây, tôi từ miền Bắc nước Mỹ tới để gặp nhau hôm nay tại Cali.
- Không phải là việc đáng nói do một xếp đặt huyền vi kỳ diệu hay sao?
Anh chuyển cách trình bày nghiêm chỉnh. Người bạn hiểu ý, thấp giọng bùi ngùi.
- Tôi cũng nhận thấy vậy, tháng 12, ba-mươi năm trước, 1976, anh với tôi gặp nhau lần cuối nơi chân Đồi Tắt Thở, Xã Việt Hồng, Việt Cường, Hoàng Liên Sơn. Nay cũng đang là mùa Đông, tháng 12. Chỉ khác... ở Cali. tôi đã có viết truyện về nơi chốn ấy từ 1974 trong cuốn sách cuối cùng trước khi đi tù. Thật ra mọi chuyện đã sẵn có như câu chuyện sau đây.
1955
Đã nhiều lần trong cơn mơ, anh thấy ra tình cảnh gã thiếu niên phải đẩy chiếc xe đạp xẹp lốp dọc đường Nguyễn Hoàng với lòng ngổn ngang trĩu nặng. Khoảng đường nầy, trong nhiều năm dài tuổi nhỏ, từ khi mới đến Đà Nẵng, năm 1952, anh hằng qua lại mỗi ngày, ít nhất cũng hai bận từ nhà đến trường, và trở về cho hai buổi học sáng, chiều.
Vào ngày nghỉ, số lượt đi, về kia càng tăng gấp bội vì nhà của những bạn thân, địa điểm chơi đùa đồng nằm dọc con lộ im bóng cây nầy.. Và sau nầy, khi lớn lên với ngả rẽ lên Đường Đông Kinh Nghĩa Thục, lối vào nhà Mh, người bạn gái thân thiết, thì con lộ không còn là một khoảng cách địa lý, tuyến đường giao thông, nhưng đã là đầu mối dẫn đến nguồn an ủi, cho anh điểm thương mến nương tựa.
Mỗi lần đi trên đường Nguyễn Hoàng, khi vừa qua khỏi cổng xe lửa, nơi có ngôi Nhà Lầu Đen của gia đình những người bạn họ Đặng, thấy thấp thoáng hai lầu tháp chuông, trống của Thánh Thất Cao Đài ẩn hiện dưới vòm lá xanh dầy, thì lòng anh có nỗi nôn nao cảm động. Không biết “chị Mh” có ở nhà không? Anh gọi người bạn gái cùng lớp, chỉ lớn hơn một, hai tuổi kia với danh xưng giản dị nhưng hàm súc, “người chị” với hết lòng quý trọng. Bởi phải sống đơn độc, nghèo khó từ tấm bé, nên anh rất hiểu sự quý giá của tình thương yêu - Nó bù đủ cho anh tất cả mọi điều thiếu thốn. Anh xem tình huống liên hệ (với người bạn gái) nầy như một chuyện tự nhiên, và tình cảm đối với “người chị” ấy là điều ắt có.
Tất cả sinh hoạt đằm thắm cảm xúc của những năm tháng kể trên có chung từ một đầu mối. Căn nhà tranh nhỏ, chật mà mẹ anh đã dựng nên như một “phép lạ” - Chỉ trong một ngày với hai người thợ làm đồ tre. Căn nhà chật đến nỗi chỉ kê được chiếc giường ngủ cho mẹ và hai em; chỗ ngủ của anh là một thân cây xẻ dọc, ban ngày dùng làm bàn ăn, và nơi làm bài học. Từ những năm đầu (trong độ tuổi ấu, thiếu), anh nằm lọt vào khoảng giữa của đoạn thân cây, đến sau nầy anh phải gập hai chân mới nằm đủ cho một thân thể đang tuổi lớn.
Nhưng sự thể cũng không hẳn chỉ chừng ấy. Đường Nguyễn Hoàng kia đối với anh có một giá trị sâu xa bí mật hơn. Đấy là buổi sáng ngày khai trường đầu tiên của năm vừa được vào trường công: Lớp Đệ Lục Trường Phan Châu Trinh - Trường công lập đầu tiên và độc nhất của Đà Nẵng. Đứa bé đi chậm trên mặt lộ lồi lõm đá mà lớp nhựa mỏng đã bị bóc dở chỉ sau một vài trận mưa, (chẳng cần phải mưa lớn bão lụt, nhưng do nước đọng chảy thành dòng nhỏ hai bên lề cũng đủ kéo hết phần nhựa lót để bày ra mặt đường đá), dưới tàng lá kiền kiền đong đưa dọi bóng nắng loang lổ trên mặt đất. Bỗng, nó đứng sững lại với nỗi rúng động bởi cảnh tượng thương tâm. Đàn bướm cánh lớn sặc sỡ bò lềnh kênh, sắp ngửa trên mặt đường với cố gắng vô vọng tội nghiệp. Không biết chúng bò đến đâu, để làm gì?! Trên mặt đường vương vãi những xác bướm với đôi cánh loang lổ bụi phấn, và dập gãy bởi thân bướm quá nặng mà đôi cánh không thể nào mang vác di chuyển an toàn được, đừng nói đến chuyện nhấc bổng bay cao.
Đứa nhỏ như nghe rõ ra thanh âm cào xé thảm thiết im lặng của lũ bướm đang tuyệt vọng đang rẩy chết. Cùng lúc, nó nhận ra tiếng kêu nhỏ hoảng hốt bên kia lộ... Cô bé gái mắt xanh biếc, đang đứng sững kinh hãi trước cảnh tượng thương tâm của đàn côn trùng, cánh môi đỏ hồng hé mở rúng động. “Tránh đi, tránh đi... Sợ lắm, sợ lắm, Như, Như... sợ lắm!” Thằng bé bất ngờ trở nên mạnh mẽ, dạn dĩ, chạy băng qua đường, khua tay an ủi, giúp đỡ. “Đừng sợ! Đừng sợ! Bướm không cắn đâu, đừng sợ.” Và nó thấy ra nỗi thôi thúc muốn cầm bàn tay cô bé để cụ thể hóa ý hướng che chở cho một người khác phái xa lạ mà lần đầu trong đời nó có nhận xét, lưu ý đến. Cũng bởi cô bé quá đỗi xinh đẹp, nét vẽ lồng lộng tinh anh.
Tại sao có đứa đi học mà đẹp đến như thế?! Với suy luận của tuổi mới lớn, hắn nghĩ rằng: Đang còn đi học thì không thể đẹp quá độ như vậy được. Đấy là những năm thần tiên của cuộc đời mà sau nầy nhớ lại như một điều huyền hoặc. Cũng là do lần ra đi của người mẹ quá thương tâm mà gã thiếu niên buộc phải đương cự với tư thế của kẻ đã trưởng thành.
Anh luôn sống trong cùng một lúc với những yêu thương đằm thắm của tuổi nhỏ và nhọc nhằn khốn cùng của mỗi ngày hôm nay bắt đầu từ năm tháng không thể nào quên.
1975
Ông Chu ngồi trên bậc thềm trước hiên nhà 104B Đường Công Lý, Sài Gòn. Đoạn đường trước Thương Xá Crystal Palace nầy vốn là nơi sinh hoạt nhộn nhịp sinh động nhất của thành phố, bắt đầu từ lúc trời rạng sáng kéo dài cho đến đêm tối, nhất là khoảng giờ tan sở buổi chiều, hai lề đường luôn đông người đi bộ, và dưới lòng đường các loại xe gắn máy, xe hơi, phải nhích chậm từng thước ngắn trước khi ra tới dòng chính, đường Lê Lợi.
Chiều nay, 29 tháng 4, 1975, con đường trống vốc hiu hắt như chiều Ba-mươi Tết, nhưng không phải cảnh tượng thư giãn nghỉ ngơi với không khí đầm đầm êm ả đặc biệt riêng của chiều cuối năm để chuẩn bị cho Đêm Giao Thừa bùng vỡ với Sài Gòn hoan lạc sống động. Chiều Hai-mươi chín Tháng Tư, năm Một ngàn chín-trăm bảy-mươi lăm, Sài Gòn u uẩn thở hắt hơi hấp hối với những con người cảm nhận cái chết thật gần kề. Thành phố tan hoang như giải mộ huyệt khổng lồ bị đào xới vội vã để kẻ bạo ngược tìm của cải từ những thây chết bị vứt tung vương vãi. Nón, giầy, áo quần lính không biết từ đâu, do những ai vất tràn tung tóe lên bờ hè, dài theo mặt lộ. Và trên đường, những chiếc xe nhà binh, xe du lịch (từ, của những người đã bỏ đi) chạy vun vút ngang ngược do những thanh, thiếu niên cầm tay lái, những bọn khác đứng chật hai bên thành xe, áo trật khuy nút xốc xếch, dữ dội với giải băng, hoặc khăn đỏ cột trên cổ, vòng tay áo. Có đứa chỉ với một mẫu vải đỏ xé, nhặt từ đâu đó trong vội vã để có dấu hiệu của đoàn lũ, kịp gia nhập với cơn bạo ngược đang trào dâng toàn thành phố, hiện thực thêm cảnh tượng hoảng loạn với những đám đông tụ họp, hò hét, chửi bới giành giựt bâu quanh những địa điểm công cộng, cơ sở chính quyền chứa vật liệu đắc tiền, thức ăn dự trữ. Đạn súng tay bắn lên trời từng tràn de dọa hung hãn chen lẫn những tiếng nổ bập bùng của trái phá, lựu đạn. Tiếng đập đục từ những chung cư ngoại kiều, biệt thự chính phủ, những kho chứa hàng dồn lên từng chập như cơn động đất âm âm từng lòng sâu, tràn dần lên bờ mặt, tạo nên chuỗi âm động ma quỷ rờn rợn như ngàn vạn chày vồ đang nện lên nắp áo quan, xuống tầng tầng mộ huyệt của lần chôn sống tập thể.
Ông Chu ngồi lặng ở bục cửa, ngó sững ra khoảng trống. Anh dựa xe đạp ngồi xuống bên cạnh, đặt tay lên cánh tay trái của ông mà bình thường phần cổ tay luôn kẹp sát vào thắt lưng để bớt phần run rẩy do tai nạn đụng xe sau lần bị mưu sát, cũng do chứng Parkinson ở người già. Người bạn lớn tuổi nhìn anh với tròng mắt không phản ứng. Anh không đi à?! Bình thường âm nói của ông vốn trùng lặp, không phát âm rõ mỗi chữ (ảnh hưởng hậu quả của vết thương đạn xuyên qua yết hầu từ lần bị mưu sát năm 1966), nay càng thêm tắt nghẹn, yếu ớt, môi dưới rung chuyển lệch lạc không theo âm, chữ được phát ra, chút nước bọt trào theo mỗi tiếng nói. Ông Chu ngừng lại, gượng đứng lên, tỏ ý muốn hất tay anh ra để xác định vẫn còn khả năng tự chủ, quyết định dứt khoát, nhưng bởi đã quá yếu, nên cuối cùng ông khẽ tựa vào anh để đứng lên... Môi dưới của ông lại chuyển động, xong khép chặt. Nói cũng đã là vô ích. Ông bước vào nhà, ngồi xuống băng ghế thấp sát phần tường lót gỗ nhìn lên hàng tranh chụp in lại của những danh họa thế giới mà Đằng Giao đã thiết trí từ năm mới khai trương cơ sở Sóng Thần nầy. Anh ngồi xuống bên cạnh ông. Vô ích, bối rối, rời rạc.
Vợ chồng Đằng Giao, Chu Vị Thủy từ trên lầu bước xuống. Im lặng vây chặt, đè nặng, bốn người nhìn nhau như thể muốn chia bớt phần trách nhiệm về một quyết định quan trọng. Cuối cùng, Thủy lên tiếng... Anh Nam cũng không đi đấy ba... Ừ! Ông Chu lơ đãng, không để ý lời con, rung rung đứng lên, đi ra lại cửa như muốn thoát khỏi một điều ràng buộc, kéo giữ từ căn nhà mà giờ nầy đã nên thành mối đe dọa, nguy biến. Thủy vội đi kèm theo. Đằng Giao đứng sát vào anh, thì thầm, mệt mỏi, buông xuôi...
- Tôi xuống bến tàu rồi, kinh quá, đành ở lại thôi. Đã thấy cảnh Đà Nẵng, Nha Trang, tôi chịu không nỗi, đấy còn là trên bờ, huống gì ra ngoài khơi. Anh ra ngồi với ông đi, thấy anh ở lại, tụi nầy mừng lắm, mấy ngày nầy không gặp, tưởng anh đã đi rồi...
- Sao ông không đóng cửa lại?
Anh chuyển câu chuyện khó khăn vào sự kiện bình thường, cụ thể.
- Không được, đóng cửa, chúng nó tưởng nhà bỏ đi, ào tới phá cửa hôi của ngay. Mấy tiệm ngoài đường Lê Thánh Tôn đã bị đập cửa rồi.
- Thế thì để tôi đem xuống cho ông cây súng.
Anh bỏ dở câu nói với chữ “cây súng”, nhẹ tênh, hụt hẫng. Đằng Giao hiểu ý, cười nhạt thay lời từ chối.
- Súng, đạn làm gì bây giờ, chuốc thêm họa thôi, cậu trung tá Lô còn hứa đem cả khẩu đại liên tới.
Thủy trở vào, đứng sát cạnh chồng, nói nhỏ nhẹ, cố nên vẻ tự nhiên.
- Anh ở lại ăn cơm với tụi nầy, ba tôi cần có người bên cạnh, anh ở chơi với ông, mấy hôm nay ông nhắc anh mãi. Phần muốn anh đi thoát, phần muốn gặp anh, dịp nầy mới biết ai là bạn bè thật... Thằng cha Đg chưa gì đeo băng đỏ, đến đây định hù tụi tôi, vừa bước vào nhà, bị ba tôi ném cho cái cốc, và đuổi ra ngay.
Ý Thủy muốn kể một chuyện vui, và nhấn mạnh về tính bốc đồng cố hữu của ông Chu hơn là phê phán hành vi tráo trở của kẻ tên Đg kia. Câu chuyện có được tác động tốt, anh trở lại tính liều lĩnh, bất cần (nay gặp thêm cảnh cùng đường, tính cách nầy càng phải được phát triển).
- Chị nói phải đấy, để tôi chạy đi mua mấy chai bia, bữa nay, ông Giao với tôi cần phải uống với nhau, biết đâu đây là dịp chót được uống bia Mỹ, rượu Tây.
Anh mau mắn ra lấy xe đạp, nói với vào nhà.
- Tôi chỉ đi một lát là có ngay, bia, rượu lúc nầy dễ kiếm thôi, thiên hạ lấy ra bán đầy đường.
Anh cất cao giọng, làm ra cách đang sống động, vui vẻ.
- Bác đợi em một chút nhá!
Anh nói to với Ông Chu, bình thường hóa một tình cảnh đã thật sự vô ích cứu vãn. Nhưng khi đi đến góc đường Lê Lợi-Công Lý, anh hiểu ra ngay điều xa xót - Tất cả đã quá muộn màng, tuyệt vọng. Những chiếc xe chạy ngang dọc, bóp còi inh ỏi... Có hai chiếc chạy ngược chiều tông vào nhau trước tiệm sách Khai Trí, trên khoảng đường dành khách bộ hành và xe gắn máy, sát lề đường. Hai đám thanh niên trên những xe nầy sau một lúc gầm gừ, dọa nạt, đồng đưa súng bắn lên trời. Đạn nổ khô khốc, rền rĩ. Không một bóng nhân viên công lực mặc y phục cảnh sát. Thành phố đã hoàn toàn tràn ngập cảnh tượng nhà cháy, chợ vỡ. Anh rút những giấy tờ trong túi ra... Chứng Chỉ Tại Ngũ, Thẻ Lãnh Lương, Chứng Minh Thư số 41 của Phái Đoàn Ban Liên Hợp.. xếp tất cả thành xấp nhỏ, chuồi xuống ống cống trước nhà sách. Khẽ liếc vào phía đường Công Lý, anh tưởng chừng như Ông Chu đang ngồi ở cửa theo dõi lần hạ huyệt chính xác thân anh. Những tiếng cười đùa vừa rồi với vợ chồng Giao, Thủy thật ra chỉ là màn kịch gượng, tội nghiệp, vụng về. Khi anh mang két bia, và chai champagne mua từ đám người hôi của bày bán trước Building Brinks (cư xá Mỹ kiều) đường Hai Bà Trưng về, Ông Chu vẫn ngồi im ở bậc thềm ngưỡng cửa. Anh thử cố gắng thêm một lần.
- Bác uống với em ly rượu, champagne thơm, và dễ uống.
Anh đưa ra ly rượu, Ông Chu đỡ lấy với hai tay rung mạnh. Ông uống một hơi xong đứng lên. Im lặng, ánh mắt khô khan. Anh uống hết phần còn lại. Rượu ẩm nhạt, lạnh suông.
- Anh đưa tôi lên lầu.
Ông Chu nói nhỏ nhưng dứt khoát như đã hoàn thành một quyết định. Anh không chỉ đỡ cánh tay ông như thường lệ, nhưng hầu như nâng hẳn người ông lên những bậc thang. Khi ngang qua căn gác lửng nơi làm việc của Đằng Giao, anh liếc vào, cảnh bày bộn sống động, gồm những bản vẽ phác thảo, marquette báo, giấy, và mẫu bìa sách. Không còn không khí thân mật, ấm cúng, bình yên của nơi quen thuộc, thường ngày anh đến chơi, nằm ngủ. Chỉ một tuần, một tháng trước buổi chiều hiu hắt ngột ngạt hôm nay. Căn phòng bây giờ phảng phất vẻ lạnh lẽo của chiếc hầm bị sỗ sàng xáo trộn, lục lọi mà chủ nhân đã vắng mặt từ lâu. Ông Chu nằm xuống chiếc giường mây, cởi chiếc kiếng ra khỏi mắt, nói trống không.
- Cuốn nhật ký tôi viết dở... Anh lấy đi!
Tròng mắt ông đứng sững, ráo hoảnh nhìn lên trần nhà. Anh lật trang đầu cuốn nhật ký, tập vở học trò mỏng đầy những chữ viết to, nét rung, rối.
- Tôi biết tôi là một thằng đểu...
Anh kêu tiếng nhỏ. Tội quá bác ơi! Khi nhìn lên bức ảnh đặt ở kệ sách. Ông Chu bế cháu ngoại, Lô, con đầu lòng của Thủy, Giao, nụ cười ông rạng rỡ. Ánh sáng bừng loáng từ đôi mắt thẳng thắn, trung hậu, hồn nhiên. Bữa ăn dự định với vợ chồng Giao, Thủy cùng Ông Chu không bao giờ được thực hiện, vì sau đó anh về nhà ở Phú Nhuận, và sáng 30 tháng Tư, khoảng 12 giờ trưa, chị Lan, con cô anh hốt hoảng chạy tới với báo động. Có mấy ông viết văn, làm báo đeo băng đỏ đi với vợ chồng cô KCg đến nhà chị hỏi nơi ở của anh?! Tin dữ đến đúng lúc, từ căn gác, anh nhìn xuống góc đường Nguyễn Huỳnh Đức/Trần Quang Diệu. Một nhóm người gồm những kẻ quen tên, biết mặt trong báo giới, làng văn, CgTBn, NgTgTh, NgHĐg... tay đeo băng vải đỏ bầm, nhảy xuống từ một xe jeep trương cờ Mặt Trận Giải Phóng. Bn nói với người ngồi trên xe (sau nầy mới biết là VHh):
- Có “tấn” không đồng chí?!
Anh nhảy từ mái hiên xuống nghĩa địa sau nhà, và đến khu Pháp Kiều, Trường Collette, nhà của Quân Nhi, trú ẩn cho tới ngày về Bà Rịa, trước khi trình diện đi tù.
1985
Đêm nay, qua cơn mơ, nỗi xao xuyến mù mờ của hai-mươi, ba mươi năm xưa cũ tái hiện thực với cường độ nặng nề hơn do khó khăn của cảnh sống thực tế tù tội đang gánh chịu. Sau tình huống con người bị dằn xé, bức hại, sỉ nhục do những biến động chính trị, quân sự của năm 1975, tiếp theo là những thay đổi xã hội gây nên tai họa đối với khối đông dân chúng với đói khổ, nhục hình, áp bức hiện thực bởi chế độ mới tệ hại gấp bội so với chế độ vừa bị thay thế, sụp đổ. Điển hình của tình huống ngặt nghèo phải gánh chịu nầy là chiếc xe hơi hết xăng mà anh đang cố sức đẩy cho hết đoạn đường Nguyễn Hoàng dọc bên hông trường Nam Tiểu Học - Trước năm 1954 là nhà thương của Quân Đội Pháp mà dấu vết nay còn lại là những lò đốt đồ phế thải với ống khói hình vuông trên có chiếc nắp đậy hình nón bằng sắt. Dẫu gần như kiệt sức bởi sức trì nặng của chiếc xe, nhưng anh vẫn liếc vào nhìn chăm ống khói màu đen - Dấu hiệu riêng của nhà thương mà thuở niên thiếu anh đã một lần vô tình nhận ra, và đặt để cho nó một chức năng: Lò có ống khói của nhà thương là nơi đốt đồ của người chết để khỏi nhớ tới họ. Anh định chia xẻ ý nghĩ nầy (về chiếc ống khói) với hai người bạn cùng lớp, Võ Ý, và Vũ Ngự Chiêu (chứ không là bút danh Vô Ý, Nguyên Vũ quen thuộc của các bạn) không hiểu từ đâu bỗng nhiên đi đến giúp anh đẩy chiếc xe; nhưng do quá mệt nhọc và phiền bực trong lòng nên anh chỉ nhìn bạn thay lời cảm ơn. Cuối cùng, chiếc xe cũng đến trước cổng trường Phan Châu Trinh, hai người bạn nhìn anh ái ngại, tỏ lòng thương xót bất lực:
- Tụi tao chỉ giúp mầy đến đây thôi, của mầy tự thân mầy lo.
Và hai người bạn biến mất bất ngờ như cách họ đã đến cùng anh. Anh nhìn quanh quất, đơn độc, tuyệt vọng, bởi cổng trường đã gài chặt bởi một ổ khóa sắt, lỗ khóa sâu, vòng khóa to đen móc vào những túm dây kẽm gai rối rắm, đe dọa. Anh biết chắc trong trường đang có điều hy vọng giải cứu anh thoát khỏi tình trạng khốn khổ đang gánh chịu - Xe hết xăng, áo quần rách bẩn, bó chật vướng víu, người dính đầy vôi (có lẽ do từ hai bạn Võ, Vũ vừa lấm qua chăng?! Anh không đủ sức nghĩ tiếp). Nhưng làm sao để vào trường đây? Anh nhìn lên trời, nơi những tàng cây phượng... Nhìn đến đâu, tàng lá cao đến đấy, tàng lá xanh biếc lóng lánh như dát ngọc. Ngày mình mới vào học (1955) phượng vừa được trồng, chỉ ngang tầm thắt lưng mà nay cây đã cao đến thế. Anh bỏ dở ý nghĩ về tàng cây, trở lại tình trạng khó khăn, bất lực hiện tại, nhìn quanh tìm kiếm, van lơn, cầu cứu.. Cuối cùng anh vùng la lớn mừng rỡ.
- Bác, Bác, em đây, Nam đây, bác ơi...
Nhà văn Chu Tử đang đứng dưới gốc cây phượng trước Trường Nam Tiểu Học đối diện cổng Trường Phan Châu Trinh bên kia đường, nhìn anh thương yêu xa xót. Anh chạy vội qua đường, bất chấp đám đông người đàn bà vùng quê xứ Bắc la mắng chưởi bới. Đừng để ý đến những con mẹ phù thủy Người Bắc, hãy cố gặp Ông Chu - Anh tự thúc giục vì chân đang kẹt dính lên nhựa đường đã biến thành một lớp dầu đen lầy nhầy ngổn ngang những đinh nhọn. Anh đặt bàn tay trái Ông Chu lên trên cổ cánh tay phải của mình, nơi có nốt ruồi to đen (mà anh hằng thắc mắc không hiểu là dấu hiệu về một điều bất hạnh, hay may mắn gì nhưng chắc chắn sẽ phải xẩy đến), cẩn thận đưa ông qua đường, đến chiếc cổng phụ đang hé mở do chiếc xe đạp của một người nào đấy đặt dựa vào chiếc cột. Xe đạp cũng có một vòng khóa sắt quanh chiếc cột. Ở đâu cũng có khóa sắt hết. Anh nói thầm não nề khi đưa người bạn lớn tuổi qua cổng, bước đi chậm trên đoạn đường trải đá nhọn. Ông Chu thở nhẹ mệt nhọc, bàn tay ông run rẩy lạnh lẽo trên cổ tay anh, ánh mắt luôn nhìn anh thúc giục nâng đỡ, an ủi. Hai người lần bước lên hành lang trước phòng hiệu trưởng, rẽ qua phải đến trước cửa căn phòng thứ hai dùng làm văn phòng nhà trường mà hội đồng giáo sư đang ngồi họp khuất sau tấm màn xanh để quyết định về kết quả kỳ thi Tú Tài Hai. Người cuối cùng được chấm đậu - Tên anh được xướng lên với giọng nói to, âm tiếng bực tức hằn học, biểu lộ điều cưỡng ép bắt buộc phải chấp nhận thi hành. Anh thoắt nhìn bức tường bên cạnh cửa ra vào: Chữ số “89 màu đỏ” tươi rói như máu đọng.
- Tội em quá bác ơi! Anh la tiếng lớn thảm thiết, cầu cứu, cào mạnh vào bàn tay ông Chu. Máu từ bàn tay chảy ra cùng màu đỏ của chữ số “89” trên bức tường!! Anh bật ngồi dậy. Bàn tay đập mạnh lên vách tường đá phòng giam, gây nhói đau thật như đang cào mạnh vào bàn tay ông Chu trong giấc mơ. Thân thể anh nổi cơn run lạnh khô khan, hai hàm răng đập vào nhau không kiềm giữ. Cơn lạnh châm chích, cắn xé khắp trong thân, nhưng lớp da ngoài hừng hực như sôi lửa. Giây thần kinh từ gáy lên đỉnh đầu tưởng chừng bốc thành hai đường khói nóng bỏng. Chúa ơi làm sao con người chịu nổi cho tới năm 1989?! Anh kêu thành tiếng đớn đau giữa vũng tối của đêm đông giá rét. Anh đã chịu tình trạng kiên giam nầy từ năm 1981 đến nay, mùa Đông năm 1985, nơi trại giam Số 5, xã Lam Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Và anh hiểu ra điềm báo trước từ giấc mơ (như thật) kia: Đến năm 1989 xa xôi ấy anh mới ra khỏi trại tù!
1995
Anh không thấy người đàn bà ngồi trước mặt khác lạ với cô gái mười bốn tuổi, ngồi bàn đầu trước mặt anh - Lớp Đệ Lục Trường Phan Châu Trinh của bốn - mươi năm trước. Thương Thương nắm tay anh, giọng xúc động đẫm nước mắt không che dấu. Cầm tay anh, mình tưởng như cầm khúc củi mục, không thể nào có bàn tay ai khô, và nhăn nheo, xấu xí đến vậy cho dù tay người già lão. Làm sao anh có thể sống sót để hai đứa lại gặp nhau hôm nay, ở nơi cực bắc quả đất, chỗ có mùa đông lạnh nhất thế giới. Anh cười giả tảng, làm bộ thản nhiên như không nghe ra câu nói (như cách “đóng kịch” từ nhỏ đối với chúng bạn, để được bạn khen là người cứng cỏi, ngang tàng). Đợi cơn xúc động của lần gặp mặt lắng xuống, anh hỏi người bạn với cách tìm tòi, tra vấn, bởi cảm nhận ra điều kỳ diệu bí mật nơi lần gặp gỡ quá đỗi lạ lùng với người bạn thân thiết nầy:
- Còn “chị” thì sao, về nước năm nào, và tại sao bây giờ lại ở đây, Québec, Canada? Tôi nhớ không lầm thì “chị” đi học gì bên Châu Âu phải không?
Anh giữ nguyên cách “trấn áp” ngày trước đối với bạn.
- Đừng trêu em nữa...
Người bạn cười hồn hậu. - Thương bao giờ cũng nhỏ hơn các anh, riêng đối với anh, em còn “sợ” hơn những người khác nữa, ngày đó ngồi trong lớp, cứ lo lắng không biết anh ngồi sau lưng sắp sửa bày thêm trò tinh nghịch gì.. Chuyện anh mới đáng kể, chứ đời con gái, đàn bà như em thì có gì đáng nói.
Và câu chuyện của người bạn được kể lại như sau:
Năm 1965, Thương Thương ra khỏi nước do một học bổng của UNESSCO, theo học ngành dầu hỏa ở Ý. Nước Ý không xa Pháp, và Anh Quốc, nên tiện thể cô lấy luôn hai bằng kỹ sư của hai nước nầy, sau đó chuyển qua hệ đại học Mỹ như chuyện tự nhiên. Năm 1970, Thương Thương về nước, phụ trách phòng thí nghiệm của Hãng Shell, chịu trách nhiệm kiểm soát, định lượng, phẩm chất toàn bộ dầu nhập vào Việt Nam, sau đấy mới phân phối đến những nơi tiêu thụ với khối lượng lớn. Thị trường dân dụng dùng loại gì, máy bay, chiến xa quân đội sử dụng độ dầu nào.
Năm 1974, túi dầu khổng lồ ở thềm lục địa Việt Nam bắt đầu được khai thác. Dầu thô từ mỏ Bông Hồng Số 9 được chuyển vào đất liền, đưa đến phòng thí nghiệm của Thương. Giọt dầu đầu tiên của tài nguyên quốc gia được chiết lọc, đốt lên ngọn lửa ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Cả Miền Nam bừng bừng hy vọng với hậu chiến xây dựng phú cường. Nhưng quả thật như một báo tin mỉa mai trêu chọc ác độc, sau lần ngọn lửa hy vọng kia cháy sáng thì đến kỳ Trại Tống Lê Chân của Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân bị tràn ngập, tháng 11, 1974, tiếp đến cuộc tấn công chiếm đóng ngang ngược Phước Long, tháng 12, 1974. Và khi biết chắc phe ký kết chính thức Hiệp Định Paris, chính phủ Liên Bang Bắc Mỹ đồng loạt với 13 nước ký định thi hành hiệp định khiếp nhược im lặng trước thái độ hung hăng trâng tráo, phe Cộng Sản Việt Nam quyết định tấn công dứt điểm lần cuối.
Bắt đầu từ 10 tháng 3, 1975, trận Ban Mê Thuột mở màn, sau 55 ngày, Miền Nam bị bức tử vào sáng 30 tháng Tư như một điều phải đến. Mười hai giờ trưa cùng ngày, Thương Thương dùng xe honda chạy qua kho Nhà Bè với chìa khóa mở được hệ thống xăng dầu dự trữ của toàn Miền Nam.
- Mình không biết đã bị đẩy vào bến tàu Kho 5 ở Khánh Hội lúc nào, do ai, chiếc honda đã bị một kẻ nào đó giật mất, trên người chỉ có mỗi bộ đồ bộ với túi nhỏ đựng hai gói mì, trong bụng bào thai cháu An vừa thành dạng.
- Thế anh ấy ở đâu mà để Thương đi một mình trong cảnh ấy?
Lòng anh dịu xuống, chấm dứt cách tra hỏi khô khan khi bắt đầu câu chuyện, bởi thật lòng thương cảm bạn vì cũng đã thấm đau với những ngày giờ ghê gớm nầy.
- Và Thương đi khỏi nước như thế nào?
Anh gọi tên bạn như ngày còn nhỏ mỗi khi biết đã quá độ tinh nghịch gây lo sợ cho bạn..
- Thương không hề chuẩn bị để lên tàu, chỉ nhớ có nghe loáng thoáng từ đám đông những lời la lối bàn tán. Đừng đi tàu Trường Xuân, nên đi tàu Việt Nam Thương Tín, và chiếc tàu đậu trên bến đã đông kín người, người đứng đầy trên boong, hình như họ không muốn cho ai lên thêm. Cầu tàu đã kéo cao lên khỏi sàn bến cảng, và một người đàn ông rất cao lớn đã nhấc Thương lên để bám vào cầu thang chiếc tàu khi mình tỏ ý nhờ cậy. Mình cũng không nhớ đã nói với ông ta những gì, chỉ biết nhìn người ta để cầu cứu. Và khi lên được boong tầu thì nằm lả ngay lên sàn không gượng được, có một gia đình vợ chồng trẻ ngồi trước mặt, nhưng bởi quá bận rộn với mấy đứa con còn nhỏ nên không ai tỏ ý muốn giúp gì cho ai. Chỉ một người đàn ông lớn tuổi, mặc chiếc áo veston màu xám là ngồi im lặng bất động, nhìn về phía Thương với tròng mắt không phản ứng sau lớp kính trắng. Ông ta hoàn toàn không để ý những ồn ào xáo trộn vây quanh.
Tàu qua khỏi Nhà Bè thì trong bờ có tiếng súng bắn ra. Người trên boong tàu ùn ùn chạy xuống hầm, cảnh nháo nhác hoảng loạn tại bến Kho 5 thêm một lần diễn lại với tiếng súng từ bờ hiện thực mối đe dọa sát cận. Thương không còn chút sức lực nhỏ để nhấc nổi chân tay, phản ứng tự bảo vệ là nằm im, mắt nhắm chặt. Sàn tàu đột nhiên im lắng. Mọi người đã chạy xuống hầm, cô mở hé mắt, phần nắng dọi sáng và hơi nóng hực lên từ sàn tàu cùng nỗi khiếp sợ làm tê liệt mọi giây thần kinh thớ thịt. Người đàn ông trước mặt vẫn ngồi lặng như sự đỗ vỡ tan nát đã hoàn tất tự trong thân. Bây giờ không phải là đạn súng nhỏ nữa mà là những tiếng nổ lớn dội lên sàn tàu, bắn ra những mãnh rì rào cùng hơi khói nóng bùng lên sau nháng lửa. Thương nhắm mắt chặt hơn, chấp nhận chuyện cùng đành. Một tiếng nổ lớn rất gần, tưởng như tự thân đang là trung tâm của chấn động. Thương bị xô dạt hẳn về một bên, và nằm im không phản ứng về cảnh hoảng loạn, tiếng nổ đang vây bủa bùng vỡ chung quanh. Cô tưởng như đã thay đổi hẳn một cuộc đời trong nỗi yên lặng dài như vô tận sau tiếng nổ, và chỉ mở mắt khi nghe tiếng khóc tấm tức.
- Bố, bố ơi... Ông ơi... ông ơi...
Người đàn ông vẫn ở thế ngồi, đầu gục xuống, thân tựa vào trục kéo dây, chiếc kính vỡ nằm trên sàn, khi người nhà đặt nằm trên sàn tàu, nét mặt của ông được nhìn rõ hơn với vẻ đau đớn hằn lên lớp da trắng xanh bắt đầu nhợt nhạt. Đến chiều khi làm lễ thủy tán, Thương Thương mới biết người chết độc nhất của chuyến đi ấy là Người Viết Văn một lần tuổi trẻ cô tin cậy, yêu mến - Năm cô ra khỏi nước lần thứ nhất 1965, buổi vào đời, tiếp xúc với cuộc sống thế giới. Cuộc sống mà cô không hề lường được một phần nhỏ những điều ngang trái, đau thương chực hằng chực sẵn với đời người, từ đứa trẻ ngây ngô tỉnh nhỏ đến người đàn bà căng thân vượt sống qua hai ba đại lục, trên quê hương chiến tranh.
Nhà Văn Chu Tử đã cho Thương Thương những kinh nghiệm đầu tiên về cuộc sống, tình yêu, và nỗi chết - Hiện thực với lần phải xa lìa, bỏ mất quê hương, năm 1975. Hóa ra tất cả chỉ là Một... Cơn giẫy chết tuyệt vọng của đàn bướm trên Đường Nguyễn Hoàng một ngày đầu Tháng 9, 1955 cũng là của người dân Miền Nam, Sài Gòn hấp hối kể từ đêm 28, rạng ngày 29 đến sáng 30 Tháng Tư, 1975 (sau 55 ngày chiến dịch tấn công). Trường Phan Châu Trinh, đầu Đường Lê Lợi, đối diện Trường Nam Tiểu Học, vốn là Nhà Thương quân đội Pháp, song song với Đường Nguyễn Hoàng - Hai nhân vật lịch sử đồng xuất thân từ đất Lam Sơn, Tỉnh Thanh Hóa (nơi anh bị giam giữ suốt thời gian 10 năm (1978-1988), lâu hơn bất kỳ nơi nào anh đã cư ngụ trong suốt đời dài). Và cánh tay lẩy bẩy của Ông Chu trong giấc mơ nơi Trại Lam Sơn đêm Đông 1985 cũng là bàn tay run rẩy có thật trên tay anh khi anh đưa ông qua đường trước Thương Xá Crystal Palace vào Nhà 104 Công Lý, một buổi chiều Sài Gòn đông người, mùa Đông năm 1973. Và người bạn tuổi nhỏ Thương Thương mà trong nhiều năm dài, anh ngồi nhìn từ sau những sợi tóc se mướt của cô với lòng ngổn ngang thắc mắc: Làm thế nào để có thể giải bài toán giỏi như người nầy?! Và Con Người của giải đáp bí mật ấy - Chết trong Ngày Đầu Tiên Sài Gòn thất thủ - Nhà văn, tác giả những cuốn sách chỉ với một chữ duy nhất làm tiêu đề: Yêu. Sống. Tiền. Loạn... Từ Hán-Việt, Chu (Châu) có nhiều nghĩa: Màu đỏ, vùng đất (nổi) giữa biển, bãi sông, chiếc thuyền... Tất cả kết hợp nên Một để hoàn thành tín hiệu, lời giải: Người sẽ được thương (xót), được hoàn (trả) từ tai họa (biểu tượng màu đỏ) trong nước - Anh ra tù “Ngày Hai-mươi chín, Tháng Một, năm 1989” - Năm, tháng, ngày có tổng số là Một (1+9+8+9= 29=11=1).
Cuốn sách đầu đời, Dấu Binh Lửa (1968, 1969 do Nguyên Vũ thúc giục, điều hành xuất bản) có đoạn dẫn nhập: “...kỳ cục hơn, tôi (nằm mơ) “mắc kẹt ở trong Nước” - Chữ “Nước”được viết hoa, in nghiêng, đậm. Đêm 28 rạng sáng 29 tháng 4, 1975, tại bãi đáp Cơ Quan DAO (Văn Phòng Quân Sự Mỹ), anh là người cuối cùng còn lại của Ban Liên Hợp Quân Sự giúp ngàn người lên trực thăng CH46 bay ra Hạm Đội 7. Anh cũng là người ở lại độc nhất nhìn lên bầu trời Tân Sơn Nhất, 6 giờ 45 sáng Ngày 29 tháng 4 để chứng kiến thảm cảnh bi tráng, chiếc AC119 bốc cháy với Người Phi Công QL.VNCH bị thiêu sống trong lửa. (P.N.N)
nguồn:http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-173_4-312_5-10_6-1_17-3_14-2_15-2/nhung-con-giay-chet-tuyet-vong.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001