Cấp cứu cho ngành sư phạm
Nhà văn Nguyên Ngọc: Căn nguyên từ triết lý giáo dục
Nhà văn Nguyên Ngọc – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh (ảnh) – cho rằng, căn nguyên của việc thí sinh quay lưng với ngành sư phạm không chỉ ở chính sách mà còn bắt nguồn từ triết lý giáo dục. ông nói:
- Sự thật, rất nhiều nước ở phương Tây không có trường đại học sư phạm. Những người giỏi nhất trong xã hội sẽ đi dạy, sau khi học thêm những khóa học về phương pháp giáo dục. Chúng ta hiện không có quan niệm như vậy. Ngành sư phạm hiện nay lương rất thấp, điều kiện làm việc khó khăn, đến nỗi người ta nói “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Đã có một thời, chúng ta đề cao ngành sư phạm với nhiều ưu đãi cho các giáo sinh khi vào trường.
Thế nhưng, suốt 30 – 40 năm nay, chúng ta chưa bao giờ nhất quán trong chủ trương đối với ngành sư phạm. Giờ đây, ngành học này không thể nào chạy đua được với các ngành học thời thượng khác như kinh tế, công nghệ… Vì vậy, nhà nước cần phải có một cái nhìn khác đối với giáo dục, để biến các trường sư phạm thành những trường có chất lượng hàng đầu, có vậy mới mong đến việc nâng chất lượng người thầy. Đồng thời, khi giáo sinh ra trường cũng phải có được điều kiện làm việc và chính sách tiền lương hợp lý. Không thể đòi hỏi một người thầy tâm huyết với nghề, khi anh ta đang nhận một đồng lương chết đói.
“Một cái nhìn khác” đối với ngành sư phạm, thưa ông?
- Tôi nói thật, tư duy của người lãnh đạo đối với vai trò của ngành giáo dục cần phải được thay đổi. Bộ trưởng Bộ GDĐT không chỉ là một người có chuyên môn sư phạm mà còn phải là một nhà văn hóa lớn, như trước đây chúng ta đã có các ông Nguyễn Văn Huyên hay Tạ Quang Bửu. Tôi thấy những người lãnh đạo Bộ GDĐT ít trăn trở trước tỉ lệ thi vào các ngành học KHXH mỗi năm một giảm. Họ ít đưa ra những chính sách hữu hiệu để cải thiện tình hình này.
Con số 60 bộ hồ sơ đăng ký thi vào ngành sư phạm ở các trường trung học tại TPHCM có làm các vị lãnh đạo giật mình? Có vị cựu Bộ trưởng Bộ GDĐT, từng chủ trương “đào tạo theo nhu cầu xã hội”, nhưng nhu cầu xã hội lại thay đổi liên tục. Nước Mỹ trước đây cũng nghĩ vậy, nhưng rồi họ thay đổi rất nhanh. Giáo dục Mỹ tập trung vào những kiến thức cơ bản để người ta dễ dàng thích nghi với nhu cầu công việc thực tế. Tôi không nghĩ rằng, ngành sư phạm là một ngành quá đặc biệt, nhưng phải có những người giỏi nhất để đào tạo trở thành thầy giáo. Muốn vậy, chúng ta phải nhắc lại vấn đề chính sách và tiền lương cho giáo viên.
Từ đầu ông có nói đến căn nguyên từ triết lý giáo dục?
- Tôi nghĩ mình không cần phải nhắc lại những vụ án dã man trong thời gian qua hoặc những đoạn phim nữ sinh đánh nhau tàn tệ đuợc tung lên mạng. Điều đáng sợ, thủ phạm trong các vụ án mỗi ngày một trẻ tuổi và đám đông chung quanh các vụ đánh nhau luôn tỏ ra dửng dưng hoặc cổ vũ. Việc đề cao những giá trị vật chất hoặc tập trung vào các ngành khoa học công nghệ, mà không bao giờ nhắc đến khoa học nhân văn chỉ biến người ta thành một thứ máy móc lạnh lùng. Triết lý giáo dục cao nhất vẫn là đào tạo ra một con người có suy nghĩ độc lập và nhân văn.
Trung Bảo thực hiện
Nguồn: http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Nha-van-Nguyen-Ngoc-Can-nguyen-tu-triet-ly-giao-duc/60745.bld
(nguồn laodong)
Trong ngành giáo dục, vai trò của người thầy rất quan trọng. Hơn nửa thế kỷ trước, chúng ta đã từng có những trường ĐH với các tên tuổi sáng chói, như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, triết gia Trần Đức Thảo, nhà nghiên cứu Đào Duy Anh. Chính những người thầy này đã đào tạo ra các trí thức nổi tiếng như Cao Xuân Hạo, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng… đã để lại nhiều công trình học thuật giá trị. Nhưng rồi sau đó, trình độ của nguời thầy cứ xuống dần bởi các nguyên nhân xã hội, tư tuởng… khiến ngành giáo dục ngày một xuống cấp và bây giờ là bị lạnh nhạt.
Thưa ông, làm sao để nâng cấp trình độ của nguời thầy, khi những con số thống kê cho thấy ngành sư phạm không phải là một ngành học thu hút?- Sự thật, rất nhiều nước ở phương Tây không có trường đại học sư phạm. Những người giỏi nhất trong xã hội sẽ đi dạy, sau khi học thêm những khóa học về phương pháp giáo dục. Chúng ta hiện không có quan niệm như vậy. Ngành sư phạm hiện nay lương rất thấp, điều kiện làm việc khó khăn, đến nỗi người ta nói “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Đã có một thời, chúng ta đề cao ngành sư phạm với nhiều ưu đãi cho các giáo sinh khi vào trường.
Thế nhưng, suốt 30 – 40 năm nay, chúng ta chưa bao giờ nhất quán trong chủ trương đối với ngành sư phạm. Giờ đây, ngành học này không thể nào chạy đua được với các ngành học thời thượng khác như kinh tế, công nghệ… Vì vậy, nhà nước cần phải có một cái nhìn khác đối với giáo dục, để biến các trường sư phạm thành những trường có chất lượng hàng đầu, có vậy mới mong đến việc nâng chất lượng người thầy. Đồng thời, khi giáo sinh ra trường cũng phải có được điều kiện làm việc và chính sách tiền lương hợp lý. Không thể đòi hỏi một người thầy tâm huyết với nghề, khi anh ta đang nhận một đồng lương chết đói.
“Một cái nhìn khác” đối với ngành sư phạm, thưa ông?
- Tôi nói thật, tư duy của người lãnh đạo đối với vai trò của ngành giáo dục cần phải được thay đổi. Bộ trưởng Bộ GDĐT không chỉ là một người có chuyên môn sư phạm mà còn phải là một nhà văn hóa lớn, như trước đây chúng ta đã có các ông Nguyễn Văn Huyên hay Tạ Quang Bửu. Tôi thấy những người lãnh đạo Bộ GDĐT ít trăn trở trước tỉ lệ thi vào các ngành học KHXH mỗi năm một giảm. Họ ít đưa ra những chính sách hữu hiệu để cải thiện tình hình này.
Con số 60 bộ hồ sơ đăng ký thi vào ngành sư phạm ở các trường trung học tại TPHCM có làm các vị lãnh đạo giật mình? Có vị cựu Bộ trưởng Bộ GDĐT, từng chủ trương “đào tạo theo nhu cầu xã hội”, nhưng nhu cầu xã hội lại thay đổi liên tục. Nước Mỹ trước đây cũng nghĩ vậy, nhưng rồi họ thay đổi rất nhanh. Giáo dục Mỹ tập trung vào những kiến thức cơ bản để người ta dễ dàng thích nghi với nhu cầu công việc thực tế. Tôi không nghĩ rằng, ngành sư phạm là một ngành quá đặc biệt, nhưng phải có những người giỏi nhất để đào tạo trở thành thầy giáo. Muốn vậy, chúng ta phải nhắc lại vấn đề chính sách và tiền lương cho giáo viên.
Từ đầu ông có nói đến căn nguyên từ triết lý giáo dục?
- Tôi nghĩ mình không cần phải nhắc lại những vụ án dã man trong thời gian qua hoặc những đoạn phim nữ sinh đánh nhau tàn tệ đuợc tung lên mạng. Điều đáng sợ, thủ phạm trong các vụ án mỗi ngày một trẻ tuổi và đám đông chung quanh các vụ đánh nhau luôn tỏ ra dửng dưng hoặc cổ vũ. Việc đề cao những giá trị vật chất hoặc tập trung vào các ngành khoa học công nghệ, mà không bao giờ nhắc đến khoa học nhân văn chỉ biến người ta thành một thứ máy móc lạnh lùng. Triết lý giáo dục cao nhất vẫn là đào tạo ra một con người có suy nghĩ độc lập và nhân văn.
Trung Bảo thực hiện
Nguồn: http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Nha-van-Nguyen-Ngoc-Can-nguyen-tu-triet-ly-giao-duc/60745.bld
(nguồn laodong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001