Thứ năm 23 Tháng Năm 2013
Dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm các bãi đá ngầm trên Biển Đông (REUTERS)
Sau Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1995, và mới năm ngoái 2012 là Bãi cạn Scarborough, phải chăng Trung Quốc lại chuẩn bị thôn tính thêm Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) đang do Philippines kiểm soát ngoài Biển Đông ? Dẫu sao thì vào hôm nay, Manila đã tái khẳng định quyết tâm “bảo vệ những gì thuộc về Philippines” khi đề cập đến việc tàu chiến Trung Quốc đang bao quanh rạn san hô trong vùng Trường Sa, bên trên có lính thủy quân lục chiến Philippines trấn giữ.
Trong một tin nhắn văn bản gởi đến hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết là một chiến hạm Trung Quốc cùng với hai tàu tuần tra và một đội tàu đánh cá vẫn đang hoạt động gần bãi ngầm Second Thomas Shoal.
Đối với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, các chiếc tàu Trung Quốc “không có lý do gì để hiện diện trong khu vực đó” và cũng “không có quyền để ở đó”. Viên chức này xác định : “Không ai có thể nghi ngờ về quyết tâm của người Philippines trong việc bảo vệ những gì là của chúng tôi trong khu vực đó… Hải quân và lực lượng Tuần duyên của chúng tôi có nhiệm vụ thực thi pháp luật của nước cộng hòa (Philippines).”
Trong những ngày qua, Philippines đã chính thức phản đối “sự hiện diện bất hợp pháp và đầy tính khiêu khích” của tàu chiến Trung Quốc gần bãi Second Thomas Shoal. Bắc Kinh đã bác bỏ lời phản đối của Manila, cho rằng khu vực đó là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, kể cả tại các vùng biển rất xa Trung Quốc, nằm sát bờ biển của các nước Đông Nam Á. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền trong khu vực này, được dự báo là tiềm ẩn ngòi nổ cho một cuộc xung đột quân sự lớn trong vùng. Tất cả các bên tranh chấp, ngoại trừ Brunei, đều có quân đội đồn trú trên một số các đảo, đá hay bãi san hô trong khu vực quần đảo Trường Sa để khẳng định chủ quyền của họ.
Second Thomas Shoal (tên Philippines là Ayungin Reef – tên Việt Nam Bãi Cỏ Mây) là một nhóm đá và rạn san hô tí hon ở vùng Trung Quốc, cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200 km (120 dặm) về phía tây bắc. Thực thể này hiện do Philippines kiểm soát, nhưng cũng bị Trung Quốc và Việt Nam đòi chủ quyền.
Bãi Second Thomas Shoal được một nhóm lính thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên một chiếc tàu thời Đệ nhị Thế chiến bị mắc cạn bảo vệ. Chính quân đội Philippines đã cố tình cho chiếc tàu đó mắc cạn vào cuối thập niên 1990 để làm nơi cho lính trú ngụ.
Bãi này chỉ cách Đá Vành Khăn khoảng 41 km (25 dặm) về phía đông, và cả hai thực thể địa dư này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được quốc tế công nhận của Philippines. Thế nhưng, vào năm 1995, Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm lấy Đá Vành Khăn, và như vậy là đang âm mưu thôn tính nốt Bãi Cỏ Mây.
Chiến thuật của Trung Quốc được cho là tương tự như họ đã làm vào năm ngoái để giành quyền kiểm soát thực tế khu vực bãi Scarborough Shoal ở Biển Đông, cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và rất xa Trung Quốc.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130523-philippines-to-cao-trung-quoc-am-muu-thon-tinh-them-mot-bai-ngam-khac-duoi-quyen-kie
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Thứ năm 23 Tháng Năm 2013
Dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm các bãi đá ngầm trên Biển Đông (REUTERS)
Sau Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1995, và mới năm ngoái 2012 là Bãi cạn Scarborough, phải chăng Trung Quốc lại chuẩn bị thôn tính thêm Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) đang do Philippines kiểm soát ngoài Biển Đông ? Dẫu sao thì vào hôm nay, Manila đã tái khẳng định quyết tâm “bảo vệ những gì thuộc về Philippines” khi đề cập đến việc tàu chiến Trung Quốc đang bao quanh rạn san hô trong vùng Trường Sa, bên trên có lính thủy quân lục chiến Philippines trấn giữ.
Trong một tin nhắn văn bản gởi đến hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết là một chiến hạm Trung Quốc cùng với hai tàu tuần tra và một đội tàu đánh cá vẫn đang hoạt động gần bãi ngầm Second Thomas Shoal.
Đối với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, các chiếc tàu Trung Quốc “không có lý do gì để hiện diện trong khu vực đó” và cũng “không có quyền để ở đó”. Viên chức này xác định : “Không ai có thể nghi ngờ về quyết tâm của người Philippines trong việc bảo vệ những gì là của chúng tôi trong khu vực đó… Hải quân và lực lượng Tuần duyên của chúng tôi có nhiệm vụ thực thi pháp luật của nước cộng hòa (Philippines).”
Trong những ngày qua, Philippines đã chính thức phản đối “sự hiện diện bất hợp pháp và đầy tính khiêu khích” của tàu chiến Trung Quốc gần bãi Second Thomas Shoal. Bắc Kinh đã bác bỏ lời phản đối của Manila, cho rằng khu vực đó là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, kể cả tại các vùng biển rất xa Trung Quốc, nằm sát bờ biển của các nước Đông Nam Á. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền trong khu vực này, được dự báo là tiềm ẩn ngòi nổ cho một cuộc xung đột quân sự lớn trong vùng. Tất cả các bên tranh chấp, ngoại trừ Brunei, đều có quân đội đồn trú trên một số các đảo, đá hay bãi san hô trong khu vực quần đảo Trường Sa để khẳng định chủ quyền của họ.
Second Thomas Shoal (tên Philippines là Ayungin Reef – tên Việt Nam Bãi Cỏ Mây) là một nhóm đá và rạn san hô tí hon ở vùng Trung Quốc, cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200 km (120 dặm) về phía tây bắc. Thực thể này hiện do Philippines kiểm soát, nhưng cũng bị Trung Quốc và Việt Nam đòi chủ quyền.
Bãi Second Thomas Shoal được một nhóm lính thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên một chiếc tàu thời Đệ nhị Thế chiến bị mắc cạn bảo vệ. Chính quân đội Philippines đã cố tình cho chiếc tàu đó mắc cạn vào cuối thập niên 1990 để làm nơi cho lính trú ngụ.
Bãi này chỉ cách Đá Vành Khăn khoảng 41 km (25 dặm) về phía đông, và cả hai thực thể địa dư này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được quốc tế công nhận của Philippines. Thế nhưng, vào năm 1995, Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm lấy Đá Vành Khăn, và như vậy là đang âm mưu thôn tính nốt Bãi Cỏ Mây.
Chiến thuật của Trung Quốc được cho là tương tự như họ đã làm vào năm ngoái để giành quyền kiểm soát thực tế khu vực bãi Scarborough Shoal ở Biển Đông, cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và rất xa Trung Quốc.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130523-philippines-to-cao-trung-quoc-am-muu-thon-tinh-them-mot-bai-ngam-khac-duoi-quyen-kie
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Đối với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, các chiếc tàu Trung Quốc “không có lý do gì để hiện diện trong khu vực đó” và cũng “không có quyền để ở đó”. Viên chức này xác định : “Không ai có thể nghi ngờ về quyết tâm của người Philippines trong việc bảo vệ những gì là của chúng tôi trong khu vực đó… Hải quân và lực lượng Tuần duyên của chúng tôi có nhiệm vụ thực thi pháp luật của nước cộng hòa (Philippines).”
Trong những ngày qua, Philippines đã chính thức phản đối “sự hiện diện bất hợp pháp và đầy tính khiêu khích” của tàu chiến Trung Quốc gần bãi Second Thomas Shoal. Bắc Kinh đã bác bỏ lời phản đối của Manila, cho rằng khu vực đó là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, kể cả tại các vùng biển rất xa Trung Quốc, nằm sát bờ biển của các nước Đông Nam Á. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền trong khu vực này, được dự báo là tiềm ẩn ngòi nổ cho một cuộc xung đột quân sự lớn trong vùng. Tất cả các bên tranh chấp, ngoại trừ Brunei, đều có quân đội đồn trú trên một số các đảo, đá hay bãi san hô trong khu vực quần đảo Trường Sa để khẳng định chủ quyền của họ.
Second Thomas Shoal (tên Philippines là Ayungin Reef – tên Việt Nam Bãi Cỏ Mây) là một nhóm đá và rạn san hô tí hon ở vùng Trung Quốc, cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200 km (120 dặm) về phía tây bắc. Thực thể này hiện do Philippines kiểm soát, nhưng cũng bị Trung Quốc và Việt Nam đòi chủ quyền.
Bãi Second Thomas Shoal được một nhóm lính thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên một chiếc tàu thời Đệ nhị Thế chiến bị mắc cạn bảo vệ. Chính quân đội Philippines đã cố tình cho chiếc tàu đó mắc cạn vào cuối thập niên 1990 để làm nơi cho lính trú ngụ.
Bãi này chỉ cách Đá Vành Khăn khoảng 41 km (25 dặm) về phía đông, và cả hai thực thể địa dư này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được quốc tế công nhận của Philippines. Thế nhưng, vào năm 1995, Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm lấy Đá Vành Khăn, và như vậy là đang âm mưu thôn tính nốt Bãi Cỏ Mây.
Chiến thuật của Trung Quốc được cho là tương tự như họ đã làm vào năm ngoái để giành quyền kiểm soát thực tế khu vực bãi Scarborough Shoal ở Biển Đông, cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và rất xa Trung Quốc.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130523-philippines-to-cao-trung-quoc-am-muu-thon-tinh-them-mot-bai-ngam-khac-duoi-quyen-kie
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001