Tháng 12 30, 2012
Lê Tuấn Huy
Ngày
27/12/2012, án phúc thẩm tuyên cho Hoàng Khương như sơ thẩm. Ngày
28/12/2012, công an Hải Phòng đề nghị truy tố anh em Đoàn Văn Vươn tội
giết người. Một lần nữa, hai nhân vật không liên hệ nhau này lại ngẫu
nhiên “gần gũi” theo dòng sự kiện. Bài dưới đây được viết trong hai ngày
09-10/02/2012 nhưng chưa công bố. Dù mất đi tính thời sự, tôi vẫn giữ
nguyên nội dung ban đầu, để góp tiếng nói về những con người này.
28/12/2012
Lê Tuấn Huy
1.
Ngày 07/02/2012, Hải Phòng quyết định “kỷ luật”
đối với một số giới chức huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang. Số phận Đoàn
Văn Vươn cùng những người bị khởi tố chung đương nhiên vẫn mặc định là
“xử lý theo pháp luật”[1].
Cùng ngày, đã diễn ra hội thảo “Báo chí điều tra và lợi ích công”. Về trường hợp của nhà báo Hoàng Khương, có cả ý kiến (tạm thời gọi là) bênh vực và không bênh vực.
2.
Chắc chắn, dù ủng hộ nhà họ Đoàn, không
ai lại cổ động cho hành động mang tính bạo lực. Nhưng liệu họ có đáng bị
ghép tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”? Trong khi
nhiều người vẫn còn e dè về “tội trạng” này, thì chị Phạm Thị Hiền, em
dâu Đoàn Văn Vươn, đã là người đầu tiên khẳng khái: “cướp không phải [là] công vụ”.
Câu nói ngắn gọn đó không chỉ lột tả
được bản chất của vụ việc, mà còn khái quát được một tình trạng đã định
hình như quốc nạn: cướp bằng công vụ. Nghiêm trọng hơn, trong khi những
vụ việc khác, cướp được thực hiện bằng một loại luật pháp nhiều bất cập,
thì ở Cống Rộc, cướp được thực hiện bằng một loại luật rừng công khai,
bởi các giới chức liên quan đã mặc sức “diễn dịch” một cách độc ác cái
luật pháp nhiều bất cập đó, và còn được sự hỗ trợ gần như của toàn bộ cỗ
máy cưỡng hành địa phương, vốn được quan niệm chung là “sức mạnh tổng
hợp của hệ thống chuyên chính vô sản”.
Nếu anh em họ Đoàn không hành động như đã hành động khi cùng quẫn, thì để “sạch” về mặt pháp lý, họ có những chọn lựa nào?
1. Chấp nhận mất đất, rồi sống an phận, lầm lũi với nỗi oan ức.
2. Chấp nhận mất đất, rồi gia nhập vào
đội quân khiếu kiện thường trực và trường kỳ vốn đang ngày một lớn, mà
qua thực tế, kết quả của đại đa số là khiếu kiện vô tận, vô định và vô
hiệu.
3. Chấp nhận mất đất, nhưng liều mạng,
và thay vì liều mạng với lực lượng mang danh “công vụ” như đã làm, là
liều mạng với chính mình, vì chỉ còn con đường này mới “bảo tồn” được
nỗi oan khiên trước công luận.
Với hai tình huống đầu, theo chân người
trí thức khi mất đi hoạt động đặc trưng, là tư duy độc lập và tự do tư
tưởng, phải “lưu vong” trên chính đất nước mình, thì về mặt cá nhân lẫn
xã hội, người nông dân khi mất đi hoạt động đặc trưng, sẽ phải lưu vong trên chính quê hương bao đời, theo đúng nghĩa đen.
Còn với tình huống thứ ba, kết quả là
thương vong. Và đã có “tiền lệ” về hình thức tự hoại cực đoan nhất khi
oan sai, là trường hợp tự thiêu của ông Nguyễn Văn Đương ngay trong lúc bị cưỡng chế[2].
Thế nhưng, phải chăng giá trị pháp lý và
giá trị xã hội của Việt Nam ngày nay chỉ chấp nhận người dân hoặc là
lưu vong, hoặc là thương vong, còn dấn thân thì phải trừng trị?
Trong khi đó, nếu không hành động như đã
hành động, gia đình ông Vươn sẽ không vướng phải trách nhiệm pháp lý
nhưng sau đó, theo chân họ là hàng loạt hộ khác ở Tiên Lãng cũng sẽ chịu
cảnh mất đất, trong sự lặng yên của xã hội, để rồi tệ trạng cướp bằng
luật pháp và cướp bằng luật rừng cứ thế thỏa sức trên khắp đất nước. Hơn
thế, hành động có tác động cảnh tỉnh không thể khác được của họ không
chỉ giúp ích cho những người dân bình thường, mà còn cho cả giới lãnh
đạo cấp cao, cho toàn bộ bộ máy cầm quyền và hệ thống chính trị.
3.
Nếu đem “tư duy” quy giản của vụ nhà họ
Đoàn – xét hành động của họ cô lập trong việc nổ mìn tự tạo và bắn súng
hoa cải về phía “lực lượng chức năng” – áp dụng cho trường hợp Hoàng
Khương, tức cô lập sự việc trong hành động đưa tiền cho công an, mà
không xét động cơ, bối cảnh xã hội và điều kiện bất khả kháng, thì nhà
báo này đáng mang tội “hối lộ”.
Về động cơ, có lẽ ngoài phía công an
dường như đang muốn khẳng định ngược lại, chắc rằng đa số công luận đều
đồng tình với sự sự dấn thân chống tiêu cực của anh.
Về bối cảnh xã hội, mà ở đây, cụ thể là bối cảnh hợp nhất giữa quyền lực công và lợi ích tư
trong hoạt động công quyền đã gần như đạt đến đỉnh điểm. Ngoài tầng cao
biểu hiện ở tham nhũng và nhóm lợi ích, ở tầng thấp hơn, là “hệ thống”
sách nhiễu tư túi hàng ngày, trong đó tiêu cực của công an biến chất,
vốn đã là đối tượng phản ánh thường xuyên của truyền thông.
Đương nhiên, cho dù ở các quốc gia mà
truyền thông có tầm hoạt động và ảnh hưởng lớn hay ở bất kỳ đâu cũng
vậy, phóng viên đều không được vượt quá giới hạn trong nhập vai điều
tra. Tuy nhiên, nếu không có cái bối cảnh độc nhất vô nhị trên thế giới
mà tướng Lê Thế Tiệm đã khái quát, rằng: “Có cái gì đó ngoài đường mà ai
cũng muốn gửi con em ra đứng?”, và nếu đội ngũ “con em” đó không có cả
một “hệ thống” chân rết tự phát hỗ trợ cho tiêu cực, thì hành động của
Hoàng Khương mới trở thành điều phi lý và phi pháp, vì khi đó, đơn giản
nó chỉ là cố tình dựng lên một sự vụ cá biệt[3].
Hoàng Khương, nếu không nhập vai đến tận
cùng ở thế không thể khác được, mà chỉ dừng lại ở mức ghi nhận suông,
thì sẽ không bao giờ có được chứng cứ sống và không thể chối cãi[4],
để rồi việc làm phi pháp của những công an tiêu cực sẽ mãi mãi nằm
trong vùng cấm, vì đó là nơi chỉ có sự “tiếp cận” khép kín của những đối
tượng liên quan, là chính họ cùng những cánh tay nối dài của họ, và
những người phải cần đến ê kíp đó.
Ngoài ra, truyền thông là ngành mang
tính đặc thù, nên hành động chống tiêu cực của họ cũng mang tính đặc
thù. Do vậy, trong việc này, sẽ là sự hạ cấp phi lý đối với truyền thông
khi quy họ về chung với người dân bình thường qua việc không thừa nhận
mặt báo như một công cụ tố giác khi trưng ra kết quả điều tra, mà buộc
họ nhất nhất phải tố giác trực tiếp với cơ quan công an.
4.
K. Marx, khi lược khảo về Chủ nghĩa Duy vật Pháp, có diễn giải lại rằng:
Nếu con người không có tự do theo
nghĩa duy vật, nghĩa là nếu người ta có tự do không phải nhờ có lực
lượng tiêu cực để lẩn tránh cái này cái nọ, mà nhờ có lực lượng tích cực
để phát huy cá tính của mình thì không nên trừng phạt những tội lỗi
trong cá nhân, mà nên tiêu diệt những nguồn phản xã hội đẻ ra tội lỗi và
đem lại cho mọi người một không gian xã hội cần thiết cho sự biểu lộ
căn bản của bản chất của mình. Nếu như con người là do hoàn cảnh tạo nên
thì phải tạo ra những hoàn cảnh hợp tính người. Nếu như con người, bẩm
sinh ra, đã có tính xã hội thì do đó chỉ có trong xã hội, con người mới
có thể phát triển bản tính thật sự của mình và lực lượng của bản tính
con người phải được đánh giá không căn cứ vào lực lượng của cá nhân
riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội.[5]
Đúng vậy, suy cho cùng, mọi tội lỗi của
con người, ngoài sự góp phần của bản tính cá nhân, của gia đình và giáo
dục, thì bối cảnh đóng vai trò là căn nguyên xã hội. Bởi thế, trừng phạt
triệt để nhất đối với tội lỗi của con người là trừng phạt cái bối cảnh
xã hội đã sinh ra tội lỗi đó.
Nói như vậy không có nghĩa là con người
phải được miễn trừ mọi trừng phạt, ở mọi tội lỗi. Hành động xuất phát từ
bản tính cá nhân và những hành vi hình sự có trong mọi bối cảnh, là
những điều phải giá pháp lý.
Còn với những “tội lỗi” mà không thể
tránh khỏi và trực tiếp phát sinh từ cái bối cảnh phi lý, phi nhân của
một xã hội, một giai đoạn lịch sử, thì chính cái điều kiện đã bóp méo
“căn bản của bản chất” con người, khiến nó phải thể hiện một cách sai
lệch, mới là cái cần phải được xử lý, điều chỉnh triệt để cho “hợp tính
người”, bởi lực lượng đã gây nên sai trái đó “phải được đánh giá không
căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của
toàn xã hội”.
Lấy sự việc ở Ô Khảm làm minh chứng.
Trục xuất chính quyền thôn, chiếm cứ địa bàn, điều hành tự quản, biểu
tình liên tục…, theo luật pháp xã hội chủ nghĩa, rõ ràng là “chống chính
quyền nhân dân” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của nhà nước…”, v.v và v.v… Nhưng qua sự kiên quyết dấn thân của người
dân, không một ai trong số họ bị xử lý hình sự, mà ngược lại, chính
quyền trung ương đã phải thức tỉnh: quyền dân chủ cơ sở được thật sự
trao lại cho người dân sở tại, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thừa nhận nạn cướp
đất và kêu gọi bảo vệ nông dân.
Có cái kết quả “phi luật pháp”, “phi kỷ
cương” như thế tại Ô Khảm là bởi thực chất việc xử trí không phải ở chỗ
dễ dàng và tùy nghi quy tội người dân, mà ở chỗ dân hay quan được lấy
làm gốc.
Những người có thẩm quyền có thể hất ngược lỗi về cho nông dân bị mất đất là “không chấp hành” phương án đền bù giải tỏa, “không chấp hành” cưỡng chế; có thể hất ngược lỗi về cho người dân đối với tiêu cực của công an,
nhưng sự thật và nhân tâm là những thứ mà sức mạnh cưỡng hành dù có thể
áp đặt cũng không bao giờ có thể thể định hình khách quan.
Đoàn Văn Vươn và Hoàng Khương, sắp tới
đây, dù về mặt pháp lý, có trở thành người mang án, thì về mặt xã hội và
lịch sử, họ vẫn là những anh hùng.
Vấn đề còn lại là quan hệ giữa cái tâm
của lãnh đạo với nhân tâm của người dân: xử ai và xử ra sao để minh bạch
và đem lại công lý, để sự vụ không trở thành vết thương trên cơ thể xã
hội, bởi khi đó, cái sẹo dù có lành cũng hằn lại vĩnh viễn trong lòng
người.
Chú thích
[1] Bài được viết trước ngày Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng họp về vụ việc (11/02/2012), mà trong kết luận
có “yêu cầu” Hải Phòng “Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương
đưa vụ án ‘giết người và chống người thi hành công vụ’ ra xét xử công
khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến
hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết
định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng”.
[2]
Dù vụ việc này, xảy ra ở xã Đại Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên, xuất phát
từ tranh chấp dân sự, nhưng có nhiều điểm rất đáng lưu ý, là đương sự đã
nhiều lần kêu cứu đến các cơ quan pháp luật và chính quyền nhưng vẫn bị
cưỡng chế, để rồi phải tự đốt mình ngay khi đó, trước sự dửng dưng của các “lực lượng chức năng” hùng hậu.
Xin được đặt câu hỏi trước lương tâm công luận: cái chết thảm thương và
uất ức này có đáng lật lại và đi đến tận cùng công lý không?
[3]
“Phóng viên không được tác động vào sự vật, hiện tượng khiến nó thay
đổi bản chất” là điều hoàn toàn đúng, nhưng nếu vận dụng không đúng vào
trường hợp Hoàng Khương, sẽ là công cụ rửa sạch tội cho công an viên
tiêu cực và trút hết tội sang Hoàng Khương. Vì khi vận dụng với thái độ
“cô lập”, cụm từ “thay đổi bản chất” đã mặc nhiên giả định là viên công
an bị “biến chất” bởi chính hành động của Hoàng Khương, chứ không phải
người này đã chủ động có tiêu cực.
[4]
Cho rằng có băng ghi âm công an viên muốn nhận hối lộ đã là đủ chứng cứ
và Hoàng Khương nên dừng lại, là một ý kiến xa rời thực tế Việt Nam. Có
những chứng cứ sống nhưng có thể chối cãi,
như trường hợp Nguyễn Thị Thanh Tuyền ghi âm của kẻ gạ tình khi chồng
chị đang bị tạm giữ. Đó là chưa kể khi chưa có chứng cứ phạm pháp quả
tang, với ưu thế từ công tác của mình, công an viên tiêu cực có thể diễn
giải những lời nói đó là sự “nhập vai” của mình để chống tội phạm.
[5] Marx – Engels Tuyển tập, I, Nxb Sự thật , Hà Nội, 1980, tr 174.
© 2012 Lê Tuấn Huy & pro&contra
nguồn:http://www.procontra.asia/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Oh my goodness! Incredible article dude! Many thanks, However I
Trả lờiXóaam experiencing troubles with your RSS. I don't know why I am unable to subscribe
to it. Is there anybody else having identical RSS problems?
Anybody who knows the answer will you kindly respond? Thanks!!
My blog post :: youtube sex video gratuit, http://caugsa.cau.ac.kr/index.php?document_srl=32695&mid=rungallery2,
Hey I know this is off topic but I was wondering if you knew of any widgets I
Trả lờiXóacould add to my blog that automatically tweet my newest twitter updates.
I've been looking for a plug-in like this for quite some time and was hoping
maybe you would have some experience with something like this.
Please let me know if you run into anything. I truly enjoy
reading your blog and I look forward to your new updates.
My blog - video sexi gratuit
I'm really enjoying the theme/design of your website.
Trả lờiXóaDo you ever run into any browser compatibility problems?
A handful of my blog audience have complained about my site not operating correctly in Explorer but looks great in Firefox.
Do you have any recommendations to help fix this problem?
Feel free to surf to my web-site: extrait video xxl gratuit