Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

900. TRUNG QUỐC: SỰ THẤT SỦNG CỦA “THÁI TỬ ĐỎ” Ở TRÙNG KHÁNH

Posted by basamnews on 18/04/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TRUNG QUỐC: SỰ THẤT SỦNG CỦA “THÁI TỬ ĐỎ” Ở TRÙNG KHÁNH 

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 17/4/2012
Việc ông Bạc Hy Lai, Bí thư thành ủy Trùng Khánh, bị cách chức sau một sự thăng tiến đầy ấn tượng, đang làm rung chuyển đất nước Trung Quốc. Bài đăng trên tạp chí Le Point số ra cuối tháng 3/2012 viết về vấn đ này như sau:
Thông tin đến bất ngờ, ngắn gọn vào sáng 15/3. Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, một trong những nhân vật thành đạt nhất ở Trung Quốc, đã bị cách chức. Người thay ông, Trương Đức Giang, đã được bổ nhiệm nhưng không có một từ nào nói về việc bổ nhiệm mới đối với ông Bạc Hy Lai. Giữa một sự im lặng tới mức vô thanh của đảng Cộng sản Trung Quốc và một công cụ báo chí chính thức câm lặng về vấn đề này, mọi người đều hiểu rằng đây là một sự thất sủng.


Chỉ còn 6 tháng nữa là sẽ diễn ra sự kế tục đưa một thế hệ mới các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền vào thập niên mới, thông tin trên lập tức lan truyền khắp đất nước. 300 triệu người sử dụng Weibo, Twitter của Trung Quốc cùng với nhiều bài bình luận ủng hộ thái tử đỏ của thành phố Trùng Khánh. Từ đó, chế độ kiểm duyệt được thực hiện: không một bài bình luận nào được nhắc tới từ chủ chốt “Bạc Hy Lai”.
Nếu ông không hy sinh tất cả cho tham vọng của mình thì có lẽ ông đã có thể trở thành diễn viên điện ảnh. Người ta hình dung ông trong vai trò một Clark Gabl của Trung Quốc. Thân hình cao ráo, nụ cười quyến rũ, cái nhìn tinh tường, giọng trầm ấm, người ta nói rằng Bạc Hy Lai là mẫu người đàn ông rất hấp dẫn đối với phụ nữ Trung Quốc. Sự hấp dẫn của ông được tăng thêm bởi tài hùng biện và một sự làm chủ hoàn hảo phương tiện thông tin đại chúng trong nhân dân.
Sự hoan hô nhiệt liệt
Tháne 6/2011, tại Trùng Khánh, thành phố lớn với 33 triệu dân nằm ở phía Tây của đất nước Trung Quốc, nơi ông Bạc Hy Lai lãnh đạo từ 3 năm nay, đã diễn ra lễ kỷ niệm đầu tiên của đặc khu kinh tế này. Bạc Hy Lai chuẩn bị bước lên sân khấu. Một phòng chật ních người đang chờ đợi ông. Trong khi ông đang bước lên khán đài thì những người dân của thành phố hoan nghênh ông nhiệt liệt. Theo chương trình, Bạc Hy Lai sẽ phát biểu trong 10 phút đồng hồ để khai mạc buổi lễ. Nhưng sau hai từ cảm ơn, trước nỗi thất vọng chung và không một lời giải thích, ông đã thông báo rằng ông nhường lời cho thị trưởng thành phố. Tiếp theo là một bài diễn văn chán ngắt đầy giọng điệu quan liêu, trong khi Bạc Hy Lai nhẹ nhàng trở về chỗ ngồi với một thái độ ưu tư không giống với vẻ thường ngày của ông. Nhân vật sáng chói đã hiểu rằng số phận của con rồng bắt đầu thay đổi. Với thái độ thận trọng một cách đột ngột, nhưng chẳng phải là đã quá muộn rồi sao?
Đó là những ngày tháng mà Bạc Hy Lai thường trăn trở về một dự án: mùa thu năm 2012 sẽ bước vào giới cầm quyền của Trung Quốc. Để làm được điều này, ông phải được êkíp hết nhiệm kỳ, cũng như những người ngang hàng với ông, đại diện cho những trào lưu khác nhau, nhất trí chấp nhận. Nhưng giới chính trị Trung Quốc lại muốn ông có thái độ kín đáo và ôn hòa, trong khi vẫn làm tăng giá trị trong nội bộ các mạng lưới của ông, sự hiểu biết .về hệ thống và những thành tựu của ông.
Thế nhưng, thái độ thận trọng không phải là phẩm chất hàng đầu của Bạc Hy Lai, mà là về mặt chính trị. Bạc Hy Lai sinh năm 1949, khi quân đội Cộng sản của Mao Trạch Đông đè bẹp quân đội Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch. Cha ông là Bạc Nhất Ba, đồng chí của Mao Trạch Đông trong cuộc trường chinh vĩ đại. Khi còn nhỏ, Bạc Hy Lai sống trong giới các gia đình lãnh đạo cấp cao. Những người được hưởng đặc quyền của chế độ mới được học tại những trường tốt nhất và được ăn uống đầy đủ.
Cơ quan quyền lực 9 ghế của đất nưc
Nhưng tình hình trở đi xấu đi vào năm 1966 với việc diễn ra cuộc Cách mạng văn hóa. Bạc Hy Lai gia nhập phe phái cứng rắn nhất của hồng vệ binh. Phái “con ông cháu cha” giữ các chức vụ trong nhiều bộ, được Mao Trạch Đông khuyến khích “phá vỡ các thành trì”, đã đối xử ngược đãi các cựu đồng sự và đôi khi là cha mẹ của họ. Bạc Hy Lai đã bị ảnh hưởng sâu đậm từ trong da thịt của mình bởi thời kỳ này. Mẹ ông tự tử trong những điều kiện không rõ ràng, trong khi cha ông bị giam cầm. Khi giai đoạn của hồng vệ binh khép lại vào năm 1968, Bạc Hy Lai bị đi cải tạo ở nông thôn, sau đó ông được trở về Bắc Kinh làm việc trong một nhà máy công nghiệp nhẹ trong suốt tuổi trẻ của mình.
Khi các trường đại học lại mở cửa vào năm 1978, dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình, người đã tiến hành các cuộc cải cách làm biến đổi đất nước Trung Quốc, Bạc Hy Lai khi đó 30 tuổi, đã thâm gia tiến trình đó. Trở thành nhân vật chói sáng, ông vào học tại trường Đại học Bắc Kinh, học môn lịch sử, sau đó đi chuyên sâu vào ngành truyền thông và báo chí.
Cha ông, vừa vừa mới được phục hồi danh dự, rất thân với Đặng Tiểu Bình. Vì vậy Bạc Hy Lai đã không gặp khó khăn gì trong việc có được tấm bằng đại học và trở thành “nhà nghiên cứu” ở ban chấp hành trung ương. Trong những năm 1980, những ý kiến phát sinh giữa những người có tư tưởng cải cách và những người có tư tưởng bảo thủ. Chàng thanh niên Bạc Hy Lai ở vị trí thuận lợi để quan sát các cuộc đấu tranh giành quyền lực, trong đó có sự đi lên rồi bị thất sủng của hai thế tử ớ thời kỳ đó là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương. Ông đã tiến hành lập ra các mạng lưới riêng của mình, bởi vì ông muốn sau này đến lượt mình sẽ vào cơ quan 9 ghế đầy quyền lực quyết định số phận của đất nước Trung Quốc này.
Được phái tới tỉnh Liêu Ninh nằm ở phía Đông Bắc của đất nước, để thực hiện hướng nghiên cứu phát triển của tỉnh chuẩn bị cho sự trở lại Bắc Kinh của ông, lập tức ông đã khiến người ta phải chú ý tới ông. Tại Đại Liên, một cảng lớn nằm đối diện với Bắc Triều Tiên, ông mở một hội chợ quốc tế lớn. Các nhà đầu tư Nhật Bản, Nga và Bắc Triều Tiên đã đến tấp nập. Tin này được đăng trên trang nhất các báo. Sau 4 năm giữ chức tỉnh trưởng, năm 2004 ông trở về Bắc Kinh. Nhưng các cánh cửa của êkíp mới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó vẫn đóng. Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao đã chán ngấy về vai trò siêu trung gian của ông và một sự mờ ảo nào đó bao quanh các chiến dịch chống tham nhũng của ông ở Liêu Ninh.
Năm 2007, trong đợt đổi mới từng phần êkíp lãnh đạo, Bạc Hy Lai vẫn không vào được nơi bí ẩn của cơ quan quyền lực tối cao. Ông được điều tới nơi rất xa Bắc Kinh, tại Trùng Khánh, thành phố đông dân nhất Trung Quốc, với 33 triệu dân. Thành phố lớn này đã phải vất vả đổi mới nền công nghiệp nặng của mình và phải thu hút hàng triệu nông dân. Bạc Hy Lai dành ưu tiên cho cuộc đấu tranh chống mafia và kêu gọi Vương Lập Quân, người đã hỗ trợ ông trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở tỉnh Liêu Ninh. Những người đỡ đầu lần lượt bị thất sủng. Danh sách những người chống đối Bạc Hy Lai kéo dài thêm. Tại Bắc Kinh, các nhà trí thức có tư tưởng tự do lo ngại về các phương pháp vội vã của ông này.
Chiến dịch “văn hóa đỏ”
Nhưng Bạc Hy Lai không muốn Bắc Kinh lãng quên ông. Vô tuyến truyền hình địa phương phát đi những hình ảnh ca ngợi những thành tựu của ông và đầu năm 2011, bắt đầu một chương trình khiến người ta rất ngạc nhiên: chương trình quảng cáo về thương mại bị cấm phát và được thay thế bằng những khúc ca cách mạng của những năm 1950. Các bài hát này rất được lòng dân và được hát karaoke tự nguyện trong các gia đình. Chiến địch “văn hóa đỏ” đã đạt được thành công lớn và các buổi khiêu vũ vào tối thứ bảy tại thành phố lại mở các bản nhạc đỏ. Tò mò, các thế tử của chế độ tới tận nơi để nghiên cứu “mô hình” của Trùng Khánh. Nhưng chiến dịch này không được các nhà lãnh đạo cấp cao ưa thích, những người này vẫn còn nhớ kỷ niệm bi thảm về cuộc Cách mạng văn hóa và cách thức mà Mao Trạch Đông đã sử dụng quần chúng làm công cụ. Đối với các nhà lãnh đạo cấp cao này, Bạc Hy Lai dường như quá theo chủ nghĩa dân túy và vì vậy là nguy hiểm nên không thể tiếp cận được với các chức vụ cao hơn.
Tháng 2/2012 đã xảy ra một việc kỳ lạ. Vương Lập Quân, một người tin cậy của Bạc Hy Lai và đã cùng với ông này tiến hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng, xin cư trú chính trị nhưng vô ích tại lãnh sự quán Mỹ và tố cáo trên Internet những phương pháp “mafia” của ông chủ của mình. Ông này bị triệu về và bị thẩm vấn tại Bắc Kinh. Một chiến dịch được chuẩn bị từ trước để triệt hạ Bạc Hy Lai chăng? Người dân Trung Quốc tự hỏi cho đến khi có thông báo cách chức Bạc Hy lai ngày 15/3.
Hiện nay, các nhà lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu để nhà chính trị tài ba này vào một chức vụ cụ thể thì ông này sẽ không quên phục hoạt các mạng lưới của mình. Nhưng nếu sự trừng phạt quá nặng trước con mắt của một dư luận công chúng rất ủng hộ ông, thì tình trạng xáo trộn có thể sẽ xảy ra trong khi Bắc Kinh đang tìm cách bằng mọi giá phải duy trì “sự hài hòa”. Vì vậy, câu chuyện dài tập trên chưa thể kết thúc./.
(nguồn basamnew)
======================================================================

1 nhận xét:

  1. Lại cái trò đấu đá, tranh giành quyền lực
    Bọn tàu muôn đời vẫn không thể khác được

    Trả lờiXóa

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001