Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC luận về sự khôn ngoan

[Vào lúc : 18:02 - 22/06/2012 |   
Người Việt tôn vinh thật thà lên rất cao, như phương ngôn “khôn ngoan chẳng lọ thật thà!” hay “thật thà là cha quỉ quái”, và còn bảo “có cứng mới đứng đầu gió”. Đứng đầu gió luôn luôn là cây thẳng, có thẳng nó mới mọc cao, và nhờ thế nó cũng cứng cáp nhât để đứng đầu sóng ngọn gió. Con người cũng vậy thôi… Con người theo giải phẫu học được coi là “bảy đầu”, tức chiếc đầu chiếm tỉ lệ 1/7 cơ thể. Còn con rắn với chiều dài hai mét, cái đầu của nó bằng viên bi dài hơn một xăng-ti, nên bộ não của rắn là nhỏ nhất, chỉ khoảng 1/100 cơ thể chiều dài, vì não quá nhỏ, rắn quá ngu nên nó mới cần phải có nọc độc để tự vệ.



LUẬN VỀ SỰ KHÔN NGOAN

Truyện ngắn luận đề của NGUYỄN HOÀNG ĐỨC


- Nào, nâng cốc lên! Dô! Dô nào! – Một người trong nhóm bạn chúng tôi nói. Trưa nay sau buổi hội khóa, nhóm bạn thân lớp 10C cũ chúng tôi , dăm đứa như thường lệ rủ nhau đến nhà hàng để hàn huyên.
- Dô! Dô đi! – Hôm nay chúng ta có một cuộc hội ngộ đặc biệt tại sao lại không dô cơ chứ! Một bữa tiệc mừng nhân vật chính là chàng Duy Thời đây, khôn ngoan có tiếng, khôn ngoan từ trong trứng nước vừa mới nhận chức Tổng giám đốc… Còn chờ gì nữa, nào dô! – Cậu Tễu cao kều lớn giọng.
- Thôi đi mấy ông! – Anh Tú, người nổi tiếng trong nhóm bạn bè về đọc nhiều đưa tay ra cản rồi lên tiếng. –Các cậu đừng biến những vại bia đen ở nhà hàng sang trọng này thành bia cỏ. Vào đây lại hô dô dô như những quán bia vạ vật ngoài đường.
- Cậu thôi đi! Được ngày gặp mặt cho vui, lại đi cấm đoán nhau việc hô dô dô, mình bỏ tiền ra, khách hàng là thượng đế cơ mà, việc gì phải kiêng khem mồm miệng, hô cho xả láng đi! Các cậu nào: Dô!
- Hoan hô! Dô! Dô! – Mọi người lên tiếng. Nhân vật chính Duy Thời, vị tân tổng giám đốc đã xuất hiện rồi! Nào chúng ta hãy nâng cốc chúc mừng ngài! Một hai ba: Dô! Dô!
- Này Anh Tú, cậu không dám hô, thì cũng nâng cốc lên chứ, trả lẽ cậu không chúc mừng mình?- Duy Thời nhìn Anh Tú cách chú mục, nhoẻn miệng cười kẻ cả. Cậu độ này thế nào rồi, chắc vẫn ngây thơ, thật thà như xưa, cậu không biết nhân gian vẫn có câu “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt, lỗi lầm lươn lẹo lại lên lương?” Nào cậu uống với mình đi!
- Nào chúc mừng cậu!- Anh Tú nâng cốc. – Nhưng như vậy có phải mình sẽ được chúc mừng một giám đốc nhờ lươn lẹo mà nên không?
- Cuộc khẩu chiến kinh điển giữa hai người lại bắt đầu rồi, lần này không hiểu Duy Thời có thay đổi được lịch sử đó là thắng được Anh Tú không? – Mọi người bàn tán.
- Sao cậu cứ ngây ngô thật thà mãi như vậy! – Duy Thời nói. – Cậu không nghe lãnh tụ Trung Quốc họ Đặng kia đã bảo “mèo trắng hay đen miễn là bắt được chuột” à? Dù sao thì tớ đã rất cố gắng để leo lên chức tổng giám đốc này, còn cậu vẫn là cán bộ trơn.
- Cậu vẫn luôn giữ thói đắc chí tiển nông đó. – Anh Tú không hề nao núng nói tiếp như một đường kẻ. – Cậu lên chức tổng giám đốc vì cậu hay vì công ty?

Duy Thời ngớ người ra. Ngắc ngứ một lát rồi nói: - Tất nhiên là vì cả hai. Mà thành công thì là của riêng tớ. Còn công ty có lợi vì được tớ lãnh đạo.
- Tớ hỏi thật cậu, người Việt hay các dân tộc khác chọn rể cho con gái, có phải họ rất thích chọn được những chàng thật thà chất phác.
Duy thời ngắc ngứ, ậm ừ: - Cái này thì… thì…
- Tại sao ngay cả những câu hỏi rất giản dị cậu cũng không bao giờ đủ can đảm để trả lời thật?
- Tất nhiên, mọi nhà đều thích chọn được chàng rể thật thà chất phác. – Mọi người cùng nói.
- Tại sao? – Anh Tú hỏi.
- Vì chỉ có chàng rể thật thà chất phác mới có thể mang đến bình anh và hạnh phúc cho gia đình. Trái lại thứ rể mắt mũi đảo điên, miệng lưỡi gian dối thì chắc chắn sẽ đem đến bất an, bất hạnh, thậm chí lao tù cho gia đình.
- Mọi người có chắc không? – Anh Tú hỏi.
- Chắc!
- Vậy còn cậu? – Anh Tú quay sang hỏi Duy Thời.
- Chắ…c! Ch… ắ…c… - Duy Thời nói rất khó khăn theo cách không thể phản bác lại ý kiến của mọi người.
- Nào bây giờ thì chúng ta nâng cốc! – Anh Tú nâng cốc lên. – Để chúc mừng một nguyên tắc rằng: có con dâu, con dể, con đẻ thật thà chất phác trong nhà, thì gia đình mới có thể hạnh phúc. Trong khi đó một tổng giám đốc do mưu mẹo, lươn lẹo mà lên thì liệu chắc chắn sẽ gây ra bình an hay bất an cho công ty cũng như mọi người trong công ty?
- Gây bất hạnh là cái chắc! – Mọi người chợt buột miệng rồi ái ngại nhìn Duy Thời. – Bập, bập… à mà chúng tôi trừ bạn ra.
- Vớ vẩn! Nào uống! Các cậu tưởng tôi là cái gì mà phải xuê xoa tôi. Bạn bè cứ nói thẳng tưng ra, hết ga, hết số đi!
- Vậy thì cậu có dám thừa nhận, cậu lên tổng giám đóc là vì cậu hay vì mọi người? – Tễu cao kều hỏi.
- Vì tớ!
- Ô kê! Thế chứ! Nào mọi người còn chờ gì nữa, nâng cốc lên. Dô!
- Cậu đã hài lòng vì màn nốc-ao này chưa? – Duy Thời hỏi Anh Tú.
- Sao lại hài lòng? Cái quan trọng hơn không nằm ở đó mà ở chỗ, cậu và một típ người như cậu có thể dè bỉu cách sống thật thà là ngây ngô, dại dột, thậm chí ngu dốt… Đó là một cách nhìn hết sức xuống cấp về đạo đức, cậu hiểu không?
- Tớ thực sự không hiểu lắm. cậu hãy giải thích thêm đi!
- Người Việt tôn vinh thật thà lên rất cao, như phương ngôn “khôn ngoan chẳng lọ thật thà!” hay “thật thà là cha quỉ quái”, và còn bảo “có cứng mới đứng đầu gió”. Đứng đầu gió luôn luôn là cây thẳng, có thẳng nó mới mọc cao, và nhờ thế nó cũng cứng cáp nhât để đứng đầu sóng ngọn gió. Con người cũng vậy thôi…
- Cậu đừng dài dòng nữa, chúng ta hãy thực chứng đi, thật thà như cậu mãi mãi chỉ là lính trơn, còn khôn ngoan như mình mới lên chức tổng giám đốc có phải không?
- Con người lúc lên voi lúc xuống chó thôi, cậu chớ có quá đắc chí về việc đó. Giờ chúng ta hày bàn đến nguyên lý của sự khôn ngoan đã!
- Nguyên lý nào?
- Cậu có nghĩ con rắn theo nhiều người là khôn ngoan không?
- Có chứ?
- Tại sao?
- Vì nó có nọc độc để bảo vệ mình!
- Tại sao nó lại có nọc độc?
- Cái này thì, thì là thuộc thiên nhiên tớ làm sao biết được.
- Con rắn là loài rất nhỏ, lại bò bằng bụng nên tốc độ rất chậm, hơn thế vì nó ít thông minh nhất nên thiên nhiên đành giành cho nó một chút nọc độc để bảo vệ bản thân.
- Tại sao rắn lại ít thông minh?
- Con người theo giải phẫu học được coi là “bảy đầu”, tức chiếc đầu chiếm tỉ lệ 1/7 cơ thể. Còn con rắn với chiều dài hai mét, cái đầu của nó bằng viên bi dài hơn một xăng-ti, nên bộ não của rắn là nhỏ nhất, chỉ khoảng 1/100 cơ thể chiều dài, vì não quá nhỏ, rắn quá ngu nên nó mới cần phải có nọc độc để tự vệ.
- Chưa đủ sức thuyết phục!
- Cậu có biết người ta vẫn nói “ngu như lợn” chưa?
- Đúng rồi, ngu như lợn thì ai chẳng biết.
- Vậy mà một con lợn bất chấp rắn có nọc có thể ăn cả trăm con rắn nhẹ như bấc là tại sao?
- Tại sao?
- Vì cái đầu của nó chiếm ti khoảng 1/10 thôi. Nghĩa là dù nó ngu, vẫn có bộ não theo tỉ lệ cơ thể lớn gấp chục lần con rắn.
- Nhưng cậu vẫn chưa trả lời đúng câu hỏi của tớ : tại sao thật thà như cậu chỉ là lính trơn, còn khôn ngoan như tớ mới là tổng giám đốc?
- Theo cả hai tiêu chí của phương Tây và phương Đông, cậu không bao giờ là người khôn ngoan cả. Thứ nhất: người Trung Quốc nói, người khôn thì phải làm mình trông giống ngu, như vậy mới có thể “xuất kỳ bất ý” ra đòn bất ngờ, khiến đối phương không phòng bị, mới mong đánh úp được người. Đằng này cậu lúc nào cũng khoe mình khôn, như vậy làm gì còn tính bất ngờ nữa. Còn cái khôn của người phương Tây là cạnh tranh so đọ, minh bạch, cậu nói chuyện thì không dám nhìn thẳng để che giấu ý nghĩ của mình, đang nói bỗng ngừng bặt để dở võ “người khôn ăn nói nửa chừng”, và cái khôn theo kiểu “kẻ vô tình, người hữu ý” của cậu cũng phơi lộ liền, làm sao còn khôn ngoan được. Có thể ví cậu như con rắng chuông ở Nam Mỹ, nếu bò thầm lặng để sinh nọc độc thì cậu lại không đành vì nó không được đánh tiếng để gây nổi tiếng. Cậu đành rung chuông để đổi cái nọc ở cổ thành cái chuông nổi tiếng ở dưới đuôi. Kết quả chỉ trở thành miếng mồi cho kẻ khác.

- Này cậu đừng phỉ báng tôi, sản phẩm của tôi cũng bán đi khắp thế giới rồi đấy.
- Khắp thế giới ư? Đó cũng chỉ là mây tre đan xuất khẩu thô, có được bao nhiêu ý nghĩa đâu?! Liệu cậu có khôn bằng người Tầu không?
- Làm sao mà khôn bằng họ cho đặng!
- Vậy mà chính các chuyên gia của Tầu nói: người Tầu chỉ khôn mưu chước mà không có tư tưởng. Khôn ngoan mưu chước có khác gì thứ khôn ngoan của bọn nô tài trong bếp, không có tư tưởng thì bàn làm gì?
- Khôn trong bếp là sao?
- Là cái khôn, thân với ai thì múc cho họ miếng ngon, ghét ai thì đânh cho liều thuốc độc… nghĩa là tìm cách một là nâng lên hai là hạ thủ người ta. Cậu có xem nhiều phim Tầu không?
- Thì sao?
- Có bao giờ cậu thấy họ cười không, hay chỉ căng thẳng mặt mày vì mưu tính?
- Sao lại không cười?
- Cậu thử cười xem!
- Khục …Khục…hí… hí…
- Đấy cậu cười có thành tiếng đâu. Quan chức Tầu cũng thế đấy. Người ta bảo, nụ cười là thước đo chắc chắn của bản lĩnh cũng như sự thành đạt… Cậu khôn hay dại khi đổi nụ cười lấy mưu chước, và với nụ cười như vậy liệu đời cậu sẽ thành công được bao nhiêu…?
- Ừ… Ừ… - Duy Thời chới với lấy cốc bia
- Thôi nào, thôi thôi, các cậu ơi! Dô đi… Dù sao câu chuyện khôn –dại đến đây cũng đã ngã ngũ rồi.
- Nào chúng ta uống đi! Dô! Dô!

nguồn_blog_lethieunhon:http://lethieunhon.com/read.php/5988.htm
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001