Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012


ĐỐ MTTQVN BIẾT CÓ BAO NHIÊU ĐBQH ĐÃ BỊ BÃI MIỄN?.. 

Mai Thanh Hải - Chuyện về "Bà Nghị Đặng Thị Hoàng Yến" đã được mình viết từ lâu, ngay từ khi bà ý phấp phới áo dài hoa hoét, đi cùng một số "chân dài Quốc hội" khác, bước vào Hội trường Bộ Quốc phòng, họp kỳ thứ Nhất, Quốc hội (QH) Khóa XIII (ở đây, ở đây).

Thế nên ngày hôm nay, sau khi từ đứa trẻ con thò lò mũi cho đến cụ già chuẩn bị đi tập dưỡng sinh tại Văn Điển biết rành rẽ chuyện về bà Yến, cái Ủy ban Trung ương MTTQVN do nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Vũ Trọng Kim bị kỷ luật, về làm Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký "khối Đại đoàn kết dân tộc", mới nhóm họp (mà họp kín nhá! Nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng kín mấy thì cũng thách kẹo, bố ai dám có ý kiến bênh vực "Nghị Yến") và tất nhiên, ra cái kết luận mà từ bà bán gà đến bác chạy xe ôm cũng biết... thì mình cũng chả lạ.


Mình chỉ thấy lạ: MTTQ hoành tráng trong bao năm trước, đến thời ông Huỳnh Đảm lập bập, Vũ Trọng Kim về từ đất Quảng, hình như càng "bình hoa cây cảnh" đến thảm hại.

Có 2 hoạt động nổi bật, được người ta lờ mờ biết đến nhất là: Kêu gọi đóng góp từ thiện sau mỗi trận bão lụt và hiệp thương, giám sát, phê chuẩn các ứng cử viên vào ĐBQH, HĐND.

Nhưng vụ từ thiện tan tành bởi cứ bẵng đi thời gian, lại phát hiện MTTQ địa phương ăn chặn, sai phạm trong sử dụng tiền - hàng từ thiện. Đến giờ, cái chức năng giám sát bầu cử và phê chuẩn ứng viên vào ĐBQH cuối cùng để người ta biết đến các ổng, cũng có nguy cơ tan tành mây khói bởi bà Đặng Thị Hoàng Yến.

Có rất nhiều chuyện đáng nói về câu chuyện này, nhưng bây giờ chỉ nhắc đến vài vị ĐBQH bị bãi miễn tư cách Đại biểu, mà dân tình vẫn nhắc, giống như "Bà Nghị" Hoàng Yến, để tìm hiểu xem các cụ làm công tác Mặt trận ngày xưa khác với các ông "trận nào cũng có mặt" bây giờ, dư thế lào. Hi! Hi!..
---------------------------------------------------------------------------------

Khóa XI: Ông Lê Minh Hoàng, sinh năm 1945, làm Giám đốc Công ty Điện lực TP. HCM từ năm 1998 đến tháng 7/2005.

Ông Hoàng được Uỷ ban MTTQ TP.HCM giới thiệu ứng cử ngày 19/5/2002 tại địa bàn Quận 6 và đã trúng cử ĐBQH Khoá XI (2002 -2007).

Tháng 11/2005, QH đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với ông Lê Minh Hoàng.

Trước đó, được sự đồng ý của UBTVQH, Cục Cảnh sát Điều tra (Bộ Công an) đã bắt tạm giam ông Lê Minh Hoàng sau khi thực hiện khám xét trụ sở và nhà riêng của bị can này. Ông Hoàng bị khởi tố về hành vi Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165, Bộ Luật Hình sự).

Theo tài liệu điều tra, trong việc tổ chức đấu thầu mua 312.000 điện kế điện tử, ông Hoàng đã vi phạm quy định về đấu thầu, nhập lô hàng giả về xuất xứ, kém chất lượng, gây thiệt hại với khách hàng và bức xúc trong nhân dân.

Tiếp đó, sáng ngày 29/11/2006, hơn 83% ĐBQH đã đồng ý bãi nhiệm tư cách ĐBQH khóa XI với ông Mạc Kim Tôn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình do lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo UBTVQH, ông Mạc Kim Tôn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây bất bình trong dư luận, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Theo điều tra của Công an tỉnh Thái Bình, dưới sự "bảo hộ" của ông Mạc Kim Tôn, Trần Thị Ánh (tức Hà) đã lừa mua của 3 Công ty gần 390 máy tính để bàn, hơn 30 máy tính xách tay, 25 máy chiếu đa năng và 7 thiết bị khác, với tổng số tiền phải thanh toán hơn 4,2 tỷ đồng. Ông Tôn đã trực tiếp nhận gần 100 triệu đồng "tiền biếu" của 11 trường được lắp máy tính, 10 món quà biếu của Ánh trị giá hơn 60 triệu đồng.

Ngày 21/7/2006, ông Tôn bị khởi tố bị can, bắt tạm giam khám xét nơi ở và làm việc về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281, Bộ luật Hình sự).


Khóa I, Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tổng số ĐBQH là 403, trong đó có 333 ĐB được bầu, số ĐB không qua bầu cử là 70 người, gồm 20 ĐB thuộc Việt Nam Cách mệnh Ðồng minh Hội (Việt Cách) và 50 ĐB thuộc Việt Nam Quốc dân Ðảng (Việt Quốc).

Việc có các ĐB đặc cách không qua bầu cử này, là theo thoả thuận trước cuộc bầu cử đạt được ngày 24/12/1945 giữa Việt Minh với Việt Cách và Việt Quốc. Việc này thể hiện chủ trương của Việt Minh về hoà hợp dân tộc, tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đáng chú ý là QH Khóa I cũng truất quyền ĐBQH của một số cá nhân như sau (Nguồn đây):

I. ĐBQH DO NHÂN DÂN BẦU RA TRONG CUỘC TỔNG TUYỂN CỬ NGÀY 6/1/1946:

Lương Như Ý (Tày, Lạng Sơn), Hoàng Văn Hà (Tày, Hải Ninh), Cầm Ngọc Lương (Thái, Yên Bái), Đỗ Trọng Thìn và Nguyễn Văn Chung (Bắc Ninh), Phạm Bích Tuế (Phú Thọ), Nguyễn Công Kiêm (Vĩnh Yên), Lê Văn Hòe và Đào Trọng Kim (Sơ Tây), Lê Văn Khả, Bùi Hữu Sủng Ngô Quang Vũ (Hải Dương), Nguyễn Mạnh Hà (Hưng Yên), Nguyễn Thiện Hước và Dương Tư Nguyên (Kiến An), Vũ Quý Mão, Vũ Nhận, Trần Đình Trọng (Thái Bình), Đỗ Văn Đoan, Trịnh Hoài Đức, Đoàn Phú Tứ, Vũ Ngọc Trác (Nam Định), Lê Trần Đức, Nguyễn Hữu Ngọc, Nguyễn Văn Tĩnh tức Tinh Hoa, Nguyễn Vĩnh Thụy tức Bảo Đại (Thanh Hóa), Sầm Văn Kim (Thái, Nghệ An), Thích Mật Thể (Thừa Thiên), Đinh May (Ra Đê, Quảng Ngãi), Djouik John (Ba Na), Ouok (Ba Na), Lưu Phương (cùng ở Kon Tum), Recom Rock (Gia Rai, Pleiku), Lưu Ái (Chăm, Phan Rang), Huỳnh Tấn Dõi (Bình Thuận), Tuprong Hiếu (Đồng Nai Thượng), Lê Đình Cư, Kiều Tấn Lập, Vũ Văn Lương (Chợ Lớn), Lê Văn Mảng (Gia Định), Nguyễn Đức Nhẫn (Thủ Dầu Một), Trần Quế Tử (Bến Tre); Nguyễn Văn Kiểu, Trương Hữu Tước (Sa Đéc), Dương Văn Ân (Long Xuyên), Lê Thành Phiên (Sóc Trăng), Nguyễn Văn Đính tức Hoàng Kế Ngô (Bạc Liêu)

II. ĐBQH ĐƯỢC MỞ RỘNG THÊM KHÔNG QUA BẦU CỬ


VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG

Hoàng Ngọc Bách, Nguyễn Tương Bách, Ngô Văn Cẩn, Nguyễn Văn Chấn, Phạm Trọng Chi, Nguyễn Tắc Chung, Trần Trung Dung, Đỗ Đình Tạo, Phạm Gia Độ, Nghiêm Xuân Hàm, Nguyễn Tôn Hoàn, Phạm Như Hổ, Lê Minh Huy, Đinh Văn Kính, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Đôn Lâm, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Văn Luân, Nguyễn Văn Lực, Đào Văn Minh, Lê Ninh, Phan Kích Nam, Nguyễn Thượng Nghi, Chu Bá Phượng, Trình Quốc Quang, Lê Văn Quất, Nguyễn Văn Quỳ, Cung Đình Quỳ, Ngô Trung Sơn, Đặng Văn Sung, Nguyễn Tường Tam, Trịnh Như Tấu, Phạm Hoàng Tín, Lê Toại, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Xuân Tùng, Phạm Tất Thắng, Nguyễn Duy Thanh, Nghiêm Xuân Thiện, Nguyễn Văn Thư, Trịnh Trạc, Phan Trâm, Vũ Đình Trí, Đỗ Văn, Cung Thức Vân, Nguyễn Bạch Vân, Nguyễn Văn Viễn, Phạm Sinh Vinh, Nghiêm Xuân Việt

VIỆT NAM CÁCH MẠNG ĐỒNG MINH HỘI

Nguyễn Dương Dung, Dương Văn Dư, Đào Hữu Dương, Nông Kính Đậu (Tày), Nguyễn Cao Hách, Nguyễn Hữu Hợp, Đỗ Đình Khôi, Bùi Quý Tước, Đặng Văn Tường, Nguyễn Hải Thần, Đàm Quang Thiện, Trương Đình Trí, Nông Quốc Long, Triệu Văn Hợi.
---------------------------------------------------------------------------------
* Hình minh họa lấy từ Internet, chỉ có tính minh họa không liên quan đến nội dung baì viết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001