News.sina.com.cn
CÁC CHUYÊN GIA QUÂN SỰ BÌNH LUẬN VỀ HẢI CHIẾN NAM SA[i]: NẮM BẮT THỜI CƠ ĐÚNG LÚC
14.3.2013Người dịch: XYZ
Tống Hiểu Quân: Dưới biển không có tiền nóng
25 năm trước, khi tôi ra bến tàu thăm các sĩ quan binh lính tham chiến, chẳng có mấy báo chí quan tâm đến sự kiện này. Năm ấy, giá cả thịt, trứng, rau, đường…đều tăng, “trợ giá” biến thành trợ cấp, giá thuốc lá ngon rượu ngon đều thả nổi, Hải Nam biến thành nơi kiếm tiền. Chi phí quân sự trong khoảng thời gian 10 năm 1979-1989 tăng bình quân 5,83%. Ai ai cũng muốn kiếm “tiền nóng”, song trong quyền lợi biển hiển nhiên là không có “tiền nóng”. Năm năm sau, Hải Nam súyt nữa thì bị treo biển hành nghề trở thành thị trường buôn bán cổ phiếu thứ 3. Quá điên rồ. (Tác giả là nhà bình luận quân sự nổi tiếng)
La Viện: Ra tay đúng lúc cần ra tay
Ra tay đúng lúc cần ra tay, thời cơ mà để mất sẽ không bao giờ có lại. (Tác giả là nguyên Phó Ban nghiên cứu quân sự thế giới, Viện khoa học quân sự)
Đới Húc: Kết quả lớn nhất của Hải chiến Nam Sa là thành lập đảo Hải Nam một cách nhanh chóng
Kết quả lớn nhất của trận Nam Sa ngày 14.3.1988 chính là tỉnh Hải Nam đã được thành lập 1 tháng ngay sau đó, ý thức biển của toàn dân được tăng cường từ đó. (Tác giả là giáo sư Đại học quốc phòng)
Nhạc Cương: Điểm dừng dân Nam Sa không kém gì một hạm đội tàu sân bay, giữa các láng giềng phải tự giải quyết
Trận Nam Sa vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đại lục đã có đất cắm dùi ở Nam Sa, hình thành nên thế cài răng lược tại các “rạn san hô” bị các nước nguyên đơn Nam Hải[ii] xâm chiếm, bước đầu kiềm chế được thế xâm lấn tằm ăn rỗi “chiếm đất khoanh biển” của các nước nguyên đơn, đặt nền móng chắc chắn cho việc lấy lại những vùng đất đã mất và những vùng biển “tranh chấp” sau này. Tài nguyên phong phú của Nam Hải là tiềm lực to lớn có thể tiếp tục phát triển của Trung Quốc, tận dụng khai thác tài nguyên dầu khí ở đó sẽ nâng cao an ninh, hạ thấp giá thành năng lượng cho Trung Quốc. Việc khai thác các tài nguyên như sản phẩm ngư nghiệp, du lịch… biển sẽ giúp cho Trung Quốc trở thành cường quốc biển. Trong tương lai có thể dự kiến, sau khi đã mở rộng quân sự để kinh lược Nam Sa, sẽ nâng cao được sức kiểm soát tuyến giao thông trên biển nhộn nhịp nhất ở Thái bình Dương của Trung Quốc. Trong 16 tuyến đường huyết mạch mà Mỹ giành sự kiểm soát trên toàn cầu, tất phải đi qua eo biển Malacca và eo biển Bashi ở Nam Hải, mà Nam Sa là một cái đinh chốt ở giữa, 90% vận chuyển dầu và 75% khí tự nhiên của Nhật Bản đi qua Nam Sa, Nhật Bản và Mỹ có nhân tố phải chịu sự chế ước của ta. Vì Nam Hải là biển nửa kín, đường phân giới của Trung Quốc là đường chủ quyền 9 đoạn, tạo sự đi lại tự do cho các nước, song tuyến giao thông Nam Hải nằm trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, nên Trung Quốc có thể hạn chế sự đi lại của bất cứ quốc gia nào thù địch với Trung Quốc. Vị thế cùng công hiệu quân sự của Nam Sa không thua kém gì việc bố trí một hạm đội tàu sân bay, Trung Quốc nay mai sẽ lại nắm một con bài chủ động chiến lược sắc bén.
Một sự gợi ý từ trận Nam Sa là: Chẳng cần phải nghĩ gì quá phức tạp về chuyện đẩy láng giềng ra, khi cần ra tay là ra tay, phần nhiều còn phải dựa vào sự tự thu xếp của các nước đương sự. Ở trận Hải chiến 14.3, trận Phản kích tự vệ năm 1979, Chiến dịch Pháp Ca Sơn năm 1981, Chiến dịch Lão Sơn năm 1984 đối với Việt Nam của Trung Quốc, đồng minh Việt Nam là Liên Xô cũ có ra tay giúp đỡ không? Năm 1974, quân ta đoạt lại Tây Sa[iii], đồng minh Mỹ của quân đội Việt Nam có động thủ không? Năm 2008, Nga dọn dẹp ông em Gruzia của Mỹ, Mỹ có ra tay không? Xét từ toàn cục các nước lớn được gán cái mác cũ là nước lớn, nếu không có lợi ích hạt nhân thì sẽ chẳng dây lửa vào mình một cách dễ dàng đâu. (Tác giả là nguyên thượng tá Bộ tổng tham mưu).
Phòng Binh: Hải chiến 14.3 xảy ra đột nhiên lại có ngay tàu ngầm nổi lên răn đe Việt Nam
Hôm nay là ngày kỷ niệm trận Hải chiến 14.3 bãi Đá Gạc Ma Nam Sa! Trận Hải chiến 14.3 từ 25 năm trước đã đập tan sự ngang ngược điên cuồng của Việt Nam tại Nam Hải, đã chấm dứt được tình cảnh khốn quẫn không tấc đất cắm dùi ở Nam Hải của chúng ta! Trận này, xem ra khi ấy tuy là bất ngờ, song thực ra là ta đã có sự tính toán, đã có sự chuẩn bị sẵn sàng dụng binh tại Nam Sa từ trước, đồng thời được sự ủng hộ của Tổng thư ký [Liên Hợp Quốc ?-ND] hồi ấy, nếu không thì cũng sẽ không có những hành động hải chiến, chiếm đảo, xây trạm, dừng chân… liền một mạch như vậy được, về chi tiết cụ thể xin xem hồi ký của Lưu Hoa Thanh tướng quân…
Tuy đã có sự chuẩn bị, tuy đã chiếm ưu thế tuyệt đối về mặt trang bị vũ khí, nhưng, trong trận hải chiến vẫn bộc lộ những vấn đề như sự cố chủ pháo, tên lửa chống hạm không đem theo đạn thật…, điều này cũng phản ánh tình trạng thực về trang bị chủ chiến của hải quân khi ấy… Sau trận chiến, do lính hàng không không có cách gì yểm hộ được trên không, phòng không hạm duy nhất cũng vì nhiều lí do mà không mang theo đạn thật, sự an toàn của biên đội tham chiến phải đối mặt với sự những uy hiếp nghiêm trọng, đến nỗi buộc phải cho tàu ngầm nổi lên để răn đe Việt Nam… (Tác giả là chuyên gia quân sự Đại học quốc phòng).
Vương Hiểu Bằng: Hải chiến Nam Sa đã đặt nền móng cho việc bảo vệ chủ quyền tiếp theo cho đến cả việc giải quyết vấn đề Nam Hải cuối cùng
Hải chiến 13.4 đã làm thay đổi cục diện tổng thể tranh chấp Nam Hải ở 2 phương diện: Một, sau hải chiến, quân đội Trung Quốc lần lượt đóng trên nhiều rạn san hô ở quần đảo Nam Sa, đặt nền móng cho chính phủ Trung Quốc triển khai từ một loạt sáng kiến bảo vệ chủ quyền cho đến cả việc giải quyết vấn đề Nam Hải cuối cùng, ngăn chặn được dã tâm xâm lấn rạn san hô của các nước nguyên đơn xung quanh Nam Hải; hai, theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc, đã loại bỏ được vô vàn những cuộc quấy nhiễu và khiêu khích của Việt Nam, lập trạm quan trắc biển trên Vĩnh Thự Tiêu[iv] Nam Sa một cách thành công, bảo vệ được sự tôn nghiêm của luật quốc tế, khiến cho cộng đồng hiểu Trung Quốc hơn trước chủ trương hợp pháp đối với Nam Hải của mình. (Tác giả là chuyên gia nghiên cứu vấn đề hải giới Viện khoa học xã hội Trung Quốc).
Mã Đỉnh Thịnh: Đánh thắng chiếm giữ được chứng tỏ trận này thuận ứng với cục diện quốc tế
Hải chiến 13.4 là một sự kiện rất ngẫu nhiên, thế mà chúng ta đã đánh thắng và chiếm giữ được, hơn nữa lại còn đã nắm chắc trong tay 25 năm nay, chứng tỏ trận này là thuận với cục diện quốc tế. Chúng ta quyết đoán chớp lấy thời cơ chiến đấu, đã đánh thắng và chiếm giữ được một cách suôn sẻ, đó chính là một kết quả tốt. (Tác giả là nhà bình luận quân sự nổi tiếng).
[iv] Tức Đá Chữ Thập.
Tác giả: Cao Phong (Bình luận trong Không gian của Sói[i])
Người dịch: XYZ
Ngày 14.3.1988, biên đội tàu 502 hải quân Trung Quốc giao chiến với biên đội tàu 505 hải quân Việt Nam xâm nhập tại quần đảo Nam Sa[ii]. Trước tình hình quân và tàu đổ bộ của hải quân Việt Nam nổ súng vào quân và tàu đổ bộ của hải quân ta, đội tàu hải quân Trung Quốc đã tiến hành phản kích tự vệ, trải qua trận hải chiến 37 phút, phía ta đã đánh chìm 2 tàu có vũ trang loại 820 tấn của quân Việt, số hiệu tàu lần lượt là “HQ604” và “HQ605”, đánh chìm 2 tàu nhỏ của địch; đồng thời, còn đánh trọng thương chiếc tàu đổ bộ cỡ lớn loại 4100 tấn lớn nhất, cũng là duy nhất, của quân Việt, còn thu giữ được 1 lá quốc kỳ Việt Nam, tiêu diệt gần 200 tên, bắt sống 9 tên. Còn phía ta chỉ bị thương có 2 người, mọi thiết bị và thân tàu chiến hạm đều nguyên vẹn!
Trang Thanhniennews của Việt Nam ngày 6.1.2013 đã cho đăng một loạt ảnh kỷ niệm Trận hải chiến “14.3” Nam Sa xảy ra vào ngày 14.3.1988 Trung-Việt, để tưởng niệm những binh sĩ Việt Nam đã bị bắn chết trong trận xung đột với Trung Quốc. Người quan sát quân sự Cao Phong cho rằng, Việt Nam phong những kẻ tử trận trong một cuộc chiến tranh xâm lược bị thất bại là anh hùng là có mối liên quan chặt chẽ với hiện trạng thế cục mà Việt Nam đang ở vào. Xét từ những bức ảnh mà phía Việt Nam đã công bố, tham gia vào hoạt động kỷ niệm có các sĩ quan cao cấp cùng binh sĩ đang tại ngũ của phía quân Việt Nam, có thể nói sự định vị cách điệu của hoạt động này là rất cao. Vậy ý đồ làm như vậy của Việt Nam là gì?
Trước tiên, thông qua hoạt động tưởng niệm các binh sĩ tử trận Hải chiến 88, đưa hành vi xâm nhập các đảo của Trung Quốc vào năm đó thành chính danh, định danh các binh sĩ Việt Nam tử trận là anh hùng bảo vệ tổ quốc, là chẳng khác gì tuyên bố với bên ngoài rằng hải quân Trung Quốc năm đó là kẻ xâm lược đã xâm nhập các đảo thuộc lãnh hải Việt Nam, cho thấy Việt Nam đã dùng tư thế của kẻ yếu để đánh đổi lấy sự quan tâm và đồng tình của cộng đồng quốc tế. Đồng thời cũng ám chỉ chính sách Nam Hải[iii] và hành động bảo vệ chủ quyền hiện thời của Trung Quốc là hành vi cường quyền, bá đạo bắt nạt Việt Nam. Biến hoạt động kỷ niệm thành một phần nằm trong Kế hoạch tổng động viên chiến tranh Nam Hải của mình, truyền cảm ứng cho tâm thái chống Trung Quốc của các phần tử cấp tiến trong nước nhằm kích động ý chí đấu tranh yêu nước của binh sĩ và dân chúng Việt Nam, tung tin rằng Việt Nam sẽ không ngần ngại lại khai chiến với Trung Quốc về vấn đề Nam Hải một lần nữa.
Mặt khác, có ý dùng lịch sử làm gương để nhắc nhở dân chúng trong nước hãy ứng xử với vấn đề Nam Hải, với ảnh hưởng của mối quan hệ Trung-Việt một cách lý tính, bởi suy cho cùng thì Việt Nam cũng đang luôn không quên nhấn mạnh về tình hữu nghị vừa là đồng chí vừa là anh em trong các gặp gỡ chính thức Trung-Việt. Song, người viết cho rằng xác suất của ý đồ này là rất thấp. Tình cảm máu và lửa vừa là đồng chí vừa là anh em do các nhà chính trị lão thành Trung-Việt xây đắp nên đã ảnh hưởng tới những nhân tố bất hòa trải qua cuộc Chiến tranh biên giới Trung-Việt và trận Hải chiến 88, hàn gắn lại tấm gương đã vỡ, còn cái gọi là dùng lịch sử làm gương chỉ là phát ngôn chính thức mà thôi. Cũng cùng là xung đột quân sự Trung-Việt, Việt Nam có sự chọn lọc rất thực tế trong việc kỷ niệm Chiến tranh biên giới Trung-Việt và trận Hải chiến 88. Việt Nam làm như vậy vừa không kích động Trung Quốc quá mức, lại vừa đạt được chiến lược tuyên truyền về Nam Hải và mục tiêu chính trị nội bộ của mình.
Trước các động hướng của Việt Nam, phía Trung Quốc phải giữ được cái đầu cho thật tỉnh táo. Người quan sát quân sự Cao Phong cho rằng, Việt Nam một mặt về hùa với Philippines liên tục gây hấn ở đường cơ sở của Trung Quốc tại Nam Hải, mặt khác lại nhấn mạnh tới tầm quan trọng của cái gọi là mối quan hệ truyền thống Việt-Trung để vỗ về Trung Quốc. Nhằm đạt được chiến lược phải đi hai chân một cách tích cực để xâm chiếm các đảo của Trung Quốc về thực chất, một là đa lôi kéo Ấn Độ, Nga là những nước lớn trong khu vực can thiệp vào sự vụ Nam Hải dưới cái mác lợi ích kinh tế để làm chỗ dựa, hai là tích cực tăng cường độ lực xây dựng trang bị quân sự cho lực lượng hải không quân, chế tạo các trang bị át chủ và mang tính uy hiếp như máy bay chiến đấu Sukhoi đời mới và tàu ngầm sát thủ im lặng do Nga chế tạo, chuẩn bị cho việc dùng vũ lực để từ chối đàm phán. Các nước xung quanh Nam Hải đều đang mài đao, Trung Quốc cũng cần quay trở lại nguyên tắc Nam Hải vốn vẫn cố thủ, không để cho tiểu đao của họ xâu xé xẻo thịt bằng bất cứ lý do gì, phải từ bỏ ảo tưởng sẵn sàng chiến đấu.
——————-
Blog.huanqiu.com[Bình luận của Sói] VÌ SAO VIỆT NAM TƯỞNG NIỆM NHỮNG KẺ TỬ TRẬN HẢI CHIẾN TRUNG-VIỆT MỘT CÁCH CHỌN LỌC
10.1.2013Tác giả: Cao Phong (Bình luận trong Không gian của Sói[i])
Người dịch: XYZ
Ngày 14.3.1988, biên đội tàu 502 hải quân Trung Quốc giao chiến với biên đội tàu 505 hải quân Việt Nam xâm nhập tại quần đảo Nam Sa[ii]. Trước tình hình quân và tàu đổ bộ của hải quân Việt Nam nổ súng vào quân và tàu đổ bộ của hải quân ta, đội tàu hải quân Trung Quốc đã tiến hành phản kích tự vệ, trải qua trận hải chiến 37 phút, phía ta đã đánh chìm 2 tàu có vũ trang loại 820 tấn của quân Việt, số hiệu tàu lần lượt là “HQ604” và “HQ605”, đánh chìm 2 tàu nhỏ của địch; đồng thời, còn đánh trọng thương chiếc tàu đổ bộ cỡ lớn loại 4100 tấn lớn nhất, cũng là duy nhất, của quân Việt, còn thu giữ được 1 lá quốc kỳ Việt Nam, tiêu diệt gần 200 tên, bắt sống 9 tên. Còn phía ta chỉ bị thương có 2 người, mọi thiết bị và thân tàu chiến hạm đều nguyên vẹn!
Trang Thanhniennews của Việt Nam ngày 6.1.2013 đã cho đăng một loạt ảnh kỷ niệm Trận hải chiến “14.3” Nam Sa xảy ra vào ngày 14.3.1988 Trung-Việt, để tưởng niệm những binh sĩ Việt Nam đã bị bắn chết trong trận xung đột với Trung Quốc. Người quan sát quân sự Cao Phong cho rằng, Việt Nam phong những kẻ tử trận trong một cuộc chiến tranh xâm lược bị thất bại là anh hùng là có mối liên quan chặt chẽ với hiện trạng thế cục mà Việt Nam đang ở vào. Xét từ những bức ảnh mà phía Việt Nam đã công bố, tham gia vào hoạt động kỷ niệm có các sĩ quan cao cấp cùng binh sĩ đang tại ngũ của phía quân Việt Nam, có thể nói sự định vị cách điệu của hoạt động này là rất cao. Vậy ý đồ làm như vậy của Việt Nam là gì?
Trước tiên, thông qua hoạt động tưởng niệm các binh sĩ tử trận Hải chiến 88, đưa hành vi xâm nhập các đảo của Trung Quốc vào năm đó thành chính danh, định danh các binh sĩ Việt Nam tử trận là anh hùng bảo vệ tổ quốc, là chẳng khác gì tuyên bố với bên ngoài rằng hải quân Trung Quốc năm đó là kẻ xâm lược đã xâm nhập các đảo thuộc lãnh hải Việt Nam, cho thấy Việt Nam đã dùng tư thế của kẻ yếu để đánh đổi lấy sự quan tâm và đồng tình của cộng đồng quốc tế. Đồng thời cũng ám chỉ chính sách Nam Hải[iii] và hành động bảo vệ chủ quyền hiện thời của Trung Quốc là hành vi cường quyền, bá đạo bắt nạt Việt Nam. Biến hoạt động kỷ niệm thành một phần nằm trong Kế hoạch tổng động viên chiến tranh Nam Hải của mình, truyền cảm ứng cho tâm thái chống Trung Quốc của các phần tử cấp tiến trong nước nhằm kích động ý chí đấu tranh yêu nước của binh sĩ và dân chúng Việt Nam, tung tin rằng Việt Nam sẽ không ngần ngại lại khai chiến với Trung Quốc về vấn đề Nam Hải một lần nữa.
Mặt khác, có ý dùng lịch sử làm gương để nhắc nhở dân chúng trong nước hãy ứng xử với vấn đề Nam Hải, với ảnh hưởng của mối quan hệ Trung-Việt một cách lý tính, bởi suy cho cùng thì Việt Nam cũng đang luôn không quên nhấn mạnh về tình hữu nghị vừa là đồng chí vừa là anh em trong các gặp gỡ chính thức Trung-Việt. Song, người viết cho rằng xác suất của ý đồ này là rất thấp. Tình cảm máu và lửa vừa là đồng chí vừa là anh em do các nhà chính trị lão thành Trung-Việt xây đắp nên đã ảnh hưởng tới những nhân tố bất hòa trải qua cuộc Chiến tranh biên giới Trung-Việt và trận Hải chiến 88, hàn gắn lại tấm gương đã vỡ, còn cái gọi là dùng lịch sử làm gương chỉ là phát ngôn chính thức mà thôi. Cũng cùng là xung đột quân sự Trung-Việt, Việt Nam có sự chọn lọc rất thực tế trong việc kỷ niệm Chiến tranh biên giới Trung-Việt và trận Hải chiến 88. Việt Nam làm như vậy vừa không kích động Trung Quốc quá mức, lại vừa đạt được chiến lược tuyên truyền về Nam Hải và mục tiêu chính trị nội bộ của mình.
Trước các động hướng của Việt Nam, phía Trung Quốc phải giữ được cái đầu cho thật tỉnh táo. Người quan sát quân sự Cao Phong cho rằng, Việt Nam một mặt về hùa với Philippines liên tục gây hấn ở đường cơ sở của Trung Quốc tại Nam Hải, mặt khác lại nhấn mạnh tới tầm quan trọng của cái gọi là mối quan hệ truyền thống Việt-Trung để vỗ về Trung Quốc. Nhằm đạt được chiến lược phải đi hai chân một cách tích cực để xâm chiếm các đảo của Trung Quốc về thực chất, một là đa lôi kéo Ấn Độ, Nga là những nước lớn trong khu vực can thiệp vào sự vụ Nam Hải dưới cái mác lợi ích kinh tế để làm chỗ dựa, hai là tích cực tăng cường độ lực xây dựng trang bị quân sự cho lực lượng hải không quân, chế tạo các trang bị át chủ và mang tính uy hiếp như máy bay chiến đấu Sukhoi đời mới và tàu ngầm sát thủ im lặng do Nga chế tạo, chuẩn bị cho việc dùng vũ lực để từ chối đàm phán. Các nước xung quanh Nam Hải đều đang mài đao, Trung Quốc cũng cần quay trở lại nguyên tắc Nam Hải vốn vẫn cố thủ, không để cho tiểu đao của họ xâu xé xẻo thịt bằng bất cứ lý do gì, phải từ bỏ ảo tưởng sẵn sàng chiến đấu.
[i] Nguyên văn: 狼的空间 – một chuyên trang trong blog.huanqiu.com - ND
[ii] Tức Trường Sa.
[iii] Tức Biển Đông.
nguồn:http://anhbasam04.wordpress.com/2013/03/21/trang-mang-trung-quoc-viet-ve-tran-hai-chien-truong-sa-1988/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
nguồn:http://anhbasam04.wordpress.com/2013/03/21/trang-mang-trung-quoc-viet-ve-tran-hai-chien-truong-sa-1988/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001