Cập nhật lúc :9:28 AM, 14/06/2012
Hàng loạt những sản phẩm quân sự hiện đại đã cùng nhau hội tụ về thủ đô Paris của nước Pháp trong khuôn khổ triển lãm Eurosatory 2012
(ĐVO) Triển lãm vũ khí lớn nhất châu Âu Eurosatory 2012 diễn ra tại Pháp từ ngày 11 và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 16/6 tới.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại triển lãm.
|
Một sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam chụp ảnh trực thăng không người lái Cassidian, phía trước gian trưng bày của Tập đoàn hàng không châu Âu EADS.
|
|
Đức mang tới triển lãm mẫu xe tăng hiện đại Leopard 2 A6M CAN với lớp vải bọc ngụy trang và lớp giáp lồng chống đạn súng phóng lựu quây xung quanh thân/tháp pháo.
|
|
|
Hai biến thể mới của xe chiến đấu bộ binh Marder. Xe tăng hạng trung được chế tạo dựa trên xe Marder. Và xe bọc thép chở quân Marder APC.
|
|
Mẫu xe tăng hiện đại hóa T-90MS của Nga lần đầu tiên được mang tới một triển lãm vũ khí ở châu Âu. |
|
Xe bọc thép Aravis được quây xung quanh bằng lớp giáp lồng mới, những mắt lưới giáp lồng kết hợp màu sơn của xe làm cho người xem tưởng tượng như nó được lắp những viên gạch khít lên nhau.
|
|
Xe bọc thép chiến đấu hỗ trợ xe tăng BMPT của Nga được trưng bày bên cạnh T-90MS. |
|
Panhard giới thiệu mẫu xe trinh sát và chiến đấu CRAB (Combat and Recce Armored Buggy) với thiết kế khung thân khá nhỏ, gọn nhẹ nhưng được lắp một tháp pháo khá "khủng".
|
|
Amarok M, một chiếc xe tải nhỏ mới do Rheinmetall Defence chế tạo.
|
|
Renault Trucks Defense (RTD) giới thiệu tại Eurosatory mẫu xe VAB Ultima, biến thể xe bọc thép chở quân 4x4 đã phục vụ trong quân đội Pháp hàng thập kỷ qua.
|
|
Thales giới thiệu hệ thống pháo phòng không mới Rapidfire.
|
|
Xe bọc thép VAB Mk3 mới của Pháp, được trang bị một module tháp pháo trông rất "hầm hố", làm người ta liên tưởng tới những con robot trong bộ phim Transformer của Mỹ.
|
|
Xe chiến thuật ATV thể hiện khả năng cơ động.
|
|
Một UAV mini Infotron IT180 với thiết kế khá độc đáo, sử dụng 2 cánh quạt đồng trục trên đỉnh và dưới bụng của nó.
|
|
UAV Horus được giới thiệu có khả năng cất cánh từ ống phóng như đạn chống tăng.
|
|
UAV HoverEye EX bay trình diễn với hệ thống trinh sát M-STAMP của Controp.
|
Phạm Thái (theo Defense - Update)
nguồn_datviet:http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Si-quan-Viet-Nam-tham-Trien-lam-vu-khi-chau-Au/20126/216765.datviet
---------------------------------------------------------------------------------
Lần đầu tiên công ty Siver Shadow (Israel) đã giới thiệu mẫu súng trường tấn công hai nòng Gilboa DBR.
(ĐVO) Mẫu súng xuất hiện tại triển lãm quốc phòng và an ninh quốc tế Eurosatory 2012 diễn ra tại Paris (Pháp).
Về bản chất, Gilboa DBR là thiết kế mới dựa trên súng trường tấn công AR-15 của Mỹ.
Với hai nòng súng thiết kế song song chiều ngang, Gilboa DBR tăng gấp đôi sức mạnh so với nguyên mẫu cũng như so với nhiều loại súng trường tấn công khác.
Gilboa DBR có thể bắn đồng thời bằng cả hai nòng, sử dụng 2 hộp tiếp đạn, vì thế tăng gấp đôi tốc độ bắn so với súng một nòng. Súng có thể bắn ở cả 2 chế độ bán tự động (2 viên cho mỗi lần bóp cò) và bắn tự động.
Dù tăng thêm một nòng, trọng lượng của súng cũng không phải là quá nặng, khoảng 4,27 kg và cho phép tích hợp khí tài ngắm quang học, ảnh nhiệt, nhìn đêm, laser... trên gá ngắm pikatinny.
Gilboa DBR là một khái nhiệm vũ khí được đưa ra nhắm tới mục đích chính là tăng gấp đôi sức mạnh hỏa lực trong chiến đấu. Cụ thể, cho phép xạ thủ tấn công mục tiêu bằng 2 viên đạn cùng một lúc mà không chịu ảnh hưởng của trễ do súng giật và không phải điểm xạ phát một lần hai.
Sự kết hợp giữa tốc độ bắn nhanh của huyền thoại AR-15 với nòng kép đã tạo ra một Gilboa DBR có sức mạnh "vượt trội".
Súng cho phép xạ thủ có thể xoay chuyển tấn công nhiều mục tiêu nhanh hơn bởi 2 viên đạn trên một mục tiêu với mỗi lần siết cò.
Một số hình ảnh của súng Gilboa DBR:
|
Gilboa DBR được chính thức giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm an ninh và quốc phòng Eurosatory 2012 tại Paris, Pháp.
|
|
Súng được thiết kế dựa trên loại súng trường AR-15 của Mỹ.
|
|
Gilboa DBR được lắp gá súng Pikatinny, hỗ trợ khí tài ngắm quang học, ảnh nhiệt.
|
|
AR-15 vốn đã nổi tiếng với tốc độ bắn nhanh, vì vậy, sự kết hợp giữa tốc độ và nòng kép lại càng tăng thêm sức mạnh cho thiết kế của Gilboa DBR.
|
|
Gilboa DBR sẽ thực sự nguy hiểm trên chiến trường.
|
|
|
|
Súng hỗ trợ cả đèn chiếu tia lasez ở hai bên nòng súng.
|
|
Hỗ trợ cho cả chống khủng bố. Gilboa DBR thực sự là loại súng trường "lý tưởng".
|
Phạm Thái (tổng hợp)
nguồn_datviet:http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Sung-truong-tan-cong-2-nong-Gilboa-DBR/20126/216770.datviet
---------------------------------------------------------------------------------
Cập nhật lúc :5:24 PM, 17/06/2012
Chó duyệt hàng tiêu binh, T-72 của Syria thành đống sắt vụn là những hình ảnh nổi bật trong tuần qua.
(ĐVO) Dưới đây là những hình ảnh quân sự, quốc phòng nổi bật trong tuần được Đất Việt tổng hợp.
|
Một chiếc xe tăng T-72 của quân đội chính phủ Syria bị lực lượng quân đội tự do bắn cháy. Theo quan sát, chiếc xe tăng sau khi bị bắn đã làm kích nổ toàn bộ số đạn pháo ở bên trong.
|
|
Đội danh dự chuẩn bị đón Tổng thống Paraguay Fernando Lugo dịp kỷ niệm 77 năm ký kết hiệp ước hòa bình kết thúc chiến tranh Chaco giữa Paraguay và Bolivia từ năm 1932 đến 1935. Tuy nhiên, bất ngờ từ đâu xuất hiện một chú chó chạy ngang qua đội hình.
|
|
Chủ tịch Hôi đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey vẫy tay từ trên một chiếc xe tăng làm bằng bánh nướng, được trưng bày tại lễ cắt bánh Lầu Năm Góc nhân dịp kỷ niệm 237 năm lịch sử nước Mỹ (1776 - 2012). Chiếc xe tăng được làm từ khoảng 5.000 bánh nước và ít nhất 200 kg kẹo mềm.
|
|
Cựu điệp viên Nga Anna Chapman trình diễn trên một sàn diễn thời trang ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, hai bên là hai người mẫu trong vai "vệ sĩ" của cô.
|
|
Chú bé được cha của mình là một phi công lái trực thăng UH-1 đội chiếc mũ trực thăng lên đầu.
|
|
Hình ảnh một đội đặc nhiệm hải quân (không rõ nước nào) sử dụng súng trường tấn công AK (có vẻ là AK-47) ở dưới nước trong khi huấn luyện nhiệm vụ tác chiến.
|
|
Một trực thăng hải quân CH-53 Super Stallion thuộc phi đội trực thăng số 364 vận chuyển một trực thăng tấn công AH-1 Cobra đến tàu đổ bộ USS Peleliu (LHA 5).
|
|
Để chống quay cóp, những sĩ quan quân đội phải đeo một chiếc hộp lên đầu và họ chỉ có thể nhìn vào bài viết đặc trên 2 đùi của mình để thực hiện buổi kiểm tra.
|
|
Biến thể xe bọc thép Scorpion (Bọ cạp) của quân đội Nga được thiết kế thay thế 4 bánh hơi bằng 4 trục bánh xích riêng biệt.
|
|
Một nữ quân nhân Croatia bế 2 đứa con của cô lên "ngồi chơi" trên một hệ thống phòng không.
|
>> Tin ảnh quốc phòng 9/6/2012
>> Tin ảnh quốc phòng 3/6/2012
>> Tin ảnh quốc phòng 27/5/2012
Phạm Thái
nguồn_datviet:http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Tin-anh-quoc-phong-1762012/20126/217470.datviet
---------------------------------------------------------------------------------
Cập nhật lúc :10:56 PM, 22/06/2012
Mới đây, các trang mạng Trung Quốc đã đăng tải một vài hình ảnh máy bay cường kích Q-5 của Trung Quốc lại có màn "hôn đất".
(ĐVO) Không có nhiều thông tin được đưa ra về vụ việc nhưng theo những hình ảnh đăng tải, máy bay phải hạ cánh khẩn cấp "bằng bụng".
Không rõ tại sao chiếc máy bay lại chọn kiểu hạ cánh này, hai khả năng có thể xảy ra: bánh đáp đã không thể mở được nên phi công chấp nhận hạ cánh bằng bụng máy bay (nhưng quan sát khung cảnh thì đây không phải là sân bay); thứ hai là do gặp trục trặc kỹ thuật buộc hạ cánh khẩn cấp ở khu vực nào đó, nếu thả bánh đáp thì có lẽ gây hậu quả xấu hơn nên phi công quyết định chọn kiểu hạ cánh bằng bụng an toàn hơn.
Dưới đây là một vài hình ảnh vụ chiếc Q-5 hạ cánh trên đồng cỏ:
|
Những hình ảnh này được cắt ra từ clip truyền hình. Trong ảnh, khoang lái máy bay đã mở, viên phi công có thể vẫn còn sống.
|
|
Chiếc cường kích Q-5 đã trượt dài trên đồng cỏ.
|
|
Phần thân máy bay có vẻ không bị hư hại nhiều.
|
|
Nhưng phần "bụng" bị hư hại nặng hơn.
|
|
Q-5 là mẫu máy bay chiến đấu già nua, lạc hậu của Không quân Trung Quốc.
|
|
Q-5 thực chất là thiết kế cải tiến từ khung thân tiêm kích đánh chặn J-6 (Trung Quốc sao chép thiết kế MiG-19 Liên Xô). Q-5 được dùng cho vai trò hỗ trợ hỏa lực mặt đất tầm gần.
Ra đời từ những năm 1960, ngày nay vẫn còn hàng trăm chiếc biên chế trong Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc. Vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào nước này sẽ cho loại máy bay cũ kỹ nghỉ hưu.
|
>> Tiêm kích Trung Quốc và những pha hạ cánh ngoài ý muốn
>> 'Chim già' trong Không quân Trung Quốc hiện đại
Phượng Hồng (theo Chinese Military Review)
nguồn_datviet:http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Cuong-kich-Trung-Quoc-tiep-dat-bang-bung/20126/218505.datviet
---------------------------------------------------------------------------------
Cập nhật lúc :2:16 PM, 22/06/2012
Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa lực lượng Không quân, thay mới toàn bộ tiêm kích J-7, J-8II bằng tiêm kích mạnh hơn, hiện đại hơn.
(ĐVO) Thay vì chi ngân sách mua mới, Trung Quốc tự mình phát triển sản xuất tiêm kích. Tất nhiên, theo truyền thống từ xưa tới nay, hầu hết các thiết kế Trung Quốc đều đi sao chép thiết kế nước ngoài.
Chiêu bài mà nước này đưa ra thường là, mua một lượng nhỏ của nước ngoài rồi tiến hành mổ xẻ, nghiên cứu sao chép lại y nguyên thiết kế nước đó, điển hình từ Nga - nạn nhân của nạn sao chép công nghệ quốc phòng.Hoặc thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất, ban đầu nhập linh kiện nước ngoài, dần dần “bí mật” nội địa hóa từng phần. Và cuối cùng là sản xuất ra mẫu nội địa hóa hoàn toàn.
Dù là có thể sao chép giống tới 99,99%, nhưng dẫu sao công nghệ của Trung Quốc không thể bằng công nghệ “gốc”, chất lượng máy bay cũng vậy, luôn luôn thua kém nước ngoài.
Một số dòng tiêm kích hiện đại J-10, J-11 và kể cả J-20 đều đã từng “dính” vụ tai nạn mà từ đó người ta có thể thấy "bộ mặt thực" vũ khí Trung Quốc, so với những gì mà họ rêu rao bên ngoài về sức mạnh chiến đấu cơ tiên tiến của họ.
Dưới đây là một số hình ảnh tiêm kích tiên tiến nhất của Trung Quốc gặp nạn:
|
Một trong những lùm xùm liên quan tới máy bay Trung Quốc là tiêm kích đa năng J-10 - "bộ mặt mới" của Không quân Trung Quốc hiện đại, "xương sống" sức mạnh trên không Trung Quốc.
|
|
Nhưng ít ai biết rằng, bên ngoài "bộ mặt hào nhoáng" của những chiếc tiêm kích J-10 "bóng lộn" là sự thật động trời về những vụ tai nạn thảm khốc của máy bay hiện đại hàng đầu thế giới, mà nguyên nhân hầu hết do các vấn đề kỹ thuật máy bay.
Hình ảnh trên là của một vụ tai nạn J-10 xảy ra vào ngày 13/4/2010 ở một địa điểm bí mật gần Thiên Tân. Vụ việc đã làm thiệt mạng một phi công - Đại tá chỉ huy trưởng Sư đoàn không quân số 9.
Theo những thông tin được trang tin địa phương đăng tải, có tới 200 chi tiết chiếc J-10 làm việc không hiệu quả dẫn tới tai nạn (>> chi tiết).
|
|
Trước đó, trong năm 2007-2009, J-10 gặp 3 vụ tai nạn, nguyên nhân đều do các yếu tố từ hệ thống kiểm soát động cơ, động cơ đột ngột chết máy trên không.
|
|
Và gần đây nhất, năm 2012, một trang tin tiếng Nga đã đăng tải hình ảnh liên quan tới một chiếc J-10AS "hôn mặt đất". Theo quan sát, có thể thấy rằng, bánh đáp ở đầu máy bay đã không mở ra hoặc bị "gãy" trong quá trình hạ cánh (>> chi tiết).
|
|
Bên cạnh J-10, một loại máy bay tiên tiến hiện đại hàng đầu thế giới của Trung Quốc, J-11 (sao chép Su-27) cũng dính nhiều vụ tai nạn mà phần nhiều liên quan tới câu chuyện "chất lượng", luôn luôn nhớ đến khi nhắc tới "hàng Trung Quốc".
|
|
Năm 2012, một chiếc J-11BS được điều khiển bởi hai viên phi công đang thực hiện bài bay huấn luyện trên không, đột ngột vòm kính buồng lái phi công ngồi sau bị vỡ làm người này bị thương ở mặt. Rất may, phi công đã điều khiển máy bay hạ cánh an toàn.
Vụ việc này đặt ra dấu hỏi lớn đối với chất lượng vòm kính buồng lái trên J-11BS. Trước đó, năm 2010, đã có thông tin về việc một lô hàng J-11 xảy ra rung động bất thường khi cất cánh.
|
|
Một vụ tai nạn khác của của J-11 Trung Quốc, trong ảnh phần bánh đà đã hạ xuống, không rõ vì lý do gì lại làm chiếc J-11 "thơm đất".
|
|
Tiêm kích đa năng giá rẻ JF-17 do Trung Quốc sản xuất. Trung Quốc đã đặt mục tiêu lớn sẽ xuất khẩu 300 chiếc JF-17, JF-17 có thể coi là dòng tiêm kích hiện đại rẻ nhất thế giới với giá trị vào khoảng 15-20 triệu USD/chiếc. Đây quả thực là cái giá rất hấp dẫn đối với quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn hẹp.
|
|
Nhưng như người ta thường nói "của rẻ là của ôi", cho đến thời điểm hiện tại mới chỉ duy nhất có Không quân Pakistan "dám dùng" tiêm kích giá rẻ này. Và năm 2011, họ đã gặp họa khi một chiếc JF-17 tan xác, phi công cũng thiệt mạng. Không biết trong tương lai họ còn phải gánh chịu tổn thất nào nữa.
Bản thân Trung Quốc là quốc gia thiết kế sản xuất vẫn đang thử nghiệm đánh giá JF-17 mà chưa thực sự đưa vào sử dụng. Một số nước bày tỏ việc mua loại máy bay này, nhưng mọi thứ mới chỉ dừng ở lời hứa hẹn.
|
|
Ngoài J-10, J-11, JF-17, mẫu tiêm kích thế hệ thứ năm thử nghiệm J-20 gần đây cũng dính nghi án "chất lượng".
|
|
|
Trong một cuộc thử nghiệm không rõ thời gian, mẫu thử J-20 đã rơi mất cửa khoang vũ khí khi hạ cánh.
|
>> Trung Quốc: Su-27 Việt Nam có điểm hạn chế
>> Không xuất khẩu được, J-8 'nghỉ hưu'
>> Vỡ tan giấc mộng 'MiG-23 made in China'
Phượng Hồng (tổng hợp)
nguồn_datviet:http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Tiem-kich-Trung-Quoc-va-nhung-pha-ha-canh-ngoai-y-muon/20126/218428.datviet
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001