Như vậy Quốc Hội đã thông qua Luật Biển là tin mừng cho việc quản lý biển đảo Việt Nam, cũng là cơ sở pháp lý cho ngư dân hành nghề chính đáng trên vùng biển truyền thống có chủ quyền Việt Nam.
Số phiếu đại biểu dân cử ở Quốc Hội bỏ phiếu cho Luật Biển là 495/496, còn một phiếu của một đại biểu Quốc Hội không bỏ.
Quốc dân muốn
thông tỏ là lá phiếu không thông qua Luật Biển này là đại biểu nào? Đại diện cho
ai? Và vì lý do nào? Có người cho rằng hành động không bỏ phiếu tán thành Luật
Biển là hèn nhát, có người cho đó là có ý đồ không tốt. Cần cẩn trọng với cách
suy nghĩ này nhưng chắc chắn, lá phiếu không thông qua một bộ luật hết sức quan
trọng với đất nước này là có ý đồ ngược lại với 495 vị đại biểu Quốc Hội còn
lại. Nhưng có muốn chống như thế nào đi nữa, thì cũng không thể vượt qua được
thực tế và tinh thần bộ Luật Biển hết sức khẩn thiết này. Lá phiếu đó vô tác
dụng, hoàn toàn phi lý, và mất tính tự tôn, cũng như chẳng có ý nghĩa vật lý
gì với bộ Luật Biển được trịnh trọng thông qua, trịnh trọng nêu tên, trịnh trọng
tuyên bố.
Khi Luật Biển
thông qua, ngay lập tức Trung Quốc phản ứng, và cũng ngay lập tức, Bộ Ngoại giao
có phản ứng một cách mạnh mẽ (ở đây), mà lần đầu tiên người ta đọc thấy những cụm từ này:
"Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một
hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam,
phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh
tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và
tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế
giới.
Đáng tiếc là Trung Quốc đã có
những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn
là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi
quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam
kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối
mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, lời của người
phát ngôn BNG Lương Thanh Nghị.
Chính những lời lẽ này cho
thấy phía Trung Quốc có khuôn mặt như thế nào và lá phiếu không bỏ vào Luật Biển
nó vô tích sự ra làm sao.
Cả nước đồng thanh lên tiếng
ủng hộ, dường như chỉ một lá phiếu vô tác dụng, đi ngược lại ý chí dân
tộc.
Vấn đề còn lại là tuyên truyền
làm sao để Luật Biển đi được sâu rộng vào toàn dân, từ vùng biển, đến đồng bằng,
từ thành thị đến nông thôn, từ trung du đến miền núi đều tự hào tư cách Luật
Biển Việt Nam đánh dấu cho cương vực biển cả cha ông để lại, gia tài đó cần giữ
gìn, bảo quản bằng tính mệnh của cả đất nước, cả hồn thiêng dân
tộc.
Và báo chí cần tiên phong
trong việc này, phải đăng đầy đủ toàn bộ Luật Biển, bởi đó là tiếng nói dỏng
dạc, cao cường, tiếng nói tác dụng đầy lý lẽ. Báo chí nước nhà không nên bỏ qua
đợt tuyên truyền này để công dân thấy được trách nhiệm của mình trước biển quê
hương.
Cu Làng
Cát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001