Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Bình luận về vụ bắt Dương Chí Dũng 

Vụ bắt cựu Cục trưởng hàng hải và cựu Chủ tịch Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines Phạm Chí Dũng đặt câu hỏi liệu việc xử lý tình huống này báo hiệu điều gì trong thời gian tới đây.
Vụ bắt ông Dũng được cho là cách 'kiểm soát thiệt hại' của Thủ tướng
Vụ bắt ông Dũng được cho là cách ‘kiểm soát thiệt hại’ của Thủ tướng
Trong vụ Vinashin trước đó, một nguyên Trưởng phòng và một nguyên Tổng giám đốc thuộc hai công ty con khác nhau hiện vẫn còn đang bỏ trốn.
Ông Dũng bị bắt chỉ hai tuần sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trong một phiên họp về tham nhũng rằng phải “bắt bằng được” vị cựu lãnh đạo Vinalines.
Vị Thủ tướng cũng được báo chí dẫn lời nói ông Dương Chí Dũng “từng nắm giữ nhiều chức vụ, được bầu làm đại biểu dự Đại hội Đảng XI” và nói thêm:
“Tất cả chức danh, vị trí công tác ấy đã được các cấp có thẩm quyền về cán bộ thẩm tra với thủ tục dày đặc, thế mà vẫn lọt sai phạm”.
‘Sức ép lên Thủ tướng’
Mặc dù Việt Nam luôn bác bỏ sự liên quan của các vụ án lớn tới chính trị, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện quốc phòng Úc nói đây là điều “không tránh khỏi”.
Ông nói các nước phát triển như Úc có hệ thống tư pháp độc lập và người đứng đầu ngành tư pháp có thể đưa ra các quyết định mà không cần phải nhìn ngó tới các chính trị gia.
“Những đại công ty [ở Việt Nam] là con đẻ của Thủ tướng và ông là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng”.
Giáo sư Carl Thayer
Nhưng điều này chưa xảy ra tại Việt Nam và cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay cũng nhuốm màu chính trị.
Giáo sư Thayer xem việc bắt ông Dũng là động thái “kiểm soát tác hại” của chính Thủ tướng Việt Nam và khó có khả năng việc chống tham nhũng sẽ đi xa hơn so với trước đây.
“Những đại công ty [ở Việt Nam] là con đẻ của Thủ tướng và ông là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng.
“Các nhà lãnh đạo Đảng ở Việt Nam luôn nói, mặc dù chỉ nói suông, họ sẽ truy cứu những người tham nhũng bất kể họ giữ chức vụ cao tới đâu.
“Nhưng họ luôn dừng ở các cấp thấp hơn nhiều so với ủy viên Bộ Chính trị, có thể là đến cấp Thứ trưởng hoặc ủy viên trung ương nhưng không bao giờ lên mức cao hơn thế”.
Mặc dù vậy, ông Thayer nói Thủ tướng Dũng đang chịu “sức ép rất lớn” vì đã để tồn tại một môi trường kinh doanh lỏng lẻo cho dù ở các tổng công ty hay trong ngành ngân hàng.
‘Tư duy sai lầm’
Trong khi đó bình luận từ Hà Nội, tiến sỹ Nguyễn Quang A nói việc ông Dũng bị bắt là tín hiệu tốt nhưng nó không có ý nghĩa quá lớn trong việc chống tham nhũng nói riêng và các thay đổi tích cực trong xã hội nói chung:
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng việc bắt được ông Dũng là một dấu hiệu tốt cho việc trừng trị những kẻ tham nhũng và dư luận trong thời gian vừa qua cũng nêu lên rất nhiều có ai bao che, vẽ đường cho ông Dũng này chạy hay không.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói 'tư duy sai lầm' của Đảng cộng sản đã 'đẻ ra' Vinashin và Vinalines
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói ‘tư duy sai lầm’ của Đảng cộng sản đã ‘đẻ ra’ Vinashin và Vinalines
“Tôi nghĩ việc bắt được ông đó thì nó sẽ phanh phui ra đường dây vẽ đường cho ông Dũng như vậy nếu chuyện đó là thực.
“Và nếu làm được thế và làm được rạch ròi ra thì sẽ là điều tốt nói chung cho xã hội”.
Mặc dù vậy, vị tiến sỹ cũng nói thêm: “Tuy nhiên để nói rằng một cái việc của ông Dũng mà giải quyết được một bước rất lớn để giải quyết vấn đề chống tham nhũng thì hơi quá vì đấy dẫu sao vẫn chỉ là một vụ việc, một trường hợp.
“Còn gốc rễ của vấn đề tham nhũng mà chưa đụng đến thì cũng chẳng giải quyết được nhiều lắm.
“Tôi nghĩ rằng nếu mà Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đường lối của mình về mặt kinh tế, vẫn coi rằng nhà nước phải trực tiếp làm kinh tế thông qua các tập đoàn, các tổng công ty và coi đó là sức mạnh vật chất của mình để điều khiển xã hội, dùng các tập đoàn, các tổng công ty như thế làm công cụ thì hết Vinashin và Vinalines thì lại đến Vinashin và Vinalines khác.
“…bản thân cái cơ chế đấy, bản thân tư duy sai lầm đấy nó đẻ ra những Vinashin và Vinalines và những ông Dũng như thế này”.
‘Sức ép xã hội’
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng nói ông không hy vọng Đảng cộng sản sẽ tự thay đổi mà cần phải có sức ép lên đảng từ phía xã hội, khối doanh nghiệp và người dân nói chung.
Vị tiến sỹ cho rằng việc thay đổi và cho phép cạnh tranh chính trị là vì lợi ích của chính đảng cầm quyền hiện nay.
Ông nói điều mà ông gọi là “tham nhũng đại trà và rộng khắp” ở Việt Nam chỉ có thể được giải quyết bằng việc minh bạch hóa trong đó có đòi hỏi phải có tự do báo chí.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/09/120905_doctor_quang_a.shtml?bw=bb&mp=wm&bbcws=1&news=1
Trong khi đó Giáo sư Carl Thayer lại có vẻ cho rằng khối doanh nghiệp nhà nước đang bao trùm khắp nền kinh tế là chỗ dựa của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đối thủ chính trị của Thủ tướng sẽ phải dè chừng sức mạnh của khối này khi tấn công ông.
Ông Thayer cũng nói các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn muốn giữ ổn định và sẽ không có chuyện các quan chức chóp bu hay các ủy viên bộ chính trị phải trả giá bằng chiếc ghế của họ.
Một trong các lý do là Việt Nam không muốn các nhà đầu tư phát hoảng gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Nhưng ông cũng nói chính các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ là nạn nhân sắp tới của chiến dịch thanh lọc kinh tế hiện nay khi những khoản lỗ lớn tại các liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài bị nhắm tới.
Ông nói đối tác Việt Nam trong những liên doanh như vậy có nhiều khả năng sẽ đẩy trách nhiệm sang phía nước ngoài.
Còn Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng không nên hình sự hóa việc quản lý kinh doanh vì các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân đều phải đối mặt với “rủi ro và lỗ lã”.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120905_duong_chi_dung_comments.shtml
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41001
===================================================================
Cầu Nhật Tân - Ai đứng sau Dương Chí Dũng phá đất nước?

Cầu Nhật Tân
Chuyện Vinalines đã be bét như vậy mà gần đây Thủ tướng vẫn chủ trì cuộc họp với Bộ Giao thông Vận tải nghe cơ quan này trình bày đề án đầu tư thêm 100.000 tỉ đồng cho Vinalines. Sau đó, Thủ tướng lại rêu rao là “quyết bắt bằng được Dương Chí Dũng”. Thực tế, việc bắt họ Dương vừa qua lại do lực lượng đối lập với Thủ tướng thực hiện. Cần nhắc lại một sự thật không thể chối bỏ là dưới sự lãnh đạo, quản lý và trong phạm vi trách nhiệm của Thủ tướng, hai cái Vina (Vinalines + Vinashin) đã xơi của đất nước ta gần 7 tỉ USD.
Dương Chí Dũng từng kinh qua các chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, Cục trưởng Cục hàng hải đã bị bắt ngày 3/9/2012 tại Campuchia. Việc ông này trốn thoát ngay trước khi cơ quan chức năng tống đạt quyết định bắt giam đang đặt ra câu hỏi lớn đối với lãnh đạo Bộ Công an.

Trung tướng Phạm Quý Ngọ (caravat đỏ), Thứ trưởng Bộ CA “thăm” Vinalines dịp Tết vừa qua

Đảng viên ưu tú và những cú “ảo thuật” nghìn tỉ

Năm 2011, ông Dương Chí Dũng được trên gắn mác Đảng viên ưu tú, đại diện cho ngành GTVT đi dự đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Chỉ trong thời gian ngắn từ 2007, bằng nhiều thủ đoạn và được hệ thống quan trên đỡ đầu, quan tham này đã tham ô và phá khoảng gần 50.000 tỉ đồng (tương đương gần 2,5 tỉ USD). Giữa năm 2011, Tổng thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định thành lập đoàn Thanh tra 5 tập đoàn nhà nước trong đó có Vinalines. Trong thời gian thanh tra, Đoàn Thanh tra CP phát hiện nhiều sai phạm ở Vinalines và đã kịp thời báo cáo bằng văn bản lên Tổng thanh tra CP, Bộ chủ quản, Thủ tướng.
Lúc này, ông Dương Chí Dũng vẫn đang tại chức (Chủ tịch HĐQT Vinalines).
Theo Thanh tra Chính phủ, ngoài những sai phạm trong phát triển đội tàu, công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines giai đoạn 2007 – 2010 còn xuất hiện những lỗ hổng lớn, đặc biệt là trong quá trình đầu tư xây dựng cảng, nhà máy sửa chữa tàu biển.
Đặc biệt, vào tháng 6/2007, Vinalines phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó có hạng mục mua và lắp đặt 1 ụ nổi cũ No83M có sức nâng 25.000 tấn. Ban đầu, tổng mức đầu tư dự kiến cho ụ nổi này là hơn 14 triệu USD, bao gồm chi phí sửa chữa tại nước ngoài và chi phí vận chuyển về VN. Nhưng sau đó, Vinalines quyết định tự đưa về VN và giao cho Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines sửa chữa. Tuy nhiên, giá đưa ụ nổi này về VN đã là 13,5 triệu USD, quá trình sửa chữa tiêu tốn thêm hàng trăm tỉ đồng. Chưa hết, ụ nổi này được xác định là đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định.
Trước đó, khi có mặt tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ đầu tháng 8/2010, thời điểm cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình bị cơ quan công an khởi tố, ông Dương Chí Dũng được giao nhiệm vụ làm rõ hơn về quá trình tiếp nhận các đơn vị được chuyển giao khi Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy tiến hành tái cơ cấu. Trả lời báo chí, ông Dũng từng khẳng định: “Chúng tôi sẽ có cách làm bài bản hơn”, “chỉ nhận nợ sau khi đã kiểm toán”… Tuy nhiên sự việc sau đó xảy ra thì ai cũng đã biết. Như vậy, vụ mua ụ nổi No 83M là một cố ý sai phạm rõ ràng.

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đánh tháo cho Dương Chí Dũng

Tháng 8/2011, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhậm chức. Tháng 9/2011, Bộ trưởng Thăng làm việc với Vinalines và nhận thấy sự nghiêm trọng trong các nội dung mà Thanh tra Chính phủ đang làm rõ. Đinh Bộ trưởng, lấy cớ Tổng Công ty này đang mất đoàn kết, đã ký tờ trình lên Thủ tướng, các Bộ liên quan đề xuất đưa ông Dũng về làm Cục trưởng Hàng hải, thủ trưởng của đơn vị có chức năng quản lý nhà nước trong chính lĩnh vực mà ông Dũng đang phá. Sau đó, Bộ GTVT và Bộ Nội vụ có văn bản trình Ban cán sự Đảng Chính phủ và đã được chấp thuận.
Các quan cần biết rằng Tổng công ty 91 (trong đó có Vinalines) do Thủ tướng trực tiếp quản lý và điều hành. Về chức vụ Đảng, sau khi được bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải, ông Dũng chỉ được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy Cục (đảng bộ cấp cơ sở), còn trước đó ông Dũng đang là Ủy viên Thường vụ đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương (tương đương với cấp tỉnh) và làm Bí thư Đảng ủy Vinalines (đảng bộ cấp trên cơ sở). Việc chuyển ông Dũng đi làm Cục trưởng như vậy thực chất là hạ cấp. Nếu lấy cớ là mất đoàn kết, ông Thăng có dám công khai ông Dũng đã mất đoàn kết với ai không? Trên cơ sở nào, dựa vào đâu mà ông Thăng đưa ra cái cớ này (trong khi cả dàn lãnh đạo Vinalines đều bị bắt).

Ngoài ông Đinh La Thăng, còn những ai khác bảo kê cho Dương Chí Dũng

Ngày 23/12/2011, Bộ GTVT có Tờ trình số 8794/TTr-BGTVT gửi Ban cán sự Đảng Chính phủ. Ngày 26/12/2011 Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương có Văn bản số 429-CV/ĐUK về công tác cán bộ của Vinalines, trong đó nêu rõ Ban Thường vụ Đảng uỷ thống nhất với chủ trương của Ban cán sự đảng Chính phủ về việc điều động và bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng.
Một người được bổ nhiệm bao giờ cũng phải có trong quy hoạch, kể cả ngày mai làm quy trình thì hôm nay anh ta cũng phải có trong quy hoạch, trước khi đưa ra làm lấy phiếu tín nhiệm. Cụ thể trong trường hợp này, Ban cán sự Đảng Bộ GTVT phải đưa ông Dũng vào quy hoạch rồi mới triển khai lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc (Vinalines), sau đó mới đến Cục Hàng hải. Đối với các Tổng công ty 91 như Vinalines, Chủ tịch Hội đồng thành viên do Thủ tướng bổ nhiệm thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm định. Trách nhiệm của Bộ này thể hiện rõ trong Tờ trình số 07/TTr-BNV mà Bộ Nội vụ đồng ý với đề xuất đánh tháo cho Dương Chí Dũng.
Sau khi Bộ Nội vụ có Tờ trình số 07/TTr-BNV về công tác nhân sự tại Vinalines, ngày 06/02/2012, Thủ tướng có Quyết định số 142/QĐ-TTg về việc ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch HĐTV Vinalines để Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm Cục trưởng Cục HHVN. Cũng trong ngày này, Bộ trưởng Bộ GTVT có Quyết định số 221/QĐ-BGTVT về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng giữ chức Cục trưởng Cục HHVN. Mọi quyết định đều nhanh đến mức trẻ con cũng buộc phải nghĩ rằng các quyết định trên đã được soạn sẵn cùng thời gian (nhất là trong nền hành chính trì trệ như ở Việt Nam).

Thủ tướng nói gì đây?

Theo Nghị định 42/CP về Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, quyết định mua sắm có trị giá 200 tỉ đồng trở lên (như dự án mua tàu) thuộc dự án nhóm A, phải được sự chấp thuận của Chính phủ. Thêm nữa, trong số 73 tàu cũ mà Vinalines mua lại để kinh doanh với tổng vốn đầu tư lên đến gần 23.000 tỉ đồng, ba dự án sửa chữa tàu biển mà Vinalines góp vốn đầu tư ở Công ty TNHH Vinalines – Đông Đô (Hải Phòng), Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam (Vũng Tàu) và Công ty cổ phần Sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines (Quảng Ninh) đều là những dự án không có trong kế hoạch phát triển đã phê duyệt của Vinalines và càng không có trong quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy.

Không còn gì để nói thêm

Chuyện Vinalines đã be bét như vậy mà gần đây Thủ tướng vẫn chủ trì cuộc họp với Bộ Giao thông vận tải nghe cơ quan này trình bày đề án đến năm 2020 đầu tư thêm 100.000 tỉ đồng cho Vinalines. Sau đó, Thủ tướng lại rêu rao là “quyết bắt bằng được Dương Chí Dũng”. Thực tế, việc bắt họ Dương vừa qua lại do lực lượng đối lập với Thủ tướng thực hiện. Một sự thật không thể chối bỏ cần nhắc lại là dưới sự lãnh đạo, quản lý và trong phạm vi trách nhiệm của Thủ tướng, hai cái Vina (Vinalines + Vinashin) đã xơi của đất nước ta gần 7 tỉ USD.





Admin gửi hôm Thứ Năm, 06/09/2012 
nguồn:http://danluan.org/node/14173
===============================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001