Phan Minh Ngọc
Theo kế hoạch, Đề án Công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC) sẽ được
trình Bộ Chính trị cho ý kiến và quyết định trong tháng 1 này, sau khi
Chính phủ thảo luận hôm 27.12.2012. Hiện đã có một số thông tin đồn đoán
về hình thức hoạt động của VAMC khi được thành lập, trong số đó những
thông tin liên quan như cách thức định giá trị nợ xấu và nguồn tài chính
để mua nợ xấu.
Về giá trị nợ xấu khi VAMC mua, một số báo cho biết, giá mua nợ xấu sẽ là giá trị sổ sách của khoản nợ xấu đó. Đây là điều khá ngạc nhiên vì nó quá “hào phóng” với ngân hàng có nợ xấu phải bán cho VAMC, trong khi đó lại có khả năng gây thiệt hại lớn cho VAMC. Chắc chắn các ngân hàng sẽ thích nếu VAMC mua nợ xấu theo giá trị sổ sách vì điều này vừa giúp ngân hàng làm sạch bảng cân đối kế toán, vừa giúp ngân hàng không phải ghi nhận lại toàn bộ tổn thất tín dụng ngay khi bán nợ xấu (là khoản tổn thất sẽ phát sinh nếu VAMC mua lại khoản nợ xấu theo giá trị tại thời điểm mua, như cách làm hiện nay của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC)).
Điều đáng nói là, giá trị theo sổ sách theo cái nghĩa mà báo chí phỏng đoán dựa vào phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là giá trị ban đầu của khoản nợ, ví dụ là 100 đồng, trừ đi dự phòng rủi ro đã trích lập, ví dụ là 70 đồng, còn 30 đồng và VAMC chỉ cần trả 30 đồng này cho ngân hàng thì ngân hàng đó hết nợ xấu.
Nếu tính như trên thì 30 đồng đó không thể gọi là “giá trị theo sổ sách” của khoản nợ xấu được, mà phải gọi cho chính xác là “giá trị còn lại theo sổ sách” của khoản nợ xấu.
Điều đáng nói hơn là sẽ có khả năng dự phòng rủi ro đã trích lập thấp hơn nhiều so với con số 70 đồng nói trên, ví dụ chỉ 20 đồng, giả thiết là mức dự phòng phù hợp với các quy định trích lập dự phòng của NHNN tại thời điểm diễn ra đánh giá và mua bán nợ xấu giữa ngân hàng có nợ xấu và VAMC. Lúc đó, liệu VAMC sẽ/nên nhắm mắt chấp nhận mua khoản nợ xấu trên với giá 100 đồng – 20 đồng = 80 đồng, trong khi khả năng bán lại với cái giá 80 đồng là chưa biết, và hoàn toàn có thêm khả năng là chất lượng khoản nợ tiếp tục xấu đi sau khi VAMC mua? Nói cách khác, nếu mua bán dựa vào giá trị còn lại theo sổ sách của khoản nợ xấu thì VAMC luôn là người nắm đằng lưỡi dao, cho dù trên thực tế có thể là ngân hàng thương mại bị bắt buộc phải bán khoản nợ xấu đó cho VAMC khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đó đã vượt ngưỡng cho phép (chẳng hạn là 3% trên tổng dư nợ), chứ không phải là họ thực sự muốn tống khứ khoản nợ xấu đó khỏi bảng cân đối của mình bằng mọi giá.
Về nguồn tài chính mua nợ xấu, cũng vẫn theo những thông tin được hé lộ trong tuần qua trên một số báo phỏng đoán, thì VAMC sẽ hạn chế dùng tiền mặt (từ ngân sách), mà chủ yếu sẽ dựa vào phát hành trái phiếu xử lý nợ và các công cụ nợ là giấy tờ có giá (giấy chứng nhận nợ) để mua nợ xấu từ ngân hàng thương mại. Cách làm này sẽ hạn chế thiệt hại cho VAMC khi VAMC không thanh lý được khoản nợ xấu và thu hồi vốn đã bỏ ra. Lúc đó, thiệt hại cho VAMC chỉ là chi phí xử lý và chi phí quản lý khoản nợ xấu, chứ không phải là phần vốn bỏ ra khi mua nợ xấu.
Nếu Đề án có cách làm đúng như phỏng đoán như trên thì thực tế sẽ là VAMC vẫn bị thiệt hại! Hoặc nói đúng hơn là VAMC vẫn phải có trách nhiệm với phần vốn tương đương với giá trị của khoản nợ xấu khi mua từ ngân hàng thương mại lúc ban đầu. Hãy hình dung khi VAMC thanh toán cho ngân hàng bán nợ bằng các trái phiếu xử lý nợ, giấy chứng nhận nợ, trong đó có ghi các điều khoản cam kết về giá trị khoản nợ và lãi suất, thời hạn thanh toán mà VAMC sẽ phải chịu trách nhiệm v.v... và ngân hàng đó đưa những trái phiếu, giấy chứng nhận nợ đó vào lưu thông, ví dụ bán lại cho một nhà đầu tư nào đó. Giả thiết nhà đầu tư thứ cấp này giữ trái phiếu, giấy chứng nhận nợ đó cho đến ngày đến hạn thanh toán, lúc đó ông ta sẽ đến VAMC để đòi thanh toán cả vốën lẫn lãi và VAMC phải có trách nhiệm thanh toán chúng. Trường hợp này cũng tương tự như trường hợp Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ và chúng được đưa vào mua bán trên thị trường. Dù trao tay ít hay nhiều thì rốt cuộc Kho bạc Nhà nước (Chính phủ) vẫn phải có trách nhiệm chi trả khi trái phiếu đến hạn cho người sở hữu cuối cùng.
Có thể những người soạn thảo Đề án cho rằng trái phiếu xử lý nợ và giấy chứng nhận nợ không phải là trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá như thông thường như ta nói ở trên, mà là một loại chứng chỉ thanh toán chỉ có giá trị giữa 2 bên, VAMC và ngân hàng thương mại bán nợ xấu. Nếu vậy, hành động mua bán nợ xấu giữa VAMC và ngân hàng chỉ thuần túy là hành động hoán đổi tài sản (có giá trị nội bộ) cho nhau. Trong chừng mực mà VAMC không/chưa thanh lý được khoản nợ xấu (cho một bên thứ 3) thì sẽ không có dòng tiền phát sinh để VAMC trả cho ngân hàng và ngân hàng có thể dùng nó mà xóa nợ xấu khỏi bảng cân đối tài sản của mình. Và như vậy thì việc chuyển nợ xấu từ ngân hàng sang cho VAMC (và cho đến tận lúc khoản nợ xấu được VAMC bán tiếp đi và thu tiền về trả cho ngân hàng) sẽ không giúp gì cho việc giảm nợ xấu của ngân hàng cả.
Nói tóm lại, rốt cuộc thì rủi ro trong xử lý nợ xấu vẫn thuộc về VAMC, và tức là thuộc về ngân sách, cho dù mới chỉ xét đến 2 khía cạnh chính có khả năng thành hiện thực thông qua đồn đoán liên quan đến Đề án – xác định giá trị nợ xấu và nguồn tài chính để mua nợ xấu. Nói cách khác, muốn hay không thì khi thành lập VAMC, Chính phủ vẫn phải rót vốn ngân sách để VAMC dùng tiền đó mua nợ xấu từ ngân hàng thương mại. Nếu ngân sách đã trống rỗng thì, không còn cách nào khác, NHNN buộc phải in tiền cho VAMC vay để hoạt động, và cũng có nghĩa là làm tăng áp lực lạm phát sau đó.
Mong những người soạn thảo Đề án lường trước được những tình huống nêu trong bài để tránh cho “sự đã rồi” khi ban hành nó.
(Bài đăng trên Đại biểu Nhân dân)
Admin gửi hôm Chủ Nhật, 20/01/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130120/phan-minh-ngoc-ve-de-an-cong-ty-mua-ban-no-quoc-gia-vamc
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Về giá trị nợ xấu khi VAMC mua, một số báo cho biết, giá mua nợ xấu sẽ là giá trị sổ sách của khoản nợ xấu đó. Đây là điều khá ngạc nhiên vì nó quá “hào phóng” với ngân hàng có nợ xấu phải bán cho VAMC, trong khi đó lại có khả năng gây thiệt hại lớn cho VAMC. Chắc chắn các ngân hàng sẽ thích nếu VAMC mua nợ xấu theo giá trị sổ sách vì điều này vừa giúp ngân hàng làm sạch bảng cân đối kế toán, vừa giúp ngân hàng không phải ghi nhận lại toàn bộ tổn thất tín dụng ngay khi bán nợ xấu (là khoản tổn thất sẽ phát sinh nếu VAMC mua lại khoản nợ xấu theo giá trị tại thời điểm mua, như cách làm hiện nay của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC)).
Điều đáng nói là, giá trị theo sổ sách theo cái nghĩa mà báo chí phỏng đoán dựa vào phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là giá trị ban đầu của khoản nợ, ví dụ là 100 đồng, trừ đi dự phòng rủi ro đã trích lập, ví dụ là 70 đồng, còn 30 đồng và VAMC chỉ cần trả 30 đồng này cho ngân hàng thì ngân hàng đó hết nợ xấu.
Nếu tính như trên thì 30 đồng đó không thể gọi là “giá trị theo sổ sách” của khoản nợ xấu được, mà phải gọi cho chính xác là “giá trị còn lại theo sổ sách” của khoản nợ xấu.
Điều đáng nói hơn là sẽ có khả năng dự phòng rủi ro đã trích lập thấp hơn nhiều so với con số 70 đồng nói trên, ví dụ chỉ 20 đồng, giả thiết là mức dự phòng phù hợp với các quy định trích lập dự phòng của NHNN tại thời điểm diễn ra đánh giá và mua bán nợ xấu giữa ngân hàng có nợ xấu và VAMC. Lúc đó, liệu VAMC sẽ/nên nhắm mắt chấp nhận mua khoản nợ xấu trên với giá 100 đồng – 20 đồng = 80 đồng, trong khi khả năng bán lại với cái giá 80 đồng là chưa biết, và hoàn toàn có thêm khả năng là chất lượng khoản nợ tiếp tục xấu đi sau khi VAMC mua? Nói cách khác, nếu mua bán dựa vào giá trị còn lại theo sổ sách của khoản nợ xấu thì VAMC luôn là người nắm đằng lưỡi dao, cho dù trên thực tế có thể là ngân hàng thương mại bị bắt buộc phải bán khoản nợ xấu đó cho VAMC khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đó đã vượt ngưỡng cho phép (chẳng hạn là 3% trên tổng dư nợ), chứ không phải là họ thực sự muốn tống khứ khoản nợ xấu đó khỏi bảng cân đối của mình bằng mọi giá.
Về nguồn tài chính mua nợ xấu, cũng vẫn theo những thông tin được hé lộ trong tuần qua trên một số báo phỏng đoán, thì VAMC sẽ hạn chế dùng tiền mặt (từ ngân sách), mà chủ yếu sẽ dựa vào phát hành trái phiếu xử lý nợ và các công cụ nợ là giấy tờ có giá (giấy chứng nhận nợ) để mua nợ xấu từ ngân hàng thương mại. Cách làm này sẽ hạn chế thiệt hại cho VAMC khi VAMC không thanh lý được khoản nợ xấu và thu hồi vốn đã bỏ ra. Lúc đó, thiệt hại cho VAMC chỉ là chi phí xử lý và chi phí quản lý khoản nợ xấu, chứ không phải là phần vốn bỏ ra khi mua nợ xấu.
Nếu Đề án có cách làm đúng như phỏng đoán như trên thì thực tế sẽ là VAMC vẫn bị thiệt hại! Hoặc nói đúng hơn là VAMC vẫn phải có trách nhiệm với phần vốn tương đương với giá trị của khoản nợ xấu khi mua từ ngân hàng thương mại lúc ban đầu. Hãy hình dung khi VAMC thanh toán cho ngân hàng bán nợ bằng các trái phiếu xử lý nợ, giấy chứng nhận nợ, trong đó có ghi các điều khoản cam kết về giá trị khoản nợ và lãi suất, thời hạn thanh toán mà VAMC sẽ phải chịu trách nhiệm v.v... và ngân hàng đó đưa những trái phiếu, giấy chứng nhận nợ đó vào lưu thông, ví dụ bán lại cho một nhà đầu tư nào đó. Giả thiết nhà đầu tư thứ cấp này giữ trái phiếu, giấy chứng nhận nợ đó cho đến ngày đến hạn thanh toán, lúc đó ông ta sẽ đến VAMC để đòi thanh toán cả vốën lẫn lãi và VAMC phải có trách nhiệm thanh toán chúng. Trường hợp này cũng tương tự như trường hợp Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ và chúng được đưa vào mua bán trên thị trường. Dù trao tay ít hay nhiều thì rốt cuộc Kho bạc Nhà nước (Chính phủ) vẫn phải có trách nhiệm chi trả khi trái phiếu đến hạn cho người sở hữu cuối cùng.
Có thể những người soạn thảo Đề án cho rằng trái phiếu xử lý nợ và giấy chứng nhận nợ không phải là trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá như thông thường như ta nói ở trên, mà là một loại chứng chỉ thanh toán chỉ có giá trị giữa 2 bên, VAMC và ngân hàng thương mại bán nợ xấu. Nếu vậy, hành động mua bán nợ xấu giữa VAMC và ngân hàng chỉ thuần túy là hành động hoán đổi tài sản (có giá trị nội bộ) cho nhau. Trong chừng mực mà VAMC không/chưa thanh lý được khoản nợ xấu (cho một bên thứ 3) thì sẽ không có dòng tiền phát sinh để VAMC trả cho ngân hàng và ngân hàng có thể dùng nó mà xóa nợ xấu khỏi bảng cân đối tài sản của mình. Và như vậy thì việc chuyển nợ xấu từ ngân hàng sang cho VAMC (và cho đến tận lúc khoản nợ xấu được VAMC bán tiếp đi và thu tiền về trả cho ngân hàng) sẽ không giúp gì cho việc giảm nợ xấu của ngân hàng cả.
Nói tóm lại, rốt cuộc thì rủi ro trong xử lý nợ xấu vẫn thuộc về VAMC, và tức là thuộc về ngân sách, cho dù mới chỉ xét đến 2 khía cạnh chính có khả năng thành hiện thực thông qua đồn đoán liên quan đến Đề án – xác định giá trị nợ xấu và nguồn tài chính để mua nợ xấu. Nói cách khác, muốn hay không thì khi thành lập VAMC, Chính phủ vẫn phải rót vốn ngân sách để VAMC dùng tiền đó mua nợ xấu từ ngân hàng thương mại. Nếu ngân sách đã trống rỗng thì, không còn cách nào khác, NHNN buộc phải in tiền cho VAMC vay để hoạt động, và cũng có nghĩa là làm tăng áp lực lạm phát sau đó.
Mong những người soạn thảo Đề án lường trước được những tình huống nêu trong bài để tránh cho “sự đã rồi” khi ban hành nó.
(Bài đăng trên Đại biểu Nhân dân)
Admin gửi hôm Chủ Nhật, 20/01/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130120/phan-minh-ngoc-ve-de-an-cong-ty-mua-ban-no-quoc-gia-vamc
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001