Posted by basamnews on 22/06/2012
The New York Times
Người dịch: Dương Lệ Chi
21-06-2012
BẮC KINH – Một thể hiện mới về giải quyết tranh chấp ở biển Đông (Nguyên văn: biển Hoa Nam), hôm thứ Năm, Trung Quốc gay gắt chỉ trích Việt Nam khi nước này thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nói rằng các quần đảo này là lãnh thổ “không thể tranh cãi” của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã triệu tập ông Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Việt Nam đến để phản đối mạnh mẽ đạo luật mới này, phát ngôn viên [Bộ Ngoại giao] Hồng Lỗi cho biết.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Luật Biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc cương quyết và kịch liệt phản đối”.
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về luật này, đã chuẩn bị trong nhiều năm, là ví dụ mới nhất về sự quả quyết của Bắc Kinh để nói với các nước láng giềng châu Á rằng, biển Đông là khu vực của riêng Trung Quốc.
Tuyên bố của Trung Quốc xảy ra hai tuần trước hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia, sẽ có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Rodham Clinton, và vấn đề tranh chấp biển Đông dự định sẽ là chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự.
Để củng cố tuyên bố của mình, Trung Quốc cũng tuyên bố, họ đã nâng cấp quản lý trên ba nhóm đảo trong vùng biển: quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và bãi Macclesfield, được biết theo cách gọi của Trung Quốc là quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa.
Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành một tuyên bố, đặt ba nhóm đảo và các vùng biển quanh ba nhóm đảo đó thuộc thành phố Tam Sa, như là chính quyền cấp quận (prefectural-level), thay vì chính quyền cấp huyện (county-level) thấp hơn.
Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước, trích lời phát ngôn viên Bộ Nội vụ, nói rằng, sự sắp xếp mới sẽ “tăng cường hơn nữa việc quản lý và phát triển của Trung Quốc” đối với ba nhóm quần đảo này.
Trung Quốc và miền Nam Việt Nam (NV: tức Việt Nam Cộng hòa) đã đánh nhau ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và một nước Việt Nam thống nhất đã có cuộc chiến đấu ngắn với Trung Quốc ở Trường Sa hồi năm 1988. Trung Quốc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, dải đá ngầm và bãi cạn ở quần đảo Trường Sa, theo Tổ chức Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG). Bãi Macclesfield gồm một đảo san hô và rạn san hô chìm gần hai đảo lớn hơn.
Trong một trận tranh cãi khác về Biển Đông, Tổng thống Philippines, ông Benigno S. Aquino III cho biết, ông sẽ ra lệnh cho các tàu của chính phủ Philippines trở lại bãi cạn Scarborough nếu Trung Quốc không rút các tàu khỏi khu vực tranh chấp như đã hứa.
Hai tháng bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn này đã dịu bớt hồi cuối tuần trước khi một cơn bão buộc các tàu đánh cá Philippines và một tàu hải quân rời khỏi [khu vực tranh chấp]. Trung Quốc cũng cam kết rút lui các tàu của họ, Philippines cho biết vào lúc đó.
Nhưng tuần này, các viên chức Philippines cho biết, khoảng 5-6 tàu của chính phủ Trung Quốc và các tàu đánh cá vẫn còn ở tại bãi cạn. Vẫn không rõ vị trí chính xác của các tàu Trung Quốc là nằm bên trong đầm lớn của bãi cạn, hay là bên ngoài.
Ông Raul Hernandez, phát ngôn viên của chính phủ Philippines, cho biết, một thỏa thuận bằng miệng giữa Trung Quốc và Philippines chỉ áp dụng cho việc rút các tàu ra khỏi đầm của bãi cạn, nơi mà các ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm san hô quý hiếm, cá và cá mập.
“Hai phía vẫn còn đàm phán về các tàu ở bên ngoài đầm”, ông nói với một đài phát thanh Philippines.
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ở Phnom Penh gần như chắc chắn sẽ chịu áp lực từ Trung Quốc và Hoa Kỳ về những căng thẳng ở biển Đông.
Tháng trước, tại một phiên họp ASEAN ở Phnom Penh, đã kêu gọi chuẩn bị cho hội nghị bộ trưởng sắp tới. Campuchia, nước hiện đang làm chủ tịch tổ chức khu vực này trong năm nay và là một đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã từ chối cho phép ban hành một tuyên bố về sự cần thiết để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.
Hoa Kỳ dự định sẽ đôn đốc ASEAN đẩy mạnh quy tắc ứng xử trên biển Đông hiện tại, nhiều khả năng có sự phản đối của Trung Quốc.
Bài viết có sự đóng góp của Bree Feng.
Nguồn: The New York Times
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
———
Mời xem thêm: Chủ quyền Hoàng Sa được ghi ngay tại điều 1 luật Biển (Đào Tuấn). - Quốc hội thông qua Luật Biển Việt Nam (VOV). - Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển (VnEconomy). - Đại biểu Quốc hội thông qua ba luật, hai nghị quyết (TTXVN). - Quốc hội biểu quyết thông qua 3 dự án Luật và 2 Nghị quyết (Chinhphu). – Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam (Nhân Dân).
- Trung Quốc phản đối luật biển của VN (BBC). - China says Vietnam claim to islands “null and void” (Reuters/CNBC). China opposes Vietnamese maritime law over sovereignty claim – China summons Vietnam’s ambassador to protest Vietnamese law of sea – China raises administrative status of South China Sea islands (Xinhua).
nguồn_basamnew:http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/22/trung-quoc-chi-trich-vn-trong-tranh-chap-dao/#more-65697
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Trung Quốc chỉ trích Việt Nam trong việc tranh chấp các quần đảo
Tác giả: JANE PERLEZNgười dịch: Dương Lệ Chi
21-06-2012
BẮC KINH – Một thể hiện mới về giải quyết tranh chấp ở biển Đông (Nguyên văn: biển Hoa Nam), hôm thứ Năm, Trung Quốc gay gắt chỉ trích Việt Nam khi nước này thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nói rằng các quần đảo này là lãnh thổ “không thể tranh cãi” của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã triệu tập ông Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Việt Nam đến để phản đối mạnh mẽ đạo luật mới này, phát ngôn viên [Bộ Ngoại giao] Hồng Lỗi cho biết.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Luật Biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc cương quyết và kịch liệt phản đối”.
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về luật này, đã chuẩn bị trong nhiều năm, là ví dụ mới nhất về sự quả quyết của Bắc Kinh để nói với các nước láng giềng châu Á rằng, biển Đông là khu vực của riêng Trung Quốc.
Tuyên bố của Trung Quốc xảy ra hai tuần trước hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia, sẽ có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Rodham Clinton, và vấn đề tranh chấp biển Đông dự định sẽ là chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự.
Để củng cố tuyên bố của mình, Trung Quốc cũng tuyên bố, họ đã nâng cấp quản lý trên ba nhóm đảo trong vùng biển: quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và bãi Macclesfield, được biết theo cách gọi của Trung Quốc là quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa.
Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành một tuyên bố, đặt ba nhóm đảo và các vùng biển quanh ba nhóm đảo đó thuộc thành phố Tam Sa, như là chính quyền cấp quận (prefectural-level), thay vì chính quyền cấp huyện (county-level) thấp hơn.
Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước, trích lời phát ngôn viên Bộ Nội vụ, nói rằng, sự sắp xếp mới sẽ “tăng cường hơn nữa việc quản lý và phát triển của Trung Quốc” đối với ba nhóm quần đảo này.
Trung Quốc và miền Nam Việt Nam (NV: tức Việt Nam Cộng hòa) đã đánh nhau ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và một nước Việt Nam thống nhất đã có cuộc chiến đấu ngắn với Trung Quốc ở Trường Sa hồi năm 1988. Trung Quốc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, dải đá ngầm và bãi cạn ở quần đảo Trường Sa, theo Tổ chức Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG). Bãi Macclesfield gồm một đảo san hô và rạn san hô chìm gần hai đảo lớn hơn.
Trong một trận tranh cãi khác về Biển Đông, Tổng thống Philippines, ông Benigno S. Aquino III cho biết, ông sẽ ra lệnh cho các tàu của chính phủ Philippines trở lại bãi cạn Scarborough nếu Trung Quốc không rút các tàu khỏi khu vực tranh chấp như đã hứa.
Hai tháng bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn này đã dịu bớt hồi cuối tuần trước khi một cơn bão buộc các tàu đánh cá Philippines và một tàu hải quân rời khỏi [khu vực tranh chấp]. Trung Quốc cũng cam kết rút lui các tàu của họ, Philippines cho biết vào lúc đó.
Nhưng tuần này, các viên chức Philippines cho biết, khoảng 5-6 tàu của chính phủ Trung Quốc và các tàu đánh cá vẫn còn ở tại bãi cạn. Vẫn không rõ vị trí chính xác của các tàu Trung Quốc là nằm bên trong đầm lớn của bãi cạn, hay là bên ngoài.
Ông Raul Hernandez, phát ngôn viên của chính phủ Philippines, cho biết, một thỏa thuận bằng miệng giữa Trung Quốc và Philippines chỉ áp dụng cho việc rút các tàu ra khỏi đầm của bãi cạn, nơi mà các ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm san hô quý hiếm, cá và cá mập.
“Hai phía vẫn còn đàm phán về các tàu ở bên ngoài đầm”, ông nói với một đài phát thanh Philippines.
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ở Phnom Penh gần như chắc chắn sẽ chịu áp lực từ Trung Quốc và Hoa Kỳ về những căng thẳng ở biển Đông.
Tháng trước, tại một phiên họp ASEAN ở Phnom Penh, đã kêu gọi chuẩn bị cho hội nghị bộ trưởng sắp tới. Campuchia, nước hiện đang làm chủ tịch tổ chức khu vực này trong năm nay và là một đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã từ chối cho phép ban hành một tuyên bố về sự cần thiết để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.
Hoa Kỳ dự định sẽ đôn đốc ASEAN đẩy mạnh quy tắc ứng xử trên biển Đông hiện tại, nhiều khả năng có sự phản đối của Trung Quốc.
Bài viết có sự đóng góp của Bree Feng.
Nguồn: The New York Times
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
———
Mời xem thêm: Chủ quyền Hoàng Sa được ghi ngay tại điều 1 luật Biển (Đào Tuấn). - Quốc hội thông qua Luật Biển Việt Nam (VOV). - Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển (VnEconomy). - Đại biểu Quốc hội thông qua ba luật, hai nghị quyết (TTXVN). - Quốc hội biểu quyết thông qua 3 dự án Luật và 2 Nghị quyết (Chinhphu). – Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam (Nhân Dân).
- Trung Quốc phản đối luật biển của VN (BBC). - China says Vietnam claim to islands “null and void” (Reuters/CNBC). China opposes Vietnamese maritime law over sovereignty claim – China summons Vietnam’s ambassador to protest Vietnamese law of sea – China raises administrative status of South China Sea islands (Xinhua).
nguồn_basamnew:http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/22/trung-quoc-chi-trich-vn-trong-tranh-chap-dao/#more-65697
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001