au
khi hàng trăm ngàn binh lính đã được “học tập”, đã nhận thấy “tội lỗi”
của mình, còn các sỹ quan thì đã bị giữ trong các trại cải tạo, Sài Gòn
lại náo động bởi chiến dịch đánh tư sản mại bản. Theo nhận thức của
những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là
nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm
sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp,
với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.
“Chiến dịch X-2”
Vào
lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 10-9-1975, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài
Gòn họp báo, đưa ra “Bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng
hoà Miền Nam Việt Nam”, ra lệnh “bắt giữ một số tư sản mại bản có chứng
cứ đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường: Mã Hỷ, vua lúa gạo; Lưu Tú Dân,
lũng đoạn vải vóc; Bùi Văn Lự, nhập cảng, đầu cơ phụ tùng xe máy; Hoàng
Kim Quy, thầu cung cấp kẽm
gai
cho quân đội Mỹ; Trần Thiện Tứ, độc quyền xuất cảng cà phê…”117. Hơn
bảy giờ trước đó, phần lớn các đối tượng nằm trong danh sách sáu mươi
tên đánh đợt đầu đã bị bắt.
Theo
ông Nguyễn Văn Trân, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục, danh sách “tư
sản mại bản” bị đánh trong đợt này chủ yếu tham khảo từ một tài liệu về
“Chính sách hậu chiến” được viết năm 1974 của Chính quyền Sài Gòn, trong
đó có phần ánh giá vai trò lũng đoạn thị trường của các “vua” người Hoa
ở Chợ Lớn. Giờ G của Chiến dịch X-2 lúc đầu được định là 5 giờ sáng
ngày 10-9-1975, sau do trục trặc trong “hợp đồng tác chiến”, tin tức bị
lọt ra, nên phải triển khai từ lúc 12 giờ khuya ngày 9-9-1975. Hơn
10.000 công nhân, học sinh, sinh viên đã được điều động áp át các mục
tiêu. Hàng vạn “quần chúng” khác được đưa xuống đường để gây áp lực về
dư luận118.
Về
lý luận, “tư sản mại bản” được chính quyền cách mạng coi là “địch” nên
phương thức mà Chiến dịch X-2 tiến hành được xác định rõ là “đánh”. Tài
liệu đãdẫn viết tiếp: “Phản ứng của địch nói chung là yếu. Tư sản mại
bản đối phó chủ yếu bằng cách phân tán tài sản cho bà con thân thuộc. Số
đã bị bắt thì tuy hoangmang, sợ sệt nhưng lại tiếc của nên ngoan cố,
không chịu khai ra của chìm, tiền bạc, hột xoàn”119.
Tối
10-9-1975, “tin chiến thắng” liên tục được báo về “Đại bản doanh” của
Trung ương Cục đóng tại Dinh Độc Lập. Con số bị bắt cho đến khi ấy vẫn
tăng lên. Các đoàn đưa ra những con số chi tiết: hàng chục triệu tiền
mặt, hàng chục ký vàng, cả “kho” kim cương, hàng vạn mét vải và cả một
cơ sở chăn nuôi gồm “7.000 con gà, thu hoạch 4.000 trứng mỗi ngày”120 ở
Thủ Đức. Một nhà tư sản đang nằm viện bị yêu cầu kiểm tra xem ốm thật
hay cáo bệnh, trong khi đó con trai ông ta bị bắt để buộc phải khai ra
nơi cất giấu tiền, vàng. Do tin tức bị lọt ra, một số nhà tư sản đã kịp
cao chạy xa bay, có người bị bắt khi đang chuẩn bị trốn.
Trong
buổi giao ban của Thường vụ Trung ương Cục vào lúc 7 giờ tối ngày 10-9-
1975, tại Dinh Độc Lập, với sự có mặt của ông Phạm Hùng, bí thư Trung
ương Cục, ông Nguyễn Văn Trân, ủy viên thường vụ, cùng các lãnh đạo Quân
quản nhưNguyễn Võ Danh, Phan Văn Đáng…, ông Mai Chí Thọ cho rằng các
đoàn, các đội chỉ mới bắt được đối tượng, mới nắm được tài sản nổi chứ
chưa lấy hết tài sản chìm.
Ông
Mai Chí Thọ tuyên bố: “Một tên tư sản Hoa có thể có từ 500 đến 1 ngàn
lượng vàng. Qua chiếm lĩnh và khai thác ta mới hỏi sơ chứ chưa lục xét,
chưa truy sâu nên có thu được vàng và ngoại tệ, nhưng so với số chúng đã
có thì chưa bao nhiêu. Vì vậy, các đoàn cần đi sâu lục soát hơn nữa
trong nhà chúng để truy vàngbạc và ngoại tệ. Phải dựa vào quần chúng,
người làm công ở mướn phát động họ để phát hiện nơi giấu cất”. Một tuần
trước khi Chiến dịch X-2 diễn ra, do vật giá tăngquá cao, chính quyền đã
“đánh” một số đối tượng bị quy là lũng đoạn thị trường, nhất là thị
trường bột ngọt121.
Đổi tiền
Sau
“Chiến dịch X-2”, Thành uỷ nhận định: “Bọn tư sản mại bản bị cô lập rất
cao, chúng đã mất hết chỗ dựa về mặt quân sự và chính trị. Lực lượng
kinh tế của chúng đã bị sứt mẻ và đang bị tan vỡ dưới sự tiến công của
ta”122. Nhằm “giáng tiếp những đòn mới vào giai cấp tư sản”, ngày 22 và
23-9-75, đồng tiền cũ của chế độ Sài Gòn đã được thay thế bởi đồng tiền
mới.
Đổi
tiền cũng được coi là “chiến dịch” với mật danh “X-3”. Ba yêu cầu mà
Trung ương Cục đưa ra cho Chiến dịch X-3 gồm: “Thiết lập một chế độ tiền
tệ mới; ngăn chặn giai cấp tư sản sử dụng tiền mặt để thao túng thị
trường, đồng thời tước đoạt bớt phương tiện hoạt động của bọn gián điệp,
tình báo; đẩy lùi lạm phát”123. Với nhận thức tiền còn là “phương tiện
hoạt động của bọn gián điệp, tình báo”, Chínhphủ Cách mạng Lâm thời Cộng
hoà Miền Nam Việt Nam chỉ cho đổi một số tiền hạn chế.
Mỗi
hộ gia đình được đổi tối đa 100.000 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn cũ”-
500 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn cũ” đổi được một đồng tiền mới Ngân
hàng Việt Nam. Cán bộ công nhân viên chức trong các tổ chức tập thể được
đổi mỗi người 15.000; hộ kinh doanh tiểu công nghệ, thương nghiệp, vận
tải được đổi100.000 đồng; tổ chức kinh doanh lớn được đổi từ 100.000 đến
500.000 đồng; khách vãng lai, mỗi người được đổi 20.000, số còn lại nộp
cho ban đổi tiền, lấy biên lai về địa phương giải quyết. Các hộ kinh
doanh và hộ gia đình nếu có nhiều tiềnhơn mức được đổi ngay thì phần còn
lại sẽ quy đổi thành tiền mới, ghi vào sổ tiết kiệm, hoặc sổ tiền gửi
tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
Chập
tối ngày 21-9-1975, ngành ngân hàng huy động 10.000 cán bộ. Bộ Tư lệnh
thành huy động 17.921 bộ đội; các quận huy động 35.000 người. Tất cả
được đưa đến các quận, các khu vực, mà không biết trước sẽ được giao
nhiệm vụ gì. Họ phải kê khai tất cả tiền bạc, tư trang mang theo người
và từ đó, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Trong đêm 21-9, họ được tập
huấn công tác thu đổi tiền. Đúng 2 giờ sáng ngày 22-9-1975, họ được
triển khai xuống các “bàn đổi tiền”.
Theo
kế hoạch, đúng 5 giờ sáng, mọi công tác chuẩn bị phải hoàn tất. Tuy
nhiên, “do điều động một số lượng người khổng lồ và phải chuyển tài liệu
xuống tận các ‘bàn’, nhân sự lại chỉ được tập huấn vội, trong khi lại
phải kê khai và xét duyệt mất nhiều thời gian, nên công tác kê khai,
đăng ký cho đến 11 giờ ngày 22-9-1975 vẫn chưa xong. Trước tình đó, Ban
thu đổi Thành phố quyết định kéo dài thời gian đăng ký kê khai tới 21
giờ ngày 22-9-1975 và chỉ thị cho các quận coi đây là khâu quan trọng
nhất, là khâu quyết định của chiến dịch đổi tiền. Đến ngày 23-9-1975,
các nơi bắt đầu thu tiền cũ, đổi tiền mới cho đồng bào nhưng do tình
hình phức tạp, đồng bào vẫn kéo tới đăng ký kê khai với nhiều lý do: hai
ba hộ, trong một nhà [hộ ghép] chỉ mới hưởng được tiêu chuẩn của một
hộ; đến trễ hoặc đến mà nhân viên đổi tiền làm không kịp… Trong tình
hình đó, Ban thu đổi tiền phát hiện được âm mưu phân tán tiền của tư sản
nên quyết định chấm dứt việc đăng ký kê khai tại bàn”124.
Có
những sỹ quan đang ngồi trong trại tập trung cải tạo khi nghe thông báo
đổi tiền mới giật mình vì không ai ở nhà biết nơi giấu tiền. Năm ngày
sau, Chính phủ đã phải lập “hội đồng cứu xét từng trường hợp” và có sỹ
quan từ trại cải tạo đã được đưa về tận nhà để chỉ cho gia đình nơi giấu
tiền.
Quyết
định đổi tiền được báo Sài Gòn Giải Phóng coi là để kết thúc “30
nămsống dơ và chết nhục của đồng bạc Sà i Gò n”125. Đồng tiền Sài Gòn
bắt đầu được phát hành ngà y 1-1-1955, được Chính quyền mới gắn cho
nhiều tội lỗi126. Ba ngà y sau đổi tiền, báo Đảng ở Sài Gòn viết: “Miền
Nam đã có một nền tiền tệ mới, khai sinh từ sự độc lập toàn vẹn của xứ
sở, nhận dân thành phố Hồ Chí Minh đã nâng niu từng tờ bạc của Ngân hàng
Việt Nam với một niềm hãnh diện chưa từng thấy sau bao nhiêu thế kỷ mất
nước phải ép mình sống với đồng bạc của ngoại bang”127.
Không
biết “tủi nhục” đã mất đi bao nhiêu sau Chiến dịch X-3, nhưng rất nhiều
tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.
Kể
từ sáng 23-9-1975, những ai còn đồng bạc của chính quyền Sài Gòn cũ mà
chưa đăng ký thì coi như hết giá trị. Sáng sớm ngày 23-9-1975, ông Phạm
Văn Tư chở vợ, bà Võ Thị Mai, từ thị trấn Sông Mao, Hải Ninh, Bình Thuận
vô Phan Thiết sinh. Vừa rạng sáng thì xe ông bị chặn lại. Du kích cho
biết là có lệnh không cho bất cứ ai ra ngoại tỉnh nhưng khi thấy một bà
bầu đang ôm bụng, họ hội ý rồi cho đi.
Đưa
vợ vào nhà bảo sanh xong, để cô con gái Phạm Thị Mai Hoa128, năm ấy lên
tám tuổi ở lại, ông Tư nhanh chóng quay về nhà.Do thường xuyên cần tiền
cho trại cưa hoạt động nên khi ấy nhà ông có tới ba bao tải tiền mặt
trị giá gần 7.000 lượng vàng. Đến nhà, ông Tư phân tán tiền định nhờ bà
con mỗi người đổi giùm một ít nhưng kế hoạch bị bại lộ. Du kích bao vây
nhà ông, bắc loa tuyên bố: “Nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Hôm sau,
những bao tiền đó bị ném tung ra, bay trắng cả vườn.
Ông
Phạm Văn Tư chỉ là một chủ trại cưa, nhưng khá “có tiếng” ở thị trấn
Sông Mao, nên khi ở Sài Gòn, “tư sản mại bản” bị đánh, địa phương bắt
đầu quản lý trại cưa của ông. Ông Tư cùng một người Hoa, ông Kim Ký, mua
lại trại cưa này năm 1964, khi “Việt Cộng” bắt đầu nắm giữ các khu
rừng, dân kinh doanh liên quan đến gỗ phải đi dây để không làm mất lòng
hai phía. Chiến tranh càng lan rộng, thị trấn Sông Mao trở nên nhộn nhịp
khi trở thành căn cứ của Sư đoàn 23 Quân lực Việt Nam Cộng hòa, công
việc làm ăn của ông Tư càng thêm phát đạt.
Vào
những ngày cuối tháng 3-1975, ông Kim Ký ,người đã chạy khỏi Trung Quốc
năm 1949, khuyên ông Tư nên di tản. Nhưng ông Tư không dễ gì từ bỏ một
sản nghiệp đã gây dựng cả cuộc đời, không dễ gì ra đi không biết nơi đến
thế nào vớibảy người con đang tuổi ăn học. Trong khi đó, những Việt
Cộng mà ông Tư gặp trong rừng cũng khá dễ thương. Khi ông cung cấp đèn
pin, đá lửa, thuốc ký ninh, họ đã trấn an ông rằng ông vẫn được tiếp tục
làm ăn như cũ. Khi những người có máu mặt trong vùng lặng lẽ tới Phan
Rí xuống tàu, vợ chồng ông Tư vẫn ở lại. Ngày 10-9-1975, Chính quyền ập
vào nhà kiểm kê từng lưỡi cưa, vòng bi trong nhà ông và tuyên bố quản lý
xưởng cưa. Ông Tư hôm ấy vẫn chưa ý thức được là tài sản của ông đang
bị tước đoạt. Sáng hôm sau, như thường lệ, ông vẫn mang xuống xưởng một
ấm nước chè cho anh em thợ. Vừa tới xưởng, ông bị một người thợ chặn
lại: “Trại cưa này không còn là của ông, từ giờ nó là của công nhân, ông
không được đến đây nữa”129. Ông Tư sững lại nụ cười trên gương mặt ông
từ từ méo đi. Hơn mười ngày sau thì xảy ra vụ đổi tiền. Ông Tư gần như
phát điên. Cô em vợ nghe, chạy qua bị du kích chặn lại. Đứng ngoài bìa
ruộng, nhìn thấy anh rể mình cứ cười sằng sặc. Thương anh, cô chỉ biết
một mình lặng lẽ khóc.
Ở
Huế, chiều ngày 21-9-1975, Hiệu phó kiêm Bí thư Đoàn trường Nguyễn Tri
Phương Trần Kiêm Đoàn130 được Thành đoàn Huế giao phối hợp với Đoàn
trường Đồng Khánh, dẫn 200 đoàn viên theo cửa Thượng Tứ vào Đại Nội.
Trước khi đi, Thành đoàn ra lệnh: “Chuẩn bị khăn gói, thức ăn ba ngày,
sẵn sàng chiến đấu”.
Ông
Đoàn kể: “Tụi tôi hồi hộp: Mỹ quay lại hay binh lính Sài Gòn nổi dậy?
Tới 3 giờ sáng thì mới hay tin sáng mai đổi tiền. Khi ấy tôi còn trẻ,
hào hứng với những cái mới nên nghe nói một đồng tiền mới giá trị bằng
500 đồng tiền cũ cũng có cái gì đó tự hào. Sáng ra vẫn tả xung hữu đột
đôn đốc đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ”. Nhưng, tới trưa, theo ông Trần
Kiêm Đoàn: “Đi đâu cũng thấy dân kêu gào thất vọng. Ba giờ chiều, tôi
tranh thủ về nhà, thấy vợ ngồi thẫn thờ, nước mắt lưngtròng: Anh! Mình
trắng tay rồi!”. Mỗi gia đình chỉ được đổi tối đa 100 nghìn tiền Sài Gòn
trong khi tiền mặt trong nhà vẫn còn tới gần mười triệu. Không chỉ nhà
ông Đoàn, nhiều gia đình buôn bán ở cửa Đông Ba, hàng xóm của ông, cũng
đang kêu khóc.
Những
người càng tin tưởng vào chế độ mới càng mất mát lớn hơn, vì khi chiến
tranh kết thúc, họ đã đào vàng lên bán, lấy vốn kinh doanh. Ông Đoàn kể:
“Tôi trở về Đại Nội. Một vị chỉ huy lực lượng đổi tiền biết chuyện kêu
lại nói: ‘Muốn đổi bao nhiêu cũng được nhưng phải chia 5:5. Về xóm coi
có ai thì kêu họ đổi luôn’. Tôi về lấy tiền và móc nối với mấy người
trong xóm. Đúng là đổi bao nhiêu cũng được thật”.
Gần
một tháng trước đó, ngày 28-8-1975, Chủ tịch Hội Đồng Chính phủ Lâm
thời Cộng hòa Miền Nam Huỳnh Tấn Phát đã ký Nghị định “Đình chỉ vĩnh
viễn 16ngân hàng tư nhân”. Ngày 3-9-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng thông
báo việc “rút tiền tiết kiệm”, theo đó, “những người có trương mục dưới
một triệu có thể rút dần tiền về, số trung bình mỗi nhân khẩu có thể rút
là 10 nghìn đồng/tháng”, còn những trương mục trên hai triệu “sẽ được
ngân hàng quốc gia cứu xét riêng rẽ”.
Trên thực tế, không mấy ai rút được đồng tiết kiệm nào trước ngày đổi tiền, 22-9- 1975.
Cũng
trong ngày 3-9-1975, Ngân hàng Quốc gia tuyên bố “Công khố phiếu không
còn giá trị”, Chính quyền giải thích: “Các loại công khố phiếu dù của
các ngân hàng hay của tư nhân là những giấy nợ của Nguyễn Văn Thiệu vay
để thêm ngân sách cho guồng máy chiến tranh, nay Nguyễn Văn Thiệu và bè
lũ đã mang tiền của tháo chạy, Chánh quyền Cách mạng hiện đang quản lý
tài sản của toàn dân, không lý gì và không có quyền lấy tiền nhân dân
trả nợ thế cho Nguyễn Văn Thiệu”131.
Người
dân miền Nam từng nghe những “luận điệu” như Việt Cộng về thì sẽ lấy
kìm rút móng những ai sơn móng tay, bắt đàn bà con gái lấy thương binh.
Ít ailường được sẽ có những mũi kìm êm ái hơn như… đổi tiền. Nếu như
“đánh tư sản mại bản” chỉ liên quan đến mấy trăm gia đình, thì đổi tiền
và chính sách mới về số tiền gửi cũ trong các ngân hàng liên quan đến
mọi người. Tiền bạc cũng giúp những người như ông Đoàn hiểu thêm về con
người trong chế độ mới.
“Gian thương”
Tháng
8, tháng 9-1975, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là bột ngọt,
tăng vọt. Chính quyền Cách mạng, lúc này vừa kiểm soát tuyệt đối các
phương tiện truyền thông, đã cho rằng đó là “tội ác của các trùm tư
bản”. Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 27-7-1975 chạy tít: “Cơn sốt bột ngọt
đã làm cho đồng bào nhận rõ bọn trùm gian thương đầu cơ tích trữ”.
Không
chỉ có bột ngọt tăng giá. Trước tháng 6-1975, một ký muối bột giá bảy
mươi đồng, đến tháng 8-1975, giá đã lên tới 300 đồng một ký; một viên đá
lửa đỏ, giá tháng 6-1975 là mười đồng, hai tháng sau đã lên đến sáu
mươi đồng; giá một chiếc bu-gi xe lam tăng từ 500 đồng lên 1.100 đồng;
một bộ vỏ, ruột xe Hondatăng 7.000 lên 17.500 đồng. Ngày 30-4-1975, một
ký bột ngọt giá chỉ 3.000- 3.500 đồng, đến tháng 8-1975 đã tăng lên
17.000-18.000 đồng.
Ngay
trong số báo ra ngày 10-9-1975, Tuổi Trẻ đã có bài “điều tra”, khẳng
định: Nói bột ngọt khan hiếm là vì “đã đưa hết ra Bắc” là một “luận điệu
tuyên truyền ác ôn”. Dẫn lời một “bác Hai” làm nghề khuân vác ở chợ Cầu
Muối, bài báo kết luận: “Bọn gian thương chứ không ai hết. Tụi nó bóc
lột xương máu của nhân dân lao động như thế quen rồi”. Cũng theo một
“công nhân khuân vác” được trích dẫn trong bài báo này thì, “tội ác của
bọn chúng, phải tử hình mới thoả mãn ý chí của nhân dân”. Ở các tỉnh
Miền Tây, trong tuần lễ thứ hai của tháng 9-1975 cũng có tới “hơn năm
mươi tay gộc tư sản mại bản đã bị bắt giữ”.
Tài
liệu do Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt nam, đăng
trên các báo ra ngày 10-9-1975, nêu “mười tội ác” của tư sản mại bản132.
Để phân biệt tư sản mại bản với tư sản dân tộc, ông Nguyễn Nam Lộc, ủy
viên Tuyên-Văn- Giáo của Liên hiệp Công đoàn Thành phố nói: “Ở đây ta
không đi sâu vào giải thích danh từ. Ta chỉ hiểu tư sản dân tộc đại để
là những người bỏ vốn ra kinh doanh vừa có lợi cho họ vừa có lợi cho dân
tộc. Họ không dựa vào thế lực kinh tế chính trị của ngoại bang hay tay
sai của ngoại bang”133.
Khi
bị Tòa án Nhân dân Đặc biệt đưa công khai xét xử, “một số tên tư sản
mại bản”, trong đó có “tên” Hoàng Kim Quy, đã bị xử “hai mươi năm tù,
tịch thu toàn bộ tài sản”. “Tội trạng” của ông Hoàng Kim Quy được Ủy
viên Công tố Nguyễn Hoàn kết luận đanh thép: “Bức thư y [Hoàng Kim Quy]
gửi cho Tổng trưởng Ngoại giao Ngụy thúc giục Chính quyền vay của Ả-Rập
Xê-út 500 triệu đô la để mớm hơi cho chiến tranh Việt Nam Hóa của Mỹ
đang phá sản và trả dài hạn bằng cách cho đầu tư khai thác mỏ dầu ở thêm
lục địa Việt Nam. Quy đã suy nghĩ và hành động như một tên xâm lược Mỹ
với ý thức chống cộng sâu sắc, cam tâm bán đứng cả miền Nam để duy trì
chế độ thối nát của Ngụy quyền… Hoàng Kim Quy đã không mơ hồ về mưu đồ
của đế quốc Mỹ. Điều y thật sự mơ hồ là không hiểu hết sức mạnh của nhân
dân ta. Không hiểu hết được thắng lợi thần kỳ của Cách mạng Việt Nam đã
nhanh chóng làm đế quốc Mỹ thất bại và phá vỡ kế hoạch kinh doanh bóc
lột của y phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới”134.
Cũng
với cách luận tội như trên, máy móc nông cụ nhập khẩu của “tên tư sản
mại bản” Lưu Trung được Ủy viên Công tố Nguyễn Hoàn gắn với một “âm mưu
xảo quyệt” của “đế quốc Mỹ” dùng viện trợ kinh tế để “biến nông thôn
thành chỗ dựa của ngụy quyền”135. Tiến trình cơ giới hóa của nền nông
nghiệp miền Nam được Công tố ủy viên Nguyễn Hoàn phân tích: “Thông qua
viện trợ Mỹ về nông nghiệp, chúng tìm cách tạo ra cảnh phồn vinh giả
tạo, nhằm lừa mị nông dân, lôi kéo họ ra khỏi ảnh hưởng của Cách
mạng”136. Phiên tòa diễn ra theo thủ tục đặc biệt. Cho dù, “với bản chất
ngoan cố, tên tư sản mại bản Lưu Trung tìm cách nói quanh co để che lấp
phần nào tội trạng của y”137, nhưng mọi lập luận kể cả của bào chữa
viên nhân dân đều bị “tòa bác bỏ”.
Những
“tên tư sản mại bản” khác như Lý Sen, kinh doanh sắt thép, Trương Dĩ
Nhiên, “nhập cảng và sản xuất phim ảnh đồi trụy phản động”… cũng đều lần
lượtlãnh án tù. Người dân Sài Gòn khi ấy mới chỉ nghe qua Marx-Lenin,
chưa được trang bị “trình độ lý luận” để hiểu về “tích lũy giá trị thặng
dư thông qua bóc lột sức laođộng”, để hiểu vì sao một người mua bán máy
nông cơ như Lưu Trung lại liên quan đến một âm mưu sâu xa “làm dư ra
lực lượng lao động nông thôn để cho Chính quyền Sài Gòn bắt lính”.
Chính
quyền Cách mạng đánh giá: “Nhìn chung, các tầng lớp quần chúng cơ bản,
tư sản dân tộc, tiểu thương, tiểu chủ đều phấn khởi và tán thành việc
đánh tư sản mại bản vì ai cũng căm thù tầng lớp tư sản mại bản hại dân,
hại nước”138.
Những
đánh giá ấy không dựa trên bất cứ một kết quả thăm dò dư luận nào mà
chủ yếu căn cứ vào những phát biểu của lãnh đạo Thành. Theo ông Mai Chí
Thọ: “Trong giới nghèo lao động có dư luận bàn tán cộng sản lấy tiền nhà
giàu cho nhà nghèo”139.
Trước
Chiến dịch X-2, chính quyền đã “bắt chín mươi hai tên tư sản mại bản
đầu sỏ, đã mời ra làm việc bốn mươi bảy người. Đã có ba bỏ trốn và một
tự sát” 140. Những gì mà Cách mạng lấy được của “nhà giàu” trên toàn
miền Nam được liệt kê: “Về tiền mặt ta thu được 918,4 triệu đồng tiền
miền Nam; 134.578 Mỹ Kim [trongđó có 55.370 USD gửi ở ngân hàng]; 61.121
đồng tiền miền Bắc; 1.200 đồng phrăng (tiền Pháp)…; vàng: 7.691 lượng;
hạt xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97 hột; nữ trang: 167
thứ; đồng hồ các loại: 701 cái. Trong các kho tàng ta thu được: 60
nghìn tấn phân; 8.000 tấn hoá chất; 3 triệu mét vải; 229 tấn nhôm; 2.500
tấn sắt vụn; 1.295 cặp vỏ ruột xe; 27.460 bao xi măng; 644 ô tô; 2 cao
ốc; 96.604 chai rượu; 13.500 ký trà; 1000 máy cole; 20 tấn bánh qui; 24
tấn bơ; 2.000 kiếng đeo mắt; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng 30.000
con và một trại gà giá 800 triệu; 4.150 con heo; 10 con bò, 1.475.000
USD thiết bị tiêu dùng; 19 công ty; 6 kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp
hát; 1 đồn điền cà phê, nho, táo rộng 170 hecta ở Đà Lạt”141.
Năm
1976, tình hình tiếp tục khó khăn. Một đợt “đánh tư sản” lại được tiến
hành, lần này tập trung hơn vào giới tư sản người Hoa. Ngày 10-9-1976,
vợ chồng nhà tư sản người Hoa, ông Đào Tắc Kinh, bị bắt “trong lúc đang
dồn tiền và của quý vào 8 va li để chạy trốn”. Sáng sớm hôm ông Đào Tắc
Kinh bị bắt, “các lực lượng quân đôị , an ninh võ trang đã bắ t giữ
nhiều tên tư sả n maị bản lũng đoaṇ, đầu cơ tích trữ, phá rối thị
trường” như Lý Hơn, Lâm Huê Hồ , Dương Hả i, Trang Triṇ h Nguyên, Mã
Tuyên, Trầ n Thanh Hà , Trầ n Liêṭ Hồ ng, Lý Hấ n. Ngay sau khi bắt giữ
các nhà tư sản, chính quyền lập tức trấn áp trên diện rộng về mặt dư
luận.
Sá
ng 11-9-1976, hà ng ngà n ngườ i Hoa taị Chợ Lớ n đã được chính quyền
huy động cho một cuộc biểu tình được báo chí mô tả là “sôi sục căm phẫn
tố cáo tội ác của bọn tư sản mại bản bóc lột và yêu cầu Chính phủ bài
trừ tận gốc”. Tối cùng ngày, gầm ba mươi cuộc mít tinh đã được tổ chức ở
nhiều nơi trong thành phố.
Sài Gòn lại được báo chí mô tả là “sôi sục khí thế cách mạng”.
Chính
một số người Hoa được báo chí dẫn lời cho rằng: “Bọn tư sản mại bản
Hoakiề u cà ng già u bao nhiêu thı̀ chúng tôi cà ng cơ cực bấ y nhiêu.
Phả i trừ hế t boṇ nà y, ngườ i Hoa mớ i có thể số ng yên ổ n và haṇ h
phúc”. Họ đòi “chá nh quyề n cá ch maṇ g nghiêm khắ c trừ ng tri ̣boṇ tư
sả n maị bả n luñ g đoaṇ , đầ u cơ tıć h trữ , phá rố i thi ̣trườ ng,
là m già u trên xương má u nhân dân”142. Những hoạt động quần chúng này,
không chỉ lý giải cho các hành vi bắt bớ mà còn chuẩn bị dư luận cho
một chính sách mới sắp sửa ban hành.
“Thể
hiện ý chí, tình cảm và nguyện vọng tha thiết của toàn dân ta”, trong
kỳ họp thứ nhất khóa VI, “trên cơ cở hoàn toàn toàn thành bản báo cáo
chính trị của đồng chí Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam”, Quốc hội chung cả nước đã khẳng định nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: “Hoà n thà nh thố ng
nhấ t nướ c nhà , đưa cả nướ c tiế n nhanh, tiế n maṇ h, tiế n vữ ng
chắ c lên chủ nghıã xã hôị . Miề n Bắ c phả i tiế p tuc̣ đẩ y maṇ h sự
nghiêp̣ xây dựng chủ nghıã xã hôị và hoà n thiêṇ quan hệ sả n xuấ t xã
hôị chủ nghıã ; miề n Nam đồ ng thờ i tiế n hà nh cả i taọ xã hôị chủ
nghıã và xây dựng chủ nghıã xã hôị ”143.
Ngà
y 25-9-1976, Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh đã ký “Tuyên bố của Chính
phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về chính sách đối với công thương
nghiệp tư bả n tư doanh ở miề n Nam”. Theo tuyên bố này: “Chıń h phủ
chủ trương xây dựng nề n kinh tế xã hôị chủ nghıã trong cả nướ c ta và
tổ chứ c cho nề n kinh tế ấ y thố ng nhấ t trong cả nướ c; xó a bỏ dầ n
dầ n nhữ ng sự khá c biêṭ của mỗi miề n: taọ ra nhữ ng cơ sở kinh tế cơ
bả n cho nề n kinh tế đôc̣ lâp̣ , không bi ̣phụ thuôc̣ và o nướ c ngoà
i; tổ chứ c laị lao đôṇ g và taọ ra môṭ sự phân phố i mớ i công bằ ng,
bả o đả m đờ isố ng nhân dân, nhấ t là nhân dân lao đôṇ g; xó a bỏ moị
bấ t công trong xã hôị và lố i là m ăn gian dố i, phi phá p”.
Cho
dù đòi “xó a bỏ tư sả n maị bả n và nhữ ng tà n dư bó c lôṭ phong kiế
n” ở miền Nam, trong giai đoạn này, chính quyền vẫn chủ trương “sử dụng
những nhà tư sản có vố n liế ng, có kỹ thuâṭ , nhữ ng ngườ i là m ăn
riêng lẻ , cả nhữ ng ngườ i buôn bá nnhỏ ”. Thời gian đầu, các nhà tư
sản nhỏ vẫn có thể tự mình kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định
nhưng phải chuyển xác xí nghiệp của mình thành công tư hợp doanh144.
Chính phủ cũng đưa ra danh mục “các ngành nghề những nhà tư sản và tư
nhân được kinh doanh”145 rất hạn chế.
Theo
bản tuyên bố này, những ngành buôn bán và kinh doanh dịch vụ đều
phải“do nhà nướ c và cá c tổ chứ c quầ n chúng chiụ trá ch nhiêṃ”. Nhà
nước bắt đầu độc quyền “nắm toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu, những nguyên
liệu quan trọng trong nướ c và hầ u hế t hà ng hó a thiế t yế u”. Nhà
nướ c sẽ “nắ m hầ u hế t xuấ t nhâp̣ khẩ u và cả bá n buôn trong nướ c”.
Nhữ ng tư nhân là m thương nghiêp̣ “sẽ được choṇ loc̣ và sử duṇ g môṭ
phầ n là m đaị lý cho mâụ dic̣ h quố c doanh; cò n nhữ ng ngườ i khá c,
nhà nướ c sẽ giúp đỡ chuyể n sang sả n xuấ t”. Bản tuyên bố viết: “Dướ i
chế độ ta, thà nh phầ n kinh tế quố c doanh giữ điạ vi ̣lãnh đaọ . Đố i
vớ i công thương nghiêp̣ tư bả n tư doanh, kinh tế quố c doanh có trá
ch nhiêṃ hướ ng dẫn, giúp đỡ … đi dầ n từ ng bướ c lên chủ nghıã xã hôị
thông qua con đườ ng cả i taọ ”.
Bản
tuyên bố ngày 25-9-1976 cũng nhấn mạnh: “Trước giờ phút vinh quang của
Tổ quố c, cá c nhà tư bả n tư doanh hãy nhâṇ rõ nhiêṃvụ lic̣ h sử lúc nà
y, nhâṇ rõ con đườ ng phá t triể n tấ t yế u của dân tôc̣ ta, nhâṇ rõ
tiề n đề xá n laṇ của Tổ quố c Viêṭ Nam, mà tiế p thu tố t sự cả i taọ
xã hôị chủ nghıã ”. Đồng thời tuyên bố khuyến cáo: “Cùng vớ i nhân dân
lao đôṇ g đi lên theo con đườ ng ấ y, cá c nhà tư bả n sẽ có cơ hôị tự
cả i taọ mıǹ h trở thà nh ngườ i đứ ng trong hà ng ngũ đaị gia đıǹ h dân
tôc̣ Viêṭ Nam. Đó là con đườ ng mở ra môṭ tương lai tố t đep cho bả n
thân mıǹ h và cho con cháu”.
Mãi
tới sáng 1-11-1976, tại Dinh Độc Lập lúc bấy giờ đã mang tên Hội
trườngThố ng Nhấ t, Chính quyền mới tổ chức Hôị nghi ̣Liên tic̣ h Ủ y
ban Măṭ trâṇ và cá c đoà n thể cấ p trung ương và thà nh phố để phổ biế n
bả n tuyên bố ngày 25-9-1976. Không phải là những người cộng sản từ Hà
Nội vào, đoàn chủ tịch hội nghị gồm: Luâṭ sư Nguyễn Hữ u Tho, khi ấy là
phó chủ tic̣ h nướ c kiêm chủ tic̣ h Ủ y ban Trung ương Măṭ trâṇ Dân
tôc̣ Giả i phó ng Miề n Nam Viêṭ Nam; Hoà ng Quố c Viêṭ , chủ tic̣ h Tổ
ng Công đoà n Viêṭ Nam; Luâṭ sư Triṇ h Đıǹ h Thả o, chủ tic̣ h Ủ y ban
Trung ương Liên minh cá c Lực lượng Dân tôc̣ , Dân chủ và Hò a bıǹ h
Viêṭ Nam; Hò a thượng Thıć h Minh Nguyêṭ … Trưở ng ban Cả i taọ Công
thương nghiêp̣ tư doanh Trung ương, ông Nguyễn Văn Trân, bı́ thư Trung
ương Đả ng, người được bổ sung vào Trung ương Cục trước khi Sài Gòn sụp
đổ, cũng có mặt trong hội nghị.
Luật
sư Nguyễn Hữu Thọ phát biểu: “Chính phủ đã đề ra chính sách hợp tình
hợplý đố i vớ i cá c nhà công thương nghiêp̣ tư bả n tư doanh, giúp cho
họ thấ y rõ hơn con đườ ng tiế n lên của Cá ch maṇ g và taọ cho họ điề u
kiêṇ đó ng gó p công sứ c cùng vớ i toà n dân xây dựng Tổ quố c Viêṭ
Nam già u maṇ h, văn minh và haṇ h phúc, trong đó có quyề n lợi chıń h
đá ng của họ và của con chá u họ”. Còn Trưởng ban Cải tạo Nguyễn Văn
Trân thì ngắn gọn: “Bả n tuyên bố của Chıń h phủ đã mở ra môṭ tương lai
tố t đep̣ , môṭ tiề n đề xá n laṇ cho các nhà tư sả n công thương
nghiêp̣ ” 146.
Từ
ngày 21-11-1976, giới công thương chỉ phải “đăng ký kinh doanh công
thương nghiêp̣ và dic̣ h vụ tư nhân”. Đến ngày 13-12-1976, 98% “cá c đơn
vi ̣và hộ sả n xuấ t kinh doanh, dic̣ h vu”̣ đã khai trıǹ h và 93% số
hộ nà y đã được chính quyền cấp quận “xét” cấp giấy chứng nhận “đã đăng
ký kinh doanh”. “Nhiều người khai trıǹ h đúng đắ n (nhưng) cuñ g cò n
khá nhiề u ngườ i, nhứ t là cá c hộ kinh doanh lớ n đề u khai trıǹ h
thiế u, sai biêṭ xa vớ i tà i sả n họ có thâṭ . Môṭ số ngườ i tım̀ moị
cá ch phân tá n tà i sả n nhiề u nơi, thâṃ chı́ có ngườ i dùng xe chở hà
ng tẩ u tá n sang quâṇ khá c đã bi ̣bắ t quả tang cả ngườ i lẫn hà ng.
Có ngườ i gây cả n trở , vu khố ng cá n bộ đi thẩ m tra hay dùng thủ
đoaṇ mua chuôc̣ cá n bộ, trá o hà ng xấ u và o hà ng tố t”147.
Chính
quyền đã gia hạn việc “đăng ký” đến ngày 2-1-1977 và cảnh báo rằng:“Nhữ
ng hộ nà o đã được chá nh quyề n kêu goị , giá o duc̣ lợi ıć h chung
xây dựng đấ t nướ c mà … vẫn cò n tiế p tuc̣ nhiề u lầ n nhưng không thấ
y có thá i độ chố ng đố i, giấ u diế m, phân tá n, không chiụ khai trıǹ
h bổ sung là tự mıǹ h tá ch khỏ i hà ng ngũ nhữ ng nhà công thương chấ p
hà nh đúng chá nh sá ch của Nhà nướ c và bi ̣coi là bấ t hợp phá p”148.
Sau
khi kê khai, các hộ kinh doanh vẫn được cấ p giấ y chứ ng nhâṇ đã đăng
ký kinh doanh và vẫn hoaṭ đôṇ g gần như bıǹ h thườ ng. Nhưng kể từ đây,
ranh giới của một nhà tư sản dân tộc với “gian thương phá rối thị
trường, phá hoại chủ trương” bắt đầu trở nên mong manh, nhất là đối với
một số ngành kinh doanh “phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân”. Một
trong những ngành chịu sự cải tạo sớm hơn và quyết liệt hơn là ngành
giao thông vận tải.
Trước
30-4-1975, tại các tỉnh phía Nam, số chủ xe là tư sản chuyên doanh vận
tải ô tô chiếm 3,5%, chủ là tư sản khác kiêm kinh doanh vận tải ô tô là
1%, tiểu chủ hơn 95%. Ban Cải tạo Giao thông vận tải các tỉnh phía Nam
từng đánh giá: “Trong lực lượng tiểu chủ, đại bộ phận có lòng yêu nước,
có cảm tình với Cáchmạng, nhiều người đã là cơ sở tốt nuôi giấu cán bộ,
chở người, chở vũ khí ra vào thành phố, ủng hộ vật chất cho Mặt trận
Giải phóng. Chính lực lượng này theo lời kêu gọi của Mặt trận, sự huy
động của Ủy ban Quân quản đã tự nguyện mang hàng trăm xe chở bộ đội,
binh khí kỹ thuật, hậu cần cấp tốc hành quân truy kích địch ởphía
Nam”149. Những công lao được ghi nhận này đã không giúp họ giữ được nghề
nghiệp và xe cộ.
Ngay
từ đầu, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ đã ra chỉ thị: “Công
tác cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội đối với lực lượng vận tải tư
doanh ở miền Nam đang được triển khai và yêu cầu phải làm gấp”150. Một
thứ trưởng của Bộ Giao thông được cử vào Nam và ngay sau đó, xe cộ, kể
cả xe của các “quần chúng yêu nước”, đều bị sung công. Đây không chỉ là
một chính sách riêng lẻ của chính quyền Việt
Nam. Vận tải là ngành, theo Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, phải do nhà nước thống nhất quản lý.
Từ
tháng 2-1977 đến tháng 9-1978, Ban Cải tạo đã “trưng mua và mua, trưng
thu và tịch thu” hầu hết phương tiện vận tải của tư nhân151. Nói là mua
và trưngmua, nhưng thực chất, “giá xe do Nhà nước định trên thực tế chỉ
tương đương với 1% giá thật. Đã vậy, công ty chỉ mua chịu trả dần, mỗi
lần một ít. Có người đến khi không còn ở công ty, hoặc đã chết vẫn chưa
được trả hết. Mà dù có được trả hết thì khoản tiền đó cũng không đủ mua
chiếc xích lô”152.
Trước
ngày 30-4-1975, ông Trần Văn Thành153 là chủ xe ca chạy tuyến miền
Trung. Cuộc sống gia đình ông được mô tả là “thường ăn cơm tiệm và cuối
tuần thường đi mua sắm”. Sau “giải phóng”, gia đình ông phải vạ vật
trong những chuổi ngày khó khăn: “Sau bữa cơm đạm bạc, cha con đưa đẩy
nhường nhau bát cơm độn, ông Thành xách túi ra xe kéo theo cái nhìn lo
âu và tiếng thở dài của người thân. Bởi cái xe của ông quá cũ nát không
an toàn khi bắt buộc phải chở quá tảitrên những đoạn đường trường, bởi
chắc chắn ông sẽ phải cố tìm một vài mặt hàng lậu để bù vào tiền xăng
dầu, bơm vá”154.
Nhưng
sự thiếu thốn chưa phải là tất cả những gì mà những người kinh doanh
trong ngành phải chịu đựng. Từ lái xe, năm 1973 ông Thành mua được một
chiếc xe ca trị giá 3,5 triệu đồng155. Nếu thời cuộc không thay đổi,
công việc kinh doanh thuận lợi có thể giúp ông Thành lập được một hãng
xe. Nhưng cũng như các chủ xe khác, ông Thành đã phải “bán” xe cho Nhà
nước. “Bán xe xong, ai biết lái xe thì được nhận làm công nhân của công
ty. Lái theo chuyến, ăn luơng theo quy định. Ai không biết lái xe thì
coi như mất xe… Có những ông chủ hãng xe 30-40 chiếc, cai quản hàng trăm
lái, phụ xe, sau cải tạo muốn quá giang 30-40km nếu không mua được vé
thì vẫn bị đẩy xuống bến xe ngơ ngác trong bụi khói. Nhiều ông chủ xe
xin mãi mới được làm phụ xe, rồi còn bị anh lái xe mình thuê ngày xưa
mắng mỏ mỗi khi trái ý”156.
“Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”
Nếu
như đối tượng của Cách mạng chỉ có chín mươi hai nhà tư sản giàu có
nhất miền Nam thì sau năm 1975, nền kinh tế vẫn còn cơ hội để hồi sinh.
Nhưng, hai năm rưỡi sau, “giai cấp tư sản” lại bị “đánh” trong một chiến
dịch mới được gọi là “Cải tạo Công Thương nghiệp Tư doanh”, một chiến
dịch được ông Đỗ Mười triển khai với “bàn tay sắt”.
Lý
do của đợt cải tạo này được nói trong Thông báo ngày 23-3-1978 của Ủy
ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: “Các nhà tư sản thương nghiệp, bằng
hoạt động đầu cơ, buôn bán chợ đen, tích trữ hàng hóa và tiền mặt đã
lũng đoạn kinh tế và thị trường, nâng giá hàng hóa bán ra, phá rối việc
thu mua của nhà nước, gây cảnh hỗn loạn thị trường để làm giàu bất
chính, thậm chí tung hàng giả ra thị trường để gạt gẫm và bóc lột người
tiêu dùng. Họ dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt móc hàng của xí nghiệp, kho
tàng nhà nước, ăn cắp những bí mật kinh tế quốc gia, nhằm đục khoét kinh
tế xã hội chủ nghĩa đang bước đầu xây dựng và làm hư hỏng một số cánbộ
nhân viên nhà nước, rồi qua đó mà nói xấu chế độ”157. Cơ sở pháp lý của
đợt “cải tạo thương nghiệp tư bản chủ nghĩa”, được nói là theo Quyết
định số 100 CP ngày12-4-1977, nhằm “xây dựng nền thương nghiệp xã hội
chủ nghĩa” theo hướng “chấm dứt kinh doanh thương nghiệp của các nhà tư
sản, chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất”.
Trước
đây, khi Trưởng Ban Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa Trung ương Nguyễn VănLinh
gặp giới công thương, “nhiều anh chị em công thương” khi phát biểu ý
kiến, đã “hoan nghênh chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư
doanh”. Thậm chí có những ý kiến đã “nói lên những tồn tại của giới công
thương”, chỉ trích “một số nhà công thương còn theo lối kinh doanh cũ,
vi phạm các chính sách luật lệ của chính quyền cách mạng”. Lần ấy, sau
khi “nêu lên chính sách đúng đắn, có tình, có lý củađảng và nhà nước”,
ông Nguyễn Văn Linh đã “kêu gọi các nhà công thương… ra sức cải tạo bản
thân, đem hết khả năng và những hiểu biết của mình để tham gia xây dựng
tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội”158. Sau hai ngày làm việc ấy, ông Linh “hẹn sẽ có dịp nói chuyện”
một cách đầy đủ hơn về chính sách cải tạo.
Nhưng
bản thân ông Nguyễn Văn Linh cũng chưa hình dung được ý đồ cải tạo của
ông Lê Duẩn. Đầu năm 1978, chức trưởng Ban Cải tạo mà ông Linh đang nắm
giữ được Tổng Bí thư Lê Duẩn trao lại cho ông Đỗ Mười. Ngày 16-2-1978,
sau khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký “Chỉ thị 115”, ông Đỗ Mười đưa quân
tập kết vào Sài Gòn để bắt đầu kế hoạch.
Sáng
23-3-1978, khi người dân Sài Gòn chưa kịp thức dậy thì trước những cửa
tiệm, lớn có, nhỏ có, đã lố nhố từng tốp thanh niên, mặt mày nghiêm
trọng. Họ chỉ chờ chủ nhà thức dậy là ập vào, kiểm kê, niêm phong hàng
hóa và bắt đầu chốt giữ. Đêm hôm trước, toàn bộ lực lượng thanh niên đã
được Thành đoàn huy động: sinh viên các trường đại học thì nghỉ học,
công nhân trong các nhà máy thì nghỉlàm, những người chưa có công ăn
việc làm thì được phường trưng dụng.
Cũng
trong buổi sáng hôm đó, các báo cho đăng Quyết định 341/QĐ-UB của Ủy
Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, công bố năm điều quan trọng của
chính sách cải tạo: Đình chỉ mọi hoạt động kinh doanh thương nghiệp của
tư nhân; ra lệnhkiểm kê hàng hóa tồn kho; cấm các nhà tư sản làm nghề
buôn bán và “khuyến khích” họ chuyển sang sản xuất159.
Người
ký Quyết định 341, ông Vũ Đình Liệu160, thừa nhận: “Quyết định được ký
nhân danh Ủy ban, lực lượng nói là của Thành phố, nhưng nòng cốt là
Trung ương đưa vô, kế hoạch Trung ương đưa vô. Ở cấp Thành phố cũng có
Ban Cải tạo nhưng từ thành phố cho tới quận huyện đều có người được ông
Đỗ Mười đưa từ Hà Nội vào. Họ mới là người đưa ra quyết định. Đau xót
nhất là họ cứ theo tiêu chí tư sản Hà Nội để áp dụng cho Sài Gòn. Quy
sai thành phần đã khiến cho cải tạo trở thành cuộc chiến trên diện
rộng”161.
Theo
ông Nguyễn Văn Trân, viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương: “Khi bắt đầu
chiến dịch, Bộ Chính trị chuyển anh Nguyễn Văn Linh sang làm Dân vận rồi
đưa anhĐỗ Mười vào vì anh Đỗ Mười đã làm cải tạo công thương nghiệp ở
Hà Nội. Anh Mười vào Sài Gòn áp dụng y chang những gì đã làm ở miền Bắc
trong năm 1960”. Theoông Hoàng Tùng: “Năm 1955, khi đánh tư sản ở Hải
Phòng, Đỗ Mười cũng cho xóa sạch”. Ông Hoàng Tùng thừa nhận là thoạt đầu
ông đã cùng ông Đỗ Mười vào Nhà khách Trung ương tại Sài Gòn (T78),
viết bài ủng hộ chiến dịch này, nhưng sauthấy Đỗ Mười đánh cả tiểu
thương ông bỏ về. Ông Mười hỏi: “Sao về?”. Hoàng Tùng nói: “Tôi theo
anh, tôi sa lầy”.
Trong
suốt thời gian đặt “Tổng hành dinh” tại Thủ Đức, ông Đỗ Mười ít khi
xuất hiện công khai. Nhưng quyền lực của ông là bao trùm và cách mà ông
tiến hành thì cứng nhắc đúng như những giai thoại về ông lúc đó162. Theo
ông Đỗ Hoàng Hải, đại biểu Quốc hội Khóa IX, người được phân công “phát
động giai cấp công nhân tham gia” lực lượng cải tạo: Cứ “đánh” xong
ngành nào thì các ngành tương ứng từ Trung ương – phần đã vào từ trước,
phần mới vào theo ông Đỗ Mười – lập tức nhảy vào tiếp quản. Ví dụ Bộ
Công nghiệp nhẹ tiếp quản ngành Dệt; Bộ Giao thông tiếp quản các cơ sở
liên quan đến xe cộ, bến cảng; Liên hiệp Công đoàn Giải phóng thì tiếp
quản số 14 Cách Mạng Tháng Tám, nơi vốn là trụ sở Liên đoàn Lao động của
Trần Quốc Bửu.
Ông
Đỗ Hoàng Hải nói: “Lực lượng công nhân do tôi chỉ huy lúc đó hết sức
phấn khởi vì Thành ủy dành 35% quỹ nhà cải tạo chia cho giai cấp công
nhân, coi như đó là một chính sách lớn của Đảng đối với thành phần nòng
cốt. Ngày cao điểm, chúng tôi huy động tới 3000 công nhân, sáng ra phát
cho mỗi người một ổ bánh mì rồi khi có lệnh là lên xe đến ‘chốt’ nhà của
‘tư sản’. Trước đó, những lực lượng khác đã xộc vào các cửa hàng, phát
hiện, kê biên hàng hóa, đồng thời ‘đấu tranh chống cáchành vi xấu”.
Cán
bộ làm công tác cải tạo được mô tả: “Đã nhã nhặn, đúng mực, nhưng rất
cương quyết, dứt khoát, trong sạch; đã làm thất bại một số vụ mua chuộc
xấu xacủa giai cấp tư sản. Nhiều công nhân lao động chẳng những phát
hiện các hộ tư sản thương nghiệp lọt sổ, tố giác các kho hàng cất giấu,
mà còn cương quyết từ chối và đấu tranh chống lại hành động hối lộ của
một số hộ tư sản”163.
Một
nhân viên cải tạo từ chối nhận hối lộ đã được Ban Chỉ đạo “thông báo
cho toàn quận và được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản vào tối ngày
26-3-1978 ngay tại nơi cô tham gia công tác cải tạo”. Người dân cũng
được phát động để “kịp thời phát hiện, phê phán, đấu tranh, tố giác,
chống những hành vi xấu như hối lộ, tẩu tán hàng hóa, tuyên truyền xuyên
tạc, chia rẽ của một số hộ tư sản không thức thời”164.
Hầu
như không có chống đối, chỉ một số tư sản người Hoa phản ứng ở mức thăm
dò. Vào lúc 7 giờ sáng ngày 23-3-1978, khi xuống một phường ở Quận 5,
ông Mai Chí Thọ được báo cáo: “Nhiều nhà tư sản biết trước lệnh cải tạo
đã khóa cửa bỏ đi, cán bộ tới không có chủ nhà để đưa lệnh kiểm kê tài
sản”. Ông Mai Chí Thọ suynghĩ rồi ra lệnh: “Cho niêm phong tất cả cửa ra
vào, cho một tổ chốt trước nhà những người đi vắng. Thông báo cho họ
một thời hạn, nếu không tự giác thì các đồng chí cứ cho phá cửa vào lập
biên bản”165. Trừ một số trốn đi luôn, phần lớn đã trở về chịu để chính
quyền kê biên tài sản.
Tại
Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị “đánh” ngay trong bốn
ngày đầu với 6.129 hộ “tư sản thương nghiệp”, 13.923 hộ “trung thương”.
Những tháng sau đó có thêm 835 “con phe”, 3.300 “tiểu thương ba ngành
hàng”, 4.600 “tiểu thương và trung thương chợ trời” bị truy quét tiếp.
Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người trông coi kho vàng của Ngân hàng, trong
đợt đánh tư sản này, Cách mạng thu thêm khoảng hơn năm tấn vàng, chưa kể
hạt xoàn và các loại đá quý. Có những gia đình tư sản giấu vàng không
kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên chiếu.
Những
năm sau 1975, cứ mỗi khi có một thành phần nào đó trong xã hội trở
thành đối tượng của Chính quyền, lại có một thành phần khác, gọi là quần
chúng,được đưa đứng ra lên án. Chín mươi hai nhà tư sản mại bản vừa bị
đánh vào rạng sáng ngày 10-9-1975 thì sáng hôm sau, 11-9-1975, đã có
“1.200 nhà tư sản dân tộc, tiểu thương, tiểu chủ mở đại hội bất thường”
tại rạp Rex để “bày tỏ quyết tâm bài trừ bọn tư sản mại bản, đầu cơ tích
trữ, lũng đoạn, phá rối thị trường”166.
Thậm
chí, “giới người Hoa tỏ ý muốn Chánh quyền công bố đầy đủ danh sách và
tội trạng của tất cả các tên gian thương đã bị sa lưới. Giám đốc một xí
nghiệp tại Chợ Lớn (xin giấu tên) là người Hẹ, cho biết, theo ông nên
tịch thu toàn bộ tài sản của bọn gian thương, đem xử công khai trước
nhân dân và cho bọn này đi cải tạolao động lâu dài để chúng biết giá trị
của lao động”. Ông giám đốc người Hẹ này khi ấy chắc không ngờ có ngày
mình cũng trở thành đối tượng của “nhân dân laođộng”.
Hai gia đình tư sản
Tuy
không sơ khai như thời kỳ Cải cách ruộng đất, nhưng phương thức “đấu
tranh giai cấp” của thế hệ cộng sản sau năm 1975 cũng có những điểm
tương đồng. Ngay từ tháng 9-1975, Đoàn Thanh niên Cộng sản đã “đánh tư
sản mại bản” bằng chính tiếng nói của con cái các nhà tư sản.
Trên
báo Tuổi Trẻ, Anh Thanh Tùng, một học sinh người Hoa học lớp 12, trường
Lý Phong, nói: “Bản thân tôi thấy rõ chính sách của chính phủ là đánh
bọn gian thương bóc lột nhân dân chứ không đánh vào người Hoa. Tư sản
mại bản đầu cơ tích trữ thì dù là Việt hay Hoa đều có tội với nhân dân,
là kẻ thù của nhân dân”. ÔnĐường, học sinh lớp 9 trường Việt Tú, thì cho
rằng: “Chúng ta phải phát động quần chúng đứng lên tiêu diệt bọn gian
thương”. Còn Lý Mỹ, học sinh lớp 10, trường Lý Phong, thì nói: “Tôi nghĩ
rằng những nhà tư sản nào muốn hợp tác với chính quyền cách mạng để xây
dựng kinh tế thì đó là điều tốt. Nhưng phải tiêu diệt bọn tư sản mại
bản, có như thế mới ổn định đời sống nhân dân”167.
Năm
1978, thay vì chỉ tuyên bố, Lý Mỹ, con gái một nhà tư sản người Hoa,
vừa trở thành đoàn viên, đã dẫn các “đồng chí” của mình vào nhà, chỉ cho
họ những tài sản mà cha mẹ mình đang cố giấu. Cô được ca ngợi trên báo
chí: “Hai năm qua đất nước ta chuyển mình đi lên chủ nghĩa xã hội, cũng
như nhiều bạn trẻ khác, Lý Mỹ đã hòa mình trong ngọn lửa triều thời đại
ấy”168. Chính Lý Mỹ cũng viết trên trangđầu tiên của nhật ký: “Hãy đấu
tranh để giành hạnh phúc”. Nhưng qua những dòng ghi chép của cô, cuộc
đấu tranh ấy không chỉ mang về hạnh phúc169.
Lý
Mỹ thuộc thế hệ trưởng thành trong khuôn viên Thành đoàn170, đọc Pavel
Korchagin và được nghe các nhà lý luận từ miền Bắc vào giảng giải luận
điểm của Marx về kinh tế. Một bên là những niềm tin mới của cô về một xã
hội tốt đẹp, một bên là kế sinh nhai của gia đình. Từ tháng 6-1977, khi
cải tạo chưa bắt đầu, Lý Mỹ đã phải “nuốt nước mắt” để thuyết phục cha
mẹ mình nghe theo những gì cô được Đoàn dạy bảo. Lý Mỹ nói với má: “Sống
như vậy con thấy phi pháp quá”. Gia đình Lý Mỹ khi ấy có một cửa hàng
kinh doanh vải trên đường Cách Mạng Tháng Tám. Khi Nhà nước “cải tạo
công thương nghiệp tư doanh”, Lý Mỹ đang là học sinh lớp 12C, trường
Trần Khai Nguyên. Ngày 23-3-1978, khi “nhiều toán thanh niên đóngchốt ở
những cửa hàng lớn” trên con đường mà cô đi qua, Lý Mỹ viết: “Rồi đây
cuộc sống sẽ trở nên phong quang hơn, đời sống đồng bào sẽ trở nên dễ
chịu hơn khi những ung nhọt của một cơ thể đã được giải phẫu từ ngày hôm
nay – ngày mở đầu một cuộc đấu tranh lớn”.
Trong
những ngày sau đó, Lý Mỹ đã “bám từng giây, từng phút để vận động gia
đình kê khai tài sản”. Báo Tuổi Trẻ theo sát, tường thuật từng lời nói,
hành động của cô. Cái ngày mà toàn bộ gia sản của gia đình bị kê biên,
Lý Mỹ đã không giấu được niềm vui hoàn thành nhiệm vụ: “Mỹ kêu mẹ đi ngủ
để mình làm công việc kê khai cùng với toán công tác đang chốt tại đấy.
Đêm 24-3-78, Mỹ thức đến ba giờ khuya – không phải để thao thức, trăn
trở trong sự khổ sở – mà để sao bốn bản kê khai trong một sự vui sướng
tràn trề. Lòng Mỹ rộn ràng như lần đầu tiên biết mình được đứng vào hàng
ngũ của Đoàn” 171.
Cuốn
Nhật ký của Mỹ khép lại vào lúc 3 giờ sáng ngày 25-3-1978: “Má đã yên
tâm rồi. Còn mình lại càng yên tâm hơn khi gia đình mình đã chấm dứt quá
khứ từ ngày hôm qua để chuẩn bị bước vào tương lai. Mình không còn mặc
cảm với bạn bè, nhân dân lao động vì gia đình mình không còn sống bằng
nghề bất chính. Mìnhđã đấu tranh, đã thực hiện được lý tưởng, ước mơ của
mình. Hãy cất cao tiếng hát, hãy tiến lên. Không có gì có thể ngăn cản
được bước tiến của mình. Mình trở lại phấn khởi rồi, vui quá!”. Nhưng
điều mà lúc ấy Lý Mỹ tưởng là niềm vui, rồi sẽkhoét vào lòng cô một như
vết thương – một vết thương không bao giờ có khả năng khép lại.
Cho
dù được báo Nhân Dân172 ca ngợi, được đoàn viên từ khắp nơi trong cả
nước viết thư thăm hỏi, động viên và bày tỏ lòng ngưỡng mộ, Lý Mỹ cũng
chỉ là một sản phẩm hy hữu của Thành đoàn. Con cái của các nhà tư sản
khác, trong những ngày ấy, đã bị buộc phải trưởng thành để cùng cha mẹ
bảo vệ tài sản gia đình trước nguycơ cải tạo. Gia đình ông Võ Quang Trữ,
một trong những người giàu có ở Sài Gòn lúc bấy giờ, là một ví dụ.
Năm
1960, ông Trữ đưa gia đình di cư từ Quảng Nam vô Sài Gòn. Thời gian
đầu, chồng làm thư ký cho một công ty, vợ làm thợ dệt. Khi đó, xứ Bảy
Hiền còn rất hoang sơ. Chỉ một thời gian ngắn sau, ông Võ Quang Trữ cùng
một số người di cư bàn bạc khôi phục nghề dệt của Quảng Nam. Bắt đầu là
dệt, kế tiếp là hồ, rồi tiến tới buôn bán hàng tơ sợi. Từ tay trắng, họ
nhanh chóng trở thành những người giàu nhất.
Sáng
30-4-1975, giữa khi súng đạn vẫn còn đùng đoàng, ông Trữ đã chở con
bằng xe Vespa từ nhà riêng ở 177C Lý Thường Kiệt lên Bảy Hiền lấy gần
một trăm lá cờ Giải phóng về phân phát cho hàng xóm. Nhưng sự hào hứng
này của ông không kéo dài được bao lâu. Một hôm đi làm về, ông thấy, tấm
biển “trụ sở công an phường” tự nhiên được treo lên trước một ngôi nhà
của mình ở Bảy Hiền. Khi ông đi vắng, mấy người “Cách mạng 30-4” mang
bảng tới, nói: Chúng tôi muốn dùng tầng trệt làm trụ sở công an, rồi
treo lên mà không chờ chủ nhà đồng ý.
Sau
Chiến dịch X-2, quan sát bạn bè bị “đánh tư sản mại bản”, ông Trữ đi
trước một bước bằng cách đưa nhà máy với hơn 5.000 công nhân của mình
“hiến” choNhà nước dưới danh nghĩa lập xí nghiệp “công tư hợp doanh”173,
rồi nhận chức phó giám đốc trong nhà máy của mình theo sự phân công.
Một số lớn máy móc và tiền bạc khác được ông Trữ đưa về quê, xây thêm
hai nhà máy công tư hợp doanh, rồi hiến cho Đà Nẵng.
Ngay
trong ngày 23-3-1978, một tổ cải tạo năm người đã đến chốt trước tiền
sảnh ngôi nhà số 57 Hồ Tấn Đức nơi gia đình ông Trữ đang cư ngụ. Họ ở đó
hai đợt, tổng cộng sáu tháng. Võ Quang Dũng, con trai ông Trữ, sinh năm
1964, kể: “Hàng ngày bắt đầu từ sáng sớm, họ thẩm vấn từng thành viên
trong nhà, lặp đi lặp lại gần như chỉ một câu: tiền vàng giấu ở đâu?”.
Không ai, kể cả vợ con, biết vàng ông Trữ giấu ở đâu. Gần như không có
một viên gạch nào ở trong nhà là không bị cạy lên. Nhưng những mưu sâu
kế dày mà trước đây các gia đình Cách mạng đã dùng để qua mặt cảnh sát
Sài Gòn, nuôi giấu cán bộ, giờ đây được chính nhân dân áp dụng một cách
triệt để thoát khỏi Chính quyền Cách mạng.
Ngay
từ rất sớm, ông Trữ đã có các phương án đề phòng. Ngày 26-11-1975, một
toán năm tên cướp có vũ khí đột nhập vào ngôi nhà 177C Lý Thường Kiệt
của ông, bắn chết bà mẹ già tám mươi tuổi. Vợ ông khi đó đang bị tai
nạn, nằm trên giường, chứng kiến cuộc đấu súng kéo dài giữa công an và
tên cướp cố thủ trong nhà cho đến khi hắn ta bị công an bắn hạ. Sau đó,
ông Trữ quyết định chuyển nhà lên Bảy Hiền. Chính trong thời gian xây
nhà 57 Hồ Tấn Đức ở vùng Bảy Hiền, ông Trữ đã cho làm hai căn hầm bí mật
có nhiều tầng: một dưới gầm cầu thang, một ngay dưới bàn ăn gia đình.
Hơn mười nghìn lượng vàng đã được ông xếp trong những lon guygoz, bọc
giấy dầu rồi xếp xuống hầm.
Quan
sát thấy lực lượng cải tạo chỉ khám người, túi xách của hai vợ chồng
ông Trữ và của người giúp việc chứ không khám người mấy đứa con – đặc
biệt là hai đứa trẻ: Võ Quang Dũng, mười bốn tuổi; Võ Thị Anh Đào, mười
hai tuổi – ông Trữ bắt đầu cho thực hiện kế hoạch. Mỗi đêm, ông mang lên
khoảng năm mươi lượngvàng. Tới giờ đi học, ông cho vàng vào ruột tượng,
buộc ngang bụng Dũng và Đào, rồi để các con tự đi ra ngoài.
Võ
Quang Dũng kể: “Chúng tôi bị tước mất tuổi thơ từ đó. Vốn là những đứa
trẻ vô tư, nhưng hàng ngày hai anh em đều phải đóng kịch, giả vờ vui vẻ
ra khỏi nhà, khi thì với quả bóng, khi thì với một món đồ chơi, để qua
mặt tổ cải tạo đang đứng canh trước cửa. Từ cổng, khi thì xích lô, khi
thì taxi, khi thì một bác xe ôm đứngđón. Họ chở tôi đi một đường, em gái
tôi đi một đường. Mỗi ngày, chúng tôi đi đến một địa điểm mà ba tôi cho
biết chỉ vài phút trước khi ra khỏi nhà. Ở đó, một người được ba tôi
đặc biệt tin cẩn và huấn luyện trước đã chờ sẵn, đón chúng tôi, nhận
hàng rồi đi ngay lập tức”.
Công
việc vận chuyển vàng ra khỏi nhà trước mắt lực lượng cải tạo trong suốt
sáu tháng trời đã khiến cho cha con ông Võ Quang Trữ trở thành những
người có vẻ ngoài lạnh lùng. Năm 1979, anh em Dũng vượt biên không thành
trở về, gặp nhau ngoài ngõ nhưng cha con chỉ khẽ gật đầu như vừa đi đâu
đó ngoài đường về. Mãi tới khi vào bên trong nhà, ông Trữ mới ôm lấy
các con và cả mấy cha con cùng bật khóc.
Kinh tế mới
Không
chỉ bị “tước đoạt tài sản”, các nhà tư sản còn bị buộc phải rời thành
phố, cho dù, cũng như nhiều chính sách làm xáo trộn xã hội lúc bấy giờ,
chủ trương đưa các nhà tư sản đi kinh tế mới cũng không được công bố một
cách công khai, minh bạch. Ngày 10-4-1978, trên báo Sài Gòn Giải Phóng
xuất hiện một bài báo dưới dạng “hỏi-đáp”, kiểu như một tài liệu được
soạn sẵn rồi phát cho các cơ quan báo chí. Tính cưỡng bức của chính sách
mà tài liệu này thể hiện là rất mạnh mẽ.
Các
nhà tư sản thương nghiệp bị phê phán là chỉ biết “làm giàu, ăn chơi phè
phỡn, bóc lột người lao động và ăn cắp của nhà nước, coi khinh lao động
và nói xấu chế độ” trong khi “ba năm qua trên 700.000 nhân dân lao động
hồi hương lập nghiệp”174. “Về những hành vi tội lỗi đó, nhân dân lao
động và chính quyền cách mạng đã không bắn giết, không bắt giam, không
đày ải, không đấu tố, không tịch thu mặc dù có đầy đủ sức mạnh và lý lẽ
để làm như vậy. Nhân dân lao động và chính quyền chỉ buộc họ chấm dứt
những hành vi đó, chấm dứt triệt để và vĩnh viễn… Không những các nhà tư
sản thương nghiệp phải chuyển sang sản xuất nông nghiệp, nghề cá, nghề
rừng là chuyển về các tỉnh, mà cả sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp cũng chuyển về các tỉnh, theo sự bố trí màng lưới công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp ở địa phương”175.
Hai
ngày sau khi báo Đảng đăng bài “hỏi-đáp” này, một cuộc “hội thảo” kéo
dài hai ngày, 12 và 13-4-1978, với sự tham gia của “hơn 200 trí thức” đã
được chínhquyền tổ chức. Phát biểu trong “hội thảo” 176, Bác sỹ Lê Cửu
Trường nói rằng: “Lề lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa không thể tiếp tục
kéo dài trong một xã hội đang tiếnlên con đường xóa bỏ chế độ người bóc
lột người”. Ông Phương Kiến Khánh, người được giới thiệu là đang công
tác ở Phân Viện Nghệ thuật, cho rằng: “Chuyển cácnhà tư sản thương
nghiệp sang sản xuất là trả họ về với thiên chức con người, là giải
phóng họ khỏi kiếp ăn bám, bóc lột”.
Tối
17-4-1978, tại sân vận động Thống Nhất, “40.000 công nhân viên chức đại
biểu cho gần nửa triệu công nhân lao động” đã “hưởng ứng chủ trương xóa
bỏ kinh doanh của các tư sản thương nghiệp”. Phát biểu trên sân vận
động Thống Nhất, Chủ tịch Vũ Đình Liệu nói: “Chúng ta đang ở trong giai
đoạn đấu tranh giai cấp có phần gay gắt và cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp
tục”177.
Ngày
10-6-1978 là “hạn chót để các nhà tư sản thương nghiệp rời thành phố đi
sản xuất”. Chính quyền ca ngợi những người tích cực đăng ký các chương
trình kinh tế mới nhưng đồng thời cũng nói với họ rằng: “Đây là một
chính sách lớn… nhằm giúp các nhà tư sản tự giải thoát khỏi con đường
bóc lột, biến họ từ một lực lượng phi sản xuất gây tác hại cho xã hội
thành một lực lượng sản xuất có ích cho xã hội”178. Không ít nhà tư sản
được trích lời trên báo nói, họ chuyển sang sản xuất là để “tẩy rửa cái
mặc cảm bóc lột tội lỗi” của mình. Nhưng, như phát biểu của ông Vũ Đình
liệu, “cuộc đấu tranh giai cấp” diễn ra ở bên trong từng gia đình đúng
là đang “có phần gay gắt”.
Nhật
ký ngày 8-6-1978 của Lý Mỹ cho thấy không khí trong gia đình cô “thật
lạ và căng thẳng”. Ba cô tuyên bố “sẽ đi kinh tế mới” nhưng giọng nói
của ông làm cho cô “nghi ngờ”. Cũng như nhiều gia đình tư sản, đặc biệt
là tư sản người Hoa khác, gia đình Lý Mỹ biết rõ, “kinh tế mới là nơi
đày ải, đầy khó khăn gian khổ không thể nào sống được”. Phần lớn các nhà
tư sản sau đó đã vượt biên. Nhật ký của Lý Mỹ viết: “Cùng gia đình bỏ
trốn hay ở lại. Tôi nghĩ, tôi phải can đảm lên, chấp nhận đấu tranh và
mất mát, tôi sẽ không trốn đi nơi nào cả. Nếu gia đình
không
lay chuyển, tôi bằng lòng ở lại sống cô đơn, không tài sản của cải gì
của cha mẹ để lại, tôi sẽ gặp vất vả, khó khăn và sóng gió. Đồng chí
Paven ơi, nỗi khổ và sự phấn đấu của tôi có nghĩa gì so với đồng
chí”179.
Ông
Võ Văn Kiệt thừa nhận: “Lúc đầu, tôi cũng cứ tưởng cải tạo tư sản sẽ
khác với cải cách ruộng đất, một sai lầm mà những người ở miền Nam chúng
tôi nhắc nhau phải tránh. Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách cải tạo
tư sản thương nghiệpmà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì đánh tư sản
mại bản nhưng tràn lan hơn.
Anh
Đỗ Mười làm cải tạo cũng thành thật lắm. Giữa thập niên 1980, khi tôi
ra Hà Nội vẫn thấy anh Đỗ Mười kêu những người buôn bán là bọn con
buôn”.
Ngay
trong thời gian đang cải tạo, những cuộc tranh cãi nổ ra gần như thường
xuyên giữa ông Võ Văn Kiệt, ông Nguyễn Văn Linh với ông Đỗ Mười. Nhưng
khi ấy Đỗ Mười đang nắm trong tay “thượng phương bảo kiếm”. Ông Vũ Đình
Liệu thừa nhận: “Họp Thường vụ chúng tôi cũng có ý kiến, đi cơ sở về
chúng tôi cũng có ýkiến, nhưng bị bên anh Đỗ Mười cự”180. Tuy tranh cãi
phương thức, nhưng cả ông Võ Văn Kiệt, ông Nguyễn Văn Linh vẫn thống
nhất với ông Đỗ Mười về chủ trương. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: “Lúc đầu
tôi nhận thức, cải tạo là chuyện tất yếu và coi nhưđó là con đường để đi
lên chủ nghĩa xã hội. Cho tới lúc ấy, tôi chỉ đi các nước Đông Âu, thấy
cuộc sống của họ so với mình đã là những gì mà mình ước mơ. Tôi nghĩ,
phải kinh qua những bước như mình đang làm bây giờ mới có ngày đạt được
như những gì họ có”. Nhưng rồi khi nhìn cả thành phố vốn là một trung
tâm thương mại trở nên tiêu điều, tan hoang, nhất là khi nhìn thấy chính
những ân nhân của cách mạng cũng trở thành nạn nhân, những người đã
từng bám trụ ở miền Nam, ở Sài Gòn bắt đầu nhìn lại những gì mà mình
đang thực hiện.
Khi
ông Đỗ Hoàng Hải mới về 14 Cách Mạng Tháng Tám chuẩn bị “cải tạo tư
sản”, ông Trần Văn Đước – một cơ sở đã từng nuôi giấu và cứu mạng ông
Hải trong Mậu Thân 1968 – ngày nào cũng nấu cơm rồi cho người mang sang.
Cũng như trong chiến tranh, ông Đước không biết rõ ông Hải đang làm gì,
chỉ giúp đỡ vì biết ông Hải là người “bên Cách mạng”. Khi ông Trần Văn
Đước chạy đến báo: “Bác bị người ta mang xe tới chở hết kiếng đi rồi”,
ông Hải vẫn tưởng rằng: “Chắc là có sự nhầm lẫn”.
Con
trai ông Trần Văn Đước là liệt sỹ. Tiệm kiếng của ông mở tại nhà riêng ở
số 12 Ngô Tùng Châu chỉ là một ngôi nhà cấp 4, chiều ngang bốn mét, dài
mười bốn mét, tường gạch, lợp ngói. Nhưng ông Đước vẫn bị quy vào diện
tư sản thương nghiệp, kiếng hàng hóa và cả nhà riêng của ông đều bị
“sung công”. Không chỉ cótrường hợp ông Trần Văn Đước. Năm 1957, ông Lai
Ninh đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng, lái xe đưa ông Lê Duẩn đào
thoát sang Phnom Penh trong sự truy lùnggắt gao của Chính quyền Sài Gòn.
Năm 1978, khi ông Lê Duẩn đưa ông Đỗ Mười vào Nam, nhà máy xay lúa của
gia đình ông Lai Ninh đã bị sung công. Con gái ông, bà Lai Kim Dung, một
tư sản người Hoa, cũng bị xếp vào thành phần cải tạo. “Công cuộc cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh” ở miền Nam, tiến hành từ sau
1975, đã cải tạo 3.560 cơ sở tư bản tư doanh công nghiệp, trong đó
có1.354 cơ sở của tư sản mại bản bị công hữu hóa, tịch thu, 498 cơ sở bị
chuyển thành công tư hợp doanh; chuyển 5.000 tư sản thương nghiệp sang
sản xuất; chuyển chín vạn tiểu thương sang sản xuất; sử dụng 15.000
người vào mạng lướithương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Sau Cải tạo, dưới
dạng kinh tế quốc doanh và công tư hợp doanh, Nhà nước nắm: 100% ngành
năng lượng; 45% ngành cơ khí; 45% ngành xay xát lương thực; 100% ngành
bia, nước ngọt, bột ngọt, thuốc lá; 45% trong các ngành chế biến đường,
dầu thực vật; 60% ngành dệt; 100% ngành sản xuất giấy; 80% ngành sản
xuất bột giặt, xà phòng. Thương nghiệp quốc doanh nắm 80% nguồn hàng
công nghiệp; 92% số xã trên toàn miền Nam có hợp tác xã mua bán181.
Trước
khi cải tạo công thương nghiệp tư doanh, nhà nước đã tìm mọi cách để
tập trung mọi nguồn hàng vào tay mình. Không chỉ có sản phẩm của các xí
nghiệp quốc doanh phải tiêu thụ qua thương nghiệp của nhà nước, “các xí
nghiệp tư bản, các hợp tác xã, các tập đoàn và cơ sở sản xuất thủ công,
cá thể, được nhà nước cung cấp lương thực, máy móc, thiết bị, nguyên
liệu, nhiên liệu, điện; cho vay vốn…(cũng) phải bán sản phẩm cho thương
nghiệp quốc doanh”182. Chính quyền tin rằng: “Ngành thương nghiệp xã hội
chủ nghĩa là cơ quan hậu cần của toàn dân, là người nội trợ của toàn xã
hội”183. Chẳng bao lâu sau, niềm tin này sẽ nhanh chóng tan thành mây
khói.
chú thích
117 Sài Gòn Giải Phóng, 10-9-1975.
118
Diễn biến “Chiến dịch X-2” được mô tả: “Ta đã huy động hơn một vạn nhân
lực, kết hợp giữa lực lượng an ninh, quân sự, kinh tài, tuyên huấn và
đội ngũ cán bộ dân chính đảng, thành lập 7 đoàn, 60 đội và 10 ngàn công
nhân lao động, học sinh, sinh viên trực tiếp tham gia đánh vào mục tiêu
đã định. Ta đã bắt được các đối tượng chủ yếu, chiếm lĩnh các cơ sở xí
nghiệp, kho tàng. Chỉ trong hai ngày 10 và 11-9-1975, ta đã huy động hơn
70 vạn quần chúng nội, ngoại thành, cả người Việt lẫn người Hoa, từ
tầng lớp quần chúng cơ bản đến tiểu thương, tiểu chủ và tư sản dân tộc,
tổ chức mít- tin, biểu tình, sôi nổi lên án và yêu cầu trừng trị bọn tư
sản mại bản lũng đoạn, đầu cơ, tích trữ…” (Những Sự Kiện Lịch Sử Đảng Bộ
Thành Phố Hồ Chí Minh, Cuốn I, 1975-1985, trang 20).
119 Những Sự Kiện Lịch Sử Đảng Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh, Cuốn I, 1975-1985, trang 20.
120
Một người, rất có thể là con gái của chủ “hãng gà 7.000 con”, là chị
Nguyễn Thị Ngọc Dung. Tháng 9-1975, khi đang học tại trường Đại học công
San Francisco (Mỹ), chị Dung nhận ra “trang trại nuôi gà” của nhà mình
trong một phóng sự do các nhà báo nước ngoài bị kẹt lại Sài Gòn thực
hiện trong khuôn khổ một hoạt động được Chính quyền tổ chức nhằm tuyên
truyền về "hoạt động tốt đẹp bình thường sau chiến thắng". Chị Dung
viết: “Tôi chắc, vì đấy là trang trại của gia đình tôi gần Thủ Đức. Khi
bất ngờ nhìn thấy, quả thực tôi có hốt hoảng vì đấy là chuyện tình cờ
không bao giờ ngờ được… Tôi lo tới quặn đau cả người. Lo vì những người
gọi là coi trại không có mặt nào tôi quen cả. Những gì mình không biết,
không được biết chỉ khiến nỗi lo thêm nặng, thêm lớn. Cái đau này không
phải là cái đau tưởng tượng hay cái đau tâm tưởng mà người ta hay nói, ở
tôi nó là cái đau thể chất”.
121
Kết quả “đánh tư sản” trước Chiến dịch X-2: “Về bột ngọt, hộ Đào Mậu,
Hứa Quang, ta bắt được 4 đối tượng chính và bắt thêm 8 tên thư ký và tài
phú, có khai thác nhưng chưa được gì thêm. Số lượng bột ngọt cũ là 2
tấn và 60 tấn nguyên liệu.
Nhưng
đã phân tán nhuyễn nhiều lần khắp các đại lý nhỏ nên không còn nhiều
hàng hóa trong kho, để trốn thuế, chúng chuyển nợ cho đại lý, mỗi đại lý
nợ công ty đến 600 triệu – ít nhất là 100 triệu. Ta có sơ hở trong việc
triển khai nghị quyết đối với đại lý 1000kg trở lên... Vì đã động ổ,
chúng đã phân tán hết dự trữ, do đó đang tiến hành nghiên cứu để gắn vào
đánh trong đợt X-2 tiếp. Cần liên hệ với Tư Pháp Tòa án để hình thành
các tòa án xử công khai trước khi ta vô đợt... Cần tập trung truy đối
tượng ta bắt giữ, trong số này phải lọc một vài tên đầu sỏ để khui coi
nó giấu vàng ở đây. An Ninh và Hoa Vận (Sáu Lâm), tổ chức bắt ngay, bắt
tên chủ hàng Việt Hoa trong vụ tàu để khai thác. Chú ý con đường xuất
cảnh của ngoại kiều, An Ninh, Ngoại vụ Thuế Quan cần kết hợp kiểm soát
chặt. Vừa qua có phát hiện lọt lưới một số CIA, đi rồi mới biết, có hiện
tượng hối lộ cán bộ để đi. Khai thác thêm 2 tên Y và Phôi buôn vàng lậu
hồi ngụy qua mặt Thiệu, có thể đó là bọn CIA... Đối với số vàng tư
trang đem đến tiệm mướn làm. Nếu có hóa đơn thì trả lại cho chủ. Nếu có
tình nghi thì điều tra xong sẽ giải quyết. Đồng ý xuất tiền đã giao ngân
hàng để trả lại các đối tượng chi tiêu tiền ăn, tiền điện nước” (Biên
Bản Giao ban Trung ương Cục ngày 3-9-1975, Thư ký Hà Phú Thuận ghi).
122 Những Sự kiện Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1975-1995), cuốn I, trang 23.
123 Sđd, trang 25.
124Những Sự kiện Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1975-1995), cuốn I, trang 25.
125 Sài Gòn Giải Phóng, 27-9-1975.
126
Bài báo viết: “Ngay khi ra đời, tờ bạc Sài Gòn đã không hề có được một
chức năng kinh tế nào… Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò
trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam
cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm
trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung
gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến
tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam,
làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi... Nó sống 30 năm dơ bẩn,
tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như
thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại
phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta” (Sài Gòn Giải Phóng, 27-9-1975).
127 Sài Gòn Giải Phóng, 27-9-1975.
128
Diễn viên điện ảnh nổi tiếng trong phim “Đời Cát”, đầu thập niên 2000,
từng tham gia một vai phụ trong phim The Quiet American của đạo diễn
Phillip Noyce.
129
Theo Mai Hoa, tài sản của gia đình cô chỉ chính thức bị mất vào tháng
3-1978 trong đợt cải tạo công thương nghiệp tư doanh, khi đó, cha cô bị
buộc phải ký giấy “hiến” trại cưa cho Nhà nước.
130 Ông Trần Kiêm Đoàn hiện định cư tại Sacramento, California, Mỹ.
131 Báo Sài Gòn Giải Phóng, 3-9-1975.
132
“Cùng với Mỹ lũng đoạn kinh tế Miền Nam, xuất ít, nhập nhiều làm vật
giá leo thang, lao động thất nghiệp; dùng đồng tiền đặt tay chân vào bộ
máy chính quyền; đầu cơ tích trữ, mua rẻ bán đắt; thông qua đại lý tổ
chức buôn lậu; xuyên tạc phá hoại các chủ trương của chính phủ; hối lộ,
mua chuộc, gây chia rẽ đội ngũ cách mạng; vơ vét rồi tuồn hàng ra chợ
trời; mua vàng, hạt xoàn tích trữ và in bạc giả; tung tin ‘Bột ngọt bị
đưa ra Bắc’, ‘Xăng dầu sẽ cạn’; thông đồng với bọn phản động chính trị…”
133 Tin Sáng, 10-9-1975.
134 Sài Gòn Giải Phóng, 28 & 29-7-1977.
135
Nội dung luận tội của Công tố ủy viên Nguyễn Hoàn với “tên tư sản mại
bản” Lưu Trung: “Trong thời gian tiến hành chiến tranh xâm lược đất nước
ta, một số chính trị gia Mỹ, trong đó nổi bật là Guy Pao-ơ, đã vạch ra
âm mưu xảo quyệt gọi là “liên minh giữa quân đội và nông dân”. Âm mưu
này dùng viện trợ kinh tế để biến nông thôn thành chỗ dựa của ngụy
quyền, mua chuộc và lừa mị nông dân. Chúng đã tính từng đường đi nước
bước rất thâm độc: một là, chúng đưa máy móc vào nông thôn, bước đầu cơ
giới hóa một số khâu, đưa năng suất tăng lên. Hai là, khi sản lượng lúa
gạo tăng, chúng tìm mọi cách vơ vét, kể cả thủ đoạn mở những cuộc hành
quân càn quét cướp bóc, để phục dịch cho quân đánh thuê ngày càng phình
to tới hàng triệu người. Ba là, nhờ có cơ giới hóa nông nghiệp, chúng
làm giảm đi một lực lượng lao động lớn ở nông thôn và với chính sách đôn
quân bắt lính, bổ sung nguồn lính đánh thuê để kéo dài cuộc chiến tranh
xâm lược...” (Sài Gòn Giải Phóng, 29-7-1977).
136 Sài Gòn Giải Phóng, 29-7-1977.
137 Sài Gòn Giải Phóng, 29-7-1977.
138
Biên bản giao ban tối 10-9-1975 của Ủy Ban Quân quản, lưu trữ tại Thư
viện Ban Nghiên cứu Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh 139 Tài liệu đã dẫn.
140
Biên bản cuộc làm việc giữa Thường vụ Trung ương Cục với Thành ủy Sài
Gòn-Gia Định ngày 1-9-1975, lưu trữ tại Thư viện Ban Nghiên cứu Lịch sử
Thành phố Hồ Chí Minh.
141
Biên bản cuộc làm việc giữa Thường vụ Trung ương Cục với Thành ủy Sài
Gòn-Gia Định ngày 1-9-1975, lưu trữ tại Thư viện Ban Nghiên cứu Lịch sử
Thành phố Hồ Chí Minh.
142 Sài Gòn Giải Phóng, 12-9-1976.
143 Tuyên bố ngày 25-9-1976 của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
144
Theo Tuyên bố ngày 25-9-1976: “Xí nghiệp công tư hợp doanh là một xí
nghiệp trước đây là của tư nhân, nay do Nhà nước và người chủ cũ (hoặc
người đại diện) của xí nghiệp cùng nhau quản lý. Nhà nước giữ địa vị
lãnh đạo; quyền lợi hợp pháp của các cổ phần tư nhân được Nhà nước bảo
hộ. Các quyền lợi cơ bản của công nhân, viên chức trong xí nghiệp được
nhà nước đảm bảo” (Phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh ký).
145
Danh mục các ngành nghề những nhà tư sản và tư nhân được kinh doanh
gồm: “Tư bản tư doanh được khuyến khích, đầu tư vào các ngành khai thác,
chế biến nông sản, lâm sản, hải sản, thổ sản, các ngành công nghiệp,
tiểu công nghiệp khác theo sự hướng dẫn của Nhà nước”. Trong lĩnh vực
nông nghiệp: “Tư bản tư doanh được tiếp tục kinh doanh, khai thác các
đồn điền, trồng cây công nghiệp, cây ăn trái, được duy trì và mở rộng
các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, cơ sở nuôi cá… công nghiệp tập
trung, được tiếp tục kinh doanh các loại máy móc nông nghiệp, đào giếng,
khoan giếng, thi công các công trình nông nghiệp, thủy lợi”. Trong lĩnh
vực xây dựng: “Tư bản tư doanh được hướng dẫn kinh doanh khai thác và
sản xuất các vật liệu xây dựng, được duy trì chế độ nhà thầu tư nhân
dưới sự quản lý của nhà nước”. Trong lĩnh vực vận tải: “Ngoài các ngành
đường sắt, đường biển viễn dương, đường hàng không thuộc phạm vi độc
quyền kinh doanh của Nhà nước, tư bản tư doanh được kinh doanh trong các
ngành vận tải đường sông, một phần đường ven biển (thuyền, ca-nô) và
đường bộ (ô tô chở khách, chở hàng hóa), dưới sự quản lý và hướng dẫn
của Nhà nước; được duy trì các xí nghiệp để đóng mới hoặc sửa chữa
phương tiện vận tải, hoặc nhận thầu làm cầu, đường phục vụ nhu cầu dân
sinh, kinh tế địa phương”. Trong lĩnh vực “thương nghiệp và dịch vụ phục
vụ: “Việc bảo đảm phân phối các mặt hàng thiết yếu và quan trọng cho
đời sống của nhân dân là do Nhà nước và các tổ chức quần chúng chịu
trách nhiệm. Vì vậy phải phát triển mạnh thương nghiệp quốc doanh và
mạng lưới rộng rãi hợp tác xã mua bán và các hình thức tổ chức khác của
quần chúng để tham gia việc bán lẻ. Nhà nước nắm toàn bộ nguyên liệu
nhập khẩu, những nguyên liệu quan trọng trong nước và hầu hết hàng hóa
thiết yếu để có kế hoạch bảo đảm sản xuất và đời sống. Nhà nước sẽ nắm
hầu hết xuất nhập khẩu và cả bán buôn trong nước”. (Tóm tắt Tuyên bố của
Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về chính sách đối với công
thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam, ngày 25-9-1976, Phó Thủ tướng
Nguyễn Duy Trinh ký).
146 Sài Gòn Giải Phóng, 3-11-1976.
147 Sài Gòn Giải Phóng, 29-12-1976.
148 Thông báo ngày 27-12-1976 của Ủy ban Nhân dân Thành phố (Sài Gòn Giải Phóng, 29-12-1976).
149 Lịch sử Giao thông Vận tải Đường bộ, Nhà Xuất bản Tổng cục Đường bộ, (?), trang 276-277.
150 Lịch sử Giao thông Vận tải Việt Nam, Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải, 2005, trang 606.
151
Cụ thể: Trưng mua và mua, trưng thu và tịch thu 1.202 xe ô tô các loại;
58 tàu thuyền đường sông, gồm tàu chở hàng, tàu chở khách và tàu kéo -
số phương tiện vận tải này chủ yếu thuộc người dân Sài Gòn và các tỉnh
Hậu Giang, Kiên Giang…; Tịch thu ba tàu biển, trưng mua 14 chiếc; Quốc
hữu hóa hai đoàn hoa tiêu; Cho phép một số công ty xây dựng tư nhân, các
nhà thầu chịu cải tạo và chịu sự điều hành của nhà nước; Trưng mua tài
sản của một số công ty như: Công ty Huỳnh Như Hoa, các cổ phần trong
Công ty Nguyễn Văn Tấn, Công ty Lodisbagco; Tổ chức công ty hợp doanh
đối với Công ty Vinameco, Trần Dương và Trần Văn On (Lịch sử Giao thông
Vận tải Việt Nam, Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải, 2005, trang 606-607).
Tính đến khi hoàn thành “công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền
Nam”, Chính quyền đã: “Trưng mua, trưng thu được 3.287 xe ô tô loại 5T
và 40 ghế hành khách trở lên, hợp với các đoàn xe từ khu giải phóng, xe
ngoài Bắc vào là 1.105 chiếc, tổng cộng: 4.393 xe tổ chức thành 14 xí
nghiệp quốc doanh… Nhà nước cải tạo và xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân về
công cụ sản xuất được 14.059 xe tổ chức thành 45 xí nghiệp công tư hợp
doanh vận tải ô tô… Tổng cộng cả trưng mua, trưng thu, cải tạo được
17.346 xe loại trọng tải lớn tổ chức thành 59 xí nghiệp vận tải quốc
doanh và xí nghiệp vận tải công tư hợp doanh… Số xe vận tải nhỏ (từ 2,5T
và 25 ghế trở xuống) đã được cải tạo là 28.856 xe, tổ chức thành 281
Hợp tác xã, ở hầu hết các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh hoặc thành
phố…” (Lịch sử Giao thông Vận tải Việt Nam, Nhà Xuất bản Giao thông Vận
tải, 2005, trang 276-277.).
152 Trích Chuyện thời bao cấp, Nhà Xuất bản Thông tấn, 2009, trang 53-54.
153 Cư trú tại 26C, ấp 4, xã Tân Kiên, Bình Chánh, Sài Gòn.
154 Trích Chuyện thời bao cấp, Nhà Xuất bản Thông tấn 2009, trang 53.
155 Tương đương 100 lượng vàng.
156 Sđd, trang 53-54.
157 Sài Gòn Giải Phóng, 23-3-1978.
158 Sài Gòn Giải Phóng, 1-8-1977.
159
“Điều 1, Từ nay các nhà tư sản thương nghiệp không được tiếp tục làm
nghề buôn bán nữa và được nhà nước khuyến khích giúp đỡ chuyển sang sản
xuất. Điều 2, Khi nhận được lệnh đình chỉ hoạt động kinh doanh thương
nghiệp, các nhà tư sản thương nghiệp phải kê khai theo bản mẫu quy định,
cùng với tổ công tác của quận hoặc huyện, tiến hành kiểm kê hàng hóa
tồn kho, cơ sở, phương tiện kinh doanh của mình và làm bản đăng ký
chuyển sang sản xuất để đóng góp phần xây dựng đất nước. Điều 3, Sau khi
kiểm kê xong phải lập biên bản có chữ ký của cán bộ, nhân viên kiểm kê,
đại diện của Ủy ban nhân dân phường, xã và chủ hộ hoặc đại diện hộ. chủ
hộ được giữ 1 bản. Điều 4, Cơ quan chủ quản, ngành, hàng thuộc sở
thương nghiệp hoặc công ty vậ tư tổng hợp thành phố có trách nhiệm trưng
mua hoặc mua lại hàng tồn kho. Cơ sở và phương tiện kinh doanh đã kiêm
kê theo lệnh của chủ tịch Ủy ban nhân dân TP, để đưa vào phục vụ sản
xuất và đời sống nhân dân. Điều 5, Những người vi phạm các quy định trên
đây, tùy theo đối tượng, tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý về
hành chính, kinh tế hoặc bị truy tố ra tòa án nhân dân theo luật pháp
hiện hành…” (Vũ Đình Liệu, Quyết định 341/QĐ- UB, SGGP, 23-3-1978).
160 Năm 1978 là Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh.
161 Trả lời phỏng vấn tác giả ngày 4-12-2004.
162
Để mô tả tính nguyên tắc của ông Đỗ Mười, đồng thời minh họa cho tính
khắc nghiệt của thời bao cấp, trước năm 1975, ở miền Bắc từng có giai
thoại: “Một lần Đỗ Mười vào cửa hàng ăn uống quốc doanh gọi một tô phở,
khi cô mậu dịch bưng ra, ông ngồi đếm từng miếng thịt, phát hiện có ăn
bớt bèn cách chức ngay cửa hàng trưởng”. Giữa thập niên 80, theo ông Lê
Văn Triết: “Một lần ông Đỗ Mười ghé qua Long Hồ, Vĩnh Long, thăm gia
đình ông Phạm Hùng, người nhà ông Phạm Hùng ở quê biếu ông Đỗ Mười 10kg
gạo. Trên đường về Sài Gòn, xe của ông Đỗ Mười bị một trạm kiểm soát địa
phương chặn lại. Khám xe thấy có một bao gạo, bèn quyết định tịch thu.
Người lái xe bảo, đây là gạo của đồng chí Đỗ Mười. Viên trạm trưởng trả
lời, Đỗ Mười chứ Đỗ Mười Một cũng giữ”. Giai thoại kể thêm: “Đỗ Mười lập
tức khen thưởng người trưởng trạm”.
163 Sài Gòn Giải Phóng, 27-3-1978.
164 Sài Gòn Giải Phóng, 27-3-1978.
165 Theo Tống Văn Công, Tổng Biên tập báo Công Nhân Giải Phóng, người tháp tùng chuyến đi của ông Mai Chí Thọ.
166 Tin Sáng, 12-9-1978.
167 Tuổi Trẻ, 14-9-1975.
168 Tuổi Trẻ, 31-3-1978.
169
Nhật ký Lý Mỹ: “Chủ nhật 7-3-76: Tại sao mình yếu đuối thế này? Qua cơn
bệnh, lại bị gia đình rầy rà, mình khổ tâm quá. Thôi, hay là mình xin
ra khỏi Đoàn vậy, bởi vì mình cảm thấy chưa xứng đáng là một đoàn viên
khi gia đình mình vẫn còn sống trong cảnh bóc lột. Nhưng như vậy mình
xin vào Đoàn để làm gì, đọc Pa-ven để làm gì trong khi chỉ một ít khó
khăn trong gia đình thì mình lại chùn bước. Suy nghĩ như thế thật tồi.
Không, hãy ngẩng đầu lên, hãy kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn” (Tuổi
Trẻ, 31-3-1978).
170 Số 4 Duy Tân, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh.
171
Trích nhật ký Lý Mỹ: “Ngày 23-3-1978: Hơn 6 giờ chiều, đèn đường đã bật
sáng cả con đường từ trường đến nhà. Con đường hôm nay nom có vẻ khác
lạ hơn những ngày khác. Có nhiều toán thanh niên đang đóng chốt ở những
cửa hàng lớn dọc trên con đường. Rồi đây cuộc sống sẽ trở nên phong
quang hơn, đời sống đồng bào sẽ trở nên dễ chịu hơn khi những ung nhọt
của một cơ thể đã được giải phẫu từ ngày hôm nay- ngày mở đầu một cuộc
đấu tranh lớn. Mỹ vui và phấn khởi khi nghe đồng chí Thường vụ Thành
đoàn tập huấn. Đây đúng là thời cơ để thuyết phục gia đình chuyển sang
sản xuất, thời điểm chấm dứt cuộc đấu tranh giữa hai con đường trong gia
đình, một thời điểm mà mình đã mong ước từ bấy lâu nay… Ngày 24-3-1978:
“Mình nắm lấy thời cơ nầy để tuyên truyền đường lối, chính sách cải tạo
thương nghiệp tư sản cho gia đình. Mình phải kiên trì thuyết phục cha
mẹ, phải bám gia đình từng giây, từng phút, giúp đỡ gia đình kê khai tài
sản”. Ngày 24-3-1978 của Lý Mỹ được báo Tuổi Trẻ tường thuật: Đi kèm
bên mẹ, Mỹ luôn nhắc nhở mẹ nên kê khai những món hàng gì, thỉnh thoảng
động viên người mẹ đang buồn rầu, hoang mang bởi những tin đồn thất
thiệt. “Tịch thu tài sản rồi phải không? Mầy hãy lo lấy thân mầy đi, còn
ăn học gì nữa”. “Đâu có ai tịch thu tài sản của mình đâu má. Mình kê
khai đúng, đầy đủ, nhà nước sẽ trưng mua, với số vốn đó gia đình mình
chuyển sang cách làm ăn mới. Vấn đề là mình có thành thật kê khai
không”. “Vậy hả”. Rồi: Má Mỹ trở nên yên tâm hơn, sự bình tĩnh đã bắt
đầu lộ rõ trên gương mặt. Trong lúc đó, Mỹ liến thoắng: “Tư trang, tư
liệu sinh hoạt phải viết vào mục nào hả đồng chí?”. Miệng nói, tay viết,
mà mắt Mỹ vẫn liếc vào những chiếc tủ đựng đầy ắp những món hàng để xem
chừng mình đã khai đầy đủ chưa. Bây giờ, Mỹ đã trở thành một người chủ
quản của gia đình. Mỹ thấy tự hào và sung sướng lạ. (Tuổi Trẻ,
31-3-1978).
172 Số ra ngày 8-4-1978.
173 Xí nghiệp “Bình Minh 9”.
174
Trong giai đoạn 1975-1980, Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa hơn
832 nghìn người hồi hương hoặc đi kinh tế mới ở các tỉnh từ miền Tây,
miền Đông Nam Bộ cho tới Tây Nguyên. 90% số này rời khỏi Thành phố trong
giai đoạn 1975-1980, thời gian tư sản bị cải tạo và chính sách sổ gạo
bắt đầu được thắt chặt. Bằng những quyết định hành chánh ấy, dân số Sài
Gòn đã giảm từ 3,391 triệu người năm 1976 xuống còn 3,201 triệu người
năm 1980. 7% lượng người nhập cư mới có nơi sinh là Sài Gòn, họ là những
người từng bị đưa đi kinh tế mới trong thời kỳ 1975-1980. Cho đến cuối
thập niên 1990, vẫn còn 24% số người không có hộ khẩu thường trú tại
Thành phố Hồ Chí Minh vốn là người Sài Gòn-Gia Định. Họ là nạn nhân của
chính sách kinh tế mới trong giai đoạn 1975-1980.
175 Sài Gòn Giải Phóng, 10-4-1978.
176 Sài Gòn Giải Phóng, 13-4-1978.
177 Sài Gòn Giải Phóng, 18-4-1978.
178
Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Lê Thành Nhơn phát biểu trước lễ
tiễn 200 nhà tư sản thương nghiệp đăng ký đi kinh tế mới Gia Lành, Lâm
Đồng, sáng 18-4-1978- SGGP 19-4-1978.
179 Tuổi Trẻ, 23-6-1978.
180 Trả lời phỏng vấn tác giả ngày 4-12-2004.
181 Đào Duy Tùng, 2008, trang 216-217-218.
182 Chỉ thị 147, năm 1977, của Thủ tướng Chính phủ.
183 Sài Gòn Giải Phóng, 14-7-1977.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001