Bí thư xử thiếu tướng: Ðòn độc của Nguyễn Bá Thanh
Vũ Quí Hạo Nhiên (Người Việt) - Vì bị chặn đường chuyển đi Hà Nội, viên bí thư chủ tịch Ðà Nẵng đánh đòn nặng nề để trả thù kẻ địch trong đó có cả một thiếu tướng công an. Ðiều này được tường thuật lại trong một công điện đánh đi từ Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn đề ngày 1 tháng 4, 2009, với tựa đề “Người khổng lồ chính trị thoát án tham nhũng, còn công an và phóng viên thì đi tù.”
Vụ án xử Thiếu Tướng Trần Văn Thanh tới nay vẫn còn nhiều người nhớ. Ðó là phiên xử mà viên tướng công an, tuy đang bệnh hôn mê liệt giường, vẫn bị đẩy vào phòng xử với đầy đủ dây nhợ và máy trợ thở oxygen, để bị nghe tố cáo và tuyên án. Bàn tay đằng sau vụ xử dã man ấy được bức công điện khẳng định là ông Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch Hội Ðồng Nhân Dân và bí thư Thành ủy Ðà Nẵng.
Gọi ông Nguyễn Bá Thanh là “người khổng lồ chính trị” là đúng. Vào đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1980, ông đi từ chức vụ phó bí thư huyện ủy leo dần lên tới chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Ðà Nẵng từ năm 1995 và nắm quyền tại đó cho tới nay, lúc đầu trong vai trò chủ tịch UBND, sau đó qua chủ tịch Hội đồng Nhân dân và bí thư Thành ủy. Là bí thư thành ủy, ông Thanh cũng trở thành ủy viên trung ương đảng.
Ở Ðà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh là một ông vua con. Quyền tổng lãnh sự Charles Bennett gọi ông này là “chủ nhân của đất và gió”. Ông kể lại:
“Những nhà đầu tư phát triển địa ốc nào dại dột xây cất vườn tược trước khi hỏi ý Bá Thành là trồng cây gì và lối đi xây làm sao, chẳng hạn, sẽ bị đóng cửa và phải bới lên xây lại từ đầu.”
“Những nhà đầu tư nào không chịu nói chuyện trước với Nguyễn Bá Thanh từ trước khi nộp đơn, đều nói rằng họ chẳng bao giờ được cấp giấy phép,” công điện cho biết.
Ông vua con còn đặt hàng một bài hát chính thức cho thành phố - công điện không nói tên, nhưng đó là bài “Ðà Nẵng tôi yêu” với lời thơ Nguyễn Bá Thanh. Bài hát này ca ngợi Ðà Nẵng, từ đất lên tới gió và tất cả mọi thứ ở giữa. Nhưng ở Ðà Nẵng người ta truyền miệng một bản “lời 2” trong đó nói tài sản của ông Thanh gồm từ đất lên tới gió và tất cả mọi thứ ở giữa, chừa lại một con chim. Con chim này, bản công điện viết, là tài sản ông Hoàng Tuấn Anh, chủ tịch UBND thành phố. (Ông Hoàng Tuấn Anh sau này là bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch.)
Ngược lại, bức công điện viết, nếu nhà đầu tư nào chịu chơi đúng luật của Thanh, mọi loại giấy tờ sẽ dễ dãi và suôn sẻ, hơn tất cả chỗ nào khác tại Việt Nam. “Các nhà đầu tư ngoại quốc cho biết thành phố hứa hẹn rất nhiều và luôn giữ lời,” công điện viết. Ông Thanh được cho là không ăn hối lộ trực tiếp, mà làm giàu bằng cách mua rẻ đất của dân rồi bán lại cho các nhà đầu tư, theo lời giới làm ăn ở Ðà Nẵng thuật lại cho TLS Mỹ.
Tuy làm vua một cõi, nhưng ông Thanh vẫn muốn leo lên chức vụ cao hơn. Bản công điện cho rằng ông Thanh muốn đi, là vì không muốn bị ép về hưu khi nhiệm kỳ chấm dứt năm ông 57 tuổi và không thể ở lại thêm 5 năm nữa. Tuy nhiên, nhận định này của quyền TLS Bennett không đúng: Ông Thanh vẫn có thể ở lại thêm một nhiệm kỳ tới năm 62 tuổi, vì phải tới 65 tuổi mới đụng hạn hưu của một ủy viên trung ương.
Ðường vào Hà Nội bị chặn
Với ý đồ chính trị muốn leo cao nữa, ông Thanh biết rằng ông không thể ngồi mãi một chỗ không bước chân ra khỏi Ðà Nẵng. Cơ hội đến với ông năm 2008.
Vào tháng 8 năm đó, chính quyền Việt Nam sáp nhập tỉnh Hà Tây (tự nó đã gồm hai tỉnh Hà Ðông và Sơn Tây thời xưa) vào thành phố Hà Nội. Chỉ qua một đêm, Hà Nội bỗng lớn lên gấp 3 lần diện tích cũ, và bỗng có một chỗ trống cho một phó chủ tịch phụ trách vùng đất mới sáp nhập.
Theo lời công điện, ông Thanh vận động trung ương đảng để được đặt vào chỗ đó. Vào tháng 7 năm 2008, trong lúc chuẩn bị mở rộng Hà Nội, trung ương đảng đề nghị ông Thanh vào ghế phó chủ tịch mới có. Nhưng phía thành phố Hà Nội lại không thích bị một người từ nơi khác vào làm phó chủ tịch Hà thành. Ðể có thể vận động Bộ Chính Trị đi ngược lại “đề nghị” của trung ương đảng, họ lại lôi ra vụ án tham nhũng dính líu tới ông Thanh.
Nhận định này của viên quyền tổng lãnh sự cần phải xét lại. Ghế phó chủ tịch, dù của thủ đô Hà Nội và phụ trách một miếng đất rộng lớn, vẫn không cao bằng ghế chủ tịch Ðà Nẵng. Khác với vị trí lúc đó của ông Thanh là chủ tịch Ðà Nẵng và ủy viên trung ương, nếu “xuống” ghế phó chủ tịch Hà Nội sẽ không thể là ủy viên trung ương.
Theo dư luận thời bấy giờ, cái ghế ở Hà Nội mà ông bí thư Thanh muốn, không phải là phó chủ tịch thành phố, mà là một chân đại biểu Quốc Hội.
Dù vì động cơ nào, tin tức về vụ tham nhũng này được tuồn ra cho giới báo chí và blogger, kể cả báo Công An. Ông Thanh bị tố cáo nhận hối lộ 4 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 200,000 đô la Mỹ) hồi năm 2007 khi giải tỏa đất. Tin tức cũng rộ lên về người dân oan viết thư tố cáo lên thủ tướng rồi bị chết bí hiểm.
Một doanh gia ngân hàng, người Singapore làm ăn tại Ðà Nẵng, giải thích về vụ này cho TLS. Theo ông này, tuy đảng Cộng Sản vẫn biết về sự tham nhũng của ông Thanh, nhưng họ sẽ không làm gì, thứ nhất là “vì mức độ tham nhũng của ông Bá Thanh không quá đáng và không ảnh hưởng tới sự phát triển của thành phố,” và thứ nhì là “ông chia phần làm giàu cho rất nhiều thế lực chính trị ủng hộ”.
Chuyện tham nhũng ngày xưa bị đem ra xem lại, theo ông này, chỉ là vì quan chức Hà Nội không thích người ngoài nhảy vào nhận một chức vụ trong thành phố của họ. Và họ đã thành công. Bộ Chính Trị ra chỉ thị chính quyền Hà Nội mới chỉ gồm nhân sự chính quyền Hà Nội và Hà Tây cũ.
Khi trâu bò húc nhau, ruồi muỗi phải chết. Trong vụ này, “ruồi muỗi” không phải là từ chính xác để miêu tả nạn nhân - vì chính những nạn nhân cũng có thế lực.
Ông Thanh bị tố cáo là đứng đầu một âm mưu triệt hạ uy tín lãnh đạo Ðà Nẵng. Ba con “ruồi muỗi” khác đã bị truy tố từ trước đó, gồm cựu thiếu tá công an Ðinh Công Sắt; trung tá công an Dương Ngọc Tiến là trưởng đại diện báo công an TP. HCM tại Hà Nội; và ông Nguyễn Phi Duy Linh, một người bạn thân của Tướng Thanh.
Vụ án ông Sắt, ông Tiến, lẽ ra diễn ra tháng 9 năm 2008, nhưng bất ngờ vào tháng 8 năm đó (là lúc Hà Nội mở rộng) phiên tòa dời lại vì hai ông Sắt và Tiến đều khai ra người chủ mưu là Tướng Thanh.
Ông Sắt bị tố cáo “rải truyền đơn và tố cáo sai sự thật nhằm hạ uy tín lãnh đạo Ðà Nẵng”. Công điện không nói, nhưng theo đài RFA, những tờ “truyền đơn” này thật ra là công văn của Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Ðà Nẵng gửi Viện Kiểm Sát Nhân Dân tối cao và ông Phan Diễn (lúc đó là bí thư Thành ủy Ðà Nẵng). Cả hai công văn đều đề cập việc ông Nguyễn Bá Thanh nhận hối lộ 4.4 tỷ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Ðà Nẵng.
Ông Tiến và ông Linh bị tố cáo đã hỗ trợ cho ông Sắt trong việc phân phát những công văn này. Tội danh của họ là “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Phiên tòa “dã man”
Phiên tòa mở màn tháng 7 năm 2009 tại nhà hát Trưng Vương. Khi đó, mặc dù Tướng Trần Văn Thanh bị tai biến, nhưng tòa vẫn ra lệnh phải đẩy ông này từ bệnh viện lên xe cứu thương đưa vào nhà hát, trong tình trạng hôn mê, phải thở bằng máy oxygen và phải truyền dịch. (Trong một bài viết mang tựa đề “Chánh án tòa Ðà Nẵng lập kỷ lục vi phạm nhân quyền” đăng trên Bô Xít Việt Nam và được đăng lại nhiều nơi, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ gọi đây là “hành vi dã man chưa từng thấy trong lịch sử pháp đình hiện đại.”)
Tướng Thanh là người gốc Ðà Nẵng và “có tiếng lương thiện,” bức công điện viết. Trước khi làm chánh thanh tra Bộ Công An, ông là giám đốc công an Ðà Nẵng. Bức công điện kể lại nguồn gốc vụ án tham nhũng:
“Năm 2000, ông Thanh khi đó là đại tá bắt giữ một nhà thầu về tội hối lộ trong công trình xây dựng cầu sông Hàn. Nhà thầu này (công điện không nói tên, nhưng là ông Phạm Minh Thông) bị kết tội 13 năm tù.” Ông Thông khai là đã hối lộ cho Nguyễn Bá Thanh. Phía công an và viện kiểm sát muốn truy tố ông bí thư, nhưng không được.
Ông bí thư tìm cách trả thù, thì ông công an chạy ra khỏi Ðà Nẵng. Mặc dù bị chủ tỉnh đì, ông công an Thanh ra được Hà Nội, được lên lon, và trở thành chánh thanh tra. Ông Tướng Thanh trở thành công cụ lý tưởng để kẻ thù ông bí thư Thanh lôi kéo.
Ðiều xui xẻo cho ông công an Thanh, là cuộc điều tra đã không được chuẩn bị đúng luật. Bức công điện nêu thí dụ: “Trong cuộc điều tra năm 2000, Tướng Thanh là người trực tiếp lấy cung nhiều nhân chứng quan trọng chống ông Bá Thanh, kể cả ông nhà thầu.” Nhưng thay vì cho người khai viết tay biên bản, ông cho đánh máy biên bản rồi cho nhân chứng ký tên.
Mặc dù đây là chuyện ai cũng làm, “nhưng riêng trong vụ này, điều này khiến Tướng Thanh bị hở sườn”. Khi người của Bí thư Thanh nói chuyện thẳng với những nhân chứng này, “phép lạ” là họ đều lắc đầu và chối rằng ông Tướng Thanh tự ý đánh máy tờ khai rồi ép họ ký.
Ông tướng, bị lôi vào tòa trên băng ca trong lúc hôn mê, thở bằng máy, đang truyền dịch, bị tuyên án 18 tháng tù treo. Lên phúc thẩm (cũng tại Ðà Nẵng), Viện Kiểm Sát yêu cầu đình chỉ vụ án với ông Tướng Thanh nhưng tòa phúc thẩm vẫn tuyên bố ông tướng có tội, chỉ giảm án xuống 12 tháng tù treo vì lý lịch tốt. Cuối cùng, phải tới khi Tướng Thanh gởi đơn lên giám đốc thẩm, ông mới được tuyên bố vô tội.
Cựu Thiếu Tá Ðinh Công Sắt bị tuyên án 12 tháng tù treo. Trung Tá Dương Ngọc Tiến bị 17 tháng 5 ngày tù, ngang với thời gian tạm giam. Ông Nguyễn Phi Duy Linh bị 36 tháng tù.
Mục đích? Dằn mặt công an nhúng tay vào đấu đá
Vụ án “dã man” nhưng rồi kết thúc với những án treo dành cho công an, được viên quyền tổng lãnh sự cho là một hành động dằn mặt. Ông Bennett nói không ai thắng trong vụ. Thua nặng nhất là báo chí, “Như vụ PMU 18, báo chí nằm trong hạng ‘ruồi muỗi’ bị giết trong vụ húc nhau của người khổng lồ.”
Quyền TLS Bennett cho rằng mặc dù Bí thư Thanh tạm thắng, ông vẫn bị dừng chân tại chỗ ở Ðà Nẵng. “Vì có tiếng tham nhũng và tương đối bị cô lập ở Ðà Nẵng, nếu ông không tìm được đường tới thì có thể gặp nguy khi quyền lực và ảnh hưởng của ông bị thuyên giảm.”
Nhưng lý do ông Bí thư Thanh truy tố được một tướng, một nhân vật của Bộ Công An, là vì ông lôi kéo được thành phần lãnh đạo đảng Cộng Sản là phải duy trì nguyên tắc quan trọng về vai trò của công an trong hệ thống cộng sản. Công điện viết:
“Sau khi bị thua nhục nhã tháng 7 năm 2008, ông (Bá Thanh) muốn trả thù và thuyết phục được các nhân vật cao cấp khác trong ÐCSVN là, cũng như trong vụ PMU 18, Bộ Công An và báo chí bị dạy cho bài học là không được nhúng vào các cuộc tranh chấp chính trị nội bộ.”
Nói cách khác, phe phái trong đảng cộng sản có thể đấu đá nhau, nhưng các loại công cụ như công an, báo chí, không được dính vào.
nguốn_danlambao:http://danlambaovn.blogspot.com/2011/10/bi-thu-xu-thieu-tuong-on-oc-cua-nguyen.html#more
---------------------------------------------------------------------------------
Xét xử lại vụ án nguyên thiếu tướng Trần Văn Thanh
TTO - Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết ngày 22-6, TAND tối cao tại Đà Nẵng sẽ đưa ra xét xử lại vụ án thiếu tướng Trần Văn Thanh (59 tuổi, nguyên chánh thanh tra Bộ Công an).
Toàn văn quyết định giám đốc thẩm vụ tướng Thanh
Trương Duy Nhất
Vụ án tướng Thanh đã kết thúc. Nhưng có lẽ những hậu vị chua đắng, xót cay mãi mãi sau này vẫn khó nhòa nhạt nổi. Và mỗi lần nhắc về nó lại khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện vui về những con rạm miền Trung. Những con rạm tội nghiệp muôn đời không thoát khỏi miệng thúng.
Tôi không thích cách đến tòa lần đầu của ông trên chiếc băng ca. Bất luận do đâu thì đó vẫn là hình ảnh xấu cho nhiều nghĩa, và xấu cho cả chính ông, cho cả… Đà Nẵng! Nó cứ ám ảnh và… lợn cợn mãi đến tận bây giờ.
Nhưng lần này, khi câu chuyện đã nguội, đâu vào đấy, dân tình cũng rõ ràng mọi ngõ ngách rồi thì ông nên xuất hiện. Đến tòa một cách hiên ngang. Thậm chí có thể đeo… lon tướng đến tòa cũng được có sao đâu?
Ông Thanh vẫn còn hàm tướng. Vì thế nhiều báo hay viết “cựu thiếu tướng Trần Văn Thanh” là sai. Ông chỉ mất chức Chánh thanh tra Bộ Công an. Viết đúng phải là: thiếu tướng cựu Chánh thanh tra Trần Văn Thanh.
Tôi nghĩ đến phiên tòa này, phiên xét lại theo trình tự giám đốc thẩm để kết thúc cho một vụ án đầy tai tiếng và dai dẳng nhì nhằng trong suốt nhiều năm qua, Trần Văn Thanh nên xuất hiện.
Tiếc thay, ông đã chọn cách vắng mặt như mọi lần.
Cứ cho là có ẩn ức, oan khuất gì đó thì sao không một lần xả hết tại tòa. Cách ấy sẽ hay và… đẹp về nhiều nghĩa! Tại sao cứ phải… lẩn tránh?
Dù sao, cũng xin chia vui với ông. Kết quả hủy án sơ thẩm, đình chỉ điều tra đối với ông là một kết thúc ít nhiều… có hậu. Tất nhiên là cái hậu có vớt trả chút nhưng không thể sạch vị đắng. Nếu không có vụ án này, rất nhiều khả năng giờ ông đã lên tới hàm trung tướng, hoặc thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an. Nhiều nhân vật khác (trên dưới ông có cả), chắc cũng không vì thế mà hệ lụy theo. Tôi tin thế.
Phiên xử không nóng và ít thu hút sự chú ý của dư luận như trước. Chưa đến 100 người dự nghe (tính cả cảnh sát, an ninh, nhà báo và bảo vệ). Không còn cảnh chen chúc vây kín hành lang và chật nghẽn đường như các phiên xử trước.
Tôi chú ý mãi những lúc Linh cười. Lúc vui, nhưng có lúc rất lạ. Chẳng hiểu điều gì nữa ẩn sau niềm vui mà cười vậy. Rất lạ so với các phiên xử trước. Cho dù tòa cũng chẳng chấp nhận kháng cáo và không thay đổi tội danh cùng mức án đã dành cho Linh.
Ông Được là luật sư theo Linh suốt từ phiên sơ thẩm.
Tôi chú ý và ấn tượng mỗi vị này. Từ phiên sơ thẩm đến giờ, đây là vụ án có khá nhiều luật sư tham gia bào chữa. Nhưng có lẽ duy nhất ông Được là luật sư không tranh tụng theo cách cầm giấy đọc bản viết sẵn. Ông nhẹ nhàng, từ tốn nhưng đầy thuyết phục, chứ không có kiểu cố ý lên giọng như đa phần luật sư khi đứng trước tòa. Thú thật, không ít vị luật sư tôi thấy tranh tụng cứ như cãi lộn!
Luật sư Được tham gia bảo vệ quyền lợi cho Nguyễn Phi Duy Linh. Nhưng nhiều khi ông lại đá xoáy sang bào chữa cho cả bị cáo Trần Văn Thanh. Bởi một số hành vi, muốn bảo vệ cho Linh, ắt phải bảo vệ trước hết cho tướng Thanh. Không biết trong phần “thắng” của bị cáo Thanh, có phần nào nhờ tranh tụng của luật sư Được? Tuy ông không làm thay đổi được phần nào bản án dành cho Linh, nhưng tôi đánh giá cao vị luật sư không còn trẻ này.
Với tư cách là người tham gia theo dõi vụ án ngay từ giai đoạn đầu đến giờ. Cho dù án đã kết. Vụ án tướng Thanh đã kết thúc. Nhưng có lẽ những hậu vị chua đắng, xót cay mãi mãi sau này vẫn khó nhòa nhạt nổi. Và mỗi lần nhắc về nó lại khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện vui về những… con rạm miền Trung:
Ra chợ, thấy thúng rạm nào cứ phải đậy nắp kín bưng thì đích thị đó chỉ có thể là giống rạm Bắc hoặc rạm Nam. Rạm miền Trung không cần đậy. Hễ một con có ý nhoi lên bò khỏi miệng thúng là năm bảy con khác hè nhau kéo chân lại. Rạm miền Bắc giống rạm miền Nam ở đức không lôi kéo. Con nào khỏe trèo thoát được cứ trèo. Thậm chí chúng còn giúp sức kông kênh nhau để trèo nhanh qua miệng thúng.
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Trước đó, liên quan đến vụ án Trần Văn Thanh phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã ra quyết định giám đốc thẩm ngày 19-7-2011.
Theo đó, hủy bản án hình sự phúc thẩm ngày 7-12-2009 của tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng về phần trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Trần Văn Thanh và bị cáo Nguyễn Phi Duy Linh. Đồng thời giao hồ sơ vụ án cho tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại bản án sơ thẩm số ngày 7-8-2009, TAND TP Đà Nẵng đã xử phạt Trần Văn Thanh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Ngoài ra bản án sơ thẩm còn quyết định tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Phi Duy Linh, Dương Tiến và Đinh Công Sắt.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Trần Văn Thanh, Nguyễn Phi Duy Linh và Dương Tiến kháng cáo kêu oan.
Đến ngày 7-12-2009 tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã xử phạt Trần Văn Thanh 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, đồng thời giữ nguyên các quyết định về tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Phi Duy Linh và Dương Tiến.
Sau khi xét xử phúc thẩm, bị cáo Trần Văn Thanh có nhiều đơn kêu oan đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
Sau đó, Viện KSND tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm ngày 7-12-2009 của tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng và bản án hình sự sơ thẩm TAND TP Đà Nẵng đối với Trần Văn Thanh.
Viện KSND tối cao đề nghị hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tuyên hủy phần quyết định của bản án hình sự phúc thẩm và phần quyết định của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên đối với bị cáo Trần Văn Thanh không phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” và đình chỉ vụ án đối với Trần Văn Thanh.
nguồn_danlambao:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/06/xet-xu-lai-vu-nguyen-thieu-tuong-tran.html#more
---------------------------------------------------------------------------------
Để bạn đọc nắm rõ hơn diễn biến và tình tiết vụ án, website Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác đăng lại toàn văn nội dung quyết định giám đốc thẩm vụ án thiếu tướng Trần Văn Thanh, cựu Chánh thanh tra Bộ Công an. Dựa trên quyết định này, sáng mai 22/6/2012, tòa phúc thẩm tối cao tại Đà Nẵng sẽ mở phiên xét xử lại vụ án đầy tai tiếng và nhì nhằng suốt nhiều năm qua.
Bạn đọc lưu ý kỹ phần nhận định ở trang cuối cùng để đoán biết khả năng bản án cuối cùng dành cho thiếu tướng Trần Văn Thanh trong phiên xét lại sáng mai 22/6/2012.
nguồn_blog_truongduynhat:http://truongduynhat.vn/ton-van-quy%e1%ba%bft-d%e1%bb%8bnh-gim-d%e1%bb%91c-th%e1%ba%a9m-v%e1%bb%a5-t%c6%b0%e1%bb%9bng-thanh/
---------------------------------------------------------------------------------
Trương Duy Nhất - Kết thúc vụ án tướng ThanhTrương Duy Nhất
Hình ảnh vị tướng bị cáo
Tướng Thanh đã không có mặt tại tòa. Ngạc nhiên. Bởi phiên tòa được mở để xử lại là theo đơn kêu oan và yêu cầu giám đốc thẩm từ chính ông. Bị cáo vắng mặt, và cũng chẳng có một vị luật sư nào bào chữa cho ông như các phiên xử trước.Tôi không thích cách đến tòa lần đầu của ông trên chiếc băng ca. Bất luận do đâu thì đó vẫn là hình ảnh xấu cho nhiều nghĩa, và xấu cho cả chính ông, cho cả… Đà Nẵng! Nó cứ ám ảnh và… lợn cợn mãi đến tận bây giờ.
Nhưng lần này, khi câu chuyện đã nguội, đâu vào đấy, dân tình cũng rõ ràng mọi ngõ ngách rồi thì ông nên xuất hiện. Đến tòa một cách hiên ngang. Thậm chí có thể đeo… lon tướng đến tòa cũng được có sao đâu?
Ông Thanh vẫn còn hàm tướng. Vì thế nhiều báo hay viết “cựu thiếu tướng Trần Văn Thanh” là sai. Ông chỉ mất chức Chánh thanh tra Bộ Công an. Viết đúng phải là: thiếu tướng cựu Chánh thanh tra Trần Văn Thanh.
Tôi nghĩ đến phiên tòa này, phiên xét lại theo trình tự giám đốc thẩm để kết thúc cho một vụ án đầy tai tiếng và dai dẳng nhì nhằng trong suốt nhiều năm qua, Trần Văn Thanh nên xuất hiện.
Tiếc thay, ông đã chọn cách vắng mặt như mọi lần.
Cứ cho là có ẩn ức, oan khuất gì đó thì sao không một lần xả hết tại tòa. Cách ấy sẽ hay và… đẹp về nhiều nghĩa! Tại sao cứ phải… lẩn tránh?
Dù sao, cũng xin chia vui với ông. Kết quả hủy án sơ thẩm, đình chỉ điều tra đối với ông là một kết thúc ít nhiều… có hậu. Tất nhiên là cái hậu có vớt trả chút nhưng không thể sạch vị đắng. Nếu không có vụ án này, rất nhiều khả năng giờ ông đã lên tới hàm trung tướng, hoặc thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an. Nhiều nhân vật khác (trên dưới ông có cả), chắc cũng không vì thế mà hệ lụy theo. Tôi tin thế.
Nguyễn Phi Duy Linh
Chỉ mỗi bị cáo Nguyễn Phi Duy Linh. Vắng ông, không khí cả trong-ngoài tòa không quá căng. Linh không căng thẳng như các phiên tòa trước. Ngược lại, giờ nghị án anh hòa chung với mọi người trò chuyện và cười rất tươi (Linh đã mãn hạn tù hơn một năm trước).Phiên xử không nóng và ít thu hút sự chú ý của dư luận như trước. Chưa đến 100 người dự nghe (tính cả cảnh sát, an ninh, nhà báo và bảo vệ). Không còn cảnh chen chúc vây kín hành lang và chật nghẽn đường như các phiên xử trước.
Tôi chú ý mãi những lúc Linh cười. Lúc vui, nhưng có lúc rất lạ. Chẳng hiểu điều gì nữa ẩn sau niềm vui mà cười vậy. Rất lạ so với các phiên xử trước. Cho dù tòa cũng chẳng chấp nhận kháng cáo và không thay đổi tội danh cùng mức án đã dành cho Linh.
Luật sư
Hai luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho Nguyễn Phi Duy Linh. Một nữ luật sư lạ lần đầu tham gia trong vụ án dậy sóng này, chị đến từ Cần Thơ. Và luật sư Hoàng Huy Được.Ông Được là luật sư theo Linh suốt từ phiên sơ thẩm.
Tôi chú ý và ấn tượng mỗi vị này. Từ phiên sơ thẩm đến giờ, đây là vụ án có khá nhiều luật sư tham gia bào chữa. Nhưng có lẽ duy nhất ông Được là luật sư không tranh tụng theo cách cầm giấy đọc bản viết sẵn. Ông nhẹ nhàng, từ tốn nhưng đầy thuyết phục, chứ không có kiểu cố ý lên giọng như đa phần luật sư khi đứng trước tòa. Thú thật, không ít vị luật sư tôi thấy tranh tụng cứ như cãi lộn!
Luật sư Được tham gia bảo vệ quyền lợi cho Nguyễn Phi Duy Linh. Nhưng nhiều khi ông lại đá xoáy sang bào chữa cho cả bị cáo Trần Văn Thanh. Bởi một số hành vi, muốn bảo vệ cho Linh, ắt phải bảo vệ trước hết cho tướng Thanh. Không biết trong phần “thắng” của bị cáo Thanh, có phần nào nhờ tranh tụng của luật sư Được? Tuy ông không làm thay đổi được phần nào bản án dành cho Linh, nhưng tôi đánh giá cao vị luật sư không còn trẻ này.
Vĩ thanh
Dù sao, vụ án cũng đã kết thúc được sau nhiều năm tai tiếng, nhì nhằng như khó gỡ nút nổi. Một bản án có lẽ đủ để hài lòng… mọi phía. Nhưng phía dư luận thì chưa chắc đã đủ để hài lòng!Với tư cách là người tham gia theo dõi vụ án ngay từ giai đoạn đầu đến giờ. Cho dù án đã kết. Vụ án tướng Thanh đã kết thúc. Nhưng có lẽ những hậu vị chua đắng, xót cay mãi mãi sau này vẫn khó nhòa nhạt nổi. Và mỗi lần nhắc về nó lại khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện vui về những… con rạm miền Trung:
Ra chợ, thấy thúng rạm nào cứ phải đậy nắp kín bưng thì đích thị đó chỉ có thể là giống rạm Bắc hoặc rạm Nam. Rạm miền Trung không cần đậy. Hễ một con có ý nhoi lên bò khỏi miệng thúng là năm bảy con khác hè nhau kéo chân lại. Rạm miền Bắc giống rạm miền Nam ở đức không lôi kéo. Con nào khỏe trèo thoát được cứ trèo. Thậm chí chúng còn giúp sức kông kênh nhau để trèo nhanh qua miệng thúng.
Hồ Gươm gửi hôm Chủ Nhật, 24/06/2012
nguồn_danluan:http://danluan.org/node/13081
--------------------------------------------------------------------------------
|
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001