Đào Tuấn
Với 495/496 đại biểu QH bỏ phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua luật Biển Việt Nam với việc xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…được ghi ngay trong điều 1.
Luật Biển chính là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đồng thời sẽ là thứ "vũ khí pháp lý" để xử lý bằng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối với các cá nhân, tàu thuyền nước ngoài vi phạm.
Điều 3 của Luật ghi nhận rõ “biện pháp hòa bình” là nguyên tắc để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Theo báo cáo giải trình, việc ghi nhận nguyên tắc này hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta, bởi vì ngay trong Hiến chương Liên hợp quốc cũng thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể khi thành viên của Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang. Trong khi đó, khoản 1 Điều 5 quy định việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết.
Luật Biển thừa nhận quyền qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam nhưng quy định rất cụ thể các hành vi bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam:
Việc QH thông qua Luật Biển Việt Nam là một động thái mạnh mẽ, cần thiết trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Điểm đáng lưu ý nhất là dù các phiên thảo luận luật Biển là thảo luận kín. Nhưng đến hôm qua, báo chí đã có quyền tiếp cận toàn bộ bộ luật này.
Luật Biển chính là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đồng thời sẽ là thứ "vũ khí pháp lý" để xử lý bằng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối với các cá nhân, tàu thuyền nước ngoài vi phạm.
Điều 3 của Luật ghi nhận rõ “biện pháp hòa bình” là nguyên tắc để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Theo báo cáo giải trình, việc ghi nhận nguyên tắc này hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta, bởi vì ngay trong Hiến chương Liên hợp quốc cũng thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể khi thành viên của Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang. Trong khi đó, khoản 1 Điều 5 quy định việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết.
Luật Biển thừa nhận quyền qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam nhưng quy định rất cụ thể các hành vi bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam:
a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc.
c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào.
d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền.
g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền.
h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh.
i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển.
k) Đánh bắt hải sản trái phép.
l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép.
m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam.
n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Theo Luật Biển, Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc.
c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào.
d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền.
g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền.
h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh.
i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển.
k) Đánh bắt hải sản trái phép.
l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép.
m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam.
n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Việc QH thông qua Luật Biển Việt Nam là một động thái mạnh mẽ, cần thiết trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Điểm đáng lưu ý nhất là dù các phiên thảo luận luật Biển là thảo luận kín. Nhưng đến hôm qua, báo chí đã có quyền tiếp cận toàn bộ bộ luật này.
Admin gửi hôm Thứ Năm, 21/06/2012
nguồn_danluan:http://danluan.org/node/13041
--------------------------------------------------------------------------------
BÁO CHÍ VIỆT NAM BỊ CƯỠNG
HIẾP ĐÚNG NGÀY SINH NHẬT THỨ 87
21/6/2012
Chiều
nay, 21/6, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIII sau 1 tháng làm việc đã kết
thúc.
Điều nhân
dân mong đợi nhất là được biết rõ Quốc hội có hay không thông qua Luật
biển.
Báo chí
trong nước nơi "hậu trường" tiết lộ rằng: Luật Biển Việt Nam đã được thông qua với sự đồng thuận của
99,2% đại biểu.
Tuy
nhiên, trăm nghe không bằng một thấy, nhân dân muốn mục sở thị các văn bản của
Quốc hội, đảng, chính phủ về Luật biển được thể hiện trên các cơ quan truyền
thông nhà nước, đặc biệt là trên báo chí, nhất là Luật biển được thông qua đúng
ngày hôm nay 21/6 là ngày kỷ niệm 87 năm ngày Nhà báo Việt nam.
Nhưng
điều kỳ lạ là không có bất kỳ tờ báo nào trong số 700 tờ báo chính thống đăng
tải tin đáng được coi là quan trọng nhất này.
Tìm trong
các trang thông tin điện tử của đảng, quốc hội, chính phủ không có bất kỳ một
dòng nào nói về Luật biển. Không có một chữ nào dính đến từ
BIỂN.
Trong khi
đó báo chí nước ngoài nhanh chóng có tin bài về vấn đề Quốc hội Việt nam đã
thông qua luật biển.
Các đài
Mĩ: VOA, Anh: BBC, Pháp: RFI đều đăng tải trên đầu trang: Hôm nay 21/06/2012
Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đặc biệt
phóng viên hãng thông tấn AFP có bài, trong đó nêu rõ: Đại biểu Quốc hội đồng
thời là nhà sử học Dương Trung Quốc đã xác nhận với AFP việc Quốc hội Việt Nam
hôm nay đã thông qua Luật Biển, trong đó có đoạn « khẳng định chủ quyền của
Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ». Tuy nhiên, ông cho biết bộ
luật này chưa được công bố trong nhiều ngày tới. Còn theo báo chí Việt Nam, Luật
Biển đã được 495/496 đại biểu bỏ phiếu tán thành, đạt tỉ lệ
99,2%.
Điều lưu
ý là gần như ngay lập tức Trung Quốc ngày 21/6 đã lên tiếng cực lực phản đối
Luật Biển Quốc hội Việt Nam thông qua khẳng định chủ quyền Việt Nam ở các quần
đảo Hoàng Sa-Trường Sa trên Biển Đông.
Thứ
trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Việt Nam,
Nguyễn Văn Thơ, yêu cầu Hà Nội phải chỉnh sửa ngay lập tức vì luật mới của Việt
Nam ‘vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc’ tại Biển Đông
(RFI)
Theo BBC,
phản ứng trước tuyên bố của Trung quốc, Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Việt nam lên tiếng: "Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước
đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá
trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển
Đông."
Việc động
trời rùm beng như vậy mà các trang mạng dưới sự chỉ đạo của các bộ não "đỉnh cao
trí tuệ" và báo chí trong nước im thít coi như chuyện ở nước Công gô chứ không
dính gì đến nước mình.
Điều đó
cho thấy rõ như ban ngày là báo chí Việt nam đã bị bịt mồm đưa vào bụi rậm cưỡng
hiếp đúng vào ngày sinh nhật tuổi 87.
Như vậy
vấn đề đặt ra ở đây là: Báo chí chính thống (còn bị dân gọi là Lề Đảng hoặc Lề
Cải) đã bị bịt mồm bởi ai?
Đặt ra là
trả lời: Còn ai bịt mồm báo chí trong nước nữa nếu không phải là phe quyền lực
nhất trong Bộ chính trị Trung ương đảng cộng sản hiện nay.
Đất nước không phải chỉ là của đảng mà là còn là của dân, dân cần phải biết những quyết sách về chủ quyền đất nước của nhân dân. Tại sao đảng lại quyết tâm ngăn chặn, bưng bít thông tin về chủ quyền đất nước, chủ quyền biển đảo đến với nhân dân như vậy?
Phải
chăng đảng đã quá quen coi thường dân, hoặc là phe quyền lực nhất trong Bộ chính
trị đảng cộng sản còn sợ sự thật đến được với nhân dân còn hơn cả sợ mối đe dọa
xâm lăng đến từ "nước lạ"?
Mai Xuân Dũng
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001