Có một sự thật cay đắng
Trần Đăng Khoa
Dư luận truyền thông mấy ngày qua đã thực sự xao động trước một việc làm rất đẹp của ông Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn, khi ông thay mặt Tổng cục Du lịch xin lỗi một du khách nước ngoài, người Australia, vì một anh lái xích lô đã nâng giá xích lô cao hơn giá quy định nhiều lần. Hành động man rợ đó đã vấy bẩn Thủ đô Hà Nội và bôi nhọ du lịch Hà Nội và du lịch Việt Nam. Cùng với lời xin lỗi chân thành, ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã giải quyết ngay hậu quả sai sót: Hoàn trả bà Schultz Ilona Jane số tiền bị người đạp xích lô “cướp giật” và tặng bà món quà lưu niệm của ngành du lịch Việt Nam. Ông hứa sẽ xử lý nghiêm sự vụ và hy vọng việc làm không đẹp của người lái xe xích lô không làm mất đi vẻ đẹp của Việt Nam trong mắt bà Schultz Ilona Jane.
Đó là một việc làm đẹp, một cách ứng xử rất kịp thời và văn minh của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, dù ông không hề có lỗi. Việc làm rất bình dị của ông đã thành một vẻ đẹp mới, gây xôn xao trong đời sống xã hội, cũng vì trước ông, hầu như chúng ta không có văn hóa xin lỗi. Bao nhiêu người từng bị oan khiên, thậm chí có người hóa thân tàn ma dại vì một việc làm vô trách nhiệm của một người hay một nhóm người, mà khi được minh oan, dù chỉ là chiếu lệ, cũng không bao giờ được nhận một lời xin lỗi, dù chỉ là một hình thức có tính xã giao.
Có lẽ cũng vì thế chăng mà việc làm của ông Nguyễn Văn Tuấn đã thành một hiện tượng, một hành động cao đẹp. Và rồi, từ việc làm cao đẹp ấy, có người lại gợi ý ngành du lịch “nên thành lập một đơn vị chuyên trách xin lỗi”, hay cao hơn thế, “Bộ Văn hóa cần phải có ngay một Ủy ban Xin lỗi” thì lại thành chuyện “quá mù ra mưa” rồi!
Sẽ ra sao nếu đất nước lại có cả một Ủy ban xin lỗi! Thật là một sáng kiến rùng rợn! Một việc làm tưởng văn hóa mà lại phi văn hóa. Bởi xin lỗi không phải câu nói chớt qua đầu lưỡi, mà là lời sám hối, rất cần đến sự thành tâm. Ai có lỗi, hay ngành nào có lỗi thì phải tự tìm đến người bị hại mà xin lỗi. Và cùng với lời xin lỗi là một việc làm cụ thể nhằm giải quyết hậu quả mà mình đã gây ra. Nếu có cơ quan xin lỗi chuyên trách, thì lỗi không thuyên giảm mà sẽ càng gia tăng gấp bội. Bởi kẻ gây ác lại rũ được trách nhiệm, nên cứ làm bừa, làm ẩu, vì đã có người khác giải quyết hậu quả. Và kẻ “giải quyết hậu quả” cũng chỉ làm chiếu lệ, làm mang tính hình thức, vì đó cũng không phải lỗi của mình.
Và vì thế, một việc làm tưởng như có trách nhiệm mà lại hóa vô trách nhiệm. Nó có gì kỳ khôi cứ như những anh khóc thuê trong các đám tang. Tôi dự nhiều đám tang quê và cũng được chứng kiến nhiều cảnh dở cười dở mếu.
Có người mẹ nhờ khóc bà hộ cô con gái còn đang ẵm ngửa của mình, bèn dúi vào tay ông thợ kèn 5 ngàn, và thế là ông sụt sịt nỉ non: “Ới bà ơi là bà ơi, cháu thương bà đứt ruột đứt gan, nhưng vì bận việc nước, lại không mua được vé máy bay về tiễn biệt bà, hợ hợ…”. Dù đang tang gia bối rối, phải có ý thức buồn rầu, nếu trong bụng không buồn thực, thì cũng phải cố làm ra vẻ buồn đau, nhưng cả đám tang vẫn không nhịn được cười, có người cười sặc sụa, vì cô cháu gái yêu “đang bận việc nước” của bà vẫn còn chưa biết ỉa cứt xu.
Có một sự thật cay đắng: Dù Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn và cả Tổng cục Du lịch của ông vẫn đang gồng mình giữ gìn và xây đắp vẻ đẹp du lịch Việt Nam, thì ngành du lịch của chúng ta vẫn đang xuống cấp trầm trọng. Danh lam, thắng cảnh của chúng ta vốn đã quá nghèo nàn, èo uột, không có gì hấp dẫn để thu hút du khách. Cách phục vụ và dịch vụ du lịch lại thiếu tính chuyên nghiệp, đã thế lại quấy quá, tạm bợ và mông muội. Không có cách nào đuổi khách du lịch hiệu quả bằng trò mè nheo, ăn cắp và “chặt chém”. Trò mọi rợ này đã diễn ra ở khắp mọi nơi, từ Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh thành và cả những vùng sâu vùng xa heo hút nhất. Cứ “chặt” được là “chặt”. “Chém” được là “chém”. Bất kể đối tượng nào. Dù ta hay Tây. Từ nâng giá xích lô, xe ôm, tăc xi, từ gian lận tính cước rất tinh xảo qua đồng hồ điều khiển từ xa bằng điện thoại di động, đến móc túi, cướp giật trắng trợn, rồi nâng giá món ăn, bắt chẹt cả chỗ ngồi. Không ở đâu như ở ta. Đến cả cái ghế ngồi trong nhà hàng cũng phải trả tiền. Mà trả với cái giá cắt cổ. Đó là những trò mọi rợ bức tử ngành du lịch một cách nhanh nhất và cũng hiệu quả nhất. Khi bị phát giác, hay bắt quả tang, cách làm phổ biến của ta là xin lỗi du khách rồi hoàn lại tiền. Việc làm đó cũng có thể chấp nhận được nhưng chưa đủ. Để chấm dứt vĩnh viễn những trò nhiễu nhương này, cần phải có một giải pháp mạnh. Đó là phạt thật nặng những kẻ phá hoại ngành du lịch và làm nhục quốc thể, nhất là những hành xử mọi rợ đối với khách quốc tế. Không phải chỉ sa thải, cắt giấy phép hoạt động, mà cùng hình thức đó, còn phải phạt tiền, không phải phạt gấp mười lần, mà hàng trăm lần, hoặc hơn thế nữa, nếu việc làm đó đã để lại một hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngành du lịch hay danh dự của quốc gia.
Ở rất nhiều nơi, công tác du lịch người ta làm rất tốt. Ai đã một lần ghé qua, đều muốn được trở lại, không phải chỉ chiêm ngưỡng những cảnh quan, danh thắng, mà còn muốn được gặp lại những con người xởi lởi, chu đáo, lịch sự và tận tình. Không phải chỉ ở các nước có tiềm năng du lịch lớn, ở ngay bên cạnh ta như Trung Quốc, hay Thái Lan, ở đó, ngoài danh lam thắng cảnh phong phú, kỳ vĩ, mỗi người dân bình thường của họ cũng đều có thể là những hướng dẫn viên du lịch, mà ngay trên đất nước ta cũng có miền đất du lịch trong lành như Đà Nẵng, Hội An… Ở đó không có nạn móc túi, cướp giật, không có người ăn xin, kẻ lừa đảo. Không có cảnh chặt chém. Khách ta cũng như Tây. Tất cả đều một giá và được chỉ dẫn phục vụ rất tận tình, chu đáo. Tại sao người ta làm được mà mình lại không làm được? Lỗi do đâu?
Nước ta vốn đã nghèo, lại bị kiệt quệ bởi nạn tham nhũng, nạn ăn cắp vặt, những di sản văn hóa cũng không có bao nhiêu, lại còn bị tàn phá bởi chiến tranh, bởi những con người u tối. Vì thế, những hiện vật, hay cảnh quan, dù còn rất nhỏ nhoi cũng đã quý lắm rồi.
Nói đến Hà Nội, ta thường nghĩ đến Chùa Một Cột. Đó là một trong những kỳ quan tiêu biểu của Thủ Đô. Tôi không sao quên được câu chuyện của Giáo sư Trần Quốc Vượng. Ông kể rằng, một chính khách nước ngoài muốn tham quan Chùa Một Cột. Giáo sư đã bỏ ra cả buổi chiều dẫn ông đi rồi giới thiệu cho ông về lai lịch ngôi chùa nổi tiếng này. Hôm sau vị khách lại đòi ông đưa đến Chùa Một Cột. “Thì chiều qua ngài đã đến thăm rồi đó”. Bấy giờ vị khách mới ngớ ra. Ông đã đến thăm chùa mà lại cứ tưởng đấy mới là mô hình chùa.
Hà Nội đâu có nhiều cảnh quan cho du khách chiêm ngưỡng. May sao gần đây còn có thêm Việt Phủ Thành Chương. Đó là một quần thể văn hóa, một vùng tinh hoa của làng quê Bắc bộ kết tinh lại. Nhiều căn nhà truyền thống đã bị tiêu hủy hoàn toàn trong các cuộc bê tông hóa làng quê đã được lưu giữ nguyên vẹn ở đây. Việt Phủ Thành Chương là một công trình kỳ vĩ, một kỳ quan với rất nhiều những giá trị truyền thống, giá trị dân gian, những di sản, cổ vật mà chỉ có tiền bạc của Thành Chương, công sức của Thành Chương và tài năng của Thành Chương mới có thể sưu tầm, phục dựng được. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố đã từng đến đó tham quan và phải thừa nhận nó như là một di sản văn hóa mới của Thủ đô. Phủ Thành Chương đã từng đón tiếp Vua, Hoàng hậu và các nguyên thủ của nhiều quốc gia khi đến thăm Việt Nam. Một số Bảo tàng, các Tổ chức văn hóa lớn trên thế giới đã có hồ sơ về Phủ Thành Chương như một địa chỉ văn hóa của nước Việt.
Gần đây, qua các kênh truyền thông, tôi mới biết khu di tích văn hóa này lại xây dựng trái phép. Một công trình nổi tiếng đến ai cũng biết như thế mà khi xây dựng các cơ quan chức năng lại không biết, kể cũng là chuyện lạ đời! Tôi không rõ rồi đây, các cơ quan chức năng sẽ xử lý ra sao? Chả lẽ lại phá hủy đi rồi cắm vào đó mấy thân cây tong teo, còi cọc để lại thành một khu đồi hoang hóa như hồi Thành Chương chưa đến? Tốt nhất là hợp thức hóa cho Thành Chương và tạo điều kiện để anh hoàn thiện nốt một công trình văn hóa có tầm cỡ quốc gia, thành một danh thắng độc đáo của Thủ Đô Hà Nội. Đó là cách xử lý đúng nhất và cũng văn hóa nhất!
Đó là một việc làm đẹp, một cách ứng xử rất kịp thời và văn minh của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, dù ông không hề có lỗi. Việc làm rất bình dị của ông đã thành một vẻ đẹp mới, gây xôn xao trong đời sống xã hội, cũng vì trước ông, hầu như chúng ta không có văn hóa xin lỗi. Bao nhiêu người từng bị oan khiên, thậm chí có người hóa thân tàn ma dại vì một việc làm vô trách nhiệm của một người hay một nhóm người, mà khi được minh oan, dù chỉ là chiếu lệ, cũng không bao giờ được nhận một lời xin lỗi, dù chỉ là một hình thức có tính xã giao.
Có lẽ cũng vì thế chăng mà việc làm của ông Nguyễn Văn Tuấn đã thành một hiện tượng, một hành động cao đẹp. Và rồi, từ việc làm cao đẹp ấy, có người lại gợi ý ngành du lịch “nên thành lập một đơn vị chuyên trách xin lỗi”, hay cao hơn thế, “Bộ Văn hóa cần phải có ngay một Ủy ban Xin lỗi” thì lại thành chuyện “quá mù ra mưa” rồi!
Sẽ ra sao nếu đất nước lại có cả một Ủy ban xin lỗi! Thật là một sáng kiến rùng rợn! Một việc làm tưởng văn hóa mà lại phi văn hóa. Bởi xin lỗi không phải câu nói chớt qua đầu lưỡi, mà là lời sám hối, rất cần đến sự thành tâm. Ai có lỗi, hay ngành nào có lỗi thì phải tự tìm đến người bị hại mà xin lỗi. Và cùng với lời xin lỗi là một việc làm cụ thể nhằm giải quyết hậu quả mà mình đã gây ra. Nếu có cơ quan xin lỗi chuyên trách, thì lỗi không thuyên giảm mà sẽ càng gia tăng gấp bội. Bởi kẻ gây ác lại rũ được trách nhiệm, nên cứ làm bừa, làm ẩu, vì đã có người khác giải quyết hậu quả. Và kẻ “giải quyết hậu quả” cũng chỉ làm chiếu lệ, làm mang tính hình thức, vì đó cũng không phải lỗi của mình.
Và vì thế, một việc làm tưởng như có trách nhiệm mà lại hóa vô trách nhiệm. Nó có gì kỳ khôi cứ như những anh khóc thuê trong các đám tang. Tôi dự nhiều đám tang quê và cũng được chứng kiến nhiều cảnh dở cười dở mếu.
Có người mẹ nhờ khóc bà hộ cô con gái còn đang ẵm ngửa của mình, bèn dúi vào tay ông thợ kèn 5 ngàn, và thế là ông sụt sịt nỉ non: “Ới bà ơi là bà ơi, cháu thương bà đứt ruột đứt gan, nhưng vì bận việc nước, lại không mua được vé máy bay về tiễn biệt bà, hợ hợ…”. Dù đang tang gia bối rối, phải có ý thức buồn rầu, nếu trong bụng không buồn thực, thì cũng phải cố làm ra vẻ buồn đau, nhưng cả đám tang vẫn không nhịn được cười, có người cười sặc sụa, vì cô cháu gái yêu “đang bận việc nước” của bà vẫn còn chưa biết ỉa cứt xu.
Có một sự thật cay đắng: Dù Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn và cả Tổng cục Du lịch của ông vẫn đang gồng mình giữ gìn và xây đắp vẻ đẹp du lịch Việt Nam, thì ngành du lịch của chúng ta vẫn đang xuống cấp trầm trọng. Danh lam, thắng cảnh của chúng ta vốn đã quá nghèo nàn, èo uột, không có gì hấp dẫn để thu hút du khách. Cách phục vụ và dịch vụ du lịch lại thiếu tính chuyên nghiệp, đã thế lại quấy quá, tạm bợ và mông muội. Không có cách nào đuổi khách du lịch hiệu quả bằng trò mè nheo, ăn cắp và “chặt chém”. Trò mọi rợ này đã diễn ra ở khắp mọi nơi, từ Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh thành và cả những vùng sâu vùng xa heo hút nhất. Cứ “chặt” được là “chặt”. “Chém” được là “chém”. Bất kể đối tượng nào. Dù ta hay Tây. Từ nâng giá xích lô, xe ôm, tăc xi, từ gian lận tính cước rất tinh xảo qua đồng hồ điều khiển từ xa bằng điện thoại di động, đến móc túi, cướp giật trắng trợn, rồi nâng giá món ăn, bắt chẹt cả chỗ ngồi. Không ở đâu như ở ta. Đến cả cái ghế ngồi trong nhà hàng cũng phải trả tiền. Mà trả với cái giá cắt cổ. Đó là những trò mọi rợ bức tử ngành du lịch một cách nhanh nhất và cũng hiệu quả nhất. Khi bị phát giác, hay bắt quả tang, cách làm phổ biến của ta là xin lỗi du khách rồi hoàn lại tiền. Việc làm đó cũng có thể chấp nhận được nhưng chưa đủ. Để chấm dứt vĩnh viễn những trò nhiễu nhương này, cần phải có một giải pháp mạnh. Đó là phạt thật nặng những kẻ phá hoại ngành du lịch và làm nhục quốc thể, nhất là những hành xử mọi rợ đối với khách quốc tế. Không phải chỉ sa thải, cắt giấy phép hoạt động, mà cùng hình thức đó, còn phải phạt tiền, không phải phạt gấp mười lần, mà hàng trăm lần, hoặc hơn thế nữa, nếu việc làm đó đã để lại một hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngành du lịch hay danh dự của quốc gia.
Ở rất nhiều nơi, công tác du lịch người ta làm rất tốt. Ai đã một lần ghé qua, đều muốn được trở lại, không phải chỉ chiêm ngưỡng những cảnh quan, danh thắng, mà còn muốn được gặp lại những con người xởi lởi, chu đáo, lịch sự và tận tình. Không phải chỉ ở các nước có tiềm năng du lịch lớn, ở ngay bên cạnh ta như Trung Quốc, hay Thái Lan, ở đó, ngoài danh lam thắng cảnh phong phú, kỳ vĩ, mỗi người dân bình thường của họ cũng đều có thể là những hướng dẫn viên du lịch, mà ngay trên đất nước ta cũng có miền đất du lịch trong lành như Đà Nẵng, Hội An… Ở đó không có nạn móc túi, cướp giật, không có người ăn xin, kẻ lừa đảo. Không có cảnh chặt chém. Khách ta cũng như Tây. Tất cả đều một giá và được chỉ dẫn phục vụ rất tận tình, chu đáo. Tại sao người ta làm được mà mình lại không làm được? Lỗi do đâu?
Nước ta vốn đã nghèo, lại bị kiệt quệ bởi nạn tham nhũng, nạn ăn cắp vặt, những di sản văn hóa cũng không có bao nhiêu, lại còn bị tàn phá bởi chiến tranh, bởi những con người u tối. Vì thế, những hiện vật, hay cảnh quan, dù còn rất nhỏ nhoi cũng đã quý lắm rồi.
Nói đến Hà Nội, ta thường nghĩ đến Chùa Một Cột. Đó là một trong những kỳ quan tiêu biểu của Thủ Đô. Tôi không sao quên được câu chuyện của Giáo sư Trần Quốc Vượng. Ông kể rằng, một chính khách nước ngoài muốn tham quan Chùa Một Cột. Giáo sư đã bỏ ra cả buổi chiều dẫn ông đi rồi giới thiệu cho ông về lai lịch ngôi chùa nổi tiếng này. Hôm sau vị khách lại đòi ông đưa đến Chùa Một Cột. “Thì chiều qua ngài đã đến thăm rồi đó”. Bấy giờ vị khách mới ngớ ra. Ông đã đến thăm chùa mà lại cứ tưởng đấy mới là mô hình chùa.
Hà Nội đâu có nhiều cảnh quan cho du khách chiêm ngưỡng. May sao gần đây còn có thêm Việt Phủ Thành Chương. Đó là một quần thể văn hóa, một vùng tinh hoa của làng quê Bắc bộ kết tinh lại. Nhiều căn nhà truyền thống đã bị tiêu hủy hoàn toàn trong các cuộc bê tông hóa làng quê đã được lưu giữ nguyên vẹn ở đây. Việt Phủ Thành Chương là một công trình kỳ vĩ, một kỳ quan với rất nhiều những giá trị truyền thống, giá trị dân gian, những di sản, cổ vật mà chỉ có tiền bạc của Thành Chương, công sức của Thành Chương và tài năng của Thành Chương mới có thể sưu tầm, phục dựng được. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố đã từng đến đó tham quan và phải thừa nhận nó như là một di sản văn hóa mới của Thủ đô. Phủ Thành Chương đã từng đón tiếp Vua, Hoàng hậu và các nguyên thủ của nhiều quốc gia khi đến thăm Việt Nam. Một số Bảo tàng, các Tổ chức văn hóa lớn trên thế giới đã có hồ sơ về Phủ Thành Chương như một địa chỉ văn hóa của nước Việt.
Gần đây, qua các kênh truyền thông, tôi mới biết khu di tích văn hóa này lại xây dựng trái phép. Một công trình nổi tiếng đến ai cũng biết như thế mà khi xây dựng các cơ quan chức năng lại không biết, kể cũng là chuyện lạ đời! Tôi không rõ rồi đây, các cơ quan chức năng sẽ xử lý ra sao? Chả lẽ lại phá hủy đi rồi cắm vào đó mấy thân cây tong teo, còi cọc để lại thành một khu đồi hoang hóa như hồi Thành Chương chưa đến? Tốt nhất là hợp thức hóa cho Thành Chương và tạo điều kiện để anh hoàn thiện nốt một công trình văn hóa có tầm cỡ quốc gia, thành một danh thắng độc đáo của Thủ Đô Hà Nội. Đó là cách xử lý đúng nhất và cũng văn hóa nhất!
nguồn:http://quechoa.vn/2013/05/18/co-mot-su-that-cay-dang/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001