Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

B52 và MIG 21 – Phạm Tuân và Xuân Thiều

Chủ nhật, ngày 30 tháng mười hai năm 2012 
B52 ở Georgia. Ảnh: HM
B52 ở Georgia. Ảnh: HM
MIG21 và Atoll - K13 ở Air Space Museum tại Virginia. Ảnh: HM.Atoll do phía Mỹ cung cấp cho Taiwain trên máy bay F86 và trong một lần đối đầu năm 1958  với máy bay Trung Quốc, họ đã bắn ra nhưng tịt ngòi. Trung Quốc mò lên và tặng Liên Xô. Cường quốc này trộm luôn và biến thành đồ Atoll - K13 bắn lại Mỹ. (Bảng chỉ dẫn)MIG21 và Atoll – K13 ở Air Space Museum tại Virginia. Ảnh: HM.
Atoll là mã NATO gọi tên lửa K13 của Liên Xô. Nguồn gốc K13 lấy từ tên lửa Sidewinder do phía Mỹ cung cấp cho Taiwain trên máy bay F86 và trong một lần đối đầu năm 1958 với máy bay Trung Quốc, họ đã bắn ra nhưng tịt ngòi, rơi xuống biển. Trung Quốc mò lên và tặng Liên Xô. Cường quốc này trộm luôn và biến thành đồ K13 bắn lại Mỹ. (Bảng chỉ dẫn). Thông số kỹ thuật: dài 2,6m, nặng 45,5kg, đầu đạn mang 5,9kg thuốc nổ, tầm bắn 8,7km. Xem thêm http://airandspace.si.edu/collections/artifact.cfm?id=A19930363000. Chính là quả tên lửa Atoll mà tôi chụp ở Viện bảo tàng VA (Chantily).
Lẽ ra kỷ niệm 40 năm chiến dịch Christmas Bombing – Ném bom dịp Giáng Sinh vào Hà Nội từ 18 đến 30-12-1972, người ta chờ đợi một sự thật: MIG21 của Việt Nam có thực sự bắn rơi B52 như phía Việt Nam công bố hay không?
Nếu MIG21 cận chiến thật thì ai đã làm việc đó, Phạm Tuân hay Xuân Thiều, hay cả hai đều lập chiến công?

Anh Basam đã có bài chi tiết về vấn đề này, có vài chứng cứ lấy từ Wiki, một tài liệu mở trên internet, người ta dễ dàng sửa đi, làm cho người đọc cảm thấy băn khoăn không biết nguồn nào đáng tin cậy.
Báo chí nước nhà thiên về chiến thắng oanh liệt nhưng các số liêu cũng không nhất quán. Với lối viết kiểu tuyên truyền, bạn đọc ngầm hiểu, MIG 21 của Việt Nam từng bắn rơi 3 máy bay B52 (Wiki tiếng Việt phần về MIG21).
Cho đến gần đây, tôi vẫn luôn tin như vậy và thấy Wiki viết đúng.
Trường hợp đầu tiên do phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971. Chiếc này hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, Thái Lan.
Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do phi công Phạm Tuân lái chiếc MIG21 bắn rơi tại chỗ B52 vào ngày 27 tháng 12 năm 1972.
Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28 tháng 12 năm 1972, được ghi nhận do phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đã bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đã lao máy bay vào chiếc B-52.
Nhưng đọc lịch sử về chiến tranh, tài liệu của phía bên kia, thì thống kê về B52 bị bắn rơi, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ thừa nhận SAM2 bắn, không có chuyện MIG21 hạ pháo đài bay.
Nếu tra phần Wiki tiếng Anh, phần giới thiệu về MIG21 tương ứng, thì Phạm Tuân phóng tên lửa cách mục tiêu 2KM nhưng chưa chắc đã diệt được máy bay, bởi lúc đó có tên lửa SAM2 bắn cháy một B52, nên phi công Phạm Tuân lầm tưởng mình đã bắn trúng.
Đầu B52F. Ảnh: HM
Đầu B52. Ảnh: HM
Phía Việt Nam còn nói, ngày hôm sau, có máy bay của Vũ Xuân Thiều bắn B52 cháy ở mục tiêu quá gần nên đã bị nổ theo. Theo nguồn tin này, thì hôm đó một Phantom của Mỹ đã hạ một MIG21 và được cho là của Vũ Xuân Thiều.
Ngoài ra, 12 ngày đêm có nhiều tin khác nhau về số lượng B52 bị bắn hạ. Phía Việt Nam nói có 34 chiếc bị SAM2 và MIG21 bắn cháy, nhưng phía Mỹ chỉ công nhận có 15 chiếc.
Có lẽ Hoa Kỳ biết chính xác chiếc nào bị bắn rơi, chiếc nào bị lỗi kỹ thuật, phi công nhảy dù, cho máy bay tự lao xuống biển hay đất liền.
Như vậy Wiki tiếng Việt do người Việt viết, rất có thể bên chiến thắng biên tập theo hướng có lợi cho mình. Phần tiếng Anh do người Mỹ biên tập, dẫn nguồn khác nên đưa đến sự khác biệt.
Nguồn Wiki mở chỉ mang tính tham khảo nên người viết cần hết sức thận trọng.
Entry này không có ý định tranh cãi về MIG21 có bắn rơi B52 hay không, hoặc Phạm Tuân và Xuân Thiều, ai là người có công bắn B52 trên bầu trời Yên Bái.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hàng ngũ tướng không quân thời đó biết rõ hơn ai hết. Riêng Phạm Tuân biết chắc tên lửa của anh có đến mục tiêu hay không. Phía Mỹ cũng đủ tài liệu kỹ thuật để chứng minh thực tế trận chiến trên không những ngày ấy.
Nếu đưa ra bức ảnh những mảnh xác MIG21 trộn lẫn với B52 hay đuôi B52 bị MIG đâm chụp tại hiện trường thì chuyện phản lực lao vào B52 hay bị nổ  do bắn ở cự ly quá gần là có thật.
Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, từng có nghi ngờ về chiếc xe tăng vào Dinh Độc lập, ai thảo văn kiện đầu hàng, ai là người cắm cờ trên Đồi Him Lam hay sau này ở Dinh Độc Lập, cuối cùng đã và sẽ được làm sáng tỏ, không thập kỷ này thì thập kỷ sau, hoặc thế kỷ sau. Vì sự thật chỉ có một và một mà thôi.
Như một sự trùng lặp, tôi thăm  Bảo tàng Không quân Georgia đúng vào ngày 26-12-2012, 40 năm sau trận Christmas Bombing và trước mắt tôi là chiếc B52 khổng lồ.
So với MIG21, dài 15m, sải cánh 7,5m, trọng lượng 8,7 tấn, B52 dài 50m, sải cánh 34m, trọng lượng kể cả bom đạn khoảng 120 tấn, thì MIG21 như chim sẻ bay cạnh chim ưng B52.
Nhìn bề ngoài B52 kín như một cục thép đen xì. Nếu MIG21 lao vào khối sắt này thì sẽ tan từng mảnh trước khi B52 có thể bị phá hỏng.
Quan sát B52 xong, tôi tưởng tượng nó bay ở độ cao 10km, với sự bảo vệ trùng trùng lớp lớp của các loại máy bay hộ tống, tên lửa tìm diệt, nhiễu radar dầy đặc, thì tôi hiểu SAM2 hạ B52 tại Hà Nội quả là phi thường, chưa có quốc gia nào làm nổi.
Còn MIG21 tiếp cận được và lao vào mục tiêu như  Vũ Xuân Thiều thì quả là thánh thần.  Dẫu vậy, hãy để cho lịch sử phán xét và tìm ra sự thật.
Mời các bạn xem vài ảnh về bảo tàng máy bay quân sự lớn nhất nhì thế giới ở Waner Robins cách Macon 50km.

Bài và ảnh Hiệu Minh. Macon 26-12-2012
Triển lãm máy bay quân sự ở Georgia. Ảnh: HM
Triển lãm máy bay quân sự ở Georgia. Ảnh: HM
F15 Cockpit. Ảnh: HM
F15 Cockpit. Ảnh: HM
Trong khoang phi công của máy bay phản lực. Ảnh: HM
Trong khoang phi công của máy bay phản lực. Ảnh: HM
Một góc gian triển lãm. Ảnh: HM
Một góc gian triển lãm. Ảnh: HM
Blue Bird. Ảnh: HM
Blue Bird. Ảnh: HM
B1 Bomber tàng hình. Ảnh: HM
B1 Bomber. Ảnh: HM
Khoang lái F105. Ảnh: HM
Khoang lái F105. Ảnh: HM
Khoang phi công F4 tìm diệt rada dùng tên lửa Shrike. Ảnh: HM
Khoang phi công F4 tìm diệt rada dùng tên lửa Shrike. Ảnh: HM
B2. Ảnh: HM
B2. Ảnh: HM
MIG 17. Ảnh: HM
MIG 17. Ảnh: HM
B52 ở Georgia. Ảnh: HM
B52 ở Georgia. Ảnh: HM
MIG 21 đang cất cánh dùng buồng đốt phụ (afterburner) phía đuôi (đỏ rực). Ảnh: Internet
MIG 21 đang cất cánh dùng buồng đốt phụ (afterburner) phía đuôi (đỏ rực). Ảnh: Internet
Hiệu Minh blog
Xem thêm: Một ngày trên sân bay Andrews
nguồn:http://hieuminh.org/2012/12/30/b52-va-mig-21-pham-tuan-va-xuan-thieu/#more-19715
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001