.
.
Sáng ngày 24.09.2012, chúng tôi có mặt ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế – Sài Gòn cầu nguyện và cùng nhau đi tham dự phiên tòa xử 3 blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ngay từ sáng sớm, các ngã tư dẫn đến nhà thờ đều bị rào chắn và có rất đông lực lượng an ninh, công an,… chốt ở các ngã tư. Taxi không được lưu thông vào khu vực này, vì thế, chúng tôi quyết định đi bộ từ nhà thờ ra tới tòa án. Chúng tôi đi bộ trên lề đường rất trật tự, lực lượng an ninh, công an, CSGT, dân phòng,… đi theo dày đặc dưới lòng đường, trên lề đường,… khiến cho đường sá vốn đã đông đúc nay lại càng thêm mất trật tự.
Trên đường đến tòa án, CSGT đã 2 lần chặn xe máy chở linh mục Anton Lê Ngọc Thanh để kiếm chuyện, câu lưu, kéo dài thời gian đến tòa, thậm chí họ còn cướp băng rôn, biểu ngữ của chúng tôi. Khi đoàn người đi đến trước khách sạn Victory ở ngã tư đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Võ Văn Tần thì lực lượng an ninh, công an, dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ du lịch, hội phụ nữ,… gần 200 người mà dẫn đầu là ông Trần Song Nam – trưởng Công an P6 Q3 vây quanh, cô lập, chặn đường chúng tôi. Họ hỏi chúng tôi đi đâu và khuyên chúng tôi trở về. Với quan điểm, đây là một phiên tòa công khai, người dân có quyền đến tham dự để hiểu thêm về pháp luật, chúng tôi nhất quyết từ chối đề nghị vô lý của họ. Không đủ lý lẽ để ngăn cản chúng tôi đến tham dự phiên tòa, ông Trần Song Nam ra lệnh cho cấp dưới cưỡng chế tất cả chúng tôi về đồn, trừ linh mục Anton Lê Ngọc Thanh và linh mục Guise Đinh Hữu Thoại. Họ đã xô đẩy, lôi kéo chúng tôi. Họ cho 4-5 người khiêng 1 người chúng tôi, họ hành xử rất thô bạo với chúng tôi chẳng khác gì loài cầm thú.
Trong đồn Công an Phường 6, Quận 3 – Công an bảo kê cho thành phần bất minh ăn cướp tài sản của người dân:
Sau khi khiêng chúng tôi vào đồn, họ tách chúng tôi ra nhiều phòng khác nhau. Tôi, nhà thơ Bùi Chát, Dũng Aduku và chị Phượng (dân oan Vườn Rau Lộc Hưng) bị đưa vào một nhà kho. Được một lúc thì họ mời Bùi Chát qua 1 phòng khác làm việc, rồi đến tôi cũng được mời qua phòng khác làm việc. Viên công an lấy giấy bắt tôi viết tường trình, tôi hỏi:
- Tôi đang đi bộ ngoài đường vì sao các anh bắt tôi vào đây? Bây giờ lại bắt tôi phải viết tường trình là thế nào? Tôi không viết.
Viên công an biết là không thể nào làm việc được với tôi, bèn đưa tôi trở lại nhà kho.
Một lúc sau, một tên mặc thường phục vào bắt tôi phải đưa điện thoại cho họ. Tôi đưa, tên này nhào tới tính giật điện thoại, tôi liền nói:
- Anh là ai, có quyền gì mà bắt tôi phải giao nộp điện thoại cho anh?
Hắn liền gọi một viên công an mặc sắc phục vào để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi nói với họ:
- Các anh là công an. Các anh hiểu biết pháp luật. Các anh phải tôn trọng và hành xử theo đúng pháp luật chứ. Các anh muốn thu điện thoại của tôi thì phải có biên bản đàng hoàng chớ. Có đâu mà nhào nhào tới giật như ăn cướp vậy.
Thế là, viên công an mời tôi sang phòng khác, lấy biên bản ra để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi đổi ý, nói với viên công an:
- Tôi nghĩ lại rồi. Điện thoại là tài sản của cá nhân tôi, là quyền tự do thông tin cá nhân của tôi. Tôi không việc gì phải cho các anh tịch thu hay xem bất cứ thông tin gì trong điện thoại của tôi cả.
- Sao lúc nãy cô nói lập biên bản đàng hoàng thì cô cho tịch thu điện thoại.
- Lúc nãy khác, giờ tôi suy nghĩ lại rồi. Tôi không đồng ý cho các anh tịch thu điện thoại của tôi.
- Chúng tôi tình nghi cô vi phạm pháp luật. Chúng tôi phải tịch thu điện thoại của cô để điều tra.
- Anh nói tôi vi phạm pháp luật là vi phạm cái gì? Anh phải nói cho rõ ràng à nghen.
- Cô tập trung đông người, gây rối trật tự công cộng.
- Tôi không gây rối trật tự công cộng. Tôi đang đi bộ trên lề đường rất là trật tự, các anh tập trung đông người, ngăn chặn đường tôi đi rồi còn cưỡng chế một cách vô lý chúng tôi vào đây. Chính các anh mới là người gây rối trật tự công cộng. Bây giờ các anh muốn ăn cướp tài sản của tôi rồi vu khống cho tôi là vi phạm pháp luật à?
Họ không còn lý lẽ gì để nói với tôi, bèn chửi bới tôi rồi giật lấy ví tiền của tôi lục lọi. Lục lọi chán chê, họ quẳng ví lại cho tôi, tôi liền mở ra kiểm tra lại ngay thì toàn bộ số tiền mang theo phòng thân (khoảng 300-400 ngàn đồng) mất sạch. Tôi nói:
- Các anh lấy ví của tôi lục lọi, giờ mất hết tiền của tôi rồi. Các anh là đồ ăn cướp.
- Tiền mày mang về cho cha, cho mẹ mày hết rồi chứ ai lấy tiền của mày.
Nói rồi, họ tiếp tục trấn áp người tôi để lấy cho bằng được chiếc điện thoại của tôi. Xong, họ lại tống tôi về nhà kho.
Một lúc sau thì họ cho xe đến chở tôi về công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú (nơi tôi cư ngụ).
Như vậy, tại đồn Công an Phường 6, Quận 3, tôi đã bị cướp mất tiền bạc và điện thoại di động.
Tại trụ sở Công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú – Tôi bị bỏ đói, bỏ khát, bị lột áo, bị đe dọa bỏ tù, bị đánh đập và hành hạ đến thân tàn ma dại:
Tại trụ sở Công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, họ – những thanh niên mặc thường phục mà tôi quen mặt vì luôn canh gác trước nhà, theo dõi cũng như những lần trước bắt tôi lên đồn công an – bắt tôi làm việc. Tôi trả lời thẳng thắn:
- Tôi và các anh, tuy tôi thực sự không biết tên tuổi các anh là gì nhưng chẳng lạ gì nhau, tôi chẳng lạ gì cách bắt cóc người giữa đường rồi lôi vào đồn công an của các anh cũng như các anh chẳng lạ gì cách làm việc của tôi: Sẽ không có việc tôi phải hợp tác làm việc hay trả lời bất kỳ câu hỏi nào của các anh. Tốt nhất là đừng làm mất thời gian của nhau. Còn các anh muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không nói thêm bất cứ điều gì.
- Không làm việc thì em cũng phải ngồi đây thôi chứ không được về nhà hay đi đâu hết.
Và họ bỏ mặc tôi với căn phòng, không cho tôi nước uống, cũng chẳng cho tôi thức ăn.
Tôi xếp các ghế lại với nhau rồi nằm nhắm mắt cho đỡ mệt.
Trong lúc tôi nằm, họ tưởng là tôi đã ngủ, những thanh niên mặc thường phục mà vẫn tự xưng là an ninh tụm lại nói chuyện với nhau. Họ nói về những vấn đề trong mối quan hệ yêu đương của họ mà không quên quăng ra những lời bình luận, nhận xét về phụ nữ rất tục tĩu và thô bỉ. Và họ nói về tiêu chuẩn lấy vợ của họ đều giống nhau là phải chọn những cô gái gia đình giàu có chỉ để mai mốt cưới về, họ khỏi phải làm gì vẫn có cái để mà ăn chơi sung sướng. Tôi không hiểu ngành công an, an ninh đã dạy cho những thanh niên đó những gì mà họ lại có tư tưởng ăn chơi, hưởng thụ trên mồ hôi, nước mắt của kẻ khác chứ không hề có một chút ý thức “Lao động là vinh quang” như Đảng và Nhà nước vẫn tuyên truyền trong nhân dân (hay đây chỉ là lời dụ dỗ để nhân dân tăng gia lao động để có cái cho các anh hưởng thụ???). “Rường cột của Tổ quốc” là đây sao?
Đến khoảng 3h chiều, họ lại lôi tôi lên một căn phòng ở lầu 3 chỉ vỏn vẹn khoảng 6 met vuông. Họ nói với tôi:
Trong một lúc, tôi bất ngờ vì sao phiên tòa lại diễn ra nhanh đến thế, vì sao các blogger bị tuyên án nặng đến thế… Rồi tôi lấy lại bình tĩnh nói với họ:
- Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo của tôi, các anh chị không được quyền lấy nó và các anh chị cũng không có quyền gì bắt tôi không được mặc nó cả.
Một phụ nữ trẻ tuổi nói với tôi:
- Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm “nhạy cảm” này là không được.
- Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không cho mặc áo này trong thời điểm “nhạy cảm”. Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ.
Nói đến đây, 7-8 phụ nữ (chẳng biết thuộc thành phần gì) nhào vô lột áo tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác. Sau khi lột áo tôi, họ khuyên nhưng thực chất là muốn đe dọa tôi:
- Em về mà lo cho gia đình đi, đừng lo những việc này nữa. Em còn trách nhiệm với mẹ già, còn trách nhiệm với con em, nếu em còn làm những việc này nữa, em đi tù rồi ai lo cho mẹ em, ai lo cho con em?
- Trách nhiệm lo cho gia đình, tôi vẫn phải lo, tôi đâu có nhờ mấy người lo giúp. Nhưng ngoài trách nhiệm với gia đình, tôi còn phải có trách nhiệm với xã hội, với đất nước. Việc tôi đi tham dự 1 phiên tòa công khai để hiểu biết thêm pháp luật chẳng có điều gì là sai trái, đáng phải đi tù cả. Nếu vì việc này mà tôi phải đi tù thì chính những người bỏ tù tôi mới là những người vi phạm pháp luật, là những người gián tiếp gây ra tội ác với gia đình tôi, khiến cho mẹ tôi, con tôi không người chăm lo. Chính những người đó mới là tội đồ chứ chẳng phải tôi. Còn việc mấy người muốn bỏ tù tôi bao nhiêu lâu cũng được, tôi không quan tâm và với tôi nó chẳng có nghĩa lý gì cả. Chính những người bỏ tù tôi mới là tội đồ chứ chẳng phải tôi.
Tôi vừa nói xong, họ – khoảng 15 người xông vô túm lấy người tôi, đánh tơi bời. Mười mấy người trong một căn phòng chật hẹp đè tôi xuống đất, đánh tôi khiến tôi không có một chút không khí để thở. Tôi nói “Tôi khó thở”, họ vẫn không buông tha tôi, họ vẫn đánh tôi túi bụi, xô tôi đập đầu vào tường. Đến khi tôi ngã khụy xuống đất, họ mới buông tôi ra và bảo tôi về nhà đi.
Đến đây, tôi không thể nào chấp nhận nổi những hành động vô lý, man rợ, phi nhân của họ, tôi yêu cầu họ phải làm rõ vụ việc bắt tôi vào đồn công an cướp tài sản của tôi, bỏ đói, bỏ khát, lột áo, đánh đập tôi một cách dã man như vậy rồi bảo tôi về. Như vậy là sao? Dù là tội phạm, họ cũng phải tôn trọng nhân phẩm và không được đánh đập, tra tấn, huống chi tôi là một công dân tự do. Họ phải làm rõ vấn đề và bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tinh thần và danh dự của tôi.
Khi tôi yêu cầu như vậy, họ đã cho người khiêng tôi từ trong phòng lầu 3 xuống đất, tống tôi vào một chiếc taxi rồi cho 3 tên thanh niên mặc thường phục kè tôi về nhà. Taxi dừng đầu hẻm, họ khiêng tôi vô hẻm cách nhà tôi vài căn, họ quẳng mạnh tôi xuống đất đầy bùn lầy do trời mưa.
Thấy tôi về nhà trong bộ dạng thê thảm đó, mẹ tôi không khỏi xót xa. Người nhà gọi taxi chở tôi đi bệnh viện, chờ đợi rất lâu không có xe, tổng đài gọi lại báo rằng khu vực nhà tôi ở đã hết xe. Người nhà chở tôi ra bãi đậu taxi cách nhà chưa tới 500m thì thấy taxi đậu đầy trong bãi, mẹ đưa tôi đi bệnh viện. Trên đường đến bệnh viện, rất đông an ninh mặc thường phục chạy theo taxi. Tôi và mẹ phải ghé vô nhà thờ tránh việc họ kiếm chuyện gây sự giữa đường. Khi tôi và mẹ vào nhà thờ thì an ninh vẫn đứng canh dày đặc bên ngoài nhà thờ. Sức khỏe tôi từ hôm đó cho đến nay: cơ thể kiệt sức, đầu sưng một cục, đau nhức dữ dội, chóng mặt, nôn ói liên tục, ăn uống không nổi,…
Để tôi được tịnh dưỡng hoàn toàn và tránh sự quấy rầy của những người nhân danh là an ninh nhưng chuyên đi gây mất an ninh xã hội, các Cha trong DCCT đã bố trí cho tôi được nghỉ tạm ở nhà khách của nhà dòng để bác sĩ và y tá chăm sóc để tôi mau chóng hồi phục sức khỏe. Chính vì các Ngài đã nâng đỡ, cứu giúp tôi trong lúc hoạn nạn mà an ninh đã giả danh bịa chuyện để bôi nhọ các Ngài.
Tôi kể lại những chuyện này những chuyện này chỉ với mục đích duy nhất: để cho mọi người biết thêm một câu chuyện nhỏ trong ngàn câu chuyện lớn trên đất nước của tôi. Nó không phải chỉ là một câu chuyện của riêng cá nhân tôi mà còn là câu chuyện của nhiều người, đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và phần kết luận của nó chưa biết sẽ chấm dứt lúc nào ở tương lai.
.
Nguyễn Hoàng Vi
nguồn:http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2012/09/28/toa-thi-kin-nhung-lot-ao-danh-dap-de-doa-thi-cong-khai/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sáng ngày 24.09.2012, chúng tôi có mặt ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế – Sài Gòn cầu nguyện và cùng nhau đi tham dự phiên tòa xử 3 blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ngay từ sáng sớm, các ngã tư dẫn đến nhà thờ đều bị rào chắn và có rất đông lực lượng an ninh, công an,… chốt ở các ngã tư. Taxi không được lưu thông vào khu vực này, vì thế, chúng tôi quyết định đi bộ từ nhà thờ ra tới tòa án. Chúng tôi đi bộ trên lề đường rất trật tự, lực lượng an ninh, công an, CSGT, dân phòng,… đi theo dày đặc dưới lòng đường, trên lề đường,… khiến cho đường sá vốn đã đông đúc nay lại càng thêm mất trật tự.
Trên đường đến tòa án, CSGT đã 2 lần chặn xe máy chở linh mục Anton Lê Ngọc Thanh để kiếm chuyện, câu lưu, kéo dài thời gian đến tòa, thậm chí họ còn cướp băng rôn, biểu ngữ của chúng tôi. Khi đoàn người đi đến trước khách sạn Victory ở ngã tư đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Võ Văn Tần thì lực lượng an ninh, công an, dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ du lịch, hội phụ nữ,… gần 200 người mà dẫn đầu là ông Trần Song Nam – trưởng Công an P6 Q3 vây quanh, cô lập, chặn đường chúng tôi. Họ hỏi chúng tôi đi đâu và khuyên chúng tôi trở về. Với quan điểm, đây là một phiên tòa công khai, người dân có quyền đến tham dự để hiểu thêm về pháp luật, chúng tôi nhất quyết từ chối đề nghị vô lý của họ. Không đủ lý lẽ để ngăn cản chúng tôi đến tham dự phiên tòa, ông Trần Song Nam ra lệnh cho cấp dưới cưỡng chế tất cả chúng tôi về đồn, trừ linh mục Anton Lê Ngọc Thanh và linh mục Guise Đinh Hữu Thoại. Họ đã xô đẩy, lôi kéo chúng tôi. Họ cho 4-5 người khiêng 1 người chúng tôi, họ hành xử rất thô bạo với chúng tôi chẳng khác gì loài cầm thú.
Trong đồn Công an Phường 6, Quận 3 – Công an bảo kê cho thành phần bất minh ăn cướp tài sản của người dân:
Sau khi khiêng chúng tôi vào đồn, họ tách chúng tôi ra nhiều phòng khác nhau. Tôi, nhà thơ Bùi Chát, Dũng Aduku và chị Phượng (dân oan Vườn Rau Lộc Hưng) bị đưa vào một nhà kho. Được một lúc thì họ mời Bùi Chát qua 1 phòng khác làm việc, rồi đến tôi cũng được mời qua phòng khác làm việc. Viên công an lấy giấy bắt tôi viết tường trình, tôi hỏi:
- Tôi đang đi bộ ngoài đường vì sao các anh bắt tôi vào đây? Bây giờ lại bắt tôi phải viết tường trình là thế nào? Tôi không viết.
Viên công an biết là không thể nào làm việc được với tôi, bèn đưa tôi trở lại nhà kho.
Một lúc sau, một tên mặc thường phục vào bắt tôi phải đưa điện thoại cho họ. Tôi đưa, tên này nhào tới tính giật điện thoại, tôi liền nói:
- Anh là ai, có quyền gì mà bắt tôi phải giao nộp điện thoại cho anh?
Hắn liền gọi một viên công an mặc sắc phục vào để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi nói với họ:
- Các anh là công an. Các anh hiểu biết pháp luật. Các anh phải tôn trọng và hành xử theo đúng pháp luật chứ. Các anh muốn thu điện thoại của tôi thì phải có biên bản đàng hoàng chớ. Có đâu mà nhào nhào tới giật như ăn cướp vậy.
Thế là, viên công an mời tôi sang phòng khác, lấy biên bản ra để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi đổi ý, nói với viên công an:
- Tôi nghĩ lại rồi. Điện thoại là tài sản của cá nhân tôi, là quyền tự do thông tin cá nhân của tôi. Tôi không việc gì phải cho các anh tịch thu hay xem bất cứ thông tin gì trong điện thoại của tôi cả.
- Sao lúc nãy cô nói lập biên bản đàng hoàng thì cô cho tịch thu điện thoại.
- Lúc nãy khác, giờ tôi suy nghĩ lại rồi. Tôi không đồng ý cho các anh tịch thu điện thoại của tôi.
- Chúng tôi tình nghi cô vi phạm pháp luật. Chúng tôi phải tịch thu điện thoại của cô để điều tra.
- Anh nói tôi vi phạm pháp luật là vi phạm cái gì? Anh phải nói cho rõ ràng à nghen.
- Cô tập trung đông người, gây rối trật tự công cộng.
- Tôi không gây rối trật tự công cộng. Tôi đang đi bộ trên lề đường rất là trật tự, các anh tập trung đông người, ngăn chặn đường tôi đi rồi còn cưỡng chế một cách vô lý chúng tôi vào đây. Chính các anh mới là người gây rối trật tự công cộng. Bây giờ các anh muốn ăn cướp tài sản của tôi rồi vu khống cho tôi là vi phạm pháp luật à?
Họ không còn lý lẽ gì để nói với tôi, bèn chửi bới tôi rồi giật lấy ví tiền của tôi lục lọi. Lục lọi chán chê, họ quẳng ví lại cho tôi, tôi liền mở ra kiểm tra lại ngay thì toàn bộ số tiền mang theo phòng thân (khoảng 300-400 ngàn đồng) mất sạch. Tôi nói:
- Các anh lấy ví của tôi lục lọi, giờ mất hết tiền của tôi rồi. Các anh là đồ ăn cướp.
- Tiền mày mang về cho cha, cho mẹ mày hết rồi chứ ai lấy tiền của mày.
Nói rồi, họ tiếp tục trấn áp người tôi để lấy cho bằng được chiếc điện thoại của tôi. Xong, họ lại tống tôi về nhà kho.
Một lúc sau thì họ cho xe đến chở tôi về công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú (nơi tôi cư ngụ).
Như vậy, tại đồn Công an Phường 6, Quận 3, tôi đã bị cướp mất tiền bạc và điện thoại di động.
Tại trụ sở Công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú – Tôi bị bỏ đói, bỏ khát, bị lột áo, bị đe dọa bỏ tù, bị đánh đập và hành hạ đến thân tàn ma dại:
Tại trụ sở Công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, họ – những thanh niên mặc thường phục mà tôi quen mặt vì luôn canh gác trước nhà, theo dõi cũng như những lần trước bắt tôi lên đồn công an – bắt tôi làm việc. Tôi trả lời thẳng thắn:
- Tôi và các anh, tuy tôi thực sự không biết tên tuổi các anh là gì nhưng chẳng lạ gì nhau, tôi chẳng lạ gì cách bắt cóc người giữa đường rồi lôi vào đồn công an của các anh cũng như các anh chẳng lạ gì cách làm việc của tôi: Sẽ không có việc tôi phải hợp tác làm việc hay trả lời bất kỳ câu hỏi nào của các anh. Tốt nhất là đừng làm mất thời gian của nhau. Còn các anh muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không nói thêm bất cứ điều gì.
- Không làm việc thì em cũng phải ngồi đây thôi chứ không được về nhà hay đi đâu hết.
Và họ bỏ mặc tôi với căn phòng, không cho tôi nước uống, cũng chẳng cho tôi thức ăn.
Tôi xếp các ghế lại với nhau rồi nằm nhắm mắt cho đỡ mệt.
Trong lúc tôi nằm, họ tưởng là tôi đã ngủ, những thanh niên mặc thường phục mà vẫn tự xưng là an ninh tụm lại nói chuyện với nhau. Họ nói về những vấn đề trong mối quan hệ yêu đương của họ mà không quên quăng ra những lời bình luận, nhận xét về phụ nữ rất tục tĩu và thô bỉ. Và họ nói về tiêu chuẩn lấy vợ của họ đều giống nhau là phải chọn những cô gái gia đình giàu có chỉ để mai mốt cưới về, họ khỏi phải làm gì vẫn có cái để mà ăn chơi sung sướng. Tôi không hiểu ngành công an, an ninh đã dạy cho những thanh niên đó những gì mà họ lại có tư tưởng ăn chơi, hưởng thụ trên mồ hôi, nước mắt của kẻ khác chứ không hề có một chút ý thức “Lao động là vinh quang” như Đảng và Nhà nước vẫn tuyên truyền trong nhân dân (hay đây chỉ là lời dụ dỗ để nhân dân tăng gia lao động để có cái cho các anh hưởng thụ???). “Rường cột của Tổ quốc” là đây sao?
Đến khoảng 3h chiều, họ lại lôi tôi lên một căn phòng ở lầu 3 chỉ vỏn vẹn khoảng 6 met vuông. Họ nói với tôi:
Trong một lúc, tôi bất ngờ vì sao phiên tòa lại diễn ra nhanh đến thế, vì sao các blogger bị tuyên án nặng đến thế… Rồi tôi lấy lại bình tĩnh nói với họ:
- Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo của tôi, các anh chị không được quyền lấy nó và các anh chị cũng không có quyền gì bắt tôi không được mặc nó cả.
Một phụ nữ trẻ tuổi nói với tôi:
- Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm “nhạy cảm” này là không được.
- Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không cho mặc áo này trong thời điểm “nhạy cảm”. Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ.
Nói đến đây, 7-8 phụ nữ (chẳng biết thuộc thành phần gì) nhào vô lột áo tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác. Sau khi lột áo tôi, họ khuyên nhưng thực chất là muốn đe dọa tôi:
- Em về mà lo cho gia đình đi, đừng lo những việc này nữa. Em còn trách nhiệm với mẹ già, còn trách nhiệm với con em, nếu em còn làm những việc này nữa, em đi tù rồi ai lo cho mẹ em, ai lo cho con em?
- Trách nhiệm lo cho gia đình, tôi vẫn phải lo, tôi đâu có nhờ mấy người lo giúp. Nhưng ngoài trách nhiệm với gia đình, tôi còn phải có trách nhiệm với xã hội, với đất nước. Việc tôi đi tham dự 1 phiên tòa công khai để hiểu biết thêm pháp luật chẳng có điều gì là sai trái, đáng phải đi tù cả. Nếu vì việc này mà tôi phải đi tù thì chính những người bỏ tù tôi mới là những người vi phạm pháp luật, là những người gián tiếp gây ra tội ác với gia đình tôi, khiến cho mẹ tôi, con tôi không người chăm lo. Chính những người đó mới là tội đồ chứ chẳng phải tôi. Còn việc mấy người muốn bỏ tù tôi bao nhiêu lâu cũng được, tôi không quan tâm và với tôi nó chẳng có nghĩa lý gì cả. Chính những người bỏ tù tôi mới là tội đồ chứ chẳng phải tôi.
Tôi vừa nói xong, họ – khoảng 15 người xông vô túm lấy người tôi, đánh tơi bời. Mười mấy người trong một căn phòng chật hẹp đè tôi xuống đất, đánh tôi khiến tôi không có một chút không khí để thở. Tôi nói “Tôi khó thở”, họ vẫn không buông tha tôi, họ vẫn đánh tôi túi bụi, xô tôi đập đầu vào tường. Đến khi tôi ngã khụy xuống đất, họ mới buông tôi ra và bảo tôi về nhà đi.
Đến đây, tôi không thể nào chấp nhận nổi những hành động vô lý, man rợ, phi nhân của họ, tôi yêu cầu họ phải làm rõ vụ việc bắt tôi vào đồn công an cướp tài sản của tôi, bỏ đói, bỏ khát, lột áo, đánh đập tôi một cách dã man như vậy rồi bảo tôi về. Như vậy là sao? Dù là tội phạm, họ cũng phải tôn trọng nhân phẩm và không được đánh đập, tra tấn, huống chi tôi là một công dân tự do. Họ phải làm rõ vấn đề và bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tinh thần và danh dự của tôi.
Khi tôi yêu cầu như vậy, họ đã cho người khiêng tôi từ trong phòng lầu 3 xuống đất, tống tôi vào một chiếc taxi rồi cho 3 tên thanh niên mặc thường phục kè tôi về nhà. Taxi dừng đầu hẻm, họ khiêng tôi vô hẻm cách nhà tôi vài căn, họ quẳng mạnh tôi xuống đất đầy bùn lầy do trời mưa.
Thấy tôi về nhà trong bộ dạng thê thảm đó, mẹ tôi không khỏi xót xa. Người nhà gọi taxi chở tôi đi bệnh viện, chờ đợi rất lâu không có xe, tổng đài gọi lại báo rằng khu vực nhà tôi ở đã hết xe. Người nhà chở tôi ra bãi đậu taxi cách nhà chưa tới 500m thì thấy taxi đậu đầy trong bãi, mẹ đưa tôi đi bệnh viện. Trên đường đến bệnh viện, rất đông an ninh mặc thường phục chạy theo taxi. Tôi và mẹ phải ghé vô nhà thờ tránh việc họ kiếm chuyện gây sự giữa đường. Khi tôi và mẹ vào nhà thờ thì an ninh vẫn đứng canh dày đặc bên ngoài nhà thờ. Sức khỏe tôi từ hôm đó cho đến nay: cơ thể kiệt sức, đầu sưng một cục, đau nhức dữ dội, chóng mặt, nôn ói liên tục, ăn uống không nổi,…
Để tôi được tịnh dưỡng hoàn toàn và tránh sự quấy rầy của những người nhân danh là an ninh nhưng chuyên đi gây mất an ninh xã hội, các Cha trong DCCT đã bố trí cho tôi được nghỉ tạm ở nhà khách của nhà dòng để bác sĩ và y tá chăm sóc để tôi mau chóng hồi phục sức khỏe. Chính vì các Ngài đã nâng đỡ, cứu giúp tôi trong lúc hoạn nạn mà an ninh đã giả danh bịa chuyện để bôi nhọ các Ngài.
Tôi kể lại những chuyện này những chuyện này chỉ với mục đích duy nhất: để cho mọi người biết thêm một câu chuyện nhỏ trong ngàn câu chuyện lớn trên đất nước của tôi. Nó không phải chỉ là một câu chuyện của riêng cá nhân tôi mà còn là câu chuyện của nhiều người, đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và phần kết luận của nó chưa biết sẽ chấm dứt lúc nào ở tương lai.
.
Nguyễn Hoàng Vi
nguồn:http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2012/09/28/toa-thi-kin-nhung-lot-ao-danh-dap-de-doa-thi-cong-khai/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001