Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

SEX – DỤC TÍNH CỦA CON NGƯỜI (18+) 
nud2

“A woman of no importance” (Oscar Wilde)*


VÕ CÔNG LIÊM
Sex: giống / tính (danh từ). Biểu lộ trạng thái làm tình nam và nữ, qua đặc điểm của cơ quan sinh dục giữa hai phái (male and femail organism).
Dục tính là một giấc mơ trọn vẹn về những hình ảnh dâm dục (lý do hiển nhiên) là được “đút Vào” như cái “khoá” nằm trong “lỗ-khoá”; vận dụng bằng đoản côn cứng, phá tung cửa (mình) bởi lực mạnh như ngọn tháp vươn lên để “nhập-vào” đường hầm của con tàu. Sex: Dreams are replete with sexual imagery (for obvious reasons) the insertion of a Key in Lock;the wielding of a heavy stick, the breaking down of a Door by force; raising of a tower, the Entry of a train into a tunnel. (Tự điển The Watkins Dictionary của Mario Reading). Còn được gọi là Dâm / sex: To be lustful, sexy, obscene, lewdness / ham muốn dục vọng, say mê nhan sắc, dâm ô quá độ. (Tự điển Anh Việt / Việt Anh. Gs.Nguyễn Đình Hoà). Say mê sắc dục, dâm ô, dâm dục. (Tự điển Tiếng Việt. Gs Thái Xuân Đệ và Lê Dân).
Vậy sex là dâm tính giữa nam và nữ. Nguồn cơn đó đã phát khởi từ khi con người hiện diện trên mặt đất nầy. Đó là nghĩa vụ của giống tính mà còn là khoái cảm tột độ giữa âm dương. Dẫn đưa con người khám phá và tận hưởng như một nhu cầu cần thiết cho sự sống. Mất giới tính (sexless) sự sống con người không còn lý thú và trở nên vô vị.
Cho nên để được tồn lưu hay tồn lại, có nghĩa là di truyền nòi giống con người giữa cõi đời này, điều đó chúng ta không thể chối bỏ hay khước từ mà nhận như một chức năng của sinh mệnh và cũng là sự đền bù của thượng đế dành cho con người, biến cái vô vị thành hữu vị. Khi nhận ra sự xấu hổ của xác thịt, con người bắt đầu chạy trốn, che đậy toàn thể cái thân xác của mình; nhìn xuống như một sự xấu xa, dơ bẩn, quái dạng nhưng bên trong cái quái đó vẫn giữ được cái dâm tính, ẩn tàng trong sâu thẳm của tiềm thức; khi “thoảng” đến là tiềm thức báo động dục tính, cơn hứng trỗi lên ngay giữa hai phái, một sợi giây liên lạc vô hình, bén nhạy và tiếp dẫn nhanh hơn bình thường. Cũng vì sự thế đó mà níu con người tồn lưu cho đến bây giờ, điều đó như thôi miên, dẫu có đạo đức hay không đạo đức mỗi khi đã làm người, tuy cái bí ẩn đó không bộc phát hay thành văn nhưng trong cái sinh động ấy chính là sự quyến rũ vô biên dù là chân tu hay bất cứ tầng lớp nào trong xã hội đều nằm trong vòng xoáy của dục tính giấu kín. Yêu cầu đó vừa cho xác thịt vừa cho tinh thần như một cơ quan “hữu cơ” của cơ thể con người, “phân bón” cho cả hai bề mặt được tươi mát hơn, dù rằng sinh lý đã được điều hoà trong hệ thống xuất của mỗi con người. Do đó người ta không còn sợ phải che giấu mà cần phải phơi bày để thấy trọn vẹn chức năng của nó và ngợi ca như được sủng ái, ban ơn. Có thể nói; đó là nguồn cơn tự sự của tình yêu, ngôn từ nầy xuất phát qua mấy ngàn năm vẫn còn là đề tài hứng khởi giữa con người với con người, mang nặng khoái cảm của dâm tính. Có tình yêu hay không có tình yêu đều sẳn sàng thắp sáng ngọn lửa đề luyến ái.
Cái không gian để lại cho chúng ta là những ngôn từ và tư tưởng khác nhau.Chính điều đó đã làm bận tâm không ít đối với loài người. Ngày nay chúng ta thấy nhan nhản hình ảnh khoái lạc của xác thịt xẩy ra khắp mọi nơi, dữ kiện đó nói lên cái sự khao khát dục vọng của chúng ta hơn là sự có mặt của chúng ta ở giữa đời nầy.Thật ra; dục tính hầu như hiện diện trực tiếp trong chúng ta và cũng là vấn đề cần thiết trong nghệ thuật ( subject in art) xưa nay. Dục tính trở nên đề tài chính,có thể là hình thức nhỏ nhặt nhưng có tác động khác hoặc có thể là sự tồn lưu (exist) và tồn lại (subsistence). Mơ hồ như một thoáng qua (nebolous) cũng đủ dấy lên một háo hức trong lòng, nhưng điều ấy không thể thừa nhận dục tính là một sắc thái đặc biệt.Tuy nhiên cũng không phải là cái nhìn che đậy, giấu giếm hay bày tỏ hoặc cưỡng bách dù không có một ý định nào hơn, phát hiện đó phần lớn dành cho những người nghệ sĩ, đặc biệt cho những họa nhân hay điêu khắc gia họ có một cái nhìn cao qúy hơn trong vấn đề giới tính cũng như nhà văn, nhà thơ khi họ nhìn xuống cái thực trạng dục tính với một nhãn quang của “nghệ thuật” hơn xác thịt; thoát tục nghĩa là không vướng tục, thoát ly ra khỏi dục tính để còn lại ngôn ngữ và tư tưởng nhập thế một cách tiết điệu của văn chương hơn là nắm chủ động xác thịt “sensuality” để miêu tả hay cảm thức tính dục để nói lên tính dục mà họ mượn hoàn cảnh của không gian, thời gian để diễn đạt hiện thực . Đó là dục tính của nghệ thuật thẩm mỹ, đa phần hơn tính dục xác thịt trong mọi tầng lớp xã hội. (sex is to be found in the art of all societies ) Dâm tính xuất hiện khắp nơi và truyền lưu bất tận trong con người trần tục. Cuối cùng cũng không thoát khỏi cái sự thèm khát dục vọng dơ bẩn đó, vốn đã tiềm tàng, cho nên dễ dàng va chạm vào tình yêu mà mỗi khi đã đụng đến thì đó là sự thúc bách về dục tính. Từ ý thức đó đưa tới tình yêu lý tưởng và được đối đãi như một thứ nghệ thuật, nghệ thuật dâm dục ( sex of art). Vì vậy dâm tính giữa nam và nữ là một thỏa hiệp vô hình khó hoá giải mỗi khi mắc vào đố gở cho ra. Cho nên tình yêu thường song hành với tính dục rồi từ đó mở mang thêm chiều hướng của dâm tính tức dung tục.
Nếu coi là đại diện cho một sự sùng bái về dục tính trước đây thì cái khoái cảm thể hiện được tính thật của người Phương Đông. Ở Ấn độ vẫn còn có những lễ hội sùng bái dương vật, được ngắm nhìn, vuốt ve “cây-nhân-sinh” và đề cao xác thịt để thụ hưởng hơn là hành xác, nhận thức được xác thịt đưa tới tồn lưu của nhân loại và nhìn nhận nơi phát sinh ra nguồn gốc tồn lại của nòi giống, điều đó ảnh hưởng lan rộng đến các nước quanh vùng như Nam Dương, Cambốt, Lào và nhiều quốc gia xa xưa vẫn tin rằng âm dương giao hợp là phép lạ được tôn thờ (worship) ở Ấn độ cũng như Chàm/Champa và các nước cận bang vẫn còn thờ thần dương vật Linga và thờ thần âm vật Yoni được xem như một thần linh đã in sâu vào văn hoá của dân tộc họ và là một nghệ thuật cao qúi trong dân gian. Ngược lại ở vào thời kỳ Trung Đại (Middle Ages) dục tính đã trở thành huyền thoại, cổ tích, phong thần…không còn là hình thức kích dục, có lẽ thời kỳ đó chuyện “chơi bời” là chuyện thường tình không cho đó thuộc về giới tính dâm dục (sexual).Cổ La Hy có nhiều tượng trần truồng của nam và nữ. Mà phần lớn được tô điểm lên nét vẽ và được nhìn nhận là tuyệt tác phẩm nghệ thuật. Đến thế kỷ thứ 18, hoạ phẩm xác thịt hay làm tình được diễn tả trong tư thế thẩm mỹ, vừa thỏa mãn thị hiếu vừa có tính bông đùa với thể xác. Qua thế kỷ 19 hình ảnh xác thịt cũng như dâm tính được thể hiện đậm nét hơn, thể hiện được tính lãng mạn và triết lý nhân sinh thời đó. Dần dà những trường phái đó chế ngự được xã hội, bằng cách cung cấp cho chúng ta nhiều điều hay ho và khiêu khích mạnh trong những hoạ phẩm nghệ thuật. Trong khi đó không cách nào hơn là thừa nhận một cách rộng mở về những hình ảnh mang nặng tính chất xác thịt, dâm ô nhưng không còn thấy những thứ dâm dục đó nữa mà được nhìn và hiểu một cách sâu sắc về cái gọi là “ngôn-ngữ-thể-xác” (body language) và “ngôn-ngữ-ký-hiệu” (semiotics) vô tình nó trở nên kích thích, khiêu dâm và được coi như mệnh lệnh truyền thông có hiệu năng nhất, một nguyên cớ đưa tới cảm xúc rồi từ đó sinh ra dung dâm để ngoại tình; vì lẽ: – quyến rũ, ve vãn, lả lơi cả hai nam và nữ thông tục để biến mình thành gian phu dâm phụ (cuckoldry) rồi mang tiếng với đời cũng do từ dâm tính vốn sẳn có trong người mà ra.
Có những điều được coi là tiểu tiết nhưng đó là cường độ của cảm giác, chẳng hạn : – gáy cổ, bờ vai, bắp đùi, mông đít, cái nhìn say đắm của người phụ nữ cũng là cảm giác thúc đẩy, chỉ thoáng nhìn thôi mà như muốn ăn tươi, nuốt sống, những chi tiết như thế cũng đủ gợi nhớ lòng ham muốn dục vọng. Thí dụ có một cuộc hẹn hò giữa trai và gái có tính cách trong sáng bình thường nhưng chúng ta phải biết rằng không có cuộc hẹn hò nào là trong sạch cả. Tại sao? bởi sắc dục là phù phép là mê hoặc nó luôn luôn ngự trị và nhắc nhở. Sự xếp đặt của cảm xúc đều là những tương quan với nhau; cho nên chi chinh phục được tình yêu hay tuyệt vọng tình yêu đều nằm trong dục tính, nếu để lở cơ hội, ngoại trừ dục tính không còn khả năng lâu dài vì thế sự quan tâm, chăm chú chính là hành động thỏa mãn cho xác thịt của cả đôi bên nam và nữ.
Thời gian hào phóng nhất, dục tính là niềm vui, không phải là luôn luôn nông nổi nhưng cũng không phải là điều quá “nghiêm trọng”. Dục tính là làm cho tâm hồn thơ thới, thỏa mãn nhưng đôi khi trong cuộc giao hoan trông thật khôi hài và đôi khi cũng tỏ ra bất cần “mua vui cũng được một vài trống canh”(ND) dâm dục là khoái cảm, chơi vui thôi mà! (delightfully!). Dục tính không còn là cơ cấu tạo nên dâm dục mà đòi hỏi cái tha thiết, dịu dàng trong dục tính để tăng nhiệt độ, không ẩu hay liều lĩnh trong lúc giao hoan mà từ tốn để làm khoái cảm tăng trưởng dài lâu và sướng hơn, cái đó nó nằm trong nghệ thuật dâm tính.
Dù người tình có cười riêng tư chăng nữa, căn ngữ đó bắt nguồn từ mọi cái vui sướng của dục tính mà ra, điều ấy không thể từ nan được.( Even; the private laughter of lovers stems from the undeniable fun of it all).
Cuối cùng dâm tính vẫn được coi là vấn đề được tranh luận và rồi đưa tới bế tắc; bởi hiện hữu của thể xác là yếu tố tâm lý đòi hỏi phải vừa dày, vừa gọn, vừa thon vừa luôn mọi thứ để có khả năng kềm giữ được khoái cảm dục tính. Hình ảnh của dâm tính và giới tính cho cả hai phái được phản ảnh một cách rõ ràng của con người và ảnh hưởng sâu đậm trong sự ao ước và sủng ái của chúng ta. Nghệ thuật khiêu dâm tình ái (erotic art) tách xa cái hẹp hòi cố hữu, được mổ ra từng mảng như một đạo luật phổ quát đều được bao quanh một bề mặt rộng lớn trong sự chạm mặt với giới tính, những điều đó vướng trong tính dục đam mê, chất chứa cả một sự dâm tặc mà trong chúng ta, nam nữ đều có; điều ấy để mỗi khi xử dụng
như một bản năng tự có của nó. Không ai nói rằng chuyện đó không có trong tôi. Hẳn là điều không thật lòng và khó tránh.
Dục tính đưa tới sự phô trương thể xác, không còn che giấu, không còn hổ thẹn mà chính cái trần truồng đó là thần lực phô diễn cái đẹp thẩm mỹ trời cho và là cái khơi dục từ mọi góc cạnh của thể xác, mỗi đường nét là một kỳ quan qua bàn tay nghệ thuật thẩm mỹ của tạo hóa, không riêng phái yếu, thể lực thẩm mỹ của nam phái cũng được coi là đường nét tính dục, xuất hiện từ cổ La Hy trước Thiên Chúa (điêu khắc cẩm thạch trắng “Diomedes” của Cresilas ( c. 430 bc) đủ thấy rằng đường nét, vóc dáng trên cơ thể con người là một đòi hỏi dục vọng cần thiết. Ngay cả người nghệ sĩ khi đứng trước toà thiên nhiên cũng phải ray rứt, quay cuồng cho cái cảm giác tột độ đó và làm cho say đắm, cuồng trí trước thể xác của hoá công; tinh thần và thể xác tập trung vào ảo giác đó để rồi dậy lên khát vọng sung sướng của cả đôi bên.
Trần truồng có thể là một cái gì dâng đầy và cũng là việc làm táo bạo. Hành động không quần không áo là động lực thúc đẩy để tìm thấy của lạ giữa nam và nữ mà lâu nay được giấu kín trong cung cấm, giờ đây trần truồng thường là một quyết định quan trọng, nhiều phụ nữ cho ta thấy được sự vận dụng kỳ diệu như thể là cử chỉ duyên dáng, yểu điệu thường bắt gặp ở góc cạnh nghệ thuật chứ không còn cử chỉ khiêu dâm. Đàn bà ở truồng là một chọn lựa hiếm có không phải là điều thông thường, sự thể đó chỉ xẩy ra trong trường hợp thân thiện giữa vợ chồng. Cơ bản dành cho nghệ thuật là phải lột trần để thấy toàn diện thể xác. Cho nên được người yêu cởi hết áo quần là lòng ao ước bấy lâu nay, khám phá và thấy được xác thịt thì điều đó sung sướng hơn những sự khác. Việc nầy không còn ngạc nhiên mỗi khi thấy được lõa thể đều có khuynh hướng chung và trải rộng đến cả lịch sử nghệ thuật ( history of art). Trần truồng theo dạng cổ điển có thể là một khoa thẩm mỹ tuyệt vời và không bao giờ cảm thấy vô vị và tẻ nhạt dưới vẽ đẹp của xác thịt. Nhưng sức mạnh tính dục không thể nào so sánh cái vô thức một cách rõ ràng hơn khi bắt gặp cặp đùi bóng láng, thon thon, hai nuốm vú mơn mởn, rung rinh thì làm thế nào để ngăn lại cái cám dỗ ái tình. Những cử chỉ, điệu bộ đó như thúc dục “nhem thèm” và liếc trộm xem trong chúng ta đang suy nghĩ gì, cái xem chừng là biểu lộ sự đòi hỏi của dục tính, hoàn cảnh đó tương quan giữa hai bên và vô số hoạt động cá nhân để làm sao tạo được sự quyến rũ của trần truồng; có thể xẩy ra ở phòng tắm hay phòng ngủ mà cả nam lẫn nữ thường nâng niu như gợi dục cho chính mình…
Nhưng sau mỗi lần ân ái không phải luôn luôn đồng lòng. Người đàn ông biết rõ khoảnh khắc cấp thiết mỗi khi “xuất” ra và mong được kéo dài thời gian khoái lạc, không muốn dứt để trở về với thực tế teo lạnh ( back to cold reality). Thế thì trạng thái của người đàn bà lúc ấy ra sao? Cũng khoái lạc cực độ để rồi đưa tới đột biến bất ngờ của sự ngất lịm ( anticlimax). Đôi khi cái phản ứng đó đưa tới cái ngây ngô, ngơ dại; chẳng hạn gắn điếu thuốc trên môi với cử chỉ ngang tàng, cười nói lả lơi hoặc bất ngờ thèm ăn một cái gì ngon miệng. Lại có khi tỏ ra chán nản sau cuộc truy hoan, đâm ra buồn vớ vẩn “tristesse”. Hình ảnh đó có phải là yêu thương thật sự hay là sự thật của phản bội (?). Hoặc có thể ta thán lên tiếng nói của phẩm hạnh, để rồi qui hàng trước sự mù quáng của dục vọng: – Cái gì đã xẩy ra cho tôi? phản ứng của hối tiếc? Không ; mà phải là sung sướng, hạnh phúc cho nhu cầu sinh lý cả đôi bên chăng! Thốt lên để khuất lấp vai trò và nhiệm vụ tồn lại của sự hiện hữu tại thế (being-here), bắt nguồn từ khi khai thiên lập địa như mọi sinh vật khác và trở nên qui định của tạo hóa; “sắc không” nằm ở chỗ đó…
Trong quá trình của vấn đề tham dục , hậu quả thường đem lại thiệt thòi cho nữ giới hơn nam giới. Đối với người nam giải quyết được khoái lạc là xong không một tiếc nuối nào hơn mà để lại cả sự rối bời trên thân thể trần truồng của người đàn bà như kẻ điên rồ mà thôi. Chắc chắn cái mất mát đó chỉ dành cho người đàn bà gánh chịu sau cuộc hoan lạc nếu không may xẩy ra .
Bất luận là điều gì diễn biến trong cuộc “chơi” dù có ngọt bùi hay đau khổ, tội lỗi hay thương đau. – Không thành vấn đề; nếu kết quả mang lại một tính dục đích thực trong hành động lãng mạn, bi thảm hay khôi hài đi nữa, tất cả đã phô bày một cách trung thực và trắng trợn dưới con mắt tình ái từ xưa cho đến nay .
Qua bài viết trên; chúng ta rút tiả được một số vấn đề về dâm tính của hai phái nam và nữ về những kinh nghiệm sinh lý dục tính của con người, những tiềm ẩn cũng như hành động giao hoan đều thể hiện toàn bộ dâm dục, điều đó xẩy ra từ khi có sự hiện diện của con người ở quả đất nầy, lòng ham muốn dục vọng không bao giờ ngưng nghỉ, tuy không bộc phát nhưng vẫn nuôi dưỡng, con người đấu tranh với sự sống không nhất thiết là cho sự sống còn mà không có nhu cầu của thể xác và tinh thần ở bên cạnh. Vậy dâm tính được nói đến nhiều nhất từ sách báo đến phim ảnh, dâm tính phủ khắp toàn cầu dưới mọi ngôn ngữ khác nhau, dâm tính có thể diễn đạt bằng những ngôn từ ẩn dụ hay huỵch toẹt. Khiá cạnh nầy được một số văn chương quốc tế khai thác triệt để; điển hình giữa thế kỷ 20 chúng ta bắt gặp một Henry Miller, nhà văn Mỹ đã thẳng thắn viết xuống những giao hoan chứa đầy dâm tính xác thịt, ông mô tả không thiếu một khe hở nào trên xác thịt giữa trai, gái và chính cái phiêu lưu dục tính đó ông đã bị các nhà đạo đức, luân lý tẩy chay, lên án và mãi ba thập niên sau Miller mới được thừa nhận những tác phẩm của mình là văn chương tả chân. Miller nảy sinh trong người một thôi thúc dục tính của chính mình để hướng tới khách thể, để hướng tới điều bất biến của văn chương tính dục; trong “Tử Cung Vĩ Đại” (The Enormous Womb) Miller viết thẳng chữ “fuck” xử dụng động từ nầy đúng nghĩa và không dùng một từ nào thay thế như một số văn nhân khác. Ông cho rằng khoái lạc của dục tính là có thực hơn những sự thật khác cho nên ông fuck được là ông fuck. Chuyện của Miller là chuyện thời nay.
Trở lại với văn chương Việt Nam ta cũng tìm thấy dục tính xuất hiện khá lâu, vào thế kỳ 18,19 chúng ta cũng bắt gặp một vài câu thơ tiềm ẩn của thi hào Nguyễn Du, tuy không sáng tỏ nhưng vẫn tạo được hình dung từ của cuộc truy hoan giữa đêm khuya “Mua vui cũng được một vài trống canh” dù vui trong chén rượu, hay canh bài nhưng chắc chắn thế nào cũng có cuộc dâm tình bên cạnh đó, vì “mua vui” là cái gì sung sướng, thỏa mãn nhất mà trong tư tưởng sẳn có cái dục tính như đang nằm chờ, do đó chữ mua vui tác giả dùng ở đây trọn ý, trọn tình cho một cuộc chơi tình…ngần ấy chữ nghĩa đủ để bao trùm cái khoái lạc của con người. Có cần lý giải hay chấp ngã để chứng minh thêm hơn?
Với nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì lại khác , bà có ẩn dụ hay huỵch toẹt đều nói lên được tính dâm truyền thống trong dân gian, Thi sĩ tả chân Hồ Xuân Hương có vô số thơ nôm , để lại cho đời một ít và một ít cho truyền khẩu mà hầu hết là thơ tục, ở đây chúng ta chỉ nói về cái dâm tục mà thôi…điển hình một câu cũng thấy hết cái gì là trắng trợn của dâm tính “Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không” cần chi phải chứng minh cho nhiều cái dâm thư (pornography) của nữ sĩ họ Hồ.Câu thơ “nói” đó như thật! Cột và Lỗ rõ ràng quá đi thôi! Hẳn thế. Móc ra thơ tục của nữ sĩ thì vô số kể. Chúng ta không bàn rộng văn chương thi tứ ở bài nầy. Miễn luận.
Thơ văn tiền chiến thì có Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang hai vị nầy là nhà văn tả chân. Đáng kể là nhà văn Vũ Trọng Phụng, ông viết rõ nét về những hoàn cảnh xã hội trong tác phẩm của ông, mỗi tác phẩm đều có xen lấn vài nhân vật có chất dâm trong đó, ông viết gần như thật, không e lệ ,ngại ngùng hay đòi hỏi ước lệ văn phong. Ông để lại dấu ấn về dâm tính trong Giông Tố, Số Đỏ, Làm Đĩ, Trúng Số Độc Đắc… đều phản phất màu sắc tính dục.Nhờ vậy mà người ta yêu thích văn Vũ Trọng Phụng không phải thích cái dâm thư của ông mà thích cái thật của ông. Vậy thì có cần che lấp điều đó không? Che lấp tức dối lòng. Phải là sự thật!
Ngày nay không có một sắc luật (Act) nào cấm viết tục kể cả thơ, văn. Nhưng họ ngại ngượng mồm, ngại chạm phải đạo đức, luân lý. Kỷ nguyên nầy những tư tưởng bảo thủ đã thoái trào vì họ che đậy cái không thực, thậm chí có nhiều nhà báo không dám lên khuôn, vô tình họ kéo nhau đi một bè trong cái không thực mà lâu nay cứ mặt áo đạo đức lên tiếng; để rồi nhai lại bổn cũ không mang lại tính sáng tạo trong văn chương cũng như hiện đại hoá thời nay. Rõ khổ! Cho nên gần đây có nhiều văn thi nhân “vượt tuyến” có nghĩa là không chịu nổi “từ chương tích cú” họ bùng lên diễn tả những nét đặc thù của phái tính một cách trung thực, thẳng thắn không còn e lệ, rụt rè như từ trước đã xẩy ra trong đời.
Chừng ấy dẫn chứng cũng đủ tìm thấy ít nhiều dâm tính trong thơ văn xưa nay,điều mà ít ai nêu ra vì sợ chạm phải cái đạo đức luân lý cố hữu muôn đời, cái vỏ đó là hàng rào chận đứng sự biểu lộ; bởi “xấu che, tốt khoe”. Cho nên luôn luôn đưa chúng ta vào ngõ cụt của cái không thực giữa cuộc đời này, có lẽ; vì thế mà nguồn sáng tạo văn thơ vẫn ở trong trạng thái giật dờ.Thật đáng tiếc!
Những nhà thơ trẻ ở hải ngoại mạnh dạn hơn bởi sự tiếp cận gần gũi văn hoá Tây phương, tiếp cận nếp sống thực tế cho nên nảy sinh tư tưởng mới, từ đó xuất hiện những nhà thơ, văn can đảm tỏ bày cái cảm khoái dục vọng mà ai trong chúng ta hẳn đã có, nhưng không dám nói, dám làm. Hãy bình thường như những nhà thơ bình thường nầy. Nhân viết về dâm tính trong “sex” thử tìm đọc mấy vần thơ bình thường mang ít nhiều bản sắc về sự thật của dục tính :
TRĂN TRỐI – Lê Thị Thấm Vân (San Jose/CA.USA)
Con gái mẹ
Yêu ai, con cứ fuck họ
Ghét ai, con cũng có thể fuck họ
Khinh ai, mẹ để tùy ý con
Ai qúy mến cưng chiều
con luôn tử tế biết ơn
nhưng không nhất thiết phải để họ fuck
Bố con biết tự sướng thân, vác cặc đi đụ tứ phương thiên hạ
Còn lồn mẹ, cứ ủ kín để dành hiến dâng bố con đêm động phòng
Đó là điều ngu nhất đời mẹ .
TÔI THÍCH NGỒI SAU EM TRÊN YÊN XE - Đỗ Kh.
Hà Nội
Vào giờ đồng cô về nhà cạo lông chân
Và bán xôi lục lặc vào thành phố
Đêm Hà Nội váy chùng
Em đít ấm và tôi dương vật ngỏng.
(9/1996)
VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. 25/5/2011)
(*) Oscar Wilde (1854-1900)
“Đàn bà không gì là quan trọng cả”
SÁCH ĐỌC:
-Vanishing Tribes (Primitive Man on Earth) by Alain Chenevière. Dolphin Book USA 1987
-Erotica 20th Century vol.1. vol.2 by Gilles Néret. Taschen UK 2001
-Thơ Việt, Một Hành Trình Chưa Ngưng Nghỉ. Hoàng Lan. Phongdiep.net
nguồn:http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/05/18/sex-duc-tinh-cua-con-nguoi/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001