LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM
LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI
THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM
Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây kêu gọi chính quyền và toàn thể nhân dân thực thi những quyền con người đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ghi nhận và bảo đảm. Trong những quyền đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) và theo Điều 19, Điều 21, Điều 22 về những quyền dân sự và chính trị trong Công ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập năm 1982.
Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh những quyền con người phổ quát được ghi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Trên tinh thần đó, chúng tôi yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Điều 88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm. Việc người dân phản biện, phê phán Nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách, về bộ máy nhà nước… là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong một nhà nước dân chủ, để xã hội tiến bộ. Nhưng với Điều 88 BLHS, công dân có bất cứ hành vi nào như vậy cũng có thể bị trừng trị. Nhiều công dân Việt Nam đã và đang bị khởi tố, truy tố, xét xử, bị án tù về tội danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế giới chê trách việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam.
Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 thực chất là một nghị định cấm biểu tình được ban hành trái thẩm quyền và có nội dung vi hiến. Theo các điều 50, 51 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001), quyền con người, quyền của công dân là do Hiến pháp và luật quy định, tức do Quốc hội quy định. Chính phủ không có quyền quy định những quyền đó, càng không có quyền hạn chế, ngăn cản, thậm chí cấm những quyền đó. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945, trong đó đã khẳng định biểu tình là quyền cơ bản trong một chế độ dân chủ, công dân chỉ cần thông báo cho chính quyền địa phương trước khi tiến hành biểu tình. Đến nay sắc lệnh này chưa có luật nào hủy bỏ, mặc nhiên vẫn còn giá trị pháp lý. Nghị định 38 nêu trên vừa trái sắc lệnh này, vừa trái các quy định của Hiến pháp hiện hành và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị, nên phải được hủy bỏ ngay lập tức.
Chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào yêu cầu chính quyền các cấp phải bảo đảm thực hiện đúng các quyền con người của công dân đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Chúng tôi đề nghị các luật sư, luật gia, giảng viên luật hãy giải thích sâu rộng quyền con người của công dân cho đồng bào, cho chính quyền, cho những lực lượng như công an, quân đội, dân phòng, cho các tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... để mọi công dân Việt Nam được hưởng những quyền con người như những dân tộc khác trên thế giới, để những giới chức Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người cho đồng bào mình.
Chúng tôi kêu gọi cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ trong các cơ quan chức năng của Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền con người theo Hiến pháp Việt nam và Công ước quốc tế, không mù quáng tuân theo mệnh lệnh vi phạm quyền con người.
Thực thi và đảm bảo quyền con người tại Việt Nam là điều kiện không thể thiếu để xây dựng một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, có vị thế xứng đáng trên thế giới. Đó cũng là cách hiệu quả nhất để thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, như ý nguyện của toàn thể đồng bào.
Để thực thi những quyền này, trước hết Quốc hội hãy hủy bỏ Điều 88 BLHS và Nghị định 38/NĐ-CP/2005, yêu cầu Chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân công khai bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa mà đã bị quy vào tội danh theo Điều 88 BLHS.
Một lần nữa chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào quyết thực thi những quyền cơ bản của con người và buộc Chính quyền phải tôn trọng và bảo đảm những quyền đó. Để thể hiện sự hưởng ứng, chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước tích cực tham gia và vận động ký tên vào Lời kêu gọi này.
Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành quyền con người ngày càng được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ.
Ngày 25 tháng 12 năm 2012
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN VÀO
LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM
(82 người đã ký)
1. Hoàng Tụy, giáo sư, Hà Nội
2. Nguyễn Trọng Vĩnh, Hà Nội
3. Đào Xuân Sâm, Nhà giáo Nhân dân
4. Tương Lai, giáo sư, TP. HCM
5. Chu Hảo, giám đốc nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội
6. Nguyễn Quang A, TSKH, Hà Nội
7. Hồ Uy Liêm, nguyên phó chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội
8. Trần Việt Phương, Hà Nội
9. Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn Hán Nôm, Hà Nội
10. Nguyễn Huệ Chi, nguyên chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Hà Nội
11. Lê Hiền Đức, Hà Nội
12. Trần Đức Nguyên, Hà Nội
13. Đào Tiến Thi, ThS Ngữ văn, Hà Nội
14. Phạm Duy Hiển, giáo sư, Hà Nội
15. Phạm Quỳnh Hương, Hà Nội
16. Đặng Bích Phượng, Hà Nội
17. Hoàng Xuân Phú, giáo sư TSKH, Hà Nội
18. Nguyễn Đông Yên, giáo sư TSKH, Hà Nội
19. Nguyễn Đăng Quang, đại tá, Hà Nội
20. Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQVN TP. HCM
21. Hoàng Dũng, PGS TS Đại học Sư phạm TP. HCM
22. Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng giáo phận Sài Gòn
23. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, Sài Gòn
24. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, Sài Gòn
25. Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP.HCM
26. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn
27. Lê Công Giàu, nguyên phó bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM, nguyên phó giám đốc Tổng công ti Du lịch Thành phố (Saigontourist)
28. Huỳnh Kim Báu, nguyên tổng thư kí Hội Trí thức Yêu nước TP.HCM (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật TP.HCM)
29. Hồ Ngọc Nhuận, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM, nguyên giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
30. Hồ Ngọc Cứ, luật gia, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương MTTQVN
31. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục Giáo phận Vinh
32. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
33. Nguyễn Thế Hùng, GSTS, Trường Đại học Bách khoa, phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
34. André Menras - Hồ Cương Quyết, Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp-Việt (ADEP), Pháp
35. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP.HCM
36. Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, Hoa Kì
37. Tô Lê Sơn, kĩ sư, TP.HCM
38. Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
39. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, cán bộ cựu kháng chiến, nguyên chủ tịch Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
40. Hiền Thục, nghệ nhân mĩ thuật ứng dụng, nhà báo, nguyên phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt
41. Trần Minh Thảo, Đà Lạt
42. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, TP.HCM
43. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP.HCM
44. Lại Nguyên Ân, nghiên cứu phê bình văn nghệ, Hà Nội
45. Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội
46. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
47. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu minh triết, Hà Nội
48. Trần Băng Thanh, PGSTS Văn học
49. Vũ Khởi Phụng, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế
50. Lưu Ngọc Quỳnh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế
51. Trần Ngọc Kha, nhà báo, Hà Nội
52. Nguyễn Nguyên Bình, Hội nhà văn Hà Nội
53. Vinh Sơn Nguyễn Văn Viễn, kinh doanh, Hà Nội
54. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP.HCM
55. Kha Lương Ngãi, nguyên phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng
56. Nguyễn Trọng Huấn, kiến trúc sư, nguyên tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời sống
57. Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo Lao Động
58. Nguyễn Duy, nhà thơ, TP.HCM
59. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Thành phố Huế
60. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn TP Huế
61. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu Huế học
62. Ngô Minh, nhà thơ, TP Huế
63. Võ Quê, nhà thơ, Huế
64. Nguyễn Xuân Hoa, nhà nghiên cứu, nguyên giám đốc Sở Văn hóa Thông tin TP. Huế
65. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM
66. Trần Hải, kĩ sư, TP.HCM
67. Lê Văn Tâm, TS, nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
68. Nguyễn Viện, nhà văn, TP.HCM
69. Nguyễn Ngọc Giao, dạy học (về hưu), Pháp
70. Phạm Tư Thanh Thiện, nguyên phó ban Việt ngữ Đài RFI, Pháp
71. Vũ Thị Phương Anh, công dân Việt Nam, TP.HCM
72. Nguyễn Quốc Vũ, Công hòa Czech
73. Nguyễn Mạnh Cường, doanh nhân, Cộng hòa Czech
74. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp
75. Phạm Hữu Uyên, Cộng hòa Czech
76. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM, nguyên chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975).
77. Vũ Quang Việt, TS, nguyên chuyên gia kinh tế Liên Hiệp Quốc, Hoa Kì
78. Nguyễn Bá Thuận, chuyên gia vận trù và dự báo, Đan Mạch
79. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP.HCM
80. Đào Duy Chữ, TS, TP.HCM
81. Phạm Gia Minh, nhà báo, Hà Nội
82. Nguyễn Thanh Giang, TS, Hà Nội
Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ loikeugoi2012@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Nguồn: BVN.
Được đăng bởi Tễu vào lúc 06:00
nguồn:http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/12/loi-keu-goi-thuc-thi-quyen-con-nguoi.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001