Stan Fedun - Rượu đã thống trị nước Nga như thế nào
Diên Vỹ chuyển ngữ
25.09.2013
Lịch sử của một đất nước vật lộn với bệnh nghiện rượu, và tại sao chính quyền lại chẳng làm gì để giải quyết.
Một nhóm người đang thưởng thức rượu Vodka gần một ngôi làng ở vùng núi xa xôi tại Tsovkra-1 thuộc vùng Caucasus, Dagestan (Ảnh Thomas Peter/Reuters)
Hình ảnh của một người Nga nghiện rượu: mũi đỏ, râu không cạo, tay nắm chặt chai vodka. Bên cạnh anh ta là nửa lọ dưa chuột muối và một ổ bánh mỳ đen để giúp đẩy thứ chất lỏng quái quỷ đi xuống. Niềm hạnh phúc đẫm đầy chất cồn khiến anh ta ca hát một cách vui sướng. Thế giới của anh có thể không hoàn hảo nhưng cơn say làm anh thấy nó như thế.
Căn cứ theo Tổ chức Sức khoẻ Thế giới (WHO), hiện nay tại Liên bang Nga thì trong năm người chết thì có một người chết vì liên quan đến rượu, so với tỉ lệ 6,2% nam giới trên toàn thế giới. Trong bài viết của mình vào năm 2000 “Bước đầu: AA và Bệnh nghiện rượu ở Nga” (AA: Alcoholics Anonymous: Hội Những người Nghiện rượu Vô danh, một tổ chức giúp cai rượu - ND), Patricia Critchlow ước đoán là có khoảng 20 triệu người Nga mắc bệnh nghiện rượu trong một quốc gia chỉ có 144 triệu dân.
Nhân vật nghiện rượu Nga là một hình ảnh cố hữu kéo dài từ thời kỳ Nga hoàng, trong thời kỳ Cách mạng Nga, trong thời kỳ Liên bang Sô viết, trong thời kỳ chuyển đổi từ xã hội chủ nghĩa chuyên chế sang dân chủ tư bản, và anh ta vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội ngày nay. Anh ta ngồi trên chiếc ghế công viên gãy nát hoặc trên các tam cấp của nhà ga với điếu thuốc lá thỏng trên môi, tính toán đến việc kiếm ở đâu ra chai rượu kế tiếp và liệu anh ta có thể xoay trở nổi hay không.
Chính quyền Nga đã liên tục tìm cách đối phó với tệ nạn này, nhưng chẳng có kết quả mấy: đã có bốn đợt cải cách trước năm 1917, và những biện pháp tổng thể được áp dụng trong thời kỳ Sô Viết trong những năm 1958, 1972, và 1985. “Sau mỗi chiến dịch quyết liệt tăng cường chống rượu, xã hội Nga lại thấy mình đối diện với nạn say sưa và nghiện rượu càng trầm trọng hơn,” G.G. Zaigraev, giáo sư Khoa học Xã hội và người đứng đầu Hội Khoa học thuộc Viện Xã hội Học tại Học viện Khoa học Nga giải thích. Chứng nghiện tiền thu nhập từ rượu của Kremlin đã xóa bỏ đi nhiều nỗ lực nhằm giúp người Nga bớt uống rượu: Ivan Bạo chúa từng khuyến khích thần dân của mình uống cạn đến đồng kopeck cuối cùng tại những quán rượu của chính quyền để nêm chặt ví của vị hoàng đế này. Trước khi Mikhail Gorbachev nắm quyền vào những năm 1980, các nhà lãnh đạo Sô Viết xem việc bán rượu như là một nguồn thu nhập của chính phủ và không nhìn nhận việc uống rượu nhiều là một vấn nạn xã hội trầm trọng. Trong năm 2010, bộ trưởng tài chính Nga là Aleksei L. Kudrin đã giải thích rằng cách tốt nhất mà người Nga có thể giúp “nền kinh tế đang què quặt của nước nhà là hút thuốc và uống rượu nhiều thêm, qua đó mà trả thêm thuế.”
Qua hình thức tạo điều kiện cho việc bán và phân phối rượu, điện Kremlin từ lâu đã có ảnh hưởng đáng kể trong những thập niên gần đây. Nhưng lịch sử rượu chè của Nga đã có từ nhiều thế kỷ trước.
Vào năm 988, Hoàng tử Vladimir quyết định chuyển quốc gia của mình sang đạo Thiên Chúa giáo Chính thống (Orthodox Christianity - ND), một phần vì đạo này cho phép được uống rượu. Theo truyền thuyết, các tu sĩ ở Tu viện Chudov trong điện Kremlin là những người đầu tiên đã nếm mùi vị của vodka vào cuối thế kỷ thứ 15, nhưng theo nhà văn Nga Victor Erofeyev thì “Hầu như mọi thứ trong câu chuyện này đều mang tính hình tượng một cách thái quá: sự liên quan của những tu sĩ, tên của tu viện, vốn không còn nữa (chudov có nghĩa là “kỳ diệu”), và bối cảnh của nó tại thủ đô nước Nga.” Vào năm 1223, quân đội Nga bị thất trận thảm hại trước quân xâm lược Mông Cổ và Tartar một phần là vì họ đã say xỉn khi lâm trận.
Ivan Bạo chúa đã thiết lập những nhà kabak (nơi nấu và bán rượu) vào những năm 1540, và đến những năm 1640 chúng đã chiếm vị thế độc quyền. Vào năm 1648, các cuộc nổi loại chống các quán rượu nổ ra trên khắp đất nước, vào lúc ấy một phần ba nam giới đã bị mang nợ từ các quán rượu. Trong những năm 1700, để lập lại trật tự, Peter Đại đế đã giành độc quyền trong ngành chế biến vodka và đã trục lợi từ thói nghiện rượu của thần dân mình. Heidi Brown, người đã sống ở Nga trong 10 năm để viết bài cho tạp chí Forbes, giải thích rằng “Peter Đại đế đã ra chiếu chỉ rằng những người vợ của các nông dân sẽ bị ăn roi nếu họ tìm cách kéo những ông chồng đang cạn chén ra khỏi quán rượu trước khi các ông ấy muốn về.”
Peter Đại đế cũng đã tìm được một nguồn cung cấp nhân công miễn phí dồi dào bằng cách cho phép những ai mắc nợ vì nhậu nhẹt không phải ngồi tù của chủ nợ bằng cách phục vụ trong quân đội 25 năm.
Việc uống rượu lan tràn và quá mức không chỉ được chấp thuận mà còn được khuyến khích như là một cách để thu nhập ngân sách. Đến những năm 1850, gần phân nửa lượng tiền thuế của chính quyền Sa Hoàng có được là từ việc bán vodka. Sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917, Lenin đã cấm vodka. Nhưng sau khi ông chết, Stalin đã dùng việc bán vodka để giúp chi trả cho quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở Liên Sô. Cho đến những năm 1970, lượng thuế từ rượu một lần nữa lại chiếm đến một phần ba thu nhập ngân sách của chính phủ. Một nghiên cứu cho thấy mức tiêu thụ rượu đã tăng hơn gấp đôi giữa năm 1955 và 1979, lên đến 15,2 lít mỗi đầu người.
***
Đã có lập luận cho rằng việc tiêu thụ rượu mạnh mẽ cũng được dùng như những phương tiện nhằm giảm thiểu sự đối lập chính trị và như một hình thức đàn áp chính trị. Sử gia và nhà chống đối Nga Zhores Medvedev vào năm 1996 đã cho rằng “Cái thứ ‘thuốc phiện của quần chúng’ [vodka] này có lẽ đã giải thích được tại sao tài sản chính phủ Nga đã có thể phân bố và các doanh nghiệp nhà nước được chuyển sang sở hữu tư nhân một cách mau chóng mà không dẫn đến bất kỳ một bất an xã hội nào cả.” Vodka luôn là một thứ máy làm ra tiền ở Nga, có lẽ nó cũng là một thứ máy sản xuất ra chính quyền.
Cho đến hôm nay, chỉ có hai chiến dịch chống rượu toàn diện ở Nga, cả hai đều xảy ra trong thời kỳ Liên bang Sô viết: một lần dưới thời Vladimir Lenin và lần kia dưới thời Mikhail Gorbachev. Tất cả các nhà lãnh đạo khác hoặc là tảng lờ sự hiện hữu của nạn nghiện rượu hoặc thừa nhận vấn đề tiêu thụ rượu quá độ nhưng chẳng làm việc gì đáng kể để đối phó. Critchlow đã viết rằng “Dưới thời các chính phủ Stalin, Khrushchev and Brezhnev, những hình phạt nặng nề được đưa ra cho những ai phạm tội trong lúc say rượu, nhưng việc uống rượu quá độ lại không được xem như một đe doạ đối với xã hội, có lẽ vì bản thân các nhà lãnh đạo cũng là những người thích nhậu, đã xem việc uống rượu như một chiếc van xả đối cho thái độ bất mãn.”
Tháng Năm năm 1985, Gorbachev đã công bố một đạo luật và một chiến dịch tầm cỡ như là một phần của cuộc chiến tranh mới từ Kremlin chống lại nạn nghiện rượu - lúc ấy đang là vấn nạn xã hội lớn nhất và là căn bệnh đứng thứ ba sau các chứng tim mạch và ung thư ở Liên bang Sô viết. Nó đã được nhiều người xem là một kế hoạch kiên quyết và có tác dụng nhất cho đến nay: tỉ lệ sinh con tăng, tuổi thọ tăng, vợ thấy mặt chồng thường xuyên hơn, và năng lượng sản xuất khá hơn. Tuy nhiên, sau một đợt tăng giá rượu và sản lượng rượu quốc gia bị giảm, một số người đã bắt đầu tích trữ đường để nấu rượu lậu, và những người khác tự đầu độc mình bằng những hoá chất gây say nguy hiểm như dung dịch làm mát máy xe. Sự bực bội của người dân đối với chiến dịch chống rượu của Gorbachev có thể được tóm gọn trong câu chuyện cười thời Sô viết: “Người ta đang xếp hàng dài để mua vodka, và có một gã khốn khổ không thể chờ thêm được nữa: ‘Tớ đi đến Kremlin để giết Gorbachev,” gã bảo. Một giờ sau gã quay lại. Dòng người xếp hàng vẫn còn đấy, và mọi người hỏi gã, ‘Cậu đã giết ông ấy chưa?’ ‘Giết ông ta?!’ gã trả lời. ‘Dòng người xếp hàng để làm việc ấy còn dài hơn ở đây!”
Bất chấp những nỗ lực của Gorbachev, đến cuối thời đại Sô viết, nạn nghiện rượu vẫn bám chặt nước Nga. Sự thành công của chiến dịch cuối cùng lại đưa đến thất bại của nó: chi tiêu vào rượu tại những cửa hàng nhà nước giảm đến hàng tỉ rúp từ năm 1985 đến 1987. Chính phủ đã ước lượng rằng suy giảm thu nhập này sẽ được bù đắp cao hơn bởi năng suất chung được dự đoán là sẽ tăng đến 10 phần trăm, nhưng cuối cùng thì dự đoán này đã không đạt được.
Sau khi Liên Sô sụp đổ, tình trạng nhà nước độc quyền về rượu đã bị huỷ bỏ vào năm 1992, điều này dẫn đến việc tỉ lệ cung cấp rượu gia tăng ở cấp số mũ. Vào năm 1993, mức độ tiêu thụ rượu đã đạt mức 14,5 lít rượu nguyên chất cho mỗi đầu người, biến Nga thành quốc gia tiêu thụ rượu nhiều nhất thế giới. Đến nay, thuế đánh vào rượu vẫn còn thấp, một chai vodka rẻ nhất có giá chỉ 30 rúp (1USD). Như Tom Parfitt đã giải thích trong bài viết trên báo Lancet vào năm 2006, “Câu trả lời đơn giản về việc tại sao có quá nhiều người Nga trở thành con mồi của rượu… vì nó rẻ. Có khoảng 30-60% rượu được sản xuất lậu, vì thế chúng không bị đánh thuế. Một lượng lớn rượu được tuồn ra trong những ‘ca đêm’ tại các xí nghiệp có giấy phép, nơi các nhân viên kiểm tra nhà nước được hối lộ để cắt bỏ những nhãn hiệu chứng nhận trên các dây chuyền sản xuất vào cuối ngày làm việc.”
Vladimir Putin đã lên án việc nhậu nhẹt quá độ và Dmitri Medvedev từng gọi chứng nghiện rượu ở Nga là một “thiên tai”, nhưng bên cạnh những khẩu hiệu, chẳng có biện pháp gì được đưa ra để thắt chặt việc quản lý ngành sản suất rượu, và cũng chẳng có một chương trình rõ rệt nào được tiến hành nhằm chống lại nạn nghiện rượu. Gennady Onishchenko, Giám đốc Cơ quan Kiểm tra Y tế Liên bang Nga đã kêu gọi chính phủ nên chi tiêu nhiều hơn vào việc chữa bệnh nghiện rượu để đối phó với tỉ lệ tử vong liên quan đến rượu vốn đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990, ông cho rằng các biện pháp cấm đoán và tăng thuế thì phản tác dụng.
Hiện nay, cách thức chủ yếu để cai rượu ở Nga là phương pháp đề xuất của khoa Giải nghiện (Narcology - ND) (một chuyên khoa thuộc ngành tâm thần của Nga chuyên trị các chứng nghiện). Phương pháp Giải nghiện, còn được gọi là “giải mã”, là một qui trình nhằm kích thích tính phản ứng đối với rượu trong tiềm thức bệnh nhân.
”Trong khi nhiều khía cạnh trong lĩnh vực chữa trị chứng nghiện ngập ở Nga đã được chuyển hoá mạnh mẽ trong những năm 1990, cấu trúc chung của hệ thống chữa trị do nhà nước đài thọ vẫn không có thay đổi quan trọng từ những năm 1970, khi hệ thống bài trừ nghiện ngập Sô viết được thành lập,” Eugene Raikhel thuộc Đại học Chicago viết. Những phương pháp ít phổ biến hơn được dùng để chữa trị bệnh nghiện rượu và ma tuý bao gồm việc “giải phẫu” não bộ bằng kim và “đun sôi” bệnh nhân bằng cách tăng thân nhiệt của họ nhằm giảm thiểu những triệu chứng vật vã của cơn nghiện. Những phương pháp cai rượu thông dụng như hội Nghiện rượu Ẩn danh cũng có mặt ở Nga, nhưng chúng không được Kremlin chính thức công nhận và không được nhà nước tài trợ, khiến chúng trở nên khan hiếm và thiếu nguồn vốn.
Nhà thờ Chính thống Nga cũng nghi ngờ các chương trình tự chữa này. Critchlow giải thích, ”Bất chấp thành tích chữa trị nhiều người nghiện rượu và ma tuý, các chương trình tự cai như hội Nghiện rượu Ẩn danh và Nghiện Ma tuý Ẩn danh… đã gặp phải chống đối ở Nga, đặc biệt là từ giới chuyên môn y tế, quan chức chính phủ và các giáo sĩ Nhà thờ Chính thống Nga.” Bà viết thêm ”Các thành viên của giới giáo sĩ Nhà thờ Chính thống đã bày tỏ sự hoài nghi đối với phong trào tự chữa trị, thường vì họ xem nó như là một loại tà giáo đang tràn vào nước Nga.”
Năm 2010, Nhà thờ Chính thống xem hội Nghiện rượu Ẩn danh như một ”công cụ hữu hiệu trong việc phục hồi các con nghiện rượu và ma tuý,” trong khi tuyên bố rằng họ cũng thành lập chương trình chữa chạy chứng nghiện rượu của riêng mình.
Trong khi ấy, nhiều người Nga vẫn thích sử dụng các phương pháp chữa trị truyền thống hơn. ”Tôi tham dự hội Nghiện rượu Ẩn danh và đã không tin vào tai mình. Họ chẳng tôn thờ Chúa và còn nói rằng họ tự mình chiến thắng bệnh nghiện rượu. Điều này khiến họ đầy ắp tự hào,” một tín đồ Chính thống đã viết trên blog của mình. ”Tôi quay lại Nhà thờ. Ở đấy, họ chiến thắng nó bằng lời cầu nguyện và phép kiêng cữ.”
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Sáu, 27/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130926/stan-fedun-ruou-da-thong-tri-nuoc-nga-nhu-the-nao-1
=======================================================================
25.09.2013
Lịch sử của một đất nước vật lộn với bệnh nghiện rượu, và tại sao chính quyền lại chẳng làm gì để giải quyết.
Một nhóm người đang thưởng thức rượu Vodka gần một ngôi làng ở vùng núi xa xôi tại Tsovkra-1 thuộc vùng Caucasus, Dagestan (Ảnh Thomas Peter/Reuters)
Hình ảnh của một người Nga nghiện rượu: mũi đỏ, râu không cạo, tay nắm chặt chai vodka. Bên cạnh anh ta là nửa lọ dưa chuột muối và một ổ bánh mỳ đen để giúp đẩy thứ chất lỏng quái quỷ đi xuống. Niềm hạnh phúc đẫm đầy chất cồn khiến anh ta ca hát một cách vui sướng. Thế giới của anh có thể không hoàn hảo nhưng cơn say làm anh thấy nó như thế.
Căn cứ theo Tổ chức Sức khoẻ Thế giới (WHO), hiện nay tại Liên bang Nga thì trong năm người chết thì có một người chết vì liên quan đến rượu, so với tỉ lệ 6,2% nam giới trên toàn thế giới. Trong bài viết của mình vào năm 2000 “Bước đầu: AA và Bệnh nghiện rượu ở Nga” (AA: Alcoholics Anonymous: Hội Những người Nghiện rượu Vô danh, một tổ chức giúp cai rượu - ND), Patricia Critchlow ước đoán là có khoảng 20 triệu người Nga mắc bệnh nghiện rượu trong một quốc gia chỉ có 144 triệu dân.
Nhân vật nghiện rượu Nga là một hình ảnh cố hữu kéo dài từ thời kỳ Nga hoàng, trong thời kỳ Cách mạng Nga, trong thời kỳ Liên bang Sô viết, trong thời kỳ chuyển đổi từ xã hội chủ nghĩa chuyên chế sang dân chủ tư bản, và anh ta vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội ngày nay. Anh ta ngồi trên chiếc ghế công viên gãy nát hoặc trên các tam cấp của nhà ga với điếu thuốc lá thỏng trên môi, tính toán đến việc kiếm ở đâu ra chai rượu kế tiếp và liệu anh ta có thể xoay trở nổi hay không.
Chính quyền Nga đã liên tục tìm cách đối phó với tệ nạn này, nhưng chẳng có kết quả mấy: đã có bốn đợt cải cách trước năm 1917, và những biện pháp tổng thể được áp dụng trong thời kỳ Sô Viết trong những năm 1958, 1972, và 1985. “Sau mỗi chiến dịch quyết liệt tăng cường chống rượu, xã hội Nga lại thấy mình đối diện với nạn say sưa và nghiện rượu càng trầm trọng hơn,” G.G. Zaigraev, giáo sư Khoa học Xã hội và người đứng đầu Hội Khoa học thuộc Viện Xã hội Học tại Học viện Khoa học Nga giải thích. Chứng nghiện tiền thu nhập từ rượu của Kremlin đã xóa bỏ đi nhiều nỗ lực nhằm giúp người Nga bớt uống rượu: Ivan Bạo chúa từng khuyến khích thần dân của mình uống cạn đến đồng kopeck cuối cùng tại những quán rượu của chính quyền để nêm chặt ví của vị hoàng đế này. Trước khi Mikhail Gorbachev nắm quyền vào những năm 1980, các nhà lãnh đạo Sô Viết xem việc bán rượu như là một nguồn thu nhập của chính phủ và không nhìn nhận việc uống rượu nhiều là một vấn nạn xã hội trầm trọng. Trong năm 2010, bộ trưởng tài chính Nga là Aleksei L. Kudrin đã giải thích rằng cách tốt nhất mà người Nga có thể giúp “nền kinh tế đang què quặt của nước nhà là hút thuốc và uống rượu nhiều thêm, qua đó mà trả thêm thuế.”
Qua hình thức tạo điều kiện cho việc bán và phân phối rượu, điện Kremlin từ lâu đã có ảnh hưởng đáng kể trong những thập niên gần đây. Nhưng lịch sử rượu chè của Nga đã có từ nhiều thế kỷ trước.
Vào năm 988, Hoàng tử Vladimir quyết định chuyển quốc gia của mình sang đạo Thiên Chúa giáo Chính thống (Orthodox Christianity - ND), một phần vì đạo này cho phép được uống rượu. Theo truyền thuyết, các tu sĩ ở Tu viện Chudov trong điện Kremlin là những người đầu tiên đã nếm mùi vị của vodka vào cuối thế kỷ thứ 15, nhưng theo nhà văn Nga Victor Erofeyev thì “Hầu như mọi thứ trong câu chuyện này đều mang tính hình tượng một cách thái quá: sự liên quan của những tu sĩ, tên của tu viện, vốn không còn nữa (chudov có nghĩa là “kỳ diệu”), và bối cảnh của nó tại thủ đô nước Nga.” Vào năm 1223, quân đội Nga bị thất trận thảm hại trước quân xâm lược Mông Cổ và Tartar một phần là vì họ đã say xỉn khi lâm trận.
Ivan Bạo chúa đã thiết lập những nhà kabak (nơi nấu và bán rượu) vào những năm 1540, và đến những năm 1640 chúng đã chiếm vị thế độc quyền. Vào năm 1648, các cuộc nổi loại chống các quán rượu nổ ra trên khắp đất nước, vào lúc ấy một phần ba nam giới đã bị mang nợ từ các quán rượu. Trong những năm 1700, để lập lại trật tự, Peter Đại đế đã giành độc quyền trong ngành chế biến vodka và đã trục lợi từ thói nghiện rượu của thần dân mình. Heidi Brown, người đã sống ở Nga trong 10 năm để viết bài cho tạp chí Forbes, giải thích rằng “Peter Đại đế đã ra chiếu chỉ rằng những người vợ của các nông dân sẽ bị ăn roi nếu họ tìm cách kéo những ông chồng đang cạn chén ra khỏi quán rượu trước khi các ông ấy muốn về.”
Peter Đại đế cũng đã tìm được một nguồn cung cấp nhân công miễn phí dồi dào bằng cách cho phép những ai mắc nợ vì nhậu nhẹt không phải ngồi tù của chủ nợ bằng cách phục vụ trong quân đội 25 năm.
Việc uống rượu lan tràn và quá mức không chỉ được chấp thuận mà còn được khuyến khích như là một cách để thu nhập ngân sách. Đến những năm 1850, gần phân nửa lượng tiền thuế của chính quyền Sa Hoàng có được là từ việc bán vodka. Sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917, Lenin đã cấm vodka. Nhưng sau khi ông chết, Stalin đã dùng việc bán vodka để giúp chi trả cho quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở Liên Sô. Cho đến những năm 1970, lượng thuế từ rượu một lần nữa lại chiếm đến một phần ba thu nhập ngân sách của chính phủ. Một nghiên cứu cho thấy mức tiêu thụ rượu đã tăng hơn gấp đôi giữa năm 1955 và 1979, lên đến 15,2 lít mỗi đầu người.
Đã có lập luận cho rằng việc tiêu thụ rượu mạnh mẽ cũng được dùng như những phương tiện nhằm giảm thiểu sự đối lập chính trị và như một hình thức đàn áp chính trị. Sử gia và nhà chống đối Nga Zhores Medvedev vào năm 1996 đã cho rằng “Cái thứ ‘thuốc phiện của quần chúng’ [vodka] này có lẽ đã giải thích được tại sao tài sản chính phủ Nga đã có thể phân bố và các doanh nghiệp nhà nước được chuyển sang sở hữu tư nhân một cách mau chóng mà không dẫn đến bất kỳ một bất an xã hội nào cả.” Vodka luôn là một thứ máy làm ra tiền ở Nga, có lẽ nó cũng là một thứ máy sản xuất ra chính quyền.
Cho đến hôm nay, chỉ có hai chiến dịch chống rượu toàn diện ở Nga, cả hai đều xảy ra trong thời kỳ Liên bang Sô viết: một lần dưới thời Vladimir Lenin và lần kia dưới thời Mikhail Gorbachev. Tất cả các nhà lãnh đạo khác hoặc là tảng lờ sự hiện hữu của nạn nghiện rượu hoặc thừa nhận vấn đề tiêu thụ rượu quá độ nhưng chẳng làm việc gì đáng kể để đối phó. Critchlow đã viết rằng “Dưới thời các chính phủ Stalin, Khrushchev and Brezhnev, những hình phạt nặng nề được đưa ra cho những ai phạm tội trong lúc say rượu, nhưng việc uống rượu quá độ lại không được xem như một đe doạ đối với xã hội, có lẽ vì bản thân các nhà lãnh đạo cũng là những người thích nhậu, đã xem việc uống rượu như một chiếc van xả đối cho thái độ bất mãn.”
Tháng Năm năm 1985, Gorbachev đã công bố một đạo luật và một chiến dịch tầm cỡ như là một phần của cuộc chiến tranh mới từ Kremlin chống lại nạn nghiện rượu - lúc ấy đang là vấn nạn xã hội lớn nhất và là căn bệnh đứng thứ ba sau các chứng tim mạch và ung thư ở Liên bang Sô viết. Nó đã được nhiều người xem là một kế hoạch kiên quyết và có tác dụng nhất cho đến nay: tỉ lệ sinh con tăng, tuổi thọ tăng, vợ thấy mặt chồng thường xuyên hơn, và năng lượng sản xuất khá hơn. Tuy nhiên, sau một đợt tăng giá rượu và sản lượng rượu quốc gia bị giảm, một số người đã bắt đầu tích trữ đường để nấu rượu lậu, và những người khác tự đầu độc mình bằng những hoá chất gây say nguy hiểm như dung dịch làm mát máy xe. Sự bực bội của người dân đối với chiến dịch chống rượu của Gorbachev có thể được tóm gọn trong câu chuyện cười thời Sô viết: “Người ta đang xếp hàng dài để mua vodka, và có một gã khốn khổ không thể chờ thêm được nữa: ‘Tớ đi đến Kremlin để giết Gorbachev,” gã bảo. Một giờ sau gã quay lại. Dòng người xếp hàng vẫn còn đấy, và mọi người hỏi gã, ‘Cậu đã giết ông ấy chưa?’ ‘Giết ông ta?!’ gã trả lời. ‘Dòng người xếp hàng để làm việc ấy còn dài hơn ở đây!”
Bất chấp những nỗ lực của Gorbachev, đến cuối thời đại Sô viết, nạn nghiện rượu vẫn bám chặt nước Nga. Sự thành công của chiến dịch cuối cùng lại đưa đến thất bại của nó: chi tiêu vào rượu tại những cửa hàng nhà nước giảm đến hàng tỉ rúp từ năm 1985 đến 1987. Chính phủ đã ước lượng rằng suy giảm thu nhập này sẽ được bù đắp cao hơn bởi năng suất chung được dự đoán là sẽ tăng đến 10 phần trăm, nhưng cuối cùng thì dự đoán này đã không đạt được.
Sau khi Liên Sô sụp đổ, tình trạng nhà nước độc quyền về rượu đã bị huỷ bỏ vào năm 1992, điều này dẫn đến việc tỉ lệ cung cấp rượu gia tăng ở cấp số mũ. Vào năm 1993, mức độ tiêu thụ rượu đã đạt mức 14,5 lít rượu nguyên chất cho mỗi đầu người, biến Nga thành quốc gia tiêu thụ rượu nhiều nhất thế giới. Đến nay, thuế đánh vào rượu vẫn còn thấp, một chai vodka rẻ nhất có giá chỉ 30 rúp (1USD). Như Tom Parfitt đã giải thích trong bài viết trên báo Lancet vào năm 2006, “Câu trả lời đơn giản về việc tại sao có quá nhiều người Nga trở thành con mồi của rượu… vì nó rẻ. Có khoảng 30-60% rượu được sản xuất lậu, vì thế chúng không bị đánh thuế. Một lượng lớn rượu được tuồn ra trong những ‘ca đêm’ tại các xí nghiệp có giấy phép, nơi các nhân viên kiểm tra nhà nước được hối lộ để cắt bỏ những nhãn hiệu chứng nhận trên các dây chuyền sản xuất vào cuối ngày làm việc.”
Vladimir Putin đã lên án việc nhậu nhẹt quá độ và Dmitri Medvedev từng gọi chứng nghiện rượu ở Nga là một “thiên tai”, nhưng bên cạnh những khẩu hiệu, chẳng có biện pháp gì được đưa ra để thắt chặt việc quản lý ngành sản suất rượu, và cũng chẳng có một chương trình rõ rệt nào được tiến hành nhằm chống lại nạn nghiện rượu. Gennady Onishchenko, Giám đốc Cơ quan Kiểm tra Y tế Liên bang Nga đã kêu gọi chính phủ nên chi tiêu nhiều hơn vào việc chữa bệnh nghiện rượu để đối phó với tỉ lệ tử vong liên quan đến rượu vốn đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990, ông cho rằng các biện pháp cấm đoán và tăng thuế thì phản tác dụng.
Hiện nay, cách thức chủ yếu để cai rượu ở Nga là phương pháp đề xuất của khoa Giải nghiện (Narcology - ND) (một chuyên khoa thuộc ngành tâm thần của Nga chuyên trị các chứng nghiện). Phương pháp Giải nghiện, còn được gọi là “giải mã”, là một qui trình nhằm kích thích tính phản ứng đối với rượu trong tiềm thức bệnh nhân.
”Trong khi nhiều khía cạnh trong lĩnh vực chữa trị chứng nghiện ngập ở Nga đã được chuyển hoá mạnh mẽ trong những năm 1990, cấu trúc chung của hệ thống chữa trị do nhà nước đài thọ vẫn không có thay đổi quan trọng từ những năm 1970, khi hệ thống bài trừ nghiện ngập Sô viết được thành lập,” Eugene Raikhel thuộc Đại học Chicago viết. Những phương pháp ít phổ biến hơn được dùng để chữa trị bệnh nghiện rượu và ma tuý bao gồm việc “giải phẫu” não bộ bằng kim và “đun sôi” bệnh nhân bằng cách tăng thân nhiệt của họ nhằm giảm thiểu những triệu chứng vật vã của cơn nghiện. Những phương pháp cai rượu thông dụng như hội Nghiện rượu Ẩn danh cũng có mặt ở Nga, nhưng chúng không được Kremlin chính thức công nhận và không được nhà nước tài trợ, khiến chúng trở nên khan hiếm và thiếu nguồn vốn.
Nhà thờ Chính thống Nga cũng nghi ngờ các chương trình tự chữa này. Critchlow giải thích, ”Bất chấp thành tích chữa trị nhiều người nghiện rượu và ma tuý, các chương trình tự cai như hội Nghiện rượu Ẩn danh và Nghiện Ma tuý Ẩn danh… đã gặp phải chống đối ở Nga, đặc biệt là từ giới chuyên môn y tế, quan chức chính phủ và các giáo sĩ Nhà thờ Chính thống Nga.” Bà viết thêm ”Các thành viên của giới giáo sĩ Nhà thờ Chính thống đã bày tỏ sự hoài nghi đối với phong trào tự chữa trị, thường vì họ xem nó như là một loại tà giáo đang tràn vào nước Nga.”
Năm 2010, Nhà thờ Chính thống xem hội Nghiện rượu Ẩn danh như một ”công cụ hữu hiệu trong việc phục hồi các con nghiện rượu và ma tuý,” trong khi tuyên bố rằng họ cũng thành lập chương trình chữa chạy chứng nghiện rượu của riêng mình.
Trong khi ấy, nhiều người Nga vẫn thích sử dụng các phương pháp chữa trị truyền thống hơn. ”Tôi tham dự hội Nghiện rượu Ẩn danh và đã không tin vào tai mình. Họ chẳng tôn thờ Chúa và còn nói rằng họ tự mình chiến thắng bệnh nghiện rượu. Điều này khiến họ đầy ắp tự hào,” một tín đồ Chính thống đã viết trên blog của mình. ”Tôi quay lại Nhà thờ. Ở đấy, họ chiến thắng nó bằng lời cầu nguyện và phép kiêng cữ.”
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Sáu, 27/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130926/stan-fedun-ruou-da-thong-tri-nuoc-nga-nhu-the-nao-1
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001