Cảnh báo về quản lý rủi ro
Tô Văn Trường
Ngay từ năm ngoái, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Phạm Duy Hiển, TS Phùng Liên Đoàn đã trao đổi lo lắng về các nguy cơ, hiểm họa của việc sử dụng điện hạt nhân.
Quản lý rủi ro lâu nay chưa được coi trọng đúng mức ở Việt Nam. Vụ mất điện diện rộng chiều 22/5/2013 làm cho 22 tỉnh, thành ở phía Nam chỉ riêng về kinh tế có chuyên gia ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đô la.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo phải tập trung khắc phục sự cố, nghiêm túc kiểm điểm nguyên nhân, trách nhiệm để xảy ra sự cố và rút kinh nghiệm để không lặp lại sự cố đáng tiếc tương tự.
Sự cố xảy ra do bất cẩn của người lái xe cẩu trên công luận đã thông tin. Theo tôi tìm hiểu, đó là một sự cố chạm đất 01 pha của đường dây 500 kV Di Linh – Tân Định, khi sự cố xảy ra, hệ thống bảo vệ rơ-le phát hiện (như: bảo vệ so lệch dọc đường dây-F87L, bảo vệ khoảng cách-F21/21N, hoặc bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng-F67N,…), tác động và cắt các máy cắt 500 kV ở hai đầu đường dây để loại trừ sự cố chạm đất của đường dây 500 kV Di Linh – Tân Định thế là xong (đó là theo lý thuyết). Vấn đề ở đây là tại sao bị rã lưới hoàn toàn 22 tỉnh, thành?
Nhìn xa hơn, một vấn đề cực kỳ quan trọng nữa thông qua vụ việc này là nếu như các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã đưa vào vận hành (8.000 MW – chủ yếu cấp điện cho miền Nam), thì sự cố mất điện rã lưới diện rộng 22 tỉnh, thành phía Nam vừa rồi có thể xảy ra thảm họa, vì 8.000 MW của các nhà máy điện hạt nhân không biết “xài” ở đâu khi bị rã lưới hoàn toàn. Lúc đó, phải dập lò phản ứng điện hạt nhân khẩn cấp, dẫn đến không những thiệt hại rất lớn về kinh tế mà còn có khả năng gây ra thảm họa. Điều này, ngay từ bây giờ cần có sự quan tâm chú trọng đặc biệt của các cấp có thẩm quyền, không thể xem nhẹ dạng sự cố mất điện diện rộng này.
Theo tôi dự đoán thì sắp tới có thể IAEA, Nga (tư vấn Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1) và Nhật Bản (tư vấn Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2), họ sẽ cử chuyên gia tìm hiểu về vấn đề mất điện diện rộng hôm chiều 22/5/2013 vừa rồi vì có thể liên quan đến vận hành các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sau này. Theo IAEA, việc đấu nối nhà máy điện hạt nhân vào lưới điện truyền tải là hết sức coi trọng. Việc đấu nối lưới của các nhà máy điện Hạt nhân phải thoả mãn tiêu chí (n-2) có nghĩa là cùng lúc xảy ra đồng thời 2 sự cố (sự cố đường dây 500 kV Di Linh – Tân Định vừa rồi được xem là sự cố đơn lẻ (n-1)) thì nhà máy điện hạt nhân vẫn phải hoạt động bình thường.
Cảnh báo rủi ro ngay từ lúc này là rất cần thiết nhất là không thể đùa với hạt nhân!
T.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/47171
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Ngay từ năm ngoái, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Phạm Duy Hiển, TS Phùng Liên Đoàn đã trao đổi lo lắng về các nguy cơ, hiểm họa của việc sử dụng điện hạt nhân.
Quản lý rủi ro lâu nay chưa được coi trọng đúng mức ở Việt Nam. Vụ mất điện diện rộng chiều 22/5/2013 làm cho 22 tỉnh, thành ở phía Nam chỉ riêng về kinh tế có chuyên gia ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đô la.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo phải tập trung khắc phục sự cố, nghiêm túc kiểm điểm nguyên nhân, trách nhiệm để xảy ra sự cố và rút kinh nghiệm để không lặp lại sự cố đáng tiếc tương tự.
Sự cố xảy ra do bất cẩn của người lái xe cẩu trên công luận đã thông tin. Theo tôi tìm hiểu, đó là một sự cố chạm đất 01 pha của đường dây 500 kV Di Linh – Tân Định, khi sự cố xảy ra, hệ thống bảo vệ rơ-le phát hiện (như: bảo vệ so lệch dọc đường dây-F87L, bảo vệ khoảng cách-F21/21N, hoặc bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng-F67N,…), tác động và cắt các máy cắt 500 kV ở hai đầu đường dây để loại trừ sự cố chạm đất của đường dây 500 kV Di Linh – Tân Định thế là xong (đó là theo lý thuyết). Vấn đề ở đây là tại sao bị rã lưới hoàn toàn 22 tỉnh, thành?
Nhìn xa hơn, một vấn đề cực kỳ quan trọng nữa thông qua vụ việc này là nếu như các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã đưa vào vận hành (8.000 MW – chủ yếu cấp điện cho miền Nam), thì sự cố mất điện rã lưới diện rộng 22 tỉnh, thành phía Nam vừa rồi có thể xảy ra thảm họa, vì 8.000 MW của các nhà máy điện hạt nhân không biết “xài” ở đâu khi bị rã lưới hoàn toàn. Lúc đó, phải dập lò phản ứng điện hạt nhân khẩn cấp, dẫn đến không những thiệt hại rất lớn về kinh tế mà còn có khả năng gây ra thảm họa. Điều này, ngay từ bây giờ cần có sự quan tâm chú trọng đặc biệt của các cấp có thẩm quyền, không thể xem nhẹ dạng sự cố mất điện diện rộng này.
Theo tôi dự đoán thì sắp tới có thể IAEA, Nga (tư vấn Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1) và Nhật Bản (tư vấn Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2), họ sẽ cử chuyên gia tìm hiểu về vấn đề mất điện diện rộng hôm chiều 22/5/2013 vừa rồi vì có thể liên quan đến vận hành các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sau này. Theo IAEA, việc đấu nối nhà máy điện hạt nhân vào lưới điện truyền tải là hết sức coi trọng. Việc đấu nối lưới của các nhà máy điện Hạt nhân phải thoả mãn tiêu chí (n-2) có nghĩa là cùng lúc xảy ra đồng thời 2 sự cố (sự cố đường dây 500 kV Di Linh – Tân Định vừa rồi được xem là sự cố đơn lẻ (n-1)) thì nhà máy điện hạt nhân vẫn phải hoạt động bình thường.
Cảnh báo rủi ro ngay từ lúc này là rất cần thiết nhất là không thể đùa với hạt nhân!
T.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/47171
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001