Thứ năm 23 Tháng Năm 2013
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.
hoangsa.org
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).
Sau khi trở về Mỹ, giáo sư Long đã chia sẻ với RFI một số suy nghĩ của ông sau những gì được thảo luận tại Việt Nam. Giáo sư Long nhấn mạnh rằng trong đối sách chống các yêu sách quá trớn của Trung Quốc tại Biển Đông, Việt Nam không nên tập trung quá vào vấn đề chủ quyền lịch sử mà cần nhấn mạnh nhiều hơn đến các nguy cơ mà Trung Quốc đặt ra đối với khu vực và thế giới khi tìm cách thâu tóm Biển Đông, và nhất là khi nắm giữ Hoàng Sa – yết hầu của tuyến hàng hải qua khu vực.
Ngô Vĩnh Long : Thật ra hội thảo vừa qua không phải về Biển Đông. Chủ đề hội thảo là : « Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa : Các khía cạnh lịch sử và pháp lý ». Thành ra, ban tổ chức chỉ muốn những người đến dự nói về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà thôi. Lẽ dĩ nhiên có một số người khác - trong đó có tôi - nói về các khía cạnh khác, nhưng phần lớn đều đề cập đến vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tôi nghĩ như thế cũng tốt, bởi vì Việt Nam có cơ hội để trình bày những nghiên cứu của mình. Mặc dù phía Việt Nam phần lớn chỉ dùng tài liệu Việt Nam, không dùng tài liệu nước ngoài, nhất là tài liệu của Trung Quốc, nhưng ít ra cũng cho thế giới biết là Việt Nam có những tài liệu gì và nghĩ gì về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quá tập trung vào vấn đề chủ quyền lịch sử là bước lùi rất lớn
RFI : Nói nhiều về chủ quyền lịch sử phải chăng là xu hướng hiện nay tại Việt Nam ?
Ngô Vĩnh Long : Nếu là một xu hướng, thì tôi nghĩ đây là một bước lùi rất lớn bởi vì nhiều nước trên thế giới nói rằng sẽ không can thiệp vào vấn đề chủ quyền, mà đối với họ, vấn đề an ninh trên biển cả và an ninh trong khu vực mới là vấn đề lớn. Tại sao ? Bởi vì 90% của thương mại thế giới là trên biển, và 60% khối mậu dịch đó đi qua Biển Đông.
Khi Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò, tất nhiên là Trung Quốc đã gây khó khăn, không chỉ đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hay với một, hai nước nào đó trong khu vực, mà là đối với toàn thế giới. Cho nên đây là vấn đề của thế giới, vấn đề an ninh của thế giới.
Nếu chúng ta lại nhấn mạnh vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, tức là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì không khác gì chúng ta lại đi lùi, và nói rằng : « Đây là vấn đề giữa tôi với Trung Quốc, và chúng tôi sẽ bàn cãi những vấn đề luật pháp hay lịch sử với Trung Quốc, chứ còn các anh nước ngoài không nên dính dáng vào ! ».
Tôi nghĩ đó là tự mình cô lập mình. Đây là một vấn đề mà tôi cho là cần phải nghĩ lại.
Dĩ nhiên Việt Nam nằm sát Trung Quốc, Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng phải nói cho Trung Quốc biết rằng những việc gây hấn của Trung Quốc trong khu vực cuối cùng sẽ gây khó khăn cho chính người Trung Quốc.
Có thể là một số lãnh tụ của Trung Quốc đang dùng vấn đề gây hấn để thủ lợi cho mình, nhưng về xa về dài, nếu vấn đề gây ra thêm khó khăn, điều đó sẽ bất lợi cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc và bất lợi cho người Trung Quốc.
Không nên mắc mưu song phương của Trung Quốc
Vừa qua, Việt Nam đã gởi nhiều lãnh đạo sang Trung Quốc, nói về vấn đề hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ cố gắng làm sao bảo vệ lợi ích của hai bên và cùng nhau bảo vệ an ninh trong khu vực.
Đó là việc làm tốt, nhưng tôi nghĩ rằng đây không phải là chuyện song phương, đây là chuyện của các nước trên thế giới mà Việt Nam không nên bị kẹt vào cái thế song phương, để rồi nói tránh đi các vấn đề, hay nói những vấn đề chủ quyền đảo… xa xưa mà không đi đến vấn đề chính là làm sao buộc Trung Quốc phải bỏ đường lưỡi bò và phải có thái độ thích ứng và hòa hoãn hơn trong khu vực.
RFI : Riêng trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa, một trong những trọng tâm cuộc hội thảo mà giáo sư vừa tham dự, giáo sư thấy Việt Nam cần phải xoáy vào khía cạnh nào khi nêu vấn đề này ra trước quốc tế ?
Ngô Vĩnh Long : Về vấn đề Hoàng Sa, Việt Nam phải tiếp tục nói cho thế giới biết là Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực, và không những Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực và đã giết bao nhiêu người Việt Nam, mà Trung Quốc bây giờ còn thành lập cái thành phố Tam Sa ở trên Hoàng Sa để kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Và Trung Quốc đã nói rằng nếu có thuyền bè nước khác đi sang khu vực đó, thì nếu Trung Quốc muốn, Trung Quốc sẽ đưa người lên kiểm soát.
Không nên để Trung Quốc lũng đoạn Hoàng Sa - 'yết hầu' của Biển Đông
Đấy là gì ? Nếu ai nhìn lại bản đồ sẽ thấy là khoảng cách giữa Hoàng Sa và Hải Nam chỉ có khoảng 175 dặm, nếu Trung Quốc muốn làm kẹt lưu thông của cả thế giới, thì nơi đó là yết hầu chứ không phải là ở dưới Malaysia hay Singapore.
Nếu đó là yết hầu, thì nếu vì Trung Quốc bắt chẹt thế giới nhiều quá mà đến một lúc nào đó, có một chiếc tiềm thủy đỉnh hay một chiếc tàu gì đó, chất chất nổ tông vào một số thuyền của Trung Quốc, thì sẽ gây ra một sự cố rất lớn cho toàn thế giới.
Cho nên thế giới phải nói với Trung Quốc rằng : “Anh đã chiếm Hoàng Sa một cách bất hợp pháp, đã giết người, nhưng theo luật quôc tế, tất cả các đảo Hoàng Sa, Trường Sa v.v... không thể có lãnh hải dài hơn là 12 dặm”, để Trung Quốc đừng dùng Hoàng Sa và nói rằng là có EEZ 200 dặm, để bắt chẹt các nước nhỏ có thuyền bè đi sang vùng đó.
Trung Quốc kể như không dám làm như vậy với Mỹ, nhưng chúng ta phải nhìn trường hợp (chiếc quân hạm Mỹ) Impeccabble. Impeccable chỉ đến gần đảo Hải Nam khoảng 75 hải lý, mà Trung Quốc còn đưa tàu ra đụng huống chi các nước nhỏ.
Cho nên phải nhắc vấn đề này, cho thế giới biết rằng đây là sự nguy hiểm rất lớn, và vấn đề Hoàng Sa không phải là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà là vấn đề của toàn thế giới.
RFI : Việt Nam chưa quảng bá rộng rãi vấn đề này ?
Ngô Vĩnh Long : Vâng. Thành ra Việt Nam nên tiếp tục làm vấn đề đó, chứ còn nói về chủ quyền sơ sơ, rồi cách đây cách đây ba, bốn trăm năm trước chúng tôi có đội Hoàng Sa, từ đảo Lý Sơn đi ra…, thì vấn đề trước hết là xa vời, thứ nữa là về luật pháp quốc tế, Việt Nam có liên tục kiểm soát Hoàng Sa hay không, hay là có lúc nào đó Việt Nam vì lý do gì đó không có làm được.
Theo tôi, nói về vấn đề lịch sử mà không nói về vấn đề pháp lý ở chỗ này là không thuyết phục đối với thế giới, nhưng mà có thuyết phục đối với thế giới về vấn đề pháp lý hay là vấn đề lịch sử, thì cũng không làm cho họ thấy cái nguy cơ, và thấy là họ phải cùng với Việt Nam và các nước trong khu vực bảo vệ an ninh trong vùng.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130523-muon-chong-trung-quoc-viet-nam-phai-nhan-manh-den-vi-tri-yet-hau-cua-hoang-sa
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Thứ năm 23 Tháng Năm 2013
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.
hoangsa.org
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).
Sau khi trở về Mỹ, giáo sư Long đã chia sẻ với RFI một số suy nghĩ của ông sau những gì được thảo luận tại Việt Nam. Giáo sư Long nhấn mạnh rằng trong đối sách chống các yêu sách quá trớn của Trung Quốc tại Biển Đông, Việt Nam không nên tập trung quá vào vấn đề chủ quyền lịch sử mà cần nhấn mạnh nhiều hơn đến các nguy cơ mà Trung Quốc đặt ra đối với khu vực và thế giới khi tìm cách thâu tóm Biển Đông, và nhất là khi nắm giữ Hoàng Sa – yết hầu của tuyến hàng hải qua khu vực.
Ngô Vĩnh Long : Thật ra hội thảo vừa qua không phải về Biển Đông. Chủ đề hội thảo là : « Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa : Các khía cạnh lịch sử và pháp lý ». Thành ra, ban tổ chức chỉ muốn những người đến dự nói về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà thôi. Lẽ dĩ nhiên có một số người khác - trong đó có tôi - nói về các khía cạnh khác, nhưng phần lớn đều đề cập đến vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tôi nghĩ như thế cũng tốt, bởi vì Việt Nam có cơ hội để trình bày những nghiên cứu của mình. Mặc dù phía Việt Nam phần lớn chỉ dùng tài liệu Việt Nam, không dùng tài liệu nước ngoài, nhất là tài liệu của Trung Quốc, nhưng ít ra cũng cho thế giới biết là Việt Nam có những tài liệu gì và nghĩ gì về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quá tập trung vào vấn đề chủ quyền lịch sử là bước lùi rất lớn
RFI : Nói nhiều về chủ quyền lịch sử phải chăng là xu hướng hiện nay tại Việt Nam ?
Ngô Vĩnh Long : Nếu là một xu hướng, thì tôi nghĩ đây là một bước lùi rất lớn bởi vì nhiều nước trên thế giới nói rằng sẽ không can thiệp vào vấn đề chủ quyền, mà đối với họ, vấn đề an ninh trên biển cả và an ninh trong khu vực mới là vấn đề lớn. Tại sao ? Bởi vì 90% của thương mại thế giới là trên biển, và 60% khối mậu dịch đó đi qua Biển Đông.
Khi Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò, tất nhiên là Trung Quốc đã gây khó khăn, không chỉ đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hay với một, hai nước nào đó trong khu vực, mà là đối với toàn thế giới. Cho nên đây là vấn đề của thế giới, vấn đề an ninh của thế giới.
Nếu chúng ta lại nhấn mạnh vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, tức là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì không khác gì chúng ta lại đi lùi, và nói rằng : « Đây là vấn đề giữa tôi với Trung Quốc, và chúng tôi sẽ bàn cãi những vấn đề luật pháp hay lịch sử với Trung Quốc, chứ còn các anh nước ngoài không nên dính dáng vào ! ».
Tôi nghĩ đó là tự mình cô lập mình. Đây là một vấn đề mà tôi cho là cần phải nghĩ lại.
Dĩ nhiên Việt Nam nằm sát Trung Quốc, Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng phải nói cho Trung Quốc biết rằng những việc gây hấn của Trung Quốc trong khu vực cuối cùng sẽ gây khó khăn cho chính người Trung Quốc.
Có thể là một số lãnh tụ của Trung Quốc đang dùng vấn đề gây hấn để thủ lợi cho mình, nhưng về xa về dài, nếu vấn đề gây ra thêm khó khăn, điều đó sẽ bất lợi cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc và bất lợi cho người Trung Quốc.
Không nên mắc mưu song phương của Trung Quốc
Vừa qua, Việt Nam đã gởi nhiều lãnh đạo sang Trung Quốc, nói về vấn đề hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ cố gắng làm sao bảo vệ lợi ích của hai bên và cùng nhau bảo vệ an ninh trong khu vực.
Đó là việc làm tốt, nhưng tôi nghĩ rằng đây không phải là chuyện song phương, đây là chuyện của các nước trên thế giới mà Việt Nam không nên bị kẹt vào cái thế song phương, để rồi nói tránh đi các vấn đề, hay nói những vấn đề chủ quyền đảo… xa xưa mà không đi đến vấn đề chính là làm sao buộc Trung Quốc phải bỏ đường lưỡi bò và phải có thái độ thích ứng và hòa hoãn hơn trong khu vực.
RFI : Riêng trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa, một trong những trọng tâm cuộc hội thảo mà giáo sư vừa tham dự, giáo sư thấy Việt Nam cần phải xoáy vào khía cạnh nào khi nêu vấn đề này ra trước quốc tế ?
Ngô Vĩnh Long : Về vấn đề Hoàng Sa, Việt Nam phải tiếp tục nói cho thế giới biết là Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực, và không những Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực và đã giết bao nhiêu người Việt Nam, mà Trung Quốc bây giờ còn thành lập cái thành phố Tam Sa ở trên Hoàng Sa để kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Và Trung Quốc đã nói rằng nếu có thuyền bè nước khác đi sang khu vực đó, thì nếu Trung Quốc muốn, Trung Quốc sẽ đưa người lên kiểm soát.
Không nên để Trung Quốc lũng đoạn Hoàng Sa - 'yết hầu' của Biển Đông
Đấy là gì ? Nếu ai nhìn lại bản đồ sẽ thấy là khoảng cách giữa Hoàng Sa và Hải Nam chỉ có khoảng 175 dặm, nếu Trung Quốc muốn làm kẹt lưu thông của cả thế giới, thì nơi đó là yết hầu chứ không phải là ở dưới Malaysia hay Singapore.
Nếu đó là yết hầu, thì nếu vì Trung Quốc bắt chẹt thế giới nhiều quá mà đến một lúc nào đó, có một chiếc tiềm thủy đỉnh hay một chiếc tàu gì đó, chất chất nổ tông vào một số thuyền của Trung Quốc, thì sẽ gây ra một sự cố rất lớn cho toàn thế giới.
Cho nên thế giới phải nói với Trung Quốc rằng : “Anh đã chiếm Hoàng Sa một cách bất hợp pháp, đã giết người, nhưng theo luật quôc tế, tất cả các đảo Hoàng Sa, Trường Sa v.v... không thể có lãnh hải dài hơn là 12 dặm”, để Trung Quốc đừng dùng Hoàng Sa và nói rằng là có EEZ 200 dặm, để bắt chẹt các nước nhỏ có thuyền bè đi sang vùng đó.
Trung Quốc kể như không dám làm như vậy với Mỹ, nhưng chúng ta phải nhìn trường hợp (chiếc quân hạm Mỹ) Impeccabble. Impeccable chỉ đến gần đảo Hải Nam khoảng 75 hải lý, mà Trung Quốc còn đưa tàu ra đụng huống chi các nước nhỏ.
Cho nên phải nhắc vấn đề này, cho thế giới biết rằng đây là sự nguy hiểm rất lớn, và vấn đề Hoàng Sa không phải là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà là vấn đề của toàn thế giới.
RFI : Việt Nam chưa quảng bá rộng rãi vấn đề này ?
Ngô Vĩnh Long : Vâng. Thành ra Việt Nam nên tiếp tục làm vấn đề đó, chứ còn nói về chủ quyền sơ sơ, rồi cách đây cách đây ba, bốn trăm năm trước chúng tôi có đội Hoàng Sa, từ đảo Lý Sơn đi ra…, thì vấn đề trước hết là xa vời, thứ nữa là về luật pháp quốc tế, Việt Nam có liên tục kiểm soát Hoàng Sa hay không, hay là có lúc nào đó Việt Nam vì lý do gì đó không có làm được.
Theo tôi, nói về vấn đề lịch sử mà không nói về vấn đề pháp lý ở chỗ này là không thuyết phục đối với thế giới, nhưng mà có thuyết phục đối với thế giới về vấn đề pháp lý hay là vấn đề lịch sử, thì cũng không làm cho họ thấy cái nguy cơ, và thấy là họ phải cùng với Việt Nam và các nước trong khu vực bảo vệ an ninh trong vùng.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130523-muon-chong-trung-quoc-viet-nam-phai-nhan-manh-den-vi-tri-yet-hau-cua-hoang-sa
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Tôi nghĩ như thế cũng tốt, bởi vì Việt Nam có cơ hội để trình bày những nghiên cứu của mình. Mặc dù phía Việt Nam phần lớn chỉ dùng tài liệu Việt Nam, không dùng tài liệu nước ngoài, nhất là tài liệu của Trung Quốc, nhưng ít ra cũng cho thế giới biết là Việt Nam có những tài liệu gì và nghĩ gì về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quá tập trung vào vấn đề chủ quyền lịch sử là bước lùi rất lớn
RFI : Nói nhiều về chủ quyền lịch sử phải chăng là xu hướng hiện nay tại Việt Nam ?
Ngô Vĩnh Long : Nếu là một xu hướng, thì tôi nghĩ đây là một bước lùi rất lớn bởi vì nhiều nước trên thế giới nói rằng sẽ không can thiệp vào vấn đề chủ quyền, mà đối với họ, vấn đề an ninh trên biển cả và an ninh trong khu vực mới là vấn đề lớn. Tại sao ? Bởi vì 90% của thương mại thế giới là trên biển, và 60% khối mậu dịch đó đi qua Biển Đông.
Khi Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò, tất nhiên là Trung Quốc đã gây khó khăn, không chỉ đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hay với một, hai nước nào đó trong khu vực, mà là đối với toàn thế giới. Cho nên đây là vấn đề của thế giới, vấn đề an ninh của thế giới.
Nếu chúng ta lại nhấn mạnh vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, tức là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì không khác gì chúng ta lại đi lùi, và nói rằng : « Đây là vấn đề giữa tôi với Trung Quốc, và chúng tôi sẽ bàn cãi những vấn đề luật pháp hay lịch sử với Trung Quốc, chứ còn các anh nước ngoài không nên dính dáng vào ! ».
Tôi nghĩ đó là tự mình cô lập mình. Đây là một vấn đề mà tôi cho là cần phải nghĩ lại.
Dĩ nhiên Việt Nam nằm sát Trung Quốc, Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng phải nói cho Trung Quốc biết rằng những việc gây hấn của Trung Quốc trong khu vực cuối cùng sẽ gây khó khăn cho chính người Trung Quốc.
Có thể là một số lãnh tụ của Trung Quốc đang dùng vấn đề gây hấn để thủ lợi cho mình, nhưng về xa về dài, nếu vấn đề gây ra thêm khó khăn, điều đó sẽ bất lợi cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc và bất lợi cho người Trung Quốc.
Không nên mắc mưu song phương của Trung Quốc
Vừa qua, Việt Nam đã gởi nhiều lãnh đạo sang Trung Quốc, nói về vấn đề hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ cố gắng làm sao bảo vệ lợi ích của hai bên và cùng nhau bảo vệ an ninh trong khu vực.
Đó là việc làm tốt, nhưng tôi nghĩ rằng đây không phải là chuyện song phương, đây là chuyện của các nước trên thế giới mà Việt Nam không nên bị kẹt vào cái thế song phương, để rồi nói tránh đi các vấn đề, hay nói những vấn đề chủ quyền đảo… xa xưa mà không đi đến vấn đề chính là làm sao buộc Trung Quốc phải bỏ đường lưỡi bò và phải có thái độ thích ứng và hòa hoãn hơn trong khu vực.
RFI : Riêng trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa, một trong những trọng tâm cuộc hội thảo mà giáo sư vừa tham dự, giáo sư thấy Việt Nam cần phải xoáy vào khía cạnh nào khi nêu vấn đề này ra trước quốc tế ?
Ngô Vĩnh Long : Về vấn đề Hoàng Sa, Việt Nam phải tiếp tục nói cho thế giới biết là Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực, và không những Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực và đã giết bao nhiêu người Việt Nam, mà Trung Quốc bây giờ còn thành lập cái thành phố Tam Sa ở trên Hoàng Sa để kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Và Trung Quốc đã nói rằng nếu có thuyền bè nước khác đi sang khu vực đó, thì nếu Trung Quốc muốn, Trung Quốc sẽ đưa người lên kiểm soát.
Không nên để Trung Quốc lũng đoạn Hoàng Sa - 'yết hầu' của Biển Đông
Đấy là gì ? Nếu ai nhìn lại bản đồ sẽ thấy là khoảng cách giữa Hoàng Sa và Hải Nam chỉ có khoảng 175 dặm, nếu Trung Quốc muốn làm kẹt lưu thông của cả thế giới, thì nơi đó là yết hầu chứ không phải là ở dưới Malaysia hay Singapore.
Nếu đó là yết hầu, thì nếu vì Trung Quốc bắt chẹt thế giới nhiều quá mà đến một lúc nào đó, có một chiếc tiềm thủy đỉnh hay một chiếc tàu gì đó, chất chất nổ tông vào một số thuyền của Trung Quốc, thì sẽ gây ra một sự cố rất lớn cho toàn thế giới.
Cho nên thế giới phải nói với Trung Quốc rằng : “Anh đã chiếm Hoàng Sa một cách bất hợp pháp, đã giết người, nhưng theo luật quôc tế, tất cả các đảo Hoàng Sa, Trường Sa v.v... không thể có lãnh hải dài hơn là 12 dặm”, để Trung Quốc đừng dùng Hoàng Sa và nói rằng là có EEZ 200 dặm, để bắt chẹt các nước nhỏ có thuyền bè đi sang vùng đó.
Trung Quốc kể như không dám làm như vậy với Mỹ, nhưng chúng ta phải nhìn trường hợp (chiếc quân hạm Mỹ) Impeccabble. Impeccable chỉ đến gần đảo Hải Nam khoảng 75 hải lý, mà Trung Quốc còn đưa tàu ra đụng huống chi các nước nhỏ.
Cho nên phải nhắc vấn đề này, cho thế giới biết rằng đây là sự nguy hiểm rất lớn, và vấn đề Hoàng Sa không phải là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà là vấn đề của toàn thế giới.
RFI : Việt Nam chưa quảng bá rộng rãi vấn đề này ?
Ngô Vĩnh Long : Vâng. Thành ra Việt Nam nên tiếp tục làm vấn đề đó, chứ còn nói về chủ quyền sơ sơ, rồi cách đây cách đây ba, bốn trăm năm trước chúng tôi có đội Hoàng Sa, từ đảo Lý Sơn đi ra…, thì vấn đề trước hết là xa vời, thứ nữa là về luật pháp quốc tế, Việt Nam có liên tục kiểm soát Hoàng Sa hay không, hay là có lúc nào đó Việt Nam vì lý do gì đó không có làm được.
Theo tôi, nói về vấn đề lịch sử mà không nói về vấn đề pháp lý ở chỗ này là không thuyết phục đối với thế giới, nhưng mà có thuyết phục đối với thế giới về vấn đề pháp lý hay là vấn đề lịch sử, thì cũng không làm cho họ thấy cái nguy cơ, và thấy là họ phải cùng với Việt Nam và các nước trong khu vực bảo vệ an ninh trong vùng.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130523-muon-chong-trung-quoc-viet-nam-phai-nhan-manh-den-vi-tri-yet-hau-cua-hoang-sa
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001